Sunday, 29 March 2020 15:28

Cấu Trúc Siêu Hình Của Hữu Thể: Nguyên Lý Cá Thể Hóa Featured

SIÊU HÌNH HỌC

Nguyên tác: Tomas Alvira, Luis Clavell & Tomas Melendo, Metafisica

(Bản tiếng Tây Ban Nha - NXB. 1981)

Fr. Luis Supan, Metaphysics

(Bản tiếng Anh - NXB. 1991)

Chuyển ngữ: Lm. Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP.

***

***

PHẦN DẪN NHẬP

***

PHẦN I

CẤU TRÚC SIÊU HÌNH CỦA HỮU THỂ

***

CHƯƠNG I: BẢN THỂ VÀ PHỤ THỂ

CHƯƠNG II: CÁC PHẠM TRÙ

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC HIỆN THẾ - TIỀM THẾ CỦA HỮU THỂ

CHƯƠNG IV: YẾU TÍNH CỦA MỘT HỮU THỂ

CHƯƠNG V: NGUYÊN LÝ CÁ THỂ HÓA

(THE PRINCIPLE OF INDIVIDUATION)

 

I. YẾU TÍNH CỦA NHỮNG HỮU THỂ CHỈ  TỒN TẠI NƠI MỖI CÁ THỂ (THE ESSENCE OF BEING EXISTS ONLY IN AN INDIVIDUATED WAY)

Chúng ta hiểu rằng những loài “phổ quát” thì không hiện hữu độc lập; ta chỉ thấy có những cá thể đặc thù quanh mình. Có nhiều cá thể trong cùng một loài, nhưng chúng lại phân biệt nhau. Chúng sở hữu cùng một yếu tính loại biệt, có cùng một cấp độ hiện hữu vốn đem lại cho chúng một nét tương tự nhau, nhưng yếu tính lại có những đặc trưng riêng của nó nơi mỗi một cá thể trong chúng.

Như vậy, các yếu tính thì không tồn tại như một điều gì tổng quát và trừu tượng; đúng hơn, chúng “được cá thể hóa” (individualized) nơi mỗi phần tử của cùng một loài. Nhân loại thì không hiện hữu độc lập; mà chỉ có những con người cá biệt mới hiện hữu.

Siêu hình cố gắng giải thích làm cách nào yếu tính luôn đồng nhất về loài mà vẫn thực sự khác biệt theo số đông các hữu thể cá biệt.[1] Như ta đã thấy, hiện thế được tăng bội nhờ bởi tiềm năng. Bước đầu, ta có thể nói rằng, trong lãnh vực yếu tính của các hữu thể vật thể, chất liệu chính là nguyên lý làm tăng bội các hình thế (in the realm of the essence of corporeal beings, matter is the principle which multiplies the forms). Hình thế tạo nên sự tương tự về loài nơi các sự vật, vì nó xác định một cấp độ hiện hữu chung, cấp độ này khiến cho mọi con người là người, và mọi con chó là chó. Mặt khác, vì là chủ thể tiếp nhận lấy hình thế, nên chất liệu khiến cho việc có nhiều cái nằm trong cùng một cấp độ hiện hữu là khả thi. Nhờ chất liệu, có thể có nhiều con người, nhiều con chó, nhiều bông hồng, nhiều miếng thạch anh.

Bên cạnh việc tăng bội hình thế, chất liệu còn cá thể hóa hoặc đơn lẻ hóa hình thế (aside from multiplying the form, matter also individuates or singularizes it). Những cá thể của một loài không chỉ là nhiều, nhưng chúng còn khác biệt nhau, như kinh nghiệm cho ta biết.

Có thể nói rằng việc có nhiều cá thể trong một loài mà chất liệu đem lại, thì có một công hiệu “hàng ngang”, trái với công hiệu được sản sinh bởi hình thế, vốn mang lại một phẩm trật “hàng dọc” các thụ tạo có những cấp độ hoàn bị hơn kém trong hiện hữu. Do đó, việc có nhiều cá thể do chất liệu đem lại thì nằm trong giới hạn được xác định bởi hình thế của loài.

Khi xét đến tiến trình cá thể hóa, ta có thể phân biệt hai khía cạnh, vốn luôn luôn gắn bó với nhau nơi thực tại, xét theo hai vai trò mà tiềm năng nắm giữ đối với hiện thế: việc tăng bội và việc đơn lẻ hóa (multiplication and singularization).

II. VIỆC TĂNG BỘI YẾU TÍNH NƠI NHỮNG CÁ THỂ

Việc có nhiều cá thể trong cùng một loài cho ta thấy rằng yếu tính của chúng được phức hợp từ hai yếu tố, liên quan với nhau như tiềm năng và hiện thế. Như đã thấy, hiện thế thuần túy ở bất cứ cấp độ nào thì nhất thiết phải là duy nhất. Do đó, một yếu tính gồm nên bởi hình thế mà thôi (hiện thế trong lãnh vực yếu tính) thì không được tăng bội thành nhiều cá thể khác biệt nhau, nhưng được cá thể hóa nơi chính mình mà thôi.

Do đó, chính chất liệu mà trong đó hình thế của loài được tiếp nhận vào, (chất liệu đó) đã khiến cho việc có nhiều cá thể trong cùng một loài là khả thi (it is matter, in which the form of the species is received, that makes the existence of many individuals of the same species possible). Vì lý do này, có thể nói rằng chất liệu là nguyên lý đầu tiên cho sự tăng bội loài theo số lượng, trong mức độ nó là chủ thể trong đó hình thế của loài được chống đỡ và được tăng bội lên.[2]

Dùng loại suy để minh họa điều này, ta hãy xét xem điều gì xảy ra trong trường hợp một khuôn plastic hoặc một hình thù (hình thế phụ thể) của một bức tượng. Ta có thể tạo ra nhiều bản sao với điều kiện là có những phần vật liệu riêng biệt (đá cẩm thạch hoặc plastic) mà trong đó hình thù được in vào. Những bản sao đó thì đồng nhất với nhau xét theo hình thù, và chỉ phân biệt nhau theo số lượng vì lẽ hình thù được nhận vào những phần chất liệu phân biệt nhau.

Dĩ nhiên, tính song hành trên giữa hình thế bản thể và những hình thế phụ thể sẽ bị giới hạn và không hoàn toàn thích đáng, vì cẩm thạch hoặc nhựa dẻo thì tự bản thân chúng đã ở trong hiện thế, và chúng ở trong tiềm năng đối với những hình thế phụ thể mới, đang khi chất liệu đệ nhất thì nguyên nó không là gì cả nếu như bị tách rời khỏi bản thể mà nó cá thể hóa. Do đó, như ta thấy lúc này, hình thế bản thể một cách nào đó cũng nắm một vai trò trong việc cá thể hóa cho loài.

III. VIỆC ĐƠN LẺ HÓA YẾU TÍNH

Có sự đa dạng lớn nơi những sự vật của cùng một loài. Những cá thể của một loài thì hoàn bị theo những cấp độ khác nhau; chúng có những phẩm chất và những năng lực để hoạt động, những khả năng được khai triển theo nhiều cấp độ. Ngoài ra, không một vật gì trong chúng lại múc trọn tính thực hữu phù hợp với loài. Chẳng hạn, những con người có những cấp độ thông minh khác nhau; một số là đàn ông và số khác là phụ nữ; một số thiên về suy tư, đang khi số khác lại hướng về những chuyện thực hành. Hoàn bị của loài người chỉ hiện diện phần nào nơi mỗi cá nhân, do đó, mỗi cá nhân đều có đặc trưng riêng của mình nhưng thiếu mất những đặc trưng khác cũng thuộc về cùng một loài.

Việc cá thể hóa không chỉ có nghĩa là những  cá thể có khác nhau trong cách thức sở hữu một hoàn bị chung; nó cũng còn có nghĩa rằng một đặc điểm vốn có thể được chia sẻ bởi nhiều vật thì được ghi dấu bằng tính đơn lẻ qua việc nó là cái này hoặc cái kia. Chẳng hạn, màu trắng nói chung đã được cá thể hóa (màu trắng này) khi một mặt bằng được sơn trắng. Như vậy, mặt bằng đã tác động như một nguyên lý cá thể hóa cho hình thế “màu trắng”; nó là một yếu tố tiềm năng tiếp nhận màu trắng và, qua việc đó, thì đã đơn lẻ hóa màu trắng. Chúng ta cần ghi nhận rằng, nói cách chặt chẽ, “điều được cá thể hóa”, không phải là hữu thể (vì đây chính là một cá thể tại thân), nhưng là hình thế chung (common form), một đặc trưng được nhiều cái cùng chia sẻ.

Như chúng ta đã thấy, gốc rễ cho việc tăng bội và, do đó, cho việc cá thể hóa yếu tính, chính là chất liệu. Tuy nhiên, chất liệu cá thể hóa yếu tính theo mức độ chất liệu là đơn lẻ, có nghĩa là, chỉ theo mức độ nó được loại biệt hóa nhờ phụ thể lượng. Do đó, mới nói rằng nguyên lý cá thể hóa là chất liệu đã có lượng (quantified matter = materia quantitate signata).[3]

Phải tính đến chuyện lượng “tại thân bao gồm tư thế”, đó là “thứ tự các phần trong toàn bộ”: lượng là “cái có tư thế” (quantity “in itself includes position”, which is “the order of parts in the whole”: quantity is “that which has position”). Do đó, “nhiều đường nét có thể được nắm bắt, ngay cả khi chúng được xét nguyên nơi chúng (chứ không phải nơi một chủ thể tăng bội chúng và làm cho chúng thành đơn lẻ), vì tư thế tương đối khác biệt của các thành phần của chúng, mà tự bản chất thuộc về một đường nét, thì đã đủ để có nhiều đường nét”.[4]

Lượng khiến cho chất liệu hiện diện ở nhiều thành phần khác biệt, đem lại cho chất liệu một chiều kích trải rộng và khiến cho phần chất liệu này khác với phần kia. Những “mảnh” khác nhau của chất liệu có lượng như vậy đã cá thể hóa hình thế bản thể, giới hạn hình thế để nó là hình thế của chất liệu này chứ không phải của chất liệu kia.

Mặc dù nguyên lý đầu tiên của nó là chất liệu, việc cá thể hóa vẫn đòi hỏi đến sự can thiệp của hình thế bản thể và lượng. Chất liệu làm công việc đơn lẻ hóa bởi vì nó chịu ảnh hưởng bởi lượng, nhưng lượng là một phụ thể chỉ được đón nhận bởi một hữu thể hoàn bị, nghĩa là nảy sinh từ chất liệu trong mức độ chất liệu được hình thế làm cho thực hữu.

Do đó, tiến trình cá thể hóa có thể được phân thành ba giai đoạn, không kế tục nhau theo thời gian nhưng là đồng thời. Có ảnh hưởng hỗ tương giữa những yếu tố: chất liệu, lượng, và hình thế bản thể:

- 1/. Khi thực hữu hóa chất liệu, hình thế bản thể của một hữu thể vật thể cũng làm cho phụ thể lượng nảy sinh nơi chất liệu, vì lượng kiến tạo vật thể như vậy;

- 2/. Khi lượng đem lại chiều kích cho chất liệu, thì nó khiến cho những phần này nơi chất liệu phân biệt khỏi những phần khác, khiến cho chất liệu trở thành cá thể.[5] Nhờ những chiều kích cụ thể của nó, lượng giới hạn chất liệu để chỉ còn là chất liệu này, phân biệt khỏi mọi chất liệu khác.

- 3/. Chất liệu, một khi đã được đơn lẻ hóa nhờ lượng, thì cũng cá thể hóa hình thế của loài.

Phân tích đến cùng, chất liệu là nguyên lý tăng bội của loài, theo mức độ nó là một chủ thể phù hợp để đón nhận hình thế bản thể, vốn là hiện thế riêng của nó; nó đơn lẻ hóa hình thế theo mức độ nó được đơn lẻ hóa nhờ công hiệu của lượng. Nhưng vì điều này đòi hỏi phải có sự thực hữu hóa trước đó của chất liệu nhờ bởi hình thế (mà tự bản chất là phải đi trước chất liệu), nên Thánh Thomas Aquinas tóm lược vấn đề này bằng cách nói rằng: “tính vật thể có được nhờ hình thế, việc cá thể hóa nảy sinh nhờ chất liệu” (“given the corporeity by virtue of the form, individuation arises on account of the matter”.[6]

IV. VIỆC CÁ THỂ HÓA CÁC PHỤ THỂ  VÀ CÁC BẢN THỂ THIÊNG LIÊNG (THE INDIVIDUATION OF ACCIDENTS AND OF SPIRITUAL SUBSTANCES)

1. Các phụ thể được cá thể hóa nhờ bản thể của chúng (Accidents are individuated by their substance)

Thuật ngữ “cá thể” không những áp dụng cho các bản thể, mà còn cho các phụ thể nữa. Cá thể thì phân biệt khỏi điều phổ quát hoặc trừu tượng. Theo nghĩa này, hiển nhiên là không có một xác định phụ thể nào của một chủ thể lại là một bản chất phổ quát. Màu sắc, trọng lượng và kích cỡ đều là những thực tại đơn lẻ.

“Cần phải lưu ý rằng các phụ thể thì được cá thể hóa, không phải do chất liệu đệ nhất, nhưng do chính chủ thể của chúng, mà lúc này đã thực sự ở trong hiện thế (bản thể) (accidents are individuated, not by prime matter, but by their own subject, which is already in act (the substance), cũng giống như chuyện các hình thế bản thể được cá thể hóa bởi chất liệu đệ nhất vốn là chủ thể riêng của chúng”.[7] Rõ ràng là nguyên lý cá thể hóa thì luôn là tiềm năng có tác dụng tăng bội và giới hạn hoàn bị được tiếp nhận. Như vậy, chính bản thể, vì là chủ thể riêng của các phụ thể, nên đã cá thể hóa chúng. Chẳng hạn, cũng chỉ là một tri thức thôi nhưng lại có khác đi (diversified) và thủ đắc những đặc điểm đơn lẻ tùy theo những chủ thể chiếm hữu nó; rồi, một vật rắn và một chất lỏng thì chịu ảnh hưởng khác nhau bởi cùng một nhiệt độ môi trường chung quanh, nhiệt độ đó có một cường độ riêng biệt nơi cái này và có cường độ khác nơi cái kia.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cá thể hóa, lượng có một đặc điểm chuyên biệt vốn phân biệt nó khỏi các phụ thể khác: nhờ lượng, tất cả các phụ thể vật chất còn lại được gắn vào bản thể. Do đó, mọi phụ thể khác đều được tăng bội theo mức độ chúng chịu ảnh hưởng bởi lượng. Ví dụ, hai màu trắng có cùng cường độ phẩm tính bằng nhau chỉ có thể được tăng bội vì lẽ chúng được tiếp nhận vào nhiều thành phần khác nhau của chất liệu, và ta không thể tưởng tượng được chuyện đó trừ phi đầu óc ta đặt chúng ở hai nơi khác biệt nhau.

Việc các phụ thể bám vào bản thể nhờ lượng thì có tầm quan trọng lớn lao xét từ quan điểm thần học, vì nó giúp ta hiểu cách làm thế nào các phụ thể vốn ở trong hình Thánh Thể (eucharistic species) lại là cá biệt. Mặc dù mất đi chủ thể riêng – bánh và rượu – các phụ thể đó vẫn tiếp tục là cá biệt  qua việc bám vào lượng.

2. Các hình thế lập hữu là những cá thể tại thân (Subsistent forms are individual in themselves)

Nơi thế giới tinh thần, việc cá thể hóa hiển nhiên là không nảy sinh từ chất liệu. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản những tinh thần thuần túy trở thành những cá thể, bằng không thì tất cả chỉ còn là những thực tại trừu tượng. Vì không thể được tiếp nhận vào chất liệu vốn tăng bội hình thế, nên mỗi hình thế thiên thần đương nhiên là một yếu tính cá biệt vốn múc trọn loài của mình (each angelic form is automatically an individual essence which exhausts its entire species), tức là, không có những cá thể khác của cùng một loài, và những hoàn bị của mỗi hình thế thiên thần thì hiện diện đầy đủ nơi yếu tính cá biệt. Aristotle đã nói rằng “những vật nào không có chất liệu đều là những cá thể một cách tuyệt đối và căn cơ” (those things which have no matter are all absolutely and essentially individuals).[8]

Sau cùng, Thiên Chúa khác với mọi thụ tạo ở chỗ Ngài chính là Hiện Thế Thuần Túy (Pure Act). “Esse” của Ngài là một hoàn bị không được tiếp nhận vào bất cứ một tiềm năng nào vốn giới hạn nó. Thiên Chúa là một cá thể bởi lẽ Ngài có tính vô biên: “Hiện thế chỉ bị giới hạn bởi lẽ nó được tiếp nhận vào một thứ gì phân biệt, một tiềm năng vốn hạn chế nó. Tuy nhiên, nơi yếu tính Thiên Chúa, không có gì được tiếp nhận vào bất cứ điều gì, vì hiện thế của Ngài chính là bản chất tự hữu thần thiêng của Ngài, và điều này không xảy ra nơi bất cứ thụ tạo nào. Vì mọi thực tại ngoài Thiên Chúa đều phải đón nhận việc hiện hữu (do đó hiện hữu ấy bị giới hạn). Yếu tính Thiên Chúa thì phân biệt khỏi mọi yếu tính khác, vì yếu tính Ngài không được tiếp nhận vào bất cứ một điều gì khác”.[9]

 

 

***

SÁCH ĐỌC THÊM

1. ARISTOTLE, Metaphysica, VIII, ch. 6; De Caelo, I, ch. 9.

2. SAINT THOMAS AQUINAS, De Principio Individuationis.

3. SAINT THOMAS AQUINAS, De Natura Materiae.

 

 


[1] The principle of individuation is another central issue in metaphysics; certainly it is not a mere speculative controversy involving scholastic philosophers. It is surprising to know that even the Italian idealist Philosopher G. Gentile acknowledged its great philosophical relevance. He wrote: “it touches on an essential point in philosophy, and it is not a mere topic for an intellectual exercise, the way issues were considered by mediaeval philosophers” (Cf. Teoria generale dello Spirito come atto pure, 4th ed., Laterza 1924, p. 57).

[2]Aristotle taught that matter is the principle of multiplication of the form. “With regard to things whose form is found in matter, we know from experience that there are many of them, that there is an infinite number of beings of the same species” (De Caelo, Bk. I, ch. 9, 277b 27). Before the 13th century, this Aristotlelian doctrine was followed by Boethius and Gilbert de la Porrée. Avicenna and Averroes defended the same doctrine

[3] The commentators of St. Thomas Aquinas had various interpretations regarding the nature of the materia quantitale signata. Cajetan, and later on John of St. Thomas, identified the principle of individuation with matter inasmuch as it is the root of quantity; this mean that what causes individuation is matter in potency, that is, still devoid of the actuality of quantity. (Cf. Comm, in Summa Theo., I, q. 29, a. 1). Sylvester de Ferraris rejected that interpretation – due to the obvious divergence from St. Thomas doctrine – and affirmed together with John Capreolus that the materia quantitate signatais not prime matter alone but matter that is already with the accident quantity (Cf. Comm. In Summa Contra Gentiles, Lib. I. c. 21).

[4] St. Thomas Aquinas, Summa Contra Gentiles, Bk. IV, ch. 65.

[5]Actualized quantity can be considered as either determinate or indeterminate. In every moment of its existence an individual has some perfectly determined dimensions (a certain height, volume or weight, for example); however, this type of quantity cannot be the contributing factor for individuation, since it varies continuously. For this reason, St. Thomas Aquinas taught that the principle of individuation is matter, but under indeterminate dimensions, that is, in its “unfinished” state. This same matter makes possible the designation of a thing in time (nunc) and in place (hic), it also explains why an individual remains the same not withstanding the continuous changes that it undergoes in its dimensions.

[6] De Natura Materiae, ch 3. Scotus, Ockham, and Suarez denied that matter could be the principle of individuation. Scotus made the haecceitasthe individuating principle; by haecceitas, he meant the ultimate reality in the scale of formalities which gives the specific nature of the thing its “being this”, that is, its individual, thus denying the reality of the specific nature. Suarez, following the nominalist tradition, affirmed that “any entity is by it self the principle of individuation”. (Disp. Metaph.,disp. 5, sect. 6, no. 1). Among modern philosophers, Leibniz devoted special attention to this question. His solution followed the line of thinking of his mentor Thomasius, and fully coincided with the positions of Ockham and Suarez.

[7] St. Thomas Aquinas, De Principio Individuationis.

[8] Metaphysica, lib. VIII, c.6, 1045b 23.

[9] St. Thomas Aquinas, Quodlibetum VII, a.1, ad. 1.