Diễn Văn - Huấn Từ

Sunday, 05 April 2020 07:47

Diễn Văn Đức Thánh Cha Phanxicô Trước Trước Các Nhà Cầm Quyền và Các Thành Viên Ngoại Giao Đoàn Azerbaijan Featured

LTS: Vào lúc 15g00, ngày 02-10-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Phủ Tổng Thống Azerbaijan để thăm xã giao tổng thống Hham Heydar Aliyev. Sau đó, Đức Thánh Cha đến Trung tâm Heydar Eliyev để gặp gỡ 1000 quan khách thuộc giới chức lãnh đạo chính trị, ngoại giao đoàn, đại diện xã hội dân sự và các cơ quan khác.

***

***

 

Thưa Ngài Tổng Thống,

Thưa Quý Giới Chức và Thành Viên Ngoại Giao Đoàn,

Thưa Quý Bà và Quý Ông,

Tôi thật vui vì được thăm viếng đất nước Azerbaijan, và tôi xin cám ơn các bạn về sự đón tiếp nồng nhiệt của các bạn đến thành phố này, thủ đô của đất nước, trên bờ Biển Caspian, một thành phố đã thay đổi rất nhanh với những toà nhà mới, như toà nhà mà chúng ta đang gặp gỡ nhau đây. Tôi hết lòng cám ơn, Ngài Tổng Thống, vì những tình cảm tốt lành của sự đón tiếp mà Ngài đã dành cho tôi thay mặt Chính Phủ và người dân Azeri, và vì đã giúp tôi kinh nghiệm được chuyến thăm của Ngài, với quý phu nhân, đến Vatican vào năm ngoái.

Tôi đến đất nước này với đầy lòng kính phục về những chi tiết và sự phong phú của nền văn hóa của các bạn, hoa trái của sự đóng góp của quá nhiều dân tộc mà theo dòng lịch sử đã cư ngụ trên mảnh đất này. Họ đã mang lại sức sống cho tấm dệt của những kinh nghiệm, giá trị và những nét đặc trưng độc đáo vốn tạo nên nét riêng cho xã hội đương thời và được phản chiếu trong sự thịnh vượng của một nhà nước Azeri hiện đại. Vào ngày 18/10/2016 tới đây, người dân Azerbaijan sẽ kỷ niệm 25 năm độc lập. Dịp này mang lại cơ hội cho việc để nhìn lại cách toàn diện những thập kỷ qua, nhìn lại sự tiến bộ đã đạt được và về những thách đố mà đất nước đang đối diện.

Do đó, chặng đường đã đi qua cho đến nay cho thấy cách rõ ràng những nỗ lực quan trọng đã được thực hiện để củng cố những tổ chức và cổ võ sự phát triển kinh tế và dân sự của đất nước. Đó là con đường đòi hỏi sự chú ý liên lỉ đối với tất cả mọi người, đặc biệt là người yếu thế nhất, và một con đường vốn có thể nhờ vào một xã hội biết nhận ra lợi ích của tính đa văn hóa và của sự bổ trợ cần thiết của các nền văn hóa. Rồi điều này sẽ dẫn đến một sự hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành phần xã hội dân sự và giữa các tín đồ của nhiều niềm tin tôn giáo khác nhau.

Sự nỗ lực chung để hòa hợp những khác biệt này có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại của chúng ta, khi nó cho thấy rằng thật có thể để làm chứng cho những ý tưởng của một người và quan điểm thế giới mà không lạm dụng các quyền của người khác vốn có những ý tưởng và cách tiếp cận khác. Mọi căn tính sắc tộc hay ý thức hệ, cùng với mọi con đường tôn giáo chính thống khác, phải loại trừ những thái độ và cách tiếp cận vốn công cụ hóa niềm xác tín của họ, căn tính của họ hay danh Thiên Chúa để hợp pháp hóa tình trạng nô dịch và uy quyền.

Niềm hy vọng chân thành của tôi là Azerbaijan có thể tiếp tục con đường dài của sự hợp tác giữa các nền văn hóa khác nhau và các niềm tin tôn giáo. Chớ gì sự hòa hợp và sự sống chung hòa bình có thể hơn bao giờ hết trở thành một nguồn thiết yếu cho đời sống công và dân sự của đất nước, trong sự đa dạng về sự thể hiện của nó, đảm bảo với tất cả mọi người nam nữ khả năng mang lại sự đóng góp của họ cho thiện ích chung.

Thật rủi thay, thế giới đang trải qua một bi kịch của nhiều mâu thuẫn được khơi dậy bởi tình trạng bất khoan dung, mà sau đó được hình thành bởi các loại ý thức hệ bạo lực và bởi sự khước từ có hiệu quả về các quyền của những người yếu thế nhất. Để áp đặt một cách hiệu quả những sự khước từ nguy hiểm này, chúng ta cần phải cổ võ một nền văn hóa hòa bình, vốn được nuôi dưỡng bởi một sự sẵn lòng không mỏi mệt dành cho đối thoại và bằng ý thức rằng không có một sự thay thế hợp lý nào trước việc tìm kiếm cách nhẫn nại và liên lỉ những giải pháp chung bằng các phương thế của những cuộc thương thảo dấn thân và nuôi dưỡng.

Ngay trong biên giới của một đất nước thì thật cần thiết để cổ võ sự hòa hợp giữa các thành phần, cũng thế giữa các nhà nước thì thật cần thiết để duy trì cách khôn ngoan và can đảm trên con đường vốn dẫn đến sự tiến bộ đích thực và sự tự do của các dân tộc, mở ra những điểm mới dẫn đến những thoả thuận và hòa bình lâu dài. Bằng cách này, các dân tộc sẽ thoát khỏi nỗi thống khổ nặng nề và những vết thương đau nhói, vốn thật khó để chữa lành.

Cũng ý thức về đất nước này, tôi muốn thể hiện sự gần gũi tận trái tim tôi với những người đã phải rời khỏi quê hương của họ và với nhiều người đang chịu những hậu quả của những mâu thuẫn đẫm máu. Tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế có thể giúp mang lại sự trợ giúp không thể thiếu của mình cách thành công. Đồng thời, để tạo ra một giai đoạn mới cho nền hòa bình bền vững tại khu vực, tôi mời gọi mọi người hãy nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới một giải pháp mỹ mãn. Tôi tin rằng, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, và thiện chí của những người có liên lệ, thì khu vực Caucasus sẽ là một nơi mà, qua đối thoại và thương thảo, những tranh cãi và khác biệt sẽ được giải quyết và vượt thắng. Qua những phương thế như vậy, khu vực này – “một cửa ngõ giữa Đông và Tây”, theo hình ảnh tuyệt vời mà Thánh Gioan Phaolô II khi ngài đến thăm đất nước các bạn [1] – cũng sẽ trở thành một cửa ngõ mở ra cho hòa bình và một khuôn mẫu để chúng ta có thể nhìn đến để giải quyết những mâu thuẫn cũ và mới.

Giáo Hội Công Giáo, ngay cả khi chỉ là một sự hiện diện nhỏ bé tại đất nước, thì cũng thật sự hiện diện trong đời sống dân sự và xã hội của Azerbaijan; Giáo Hội dự phần vào trong niềm vui của đất nước và chia sẻ những thách đố của việc đối diện với những khó khăn của đất nước. Sự nhận biết về mặt pháp lý, được trở nên khả thể bởi việc phê chuẩn điều ước quốc tế với Tòa Thánh vào năm 2011, đang mang lại nhiều hơn nữa khung pháp lý ổn định đối với đời sống của cộng đồng Công Giáo tại Azerbaijan.

Hơn thế, tôi đặc biệt hài lòng với những mối quan hệ nồng ấm mà các cộng đồng Công Giáo, Hồi Giáo, Chính Thống Giáo và Do Thái Giáo vui hưởng. Niềm hy vọng của tôi là các dấu chỉ về tình bằng hữu và hợp tác có thể tiếp tục gia tăng. Những mối quan hệ này mặc lấy một ý nghĩa quan trọng đối với sự sống chung hòa bình trên thế giới, và chúng cho thấy rằng giữa những người theo các niềm tin tôn giáo khác nhau trên thế giới thì các mối quan hệ nồng ấm, sự tôn trọng và hợp tác vì thiện ích chung là có thể.

Sự gắn chặt với các giá trị tôn giáo đúng đắn thì không tương thích với nỗ lực để áp đặt cách bạo lực trên tầm nhìn của người khác, dùng danh thánh của Thiên Chúa như một “lá chắn”. Hơn thế, chớ gì niềm tin vào Thiên Chúa sẽ là một nguồn và động lực cho sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, và về sự trợ giúp qua lại, trong việc theo đuổi thiện ích chung cho xã hội.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho Azerbaijan với sự hòa hợp, hòa bình và thịnh vượng.

 

 

 

 


[1] x. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn Văn Nghi Thức Đón Tiếp, 22/05/2002.