Chúng ta cũng đã đề cập đến tương quan giữa con người với vũ trụ, với không gian và thời gian. Tuy nhiên, khi bước sang nguồn gốc của linh hồn, chúng ta thấy rằng nó bắt nguồn từ một nguyên uỷ cao hơn thế giới vật chất này.
Chúng ta có thể trả lời cách vắn tắt rằng: đặc trưng của con người là “nhân tính” (La tinh: humanitas, Pháp: humanité, Anh: humanity), nghĩa là tính cách làm người!
Ở đây con người có thể hiểu như là mỗi cá nhân hoặc như cộng đồng nhân loại sống trong không gian và thời gian. Ta có thể phân biệt không gian và thời gian theo nghĩa vật lý và theo nghĩa nhân sinh.
Cho đến nay chúng ta tìm hiểu con người xét như cá thể qua những hoạt động nội tại (nhận thức và ước muốn) và thân xác. Tuy là những sinh hoạt của cá nhân nhưng chúng ta có thể nhận thấy chiều kích xã hội của chúng.
Không thiếu tôn giáo và triết học coi thân xác như tù ngục giam giữ linh hồn. Theo họ, linh hồn (hoặc các giá trị tinh thần) mới thực là phần tinh anh của con người. Ngược lại, các học thuyết duy vật không nhìn nhận yếu tố tinh thần nơi con người.
“Biết” và “Muốn” liên hệ chặt chẽ với nhau: có biết thì mới thèm muốn; nếu không biết thì cũng không thèm (vô tri bất mộ). Khi ta biết một cái gì tốt thì nảy lên ước muốn chiếm hữu nó; còn trước đó, bởi vì ta chưa biết nó cho nên ta chẳng quan tâm gì đến.
Tuy tách rời hiện tượng “nhận thức” và “ước muốn” làm hai đề mục nghiên cứu, nhưng ai ai cũng biết mối liên hệ mật thiết giữa đôi bên, được phản ánh qua tục ngữ “vô tri bất mộ”: không biết thì không yêu.
Vào một lúc nào đó trong cuộc đời, thế nào ta thấy nảy lên một câu hỏi: ta bởi đâu đến và ta sẽ đi về đâu? Dĩ nhiên câu hỏi “ta từ đâu đến” không chỉ giới hạn vào việc truy tầm phụ hệ (ai sinh ra tôi? ai là cha mẹ của tôi?)
Từ chỗ theo dõi những con đường khám phá Thiên Chúa, chúng ta quay sang việc khảo sát những con đường tìm hiểu con người. Tại sao vậy? Có thể giải thích việc thay đổi lộ trình bởi nhiều lý do.
Các vật thể đơn chất là những nguyên tố không thể phân chia thành những nguyên tố dị biệt. Tuy nhiên, những nguyên tố cũng vẫn là vật thể. Do vậy, điều chúng ta cần tìm đó là: Đâu là những nguyên lý đầu tiên kiến tạo nên những nguyên tố đó?