Diễn Văn - Huấn Từ

Sunday, 05 April 2020 07:38

Bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô Về Các Công Việc Của Lòng Thương Xót Featured

Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han (x. Mt 25:35-36).

***

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô trong buổi triều yết chung ngày Thứ Tư, 30 tháng 06 năm 2016, trên quảng trường Thánh Phêrô. Hôm nay ĐTC giải thích về “Các Công Việc Của Lòng Thương Xót” .

***

 

Anh chị em thân mến, xin chào buổi sáng!

Biết bao lần, trong những ngày đầu của tháng trong Năm Thuơng Xót này, chúng ta đã nghe nói về các công việc của lòng thương xót! Hôm nay Chúa lại mời gọi chúng ta thực hiện một cuộc xét lại lương tâm nghiêm túc. Thực ra, thật tốt lành để không bao giờ quên rằng lòng thương xót không phải là một từ ngữ mang tính trừu tượng, mà là một lối sống: một người có thể biết xót thương hoặc không biết xót thương; đó là một lối sống. Tôi chọn biết xót thương hoặc tôi chọn không biết xót thương. Điều này một mặt là nói về lòng thương xót và mặt khá nói về việc sống lòng thương xót. Họa theo những lời của Thánh Giacôbê Tông Đồ (x. Gc 2:14-17), chúng ta có thể nói: lòng thương xót mà không có việc làm là một lòng thương xót chết. Sự thật là như thế! Điều gì làm cho lòng thương xót sống động thì luôn năng động trong việc ra đi để đáp ứng những nhu cầu và sự cần thiết của tất cả mọi người trong những khó khăn về thiêng liêng và vật chất. lòng thương xót có mắt để nhìn, tai để nghe, tay để giải quyết,...

Cuộc sống hằng ngày giúp chúng ta đụng chạm bằng đôi bàn tay của chúng ta đến quá nhiều nhu cầu khi nói đến người nghèo và người đang chịu thử thách nhất. Điều đòi hỏi nơi chúng ta là sự chú tâm đặc biệt vốn dẫn chúng ta đến chỗ nhận biệt tình trạng đau khổ và cần thiết mà nhiều anh chị em của chúng ta đang vướng phải. Đôi khi chúng ta đi qua trước những hoản cảnh bi đát của sự nghèo và như thể điều đó chẳng chạm gì đến chúng ta; mọi thứ cứ tiếp diễn như chẳng hề có chuyện gì, trong một sự thờ ơ mà cuối cùng làm cho chúng ta trở thành những kẻ giả hình và, nếu không nhận ra điều đó, thì nó se tạo thành một kiểu lười biếng thiêng liêng, là điều làm cho tâm trí chúng ta không nhạy bén và đời sống của chúng ta không sinh hoa trái. Những người đi qua, những người tiến bước trong cuộc sống mà không biết về những nhu cầu của người khác, mà không nhìn thấy nhiều nhu cầu tinh thần và vật chất, là những người chỉ đi qua mà không sống, người không phục vụ người khác. Hãy nhớ rõ điều này: người không sống để phục vụ, thì không phục vụ để sống.

Có biết bao nhiêu là khía cạnh của lòng thương xót Thiên Chúa đối với chúng ta! Theo cùng một cách đó, có biết bao nhiêu gương mặt đang quay về phía chúng ta để có được lòng thương xót. Một người đã kinh nghiệm được lòng thương xót của Chúa Cha trong chính cuộc sống của mình thì không thể vô cảm khi đối diện với những nhu cầu của anh em. Giáo huấn của Chúa Giêsu, điều mà chúng ta vừa nghe, không cho phép thoát ra: Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han (x. Mt 25:35-36). Người ta không thể bàn luận vòng vo khi đối diện với một người đang đói: người ta phải cho người đói đó ăn. Chúa Giêsu nói điều này với chúng ta! Các công việc của lòng thương xót không phải là những chủ đề mang tính lý thuyết, mà là những lời chứng cụ thể. Những việc này đòi buộc chúng ta phải sắn tay áo lên để làm giảm bớt sự khổ đau.

Vì những thay đổi của thế giới toàn cầu hóa của chúng ta, một số hình thức nghèo về vật chất và tinh thần đã nhân rộng lên: do đó chúng ta hãy dành chỗ cho việc tưởng nghĩ về bác ái để xác định những cách hoạt động mới. Do đó con đường của lòng thương xót sẽ trở nên cụ thể hơn bao giờ hết. Do đó, điều đòi hỏi chúng ta là phải tỉnh thức như người lính canh, để điều đó không xảy ra, khi đối diện với những hình thức nghèo được tạo ra bởi nền văn hóa thịnh vượng, điều ấy là đôi mắt của người Kitô Hữu không bị yếu kém đi và trở nên mất khả năng nhìn vào điều thiết yếu. Nhìn vào điều thiết yếu nghĩa là gì? Là nhìn vào Chúa Giêsu, nhìn vào Chúa Giêsu ở nơi người đang đói, người tù đày, người đau yếu, người mình trần, ở nơi người không có việc làm và phải lèo lái gia đình của mình tiến bước. Nhìn vào Chúa Giêsu ở nơi những anh chị em này của chúng ta; nhìn vào Chúa Giêsu ở nơi người đang cô đơn, buồn chán, ở nơi người sai lỗi và người đang cần sự tư vấn, ở nơi người đang cần bước đi với Ngài trong thinh lặng, để cảm thấy người ấy đang được đồng hành. Đây là những công việc mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta! Hãy nhìn vào Chúa Giêsu ở nơi họ, nơi những con người này. Tại sao? Bởi vì đó là cách mà Chúa Giêsu nhìn vào tôi, cách mà Chúa Giêsu nhìn vào tất cả chúng ta.

Giờ đây chúng ta hãy chuyển sang một khía cạnh khác.

Trong những ngày vừa qua, Thiên Chúa đã cho phép Cha thực hiện một chuyến viếng thăm tại Armenia – đó là quốc gia đầu tiên đã ôm ghì Kitô giáo ngay từ đầu thế kỷ thứ tư. Trong suốt quá trình lịch sử của mình, dân tộc này đã làm chứng cho Đức Tin Kitô giáo bằng sự Tử Đạo. Cha tạ ơn Chúa về chuyến công du này, và niềm biết ơn sống động của Cha xin được gửi đến ngài tổng thống của cộng hòa Armenia, đến Đức Tổng Giám Mục Karekin II, đến các Đức Thượng Phụ Giáo Chủ và các Đức Giám Mục Công giáo, cũng như xin gửi đến dân tộc Armenia vì họ đã đón tiếp Cha với tư cách là người hành hương của tình huynh đệ và hòa bình.

Trong vòng ba tháng nữa – nếu Chúa muốn – Cha sẽ tới thăm Giorgia và Azecbaisan. Đó là hai quốc gia thuộc vùng Cáp-ca-dơ. Cha đã nhận lời mời đến thăm hai quốc gia này vì hai lý do: một mặt là để làm tăng giá trị cho gốc rễ Kitô giáo cổ xưa đang hiện diện tại hai quốc gia này – luôn luôn trong tinh thần đối thoại với các tôn giáo và các nền văn hóa khác; và mặt khác là để khích lệ niềm hy vọng và những con đường hòa bình. Lịch sử dậy cho chúng ta biết rằng, con đường hòa bình đỏi hỏi sự kiên trì lớn lao và những bước đi liên tục; bắt đầu với những bước đi nho nhỏ và dần dần trở thành những bước đi lớn hơn, bằng cách là người ta đi đến với nhau. Vì thế, Cha hy vọng rằng, mỗi người đều thực hiện sự đóng góp của mình cho hòa bình và hòa giải.

Với tư cách là những Kitô hữu, chúng ta được kêu gọi, hãy củng cố giữa chúng ta tình hiệp thông huynh đệ để làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Kitô, cũng như để trở thành muối men cho một xã hội, giúp nó càng ngày càng trở nên công bình và liên đới hơn. Vì thế, toàn bộ chuyến viếng thăm của Cha đều đã được chia sẻ với Đức Thượng Phụ Giáo chủ tối cao của Giáo hội Tông Truyền Armenia, Ngài đã đón tiếp Cha trong suốt ba ngày tại nhà Ngài với tất cả tình huynh đệ.

Cha xin làm mới lại cái ôm của Cha đối với các Giám Mục, Linh Mục, các Tu Sĩ nam nữ và tất cả các tín hữu Armenia. Cầu xin Đức Trinh Nữ Maria luôn phù giúp họ để họ có thể bảo toàn sự kiên định trong Đức Tin, và luôn luôn ở trong tình trạng mở ra cho sự gặp gỡ, cũng như luôn quảng đại trong những công việc của Đức Xót Thương. Xin cám ơn anh chị em.

 

Quảng trường Thánh Phêrô, sáng thứ Năm ngày 30 tháng 06 năm 2016

+ FRANCISUS

Giáo Hoàng