Học Viện Đaminh
NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
***
CÁC DÒNG TU
(Điều 607 - 709)
***
VẤN ĐỀ 69
BẢN QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐAN VIỆN
(đ. 615)
Cần phải phân biệt các đan viện (nam tu và nữ tu) làm hai loại:
Những đan viện độc lập về pháp lý, nghĩa là không có Bề trên cao cấp nào khác ngoài Bề trên riêng, và các đan viện này cũng không liên kết với một Dòng khác mà Bề trên ấy có thể có một quyền hành thực sự đối với các đan viện, chiếu theo bản Hiến Pháp.
Những đan viện có một Bề trên cao cấp ngoài Bề trên riêng của mình. Vị Bề trên cao cấp ấy có quyền hành thực sự do Hiến Pháp ấn định.[1]
Các nữ đan viện tập hợp thành các liên hiệp, theo Tông hiến Sponsa Christinăm 1950, vẫn là những đan viện thuộc loại thứ nhất chứ không thuộc loại thứ hai, bởi vì quyền hành của liên hiệp rất hạn hẹp.
A/. Những đan viện loại thứ nhất được ủy thác cho sự coi sóc đặc biệt của Giám mục Giáo phận: chủ tọa việc bầu cử vị Bề trên (đ. 625 §2), kinh lý kể cả về phương diện kỷ luật Dòng (đ. 628 §2, 1o); được Bề trên đan viện tường trình về việc quản lý tài sản, ít là mỗi năm một lần (đ. 637), ngài cũng có thể cho phép bằng văn thư để đan viện thực hiện những hành vi hành chánh ngoại thuờng, và những vụ sang nhượng tài sản (cũng tương tự như đối với các Hội Dòng Giáo phận (đ. 638 §4).[2]
Danh sách các quyền hành của Đức Giáo Mục có vẻ hạn chế, bởi vì đấy là các đan viện thuộc quyền Giáo Hoàng.
B/. Đối với các đan viện thuộc loại hai, các Giám mục, trên nguyên tắc, không có quyền hành nào khác ngoài những quyền mà ngài có đối với các Hội Dòng nói chung.
Đối vói các đan viện nữ tu, phải tham chiếu Hiến Pháp để biết rõ bản chất và tầm mức quyền hành dành cho Bề trên cao cấp của Dòng nam: đôi khi quyền hành này có tính thuần tuý tinh thần, nhưng cũng có khi khá rộng lớn và tương tự như một quyền tài phán thật sự.
Về quyền hạn của Đức Giám mục đối với nội vi của các đan viện nữ, được đề cập nơi đ. 667 §3 và §4.[3]
[1]Xem thêm vấn đề 28.
[2]Xem thêm vấn đề 97 bàn về thẩm quyền của Giám mục Giáo phận trong những trường hợp cho một tu sĩ khấn tạm được hồi tục. Vấn đề 107 bàn về sự trục xuất các tu sĩ đã khấn tạm hoặc khấn trọn đời.
[3]Xem thêm vấn đề 39.