Quyển I có tựa đề : “Những qui tắc tổng quát”, gồm 203 điều đề cập đến những qui tắc căn bản để có thể hiểu các từ ngữ pháp lý, cách thức giải thích và áp dụng.

Điều 96 này xét đến người Kitô hữu theo phương diện Giáo luật. Giáo luật đưa ra khái niệm Giáo luật về thể nhân, tức nhân cách pháp lý, nghĩa là nhân vị một con người với các bổn phận và quyền lợi trong Giáo hội.

Một nhiệm vụ, gồm những chức năng (nghĩa vụ) và quyền lợi tương ứng nhằm phục vụ cộng đoàn, bởi vì chức vụ thường mang tính chất cộng đoàn.

Quyển II là quyển quan trọng nhất về độ dài, với 543 điều, chiếm gần 1/3 bộ luật, và về tầm giá trị, có nhiều thay đổi diễn tả tinh thần và đường hướng canh tân của công đồng Vaticanô II.

“Mặc dù không thuộc về cấu trúc phẩm trật của Giáo hội, bậc sống được tạo thành do sự tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm cũng rõ ràng thuộc về sinh hoạt và sự thánh thiện của Giáo hội” (LG. số 44, cuối)

Giáo luật lấy lại các ý tưởng của Lumen Gentium số 44 và 45 và của Perfectae Caritatis số 1, được coi là bản tóm lược các tư tưởng của các bậc thầy vĩ đại đã viết về vấn đề này

Nhìn qua người ta thấy sơ đồ của phần này giống như trong bộ luật cũ. Nhưng thật ra đã có một sự đơn giản hóa đáng kể, chẳng hạn, nay không còn “thời kỳ dự tu” (postulatum)

Dưới khía cạnh pháp lý, chúng ta có thể tìm thấy trong chương này những qui định của bộ Giáo luật về việc tông đồ của các tu sĩ, cách riêng về các tương quan với giám mục giáo phận.

Các Tu Hội Đời đã nhận được qui chế trong Giáo Hội do Hiến chế tông tòa “Provida Mater Ecclesiae” của Đức Giáo Hoàng Piô XII, ngày 02-02-1947.

Dựa theo giáo huấn của công đồng Vaticanô II (Hiến chế về Giáo hội, số 22), bộ Giáo luật nói đến hai chủ thể của quyền tối thượng trong Giáo hội là Đức Giáo hoàng và giám mục đoàn.