Diễn Văn - Huấn Từ

Sunday, 05 April 2020 07:46

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Không Một Ai Ở Trong Tình Trạng Vô Phương Cứu Chữa Featured

LTS: Sáng Chúa Nhật ngày 11-09-2016, trước hàng ngàn tín hữu và khách hành hương, trong bài suy niệm trước Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng: “Không một ai ở trong tình trạng vô phương cứu chữa”.

***

***

 

[trước Kinh Truyền Tin]

Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!

Phụng vụ của ngày hôm nay mang lại cho chúng ta Chương 15 Tin Mừng Luca, được coi là chương của lòng thương xót. Chương này có ba dụ ngôn mà Chúa Giêsu trả lời cho sự càm ràm của những luật sĩ và biệt phái, những người đang phê bình việc làm của Ngài, nói rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi, cùng ngồi ăn uống với chúng” (câu 2).

Với ba câu chuyện này, Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa là Cha trước hết là Đấng có một thái độ đón tiếp và thương xót đối với các tội nhân. Thiên Chúa có thái độ này.

Trong dụ ngôn thứ nhất, Chúa Giêsu được giới thiệu như một vị mục tử bỏ 99 con chiên để đi tìm một con đã bị lạc. Ở dụ ngôn thứ hai, Ngài được so sánh với một người phụ nữ đánh mất hai đồng xu và tìm kiếm cho đến khi nào được mới thôi. Ở dụ ngôn thứ ba, Thiên Chúa được hình dung như một người cha đón tiếp người con trai đã rời xa khỏi ông; hình tượng người cha làm tỏ lộ trái tim của một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, được thể hiện ở nơi Chúa Giêsu.

Một yếu tố chung trong ba dụ ngôn này được thể hiện trong các động từ có nghĩa là cùng nhau vui lên, cử hành niềm vui. Than khóc không được đề cập đến; có sự vui mừng, có sự tổ chức ăn mừng. Người mục tử gọi các bạn hữu và lối xóm của mình lại và nói: “Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!” (câu 6). Người đàn bà gọi bạn hữu và lối xóm của bà lại và nói: “Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất” (câu 9). Và người cha nói với người con trưởng của mình: “Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy” (câu 32).

Trong hai dụ ngôn đầu, thì sự tập trung là vào niềm vui quá vui đến mức niềm vui ấy cần phải được chia sẻ với “bạn hữu và lối xóm”. Trong dụ ngôn thứ ba, điểm tập trung là vào việc tổ chức tiệc mừng vốn xuất phát từ trái tim của người cha thương xót và mở rộng ra cho toàn thể gia đình. Sự vui mừng của Thiên Chúa trên những người trở về với Ngài ăn năn được nhấn mạnh hơn bao giờ hết trong Năm Thánh này mà chúng ta đang sống, theo nghĩa là tự thân từ ngữ ấy thể hiện: “julibee”, có nghĩa là vui mừng.

Với những dụ ngôn này, Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta diện mạo đích thực của Thiên Chúa, một Thiên Chúa với đôi cánh tay của Ngài luôn rộng mở, một Thiên Chúa đối xử với các tội nhân bằng sự dịu dàng và lòng thương cảm. Dụ ngôn gây xúc động lòng người nhất – bởi vì nó diễn tả tình yêu vô biên của Thiên Chúa – là dụ ngôn về người cha gắn bó và ôm lấy đứa con mà ông đã tìm thấy lại. Đó là, điều gây xúc động nhất không liên quan quá nhiều đến câu chuyện buồn của một chàng thanh niên sa đà vào sự suy đồi, mà hơn thế là những lời đầy quyết tâm của cậu: “Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi” (câu 18).

Con đường trở về nhà là con đường của niềm hy vọng và sự sống mới. Thiên Chúa đang đợi chờ chúng ta trở về với hành trình, Ngài đợi chờ chúng ta bằng sự nhẫn nại, Ngài thấy chúng ta khi chúng ta còn ở rất xa, Ngài chạy ra và gặp gỡ chúng ta, Ngài ôm lấy chúng ta, Ngài hôn chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta. Đó là cách mà Thiên Chúa là. Đó là cách mà Cha của chúng ta là. Và sự tha thứ này xóa bỏ quá khứ và tái tạo chúng ta trong tình yêu. Quên đi quá khứ - đây là điểm yếu của Thiên Chúa. Khi Ngài ôm lấy chúng ta, Ngài tha thứ cho chúng ta, thì Ngài quên đi ký ức của Ngài. Ngài không có ký ức. Ngài quên đi quá khứ. Khi chúng ta là các tội nhân hoán cải và tự trở về gặp gỡ Thiên Chúa, thì những lời quở trách và sự cứng cỏi không đợi chờ chúng ta nữa, vì Thiên Chúa cứu, Ngài đón tiếp chúng ta trở về nhà bằng niềm vui và tổ chức tiệc mừng.

Chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay nói: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải”.

Tôi xin hỏi các bạn một câu hỏi: Các bạn có bao giờ nghĩ về mỗi khi chúng ta đi xưng tội, thì có một sự vui và tiệc mừng trên thiên đàng không? Các bạn có bao giờ nghĩ về điều này chưa? Thật tuyệt vời!

Điều này sẽ lấp đầy chúng ta bằng niềm hy vọng vì sẽ không có tội lỗi mà chúng ta sa ngã vào, từ đó, với ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta không thể đứng lên được nữa. Sẽ không bao giờ có một người mà không thể được phục hồi; không có ai là không thể phục hồi nổi, vì Thiên Chúa không bao giờ ngừng nghỉ muốn sự tốt lành của chúng ta – ngay cả khi chúng ta phạm tội!

Xin Mẹ Maria Đồng Trinh, Nơi Trú Ẩn của Các Tội Nhân, làm gia tăng niềm tin ở nơi tâm hồn chúng ta vốn đã được thắp sáng lên trong trái tim của người con hoan đàng: Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha” (câu 18). Trên con đường này, chúng ta có thể mang lại vinh quang cho Thiên Chúa, và vinh quang của Ngài có thể trở thành niềm vui của Ngài và của chúng ta nữa.