LTS: Nhân ngày mừng kính thánh nữ Maria – Marietta - Goretti (1890-1902) vào ngày 03/07, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gửi sứ điệp cho giáo phận Albano, quê hương của vị thánh nữ trẻ người Ý. Đức Thánh Cha khuyến khích các Kitô hữu hãy là những “chứng tá của sự tha thứ” cũng như thánh nữ Maria – Marietta - Goretti (1890-1902), đã mất năm cô 12 tuổi khi tha thứ cho hung thủ giết mình.
***
***
Người ta đã nói với tôi rằng, trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, các cộng đoàn của Đức Thánh Cha đã muốn có một cái nhìn và một sự chú tâm đặc biệt tới thánh nữ Maria Goretti, được tôn kính như bổn mạng của các Giáo Hội riêng biệt.
Sự nghèo khó và nhu cầu cấp thiết có một việc làm đã đẩy gia đình Goretti di rời từ quê hương Corinaldo (trong vùng Marches) tới Agro Romano trước, rồi vào sâu ở giữa cái vùng, mà vào thời đó, là vùng đồng lầy nước đọng, đất đai tuy phì nhiêu nhưng nguy hiểm vì bệnh sốt rét, nước mắt và nghèo khổ đã đồng hành ngày đó – cũng như, thảm khốc, trong cả ngày hôm nay nữa - những hành trình của các gia đình và của dân chúng, mà nguồn gốc là những nguyên nhân khác nhau, trong những nguyên nhân đó, là sự nghèo đói.[1]
Hoàn cảnh này làm chúng ta còn cảm thấy gần gũi hơn nữa với cô bé, mà như là thói quen của gia đình gốc, anh chị em tiếp tục gọi cô bé là Marietta; gia đình cô sống một cách xứng đáng tình trạng đó và trong lúc bà Mẹ Assunta đi làm, Marietta chăm sóc các em và giữ chúng trong nhà.
Lòng sùng đạo trong khi Marietta dọn mình Chịu Lễ lần đầu rất là cảm động, lòng sùng đạo, sau đó đã giúp cô tiến đến bàn Tiệc Thánh. Dù rằng, vì hoàn cảnh địa dư và cuộc sống của cô, cô chỉ có thể được nuôi dưỡng bởi Đức Kitô đôi lần hiếm hoi, một chứng nhân nhớ lại, về chuyện này, thành ngữ mang nhiều ý nghĩa của cô bé Goretti: “Khi nào chúng ta mới đi rước lễ? Con rất nóng lòng!”; con số lần chịu lễ đã được bù vào bởi cường độ tình yêu của cô đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, không có sức mạnh của Người, cô đã không có thể hoàn thành sự lựa chọn cơ bản của cuộc đời ngắn ngủi của cô; vì thế Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính, đã có thể khẳng định, trong lễ tuyên phong hiển thánh cho cô rằng, cành hoa huệ trắng ngây thơ tượng trưng sự trinh tiết của cô đã được nhuộm đỏ bởi máu đào các thánh tử đạo.[2]
Ngày hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh rằng, vào lúc bị thương sắp chết, cô đã hoàn tất sự lựa chọn cuối cùng của đời cô, Marietta đã không nghĩ tới bản thân cô mà nghĩ tới bảo vệ con người đã giết chết mình: “Như thế, anh sẽ xuống hỏa ngục…”, cô đã nhắc đi nhắc lại với Alessandro Serenelli; Chúng ta biết rõ những lời tha thứ cô đã dành cho hắn; trên giường lúc chết, với cha linh hướng của bệnh viện Nettuno, cô nói: “Con tha cho anh ấy và con muốn anh ấy ở với con trên thiên đàng”. Trong Tông thư Misericordiae Vultus, tôi đã nhấn mạnh rằng: “Sự tha thứ [những xúc phạm] trở thành sự biểu hiện hiển nhiên nhất của tình yêu thương xót, và đối với các Kitô hữu chúng ta, đó là một mệnh lệnh mà chúng ta không thể thoái thác được. Quá nhiều khi, chúng ta dường như khó mà tha thứ! Tuy thế, sự tha thứ là phương tiện được đặt vào bàn tay yếu đuối của chúng ta để đạt tới bình an trong tâm hồn”.[3]
Chính là của lễ thứ tha rất rộng lượng này đồng hành với cái chết thanh thản của cô bé Marietta làm thành, đã cho hung thủ sự khởi đầu của hành trình hối cải chân thành đó, cuối cùng, sẽ hướng dẫn anh ta nếm trải sự tin tưởng phó thác trong vòng tay của Cha giầu lòng thương xót.
Tôi biết rằng, có nhiều người, với các giám mục và linh mục của anh chị em, anh chị em cầu nguyện ở những nơi gắn liền với ký ức về Marietta: tại La Ferrieri, nơi cô bị thương chí tử; tại “lều tha thứ” ở Netttuno, nơi cô qua đời; tại thánh địa Đức Bà Ơn Phúc và thánh địa Thánh Maria Goretti, nơi xác thánh cô được tôn kính. Mong rằng hành trình tới các địa điểm nơi còn sống động ký ức của cô, khuyến khích anh chị em dấn thân, như thánh nữ mà anh chị em tôn kính, để là những chứng nhân của sự tha thứ. Như tôi đã viết trong Tông thư Misericordiae vultus: “đã đến lúc để Giáo Hội tìm lại sự vui mừng loan báo tha thứ. Đây là lúc phải trở về với điều cốt yếu để gánh vác những yếu đuối và những khó khăn của anh em chúng ta. Sự tha thứ là một sức mạnh làm sống lại trong cuộc đời mới và đem lại lòng can đảm để nhìn tương lai với niềm hy vọng”;[4] đó là một ước vọng, với tất cả tâm lòng, tôi gửi tới anh chị em lời chào mừng và phép lành của tôi. Tôi xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Mạc Khải phỏng dịch: https://fr.zenit.org/articles/le-pape-invite-a-pardonner-comme-maria-goretti/
[1] x. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia (Niềm vui yêu thương), Ngày 19-03-2016, số 46.
[2] x. AAS 42 [1950], pp. 579.
[3] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông thư Misericordiae Vultus (Khuôn mặt xót thương), Ngày 11-04-2015, số 9.
[4] Ibid., số 10.