Do quyền hành rộng lớn, một số Bề trên được gọi là Bề trên Cao Cấp (hay “Thượng Cấp”). Các vị khác thường được kêu là Bề trên nhà (x. đ. 636, 703)
Các Bề trên Dòng lãnh nhận quyền hành là để thi hành chức vụ và chu toàn bổn phận của mình đối với các thành viên trong Dòng. Quyền bính được ấn định bởi chức vụ nhằm công ích và phục vụ mọi người.
Hình thức cai quản cá nhân được biểu lộ nơi các Bề trên và các Hội Đồng (cố vấn), còn hình thưc tập đoàn được biểu lộ nơi các Tu Nghị.
\Để phục vụ cho các Hội Dòng và nội bộ của mình, nhà chức trách thi hành một thứ quyền bính riêng, “được ấn định bởi luật phổ quát và bởi Hiến Pháp” (đ. 596 §l).
Đức Giám mục Giáo phận có quyền lợi và nghĩa vụ kinh lý các đan viện tự trị thuộc loại thứ nhất và tất cả các nhà của các Hội Dòng Giáo phận, nằm trong lãnh thổ của mình (đ. 628 §2).
Đức Giám mục Giáo phận có quyền lợi và nghĩa vụ kinh lý các đan viện tự trị thuộc loại thứ nhất và tất cả các nhà của các Hội Dòng Giáo phận, nằm trong lãnh thổ của mình (đ. 628 §2).
Những đan viện độc lập về pháp lý, nghĩa là không có Bề trên cao cấp nào khác ngoài Bề trên riêng, và các đan viện này cũng không liên kết với một Dòng khác mà Bề trên ấy có thể có một quyền hành thực sự đối với các đan viện
Đối với các Dòng Giáo Hoàng và các phần tử của họ, Đức Giám mục không có quyền hành nào khác ngoài quyền hành đối với tất cả các Hội Dòng
Về các Dòng nam và nữ thuộc Giáo phận, điều 594 có ghi: “Tuy vẫn tôn trọng các quy định của điều 586, một Hội Dòng thuộc luật Giáo phận được đặt dưới sự chăm sóc đặc biệt của Giám mục Giáo phận”.
Theo giáo luật, “Bản quyền địa phương” (hoặc: Bản quyền sở tại: Ordinarius loci) bao gồm, ngoài Đức Giáo Hoàng ra, các Giám mục Giáo phận cũng như những vị đứng đầu một Giáo Hội địa phương