Diễn Văn - Huấn Từ

Sunday, 05 April 2020 07:40

"Lạy Cha": Chìa Khóa Đối Với Việc Cầu Nguyện Kitô Giáo Featured

LTS: Trưa Chúa Nhật 24/7, Đức Thánh Cha chủ sự giờ Kinh Truyền Tin trước đông đảo khách hành hương trên quảng trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: Lời khẩn "Lạy Cha" là chìa khóa đối với việc ầu nguyện Kitô Giáo.

***

4c191ab8405671c8578e9f78dce5d281-1024x604

***

 

Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng,

Tin Mừng của Chúa Nhật này mở ra bằng cảnh tượng Chúa Giêsu đang cầu nguyện một mình, ở một nơi riêng biệt. Khi Ngài hoàn tất, các môn đệ xin Ngài, “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Và Ngài trả lời, “Khi các con cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha...”.

Từ này là bí quyết cầu nguyện của Chúa Giêsu; đó là chìa khoá mà chính Ngài ban cho chúng ta để chúng ta cũng có thể đi vào trong mối quan hệ của cuộc đối thoại tin tưởng với Chúa Cha Đấng đã đồng hành và nuôi dưỡng cuộc sống của Ngài.

Để gọi “Cha ơi”, Chúa Giêsu đưa ra hai lời khẩn nguyện: “danh Cha cả sáng; nước Cha trị đến”. Và do đó, lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, một lời cầu nguyện Kitô Giáo, thì trước hết là để dành không gian cho Thiên Chúa, để cho Ngài thể hiện sự thánh thiện của Ngài ở nơi chúng ta và để cho nước của Ngài tiến bước bởi khả năng thi hành quyền làm Chúa tình yêu của Ngài trong đời sống của chúng ta.

Ba lời khẩn xin khác hoàn tất lời cầu nguyện này mà Chúa Giêsu dạy chúng ta, Kinh Lạy Cha. Đó là ba lời yêu cầu thể hiện những nhu cầu căn bản của chúng ta: lương thực, sự tha thứ và sự giúp đỡ trong cơn cám dỗ. Người ta không thể sống mà không có cơm bánh, người ta không thể sống mà không có sự tha thứ, và người ta không thể sống mà không có sự trợ giúp của Thiên Chúa trong cơn cám dỗ.

Lương thực mà Chúa Giêsu giúp chúng ta xin là lương thực cần thiết, không phải là bất cứ một điều gì đó vô dụng. Đó là lương thực của người lữ hành, của người công chính, một lương thực không tích luỹ và không lãng phí, không làm nặng nề cuộc hành trình của chúng ta.

Sự tha thứ trên hết tất cả là điều mà chúng ta sẽ lãnh nhận từ Thiên Chúa: Chỉ sự nhận biết về việc là các tội nhân được tha thứ bởi lòng thương xót thánh vô biên mới có thẻ giúp chúng ta có thể thực thi những nghĩa cử cụ thể của sự hoà giải huynh đệ.

Nếu có ai đó không cảm thấy rằng mình là một tội nhân được tha thứ, thì người ấy không bao giờ có thể mang lại một nghĩa cử của sự tha thứ hoặc hoà giải. Những cử chỉ này bắt đầu từ trong tâm hồn nơi mà chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là các tội nhân được tha thứ.

Yêu cầu sau cùng – không bỏ mặc chúng ta trong cơn cám dỗ - diễn tả một sự ý thức về tình trạng của chúng ta, luôn phơi bày ra trước sự cám dỗ của sự dữ và sự hư hỏng. Tất cả chúng ta biết cơn cám dỗ là gì!

Giáo huấn của Chúa Giêsu về việc cầu nguyện tiếp tục bằng hai dụ ngôn, mà trong đó Ngài chọn như là một khuôn mẫu của thái độ của một người bạn đối với một người bạn khác, và thái độ của người cha với con mình.

Cả hai mục đích dạy chúng đều phải có sự tin tưởng hoàn toàn ở nơi Thiên Chúa là Cha. Ngài biết về các nhu cầu của chúng ta rõ hơn chúng ta, nhưng Ngài muốn chúng ta thể hiện những nhu cầu này bằng sự táo bạo và khăng khăng, vì đây là cách tham gia vào công trình cứu độ của Ngài.

Cầu nguyện là “công cụ làm việc” trước hết và nền tảng trong tay của chúng ta. Để khăng khăng [về một điều gì đó] với Thiên Chúa thì không phải là để thuyết phục Ngài, mà hơn thế là củng cố niềm tin của chúng ta và sự nhẫn nại của chúng ta, đó là, khả năng chiến đấu của chúng ta bên cạnh Thiên Chúa cho những điều thực sự quan trọng và cần thiết. Trong cầu nguyện chúng ta là một cặp: Thiên Chúa và tôi, chiến đấu cùng nhau cho điều gì là quan trọng.

Trong số những điều này, có một điều, một điều quan trọng nhất mà Chúa Giêsu dạy chúng ta hôm nay trong Bài Tin Mừng, nhưng lại là điều mà chúng ta hiếm khi nào để ý đến, và đó là Chúa Thánh Thần.

“Xin ban cho con Thần Khí!”

Và Chúa Giêsu dạy: “Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người”.

Chúa Thánh Thần! Chúng ta cần xin để Chúa Thánh Thần ngự đến với chúng ta. Nhưng, Chúa Thánh Thần để làm gì? Để sống tốt, để sống bằng sự khôn ngoan, bằng tình yêu, thi hành ý muốn của Thiên Chúa.

Thật là một lời cầu nguyện tuyệt vời nếu trong tuần này, mỗi người chúng ta biết xin Chúa Cha, “Lạy Cha, xin ban cho con Chúa Thánh Thần”.

Đức Trinh Nữ Maria tỏ cho chúng ta thấy bằng sự hiện hữu của Mẹ, hoàn toàn được thúc đẩy bởi Thần Khí của Thiên Chúa. Mẹ sẽ giúp chúng ta cầu nguyện trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu, cũng như sống không phải theo cách thế gian, mà theo Tin Mừng, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.