TÔNG HUẤN CHRISTIFIDELES LAICI
VỀ ƠN GỌI VÀ SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN
TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ
CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
GỞI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ, TU SĨ NAM NỮ
TẤT CẢ TÍN HỮU GIÁO DÂN
Ngày 30 Tháng 12 Năm 1988
***
***
CHƯƠNG III
THẦY ĐÃ SAI CHÚNG CON RA ĐI VÀ MANG LẠI KẾT QUẢ
Tinh thần đồng trách nhiệm của Tín hữu giáo dân trong Giáo hội Truyền giáo
SỰ THÔNG HIỆP TRUYỀN GIÁO
32. Chúng ta hãy lấy lại hình ảnh Thánh Kinh của cây nho và cành nho. Nó giúp chúng ta nhận xét về sự phong phú và sức sống một cách dễ dàng tự nhiên. Các cành cây dính liền với thân cây và sống do nhựa sống của thân cây, dĩ nhiên phải sinh hoa kết quả: “Ta là cây nho, chúng con là cành. Cành nào ở trong Ta và Ta Ở trong nó, nó sẽ trổ sinh nhiều hoa trái” (Jn. 15.5). Trổ sinh hoa trái là một đòi hỏi căn bản của đời sống Kitô hữu trong Giáo Hội. Ai không trổ sinh hoa trái thì không Ở trong sự hiệp thông: “Bất cứ cành nào ở trong Ta mà không trổ sinh hoa trái, (Cha Ta) sế chặt nó đi” (Jn. 15.2).
Thông hiệp với Chúa Giêsu, nguồn hiệp thông giữa các Kitô-hũu với nhau, là một điều kiện không thể không có để trổ sinh hoa trái: “Ngoài Ta, chúng con không thể làm được gì,, (Jn. 15.5). Và sự hiệp thông với tha nhân là hoa trái đẹp nhất của cành nho. Đó là ơn của Đức Kitô và của Thánh Thần Ngài.
Sự thông hiệp phát sinh hơp nhất và bản chất nó là hiệp thông truyền giáo. Vì Chúa Giẽsu đã nói với môn đệ Ngài rằng: “Không phải các con chọn Thầy, chính Thầy đã tuyển chọn các con và sai các con đi mang lại kêt quả và để kết qủa âý tồn tại” (Jn.15.16).
Sự hiệp thông và việc truyền giáo gắn liền với nhau, xâm nhập và quấn quít nhau và đã trở nên như nguồn mạch, và là hoa trái của việc truyền giáo. Hiệp thông là truyền giáo, và truyền giáo có mục đích thể hiện sự hiệp thông. Chính một Chúa Thánh Thần kêu gọi và hiệp nhất Giáo Hội và sai Giáo Hội đi rao giảng Phúc âm “khắp trên mặt đất” (Acts. 1:8). Còn Giáo Hội, Giáo Hội biết sự hiệp thông là ơn Chúa, nó có sứ mệnh đôí với mọi người. Như thế Giáo Hội cam thấy mắc nợ đã nhận lãnh từ Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban tràn đức ái của Chúa Cha trong lòng các kẻ tin tưởng, là sức mạnh nôí kết bên trong và cũng là sức mạnh bành trướng bên ngoài. Sứ mệnh của Giáo Hội nằm ngay trong bản tính của mình như Chúa Kitô đã muốn: đó là sứ mệnh phải trở nên “dấu chỉ và phương thế… làm cho toàn thể nhân loại được hợp nhất.” (120) Sứ mệnh này có mục đích làm cho mọi người biết và sống sự hiệp thông “mới”; sự hiệp thông đí vào lịch sử thế giới nhờ con Thiên Chúa làm người. Chính theo nghĩa này, Thánh Gioan Thánh Sử đã minh định một cách quyết liệt cứu cánh “hạnh phúc” mà sứ mệnh Giáo Hội phải đạt tới: “Điều mà chúng tôi đã chiêm ngường, đã nghe thấy, chúng tôi đã loan truyền cho anh em, để anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi. Và chúng tôi, chúng tôi được hiệp thông với Chúa Cha và với Con Ngài là Đức Giêsu Kitô” (1 Jn. 1:3).
Cũng trong sứ mệnh của Giáo Hội, Chúa đã giao phó cho người tín hữu giáo dân, trong sự thông hiệp tất cả các thành phần của Dân Chúa, một phần trách nhiệm rất lớn. Các Nghị Phụ Công Đồng Vaticanô II đã ý thức rõ ràng về việc này: “Các chủ chăn biết rõ giáo dân giúp ích rất nhiều cho toàn thể Giáo Hội. Các Ngài biết rằng Chúa Kitô không đặt các Ngài lên để một mình lãnh lấy tất cả sứ mệnh cứu độ của Giáo Hội đôí với thế giới, nhưng nhiệm vụ cao cả của các Ngài là hướng dẫn tín hữu và nhận biết các phận sự và ơn sủng riêng của họ, để mọi người cùng góp phần vào công cuộc chung, tùy theo cách thức của họ trong sự hơp nhất “. (121) Tiêp theo trong Thượng Hội Đồng Giám Mục, sự xác tín của các Ngài về vấn đề này được nhắc lại một cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa.
RAO TRUYỀN PHÚC ÂM
33. Các tín hữu giáo dân, vì thuộc thành phần của Giáo Hội nên được mời gọi và nhận lãnh sứ mệnh rao truyền Phúc âm: Họ đã được chuẩn bị để dấn thân chu toàn hoạt động này bằng các Bí Tích của đời sống Kitô hữu và ơn Chúa Thánh Thần.
Một văn bản rõ ràng và súc tích của Công Đồng Vaticanô II nói: “Giáo dân góp phần tích cực vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, nhờ được tham dự vào chức vụ của Chúa Kitô là tư tế, tiên tri và là vua… Được nuôi dưỡng nhờ tham dự vào đời sống phụng vụ của cộng đoàn, chính họ nhiệt thành góp phần vào những hoạt động tông đồ của chính cộng đoàn đó; họ đem những người có lẽ đang xa lạc trở về với Giáo Hội. Họ cộng tác đắc lực vào việc rao truyền Lời Chúa, nhất là bằng việc dạy giáo lý. Họ đem khả năng của mình làm cho việc coi sóc các hnh hồn, và cả việc quản trị tài sản của Gìáo Hội sinh hiệu qủa hơn”.(122)
Tất cả sứ mệnh của Giáo Hội quy tụ và biểu dương trong việc rao truyền Phúc âm. Con đường lịch sứ của Giáo Hội được ơn Chúa che chở và đi theo mệnh lệnh của Đức Giêsu Kitô: “Chúng con hãy đi khắp thế giới, rao giảng Tin Mừng cho mọi người”. (Mk.16. 15) “Và Thầy sẽ ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thê” (Mt. 28.20). Đức Phaolô VI lại viết: “Rao truyền Phúc âm, đó là ân sủng và là lời mời gọi riêng của Giáo Hội, là bản tính sâu xa của Giáo Hội.” (123)
Nhờ rao giảng Phúc âm, Giáo Hội được xây dựng và trở thành cộng đồng Đức Tin, nói rõ hơn là trở thành cộng đồng của một Đức tin bằng Lời Chúa, một Đức Tin cử hành trong các Bí Tích và sống trong Đức ái là linh hồn của đời sống luân lý Kitô-hữu. Vì “tin mừng” thức tỉnh con người trong cuộc sống, sự ăn năn trở lại và kết hơp với Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế và Chúa tể; chuẩn bị cho con người nhận lãnh phép Rửa Tội, phép Thánh Thể và trở nên vững chắc khi quyết tâm thể hiện một đời sống mới theo ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần.
Mệnh lệnh của Chúa “Chúng con hãy đi và rao giảng Phúc âm”, chắc chắn vẫn luôn giữ giá trị linh động và cần phải được thi hành. Tình thế hiện tại của thế giới cũng như của nhiều địa hạt trong Giáo Hội, càng đòi hỏi lời Đức Kitô phải được tuần theo một cách sẵn sàng, mau chóng, và đại độ Mỗi người được gọi nêng và không ai được quyền từ chối trả lời : “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc âm” (1 Cor. 9:16).
Đã đến giờ phải đổi mới việc rao giảng Phúc âm
34. Có những nước, những quốc gia xưa kia hoàn toàn Công giáo và đời sống Kitô hữu rất nhiệt thành, từng nẩy sinh những cộng đồng Đức Tin sống động và linh hoạt; nhưng ngày nay lại bị thử thách trầm trọng và có khi lại bị biến đổi tận gốc rễ vì các học thuyết vô thần, tình trạng tục hóa và vô đạo. Nhất là những nước, những quốc gia được gọi là Nhất Thế Giới, nơi đó con người chỉ biết hưởng thụ và chạy đua tiêu thụ, mặc dầu bên cạnh họ còn có những tình trạng nghèo đói và khốn cùng ghê gớm; họ sống một đời sống “như thể không có Thiên Chúa”. Trước tình trạng thờ ơ đôi với tôn giáo và coi rẻ Thiên Chúa một cách trầm trọng của cuộc sống, còn đáng lo ngại và nguy hại hơn cả học thuyết vô thần. Đức Tin Công Giáo mặc dầu còn được giứ lại trong những nghi lễ cổ truyền, cũng đang từ từ bị loại bỏ khỏi những giờ phút rất nghiêm trọng của đời sống như lúc sinh sản, khi gặp đau khổ, và giờ phút lìa đời. Do đó, có những vấn đề và những bí ẩn ghê gớm chưa giải đáp được và con người ngày nay cảm thấy thất vọng ê chề, hoặc có khi bị cám dỗ tiêu diệt sự sống đã tạo nên.
Ngược lại, tại nhiều nước, nhiều quốc gia tuy còn bảo tồn được truyền thống đạo đức sống động và tâm tình Công giáo, nhưng gia sản luân lý thiêng liêng ấy cũng đang bị nguy cơ biên dần vì nhiều ảnh hưởng xấu, nhất là ảnh hưởng phong trào tục hóa và các giáo phái đang lan tràn khắp nơi. Chỉ có cách đổi mới việc truyền bá Phúc âm mới bảo đảm được Đức Tin trưởng thành, sáng suốt và sâu xa, có khả năng làm cho những truyền thống ấy trở thành một sức mạnh tự do thật.
Chắc chắn rằng việc tái lập cho xã hội loài người một cơ cấu căn bản Công Giáo là việc làm cấp bách. Nhưng đìêu kiện tiên quyết, là phải tái lập cơ cấu căn bản của cộng đồng Giáo Hội đang sống trong các nước, các quốc gia ấy.
Ngày nay, người tín hữu giáo dân nhờ tham gia vào chức vụ rao giảng của Chúa Kitô, nên được dấn thân đầy đủ vào công việc này của Giáo Hội. Đặc biệt họ phải chứng tỏ cho mọi người biết là chỉ có Đức Tin mới có câu trả lời đáng giá cho các ván đề, cho niềm hy vọng do cuộc sống tạo nên cho mọi người và cho xã hội, một câu trả lời mà mọi người nhiều hay ít đang thoáng thấy xa xa và chờ đợi. Điều này có thể thực hiện được nếu người tín hữu giáo dân thắng vượt tình trạng chia rẽ giữa Phúc âm với đời sống, nghĩa là biết tạo nên trong các hoạt động thường ngày, trong gia đình, nơi sở làm, trong xã hội, sự hiệp nhất theo tinh thần Phúc âm và nhờ sức mạnh của Phúc âm để thực hiện.
Một lần nữa Ta lập lại với tất cả mọi người đang sống thời đại hôm nay, tiếng kêu cầu tha thiết khi Ta khai mạc đời phục vụ các linh hồn của Ta: “Các con đừng sợ, các con hãy mở, hãy mở rộng cửa cho Đức Kitô! Ngài là Đáng cứu độ quyền năng, các con hãy mở rộng cho Ngài biên giới quốc gia, các hệ thống kinh tế chính trị, các lãnh vực mênh mông của văn hóa, của văn minh, của phát triển. Các con đừng sợi Đức Kitô biết rõ “tất cả những gì đang ầp ủ trong lòng người”. Chỉ có Ngài mới biết được mà thôi. Hôm nay, nhiều lần con người không biết được những gì họ đang mang trong mình, họ đang ấp ủ tận đáy lòng, trong thâm cung của linh hồn mình. Vì thế nên họ không rõ được ý nghĩa cuộc sống trần gian. Họ bị ám ảnh nghi ngờ rồi đâm ra thất vọng. Ta yêu cầu các con, Ta van nài các con với tất cả lòng khiêm nhượng và cậy trông, các con hãy cho phép Đức Kitô nói với các con. Chỉ có Ngài mới có lời ban sự sống. Phải, chỉ có Ngài mới có lời hằng sống.” (124)
Mở rộng cửa cho Chúa Kitô, đón rước Ngài vào cuộc sống riêng tư của mình, làm như vậy con người không bị một điều gì đe dọa. Trái lại, đây là con đường độc lộ phải đi qua nếu chúng ta muốn nhìn nhận tất cả sự thực về con người và tôn vinh các giá trị của nó.
Người tín hữu giáo dân biết đem Phúc âm vào đời sống nghĩa vụ hằng ngày đó là chứng tá đẹp nhất và hữu hiệu nhất, để cho mọi người thấy rằng không phải sợ hãi, mà là tìm kiếm Đức Kitô, để bám chặt lấy Ngài, là yếu tố quyết định cho con người được sống và trưởng thành, và để tạo nên những mẫu sống phù hợp với phẩm giá con người.
Con người được Thiên Chúa yêu thương! Đó là điều rất đơn giản và cũng là rất táo bạo mà Giáo Hội phải loan truyền cho mọi người. Lời nói và đời sống của mỗi người Kitô hữu phải là dư âm của sứ điệp này: Thiên Chúa yêu thương con. Đức Kitô đã đến vì con, vì con mà Đức Kitô trở nên “Đường, Sự Thật và Sự Sống” (Jn. 14:6).
Việc rao giảng Phúc âm không phải chỉ cho từng người, mà cho toàn thể các dân tộc tùy theo tình trạng, cảnh vực và văn hóa riêng của họ. Mục đích là cố ý tạo nên sự thông hiệp Giáo Hội trưởng thành, nghĩa là sống Đức Tin, là theo sát con người của Chúa Kitô và Phúc âm của Ngài, là gặp gỡ và hiệp thông với Ngài nhờ các Bí Tích, là sống Bác ái và phục vụ. Đó là ý nghĩa nguyên thủy của Đức Tin.
Vai trò của tín hữu giáo dân là tạo nên những cộng đồng Giáo Hội, không phải chỉ bằng cách tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm vào đời sống cộng đồng, một việc chúng ta không thể thay thế được, mà còn bằng cách hăng say làm việc tông đồ cho nhứng người chưa có Đức Tin hoặc không sống theo Đức Tin đã nhán lãnh trong phép Rửa Tội.
Đối với các thế hệ trẻ, người tín hữu giáo dân còn phải đóng góp, một sự đóng góp quý giá cần thiết hơn bao giờ hết, là cố gắng dạy giáo lý cho họ. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tỏ lòng biết ơn công việc của các người dạy giáo lý, nhìn nhận “vai trò của họ rất có giá trị trong việc làm cho các cộng đồng Giáo Hội thêm sức sống” (125) Các bậc phụ huynh Công Giáo nhờ phép Hôn Phối đã trở nên những người dạy giáo lý trước hết cho con cái không ai thay thế được. Nhưng tất cả chúng ta đồng thời cũng phải xác tín là mọi người đã chịu phép Rửa Tội đều có “quyền lợi” phải được dạy dỗ, được giáo dục, và được theo dõi trong Đức Tin và trong đời sống Công Giáo.
Chúng con hãy đi khắp thế giới
35. Trong khi nhận xét và kinh nghiệm tình trạng khẩn cấp thúc đẩy phải rao giảng Phúc âm theo một đường lôí mới, Giáo Hội không thể tránh né sứ mệnh thường trực của mình là đem Phúc âm đên cho từng triệu triệu ngườí cả nam lẫn nữ chưa nhận biết Chúa Kitô, Đâng Cứu Rỗi con người. Đó là công việc đặc biệt truyền giáo mà Đức Kitô đã trao phó và còn trao phó mỗi ngày cho Giáo Hội.
Công việc của các tín hữu giáo dân, mặc dầu luôn luôn đã đóng góp trong phạm vi này, nhưng ở giai đoạn này lại cần thiết và quý giá hơn. Thực ra, mệnh lệnh của Chúa “Chúng con hãy đi khắp thế giới” – vẫn có những giáo dân đại độ hưởng ứng; họ sẵn sàng từ bỏ nơi sinh sống của mình, bỏ công việc, bỏ làng xóm quê hương để lao mình vào các xứ truyền giáo, ít nữa trong một thời gian hạn định – cũng có những cặp vợ chồng Công Giáo theo gương ông bà Aquila và Priscilla xưa (Acts. 18, Rom. 16.3) đã nêu gương chứng nhân tình yêu say sưa đôí với Chúa Kitô và Giáo Hội bằng đời sống hy sinh trong các xứ truyền giáo. Ngoài ra còn có sự hiện diện truyền giáo đích thực khác do những người Kitô hữu vì nhiều lý do phải sống làm chứng Đức Tin trong các nước hay những nơi Giáo Hội chưa được thiết lập.
Nhưng ngày nay vấn đề truyền giáo của Giáo Hội đã trở nên quá rộng lớn và khẩn thiết, vì thế chỉ khi nào tất cả mọi thành phần Giáo Hội từng cá nhân hay từng nhóm đồng liên đới chịu trách nhiệm trong việc truyền giáo, mới có hy vọng đem lại kết qủa mỹ mãn.
Lời mời gọi của Công Đồng Vaticanô II kêu cầu các Giáo Hội địa phương vẫn còn nguyên giá trị: “Vì Giáo Hội địa phương có nhiệm vụ phản ảnh Giáo Hội hoàn vũ một cách hết sức hoàn hảo, nên phải thành thực nhận định mình cũng được sai tới những kẻ chưa tin Chúa Kitô” . (126)
Giáo Hội hôm nay phải tiến tới trong việc rao truyền Phúc âm, phải bước vào một giai đoạn lịch sử mới của tiềm thức truyền giáo. Trong một thế giới không còn khoảng cách và ngày càng trở nên nhỏ bé, các cộng đồng Giáo Hội càng phải hơp nhất với nhau và cùng nhau dấn thân trong cùng một sứ mệnh độc nhất là rao truyền và sống Phúc âm. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố. “Các Giáo Hội trẻ cần sức mạnh của các Giáo Hội trưởng thành, và đồng thời các Giáo Hội này cũng cần chứng tá và sự thúc đẩy của các Giáo Hội trẻ; như thế Giáo Hội này hưởng nhờ kho tàng của các Giáo Hội kia”.(127)
Trong giai đoạn mới này, việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương cũng như đào tạo hàng giáo dân trưởng thành và có tinh thần trách nhiệm, đôí với các Giáo Hội trẻ, là môt yếu tố cơ bản và cần thiết cho việc thiết lập Giáo Hội. (128) Và như thế các cộng đồng đã nhận được Phúc âm lại rao truyền cho các nước khác trên thế giới để đáp lại sứ mệnh rao giảng Tin Mừng của Chúa Kitô và làm chứng nhân.
Các tín hữu giáo dân nhờ gương sáng và hoạt động của mình có thể cải thiện được những môí tương giao với các tín đồ thuộc các tôn giáo bạn như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã lưu ý: “Ngày nay Giáo Hội hoạt động khắp nơi giứa những người theo tôn giáo khác nhau… Tất cả các tín hữu, nhất là giáo dân đang sống giữa các dân tộc theo tôn giáo khác hoặc ở trong nước mình cư ngụ, các giáo dân này phải trở nên chứng nhân cho Chúa và Giáo Hội đôí với người dân bản xứ một cách thích nghi với hoàn cảnh sống riêng biệt. Việc đôí thoại giữa các tôn giáo rất quan trọng vì nhờ đó họ biết yêu thương và kính trọng nhau, hay ít nữa xóa bỏ xoa dịu các thiên kiến giữa các tín đồ các đạo, và cổ võ được sự hiệp nhất và tình bằng hứu giũa các dân tộc (129)
Muốn Phúc-âm-hóa các dân tộc, cần phải có các tông đồ. Muốn thế, tất cả chúng ta, bắt nguồn từ các gia đình công giáo, chúng ta phải ý thức trách nhiệm của chúng ta là tìm cách làm nẩy nở và chín mùi ơn kêu gọi, đặc biệt ơn thừa sai, bằng lời cầu nguyện, theo lời Chúa Giêsu dạy: “Lúa chín đầy đồng, thợ gặt lại ít. Chúng con hãy cầu xin Chủ Nhà sai thêm thợ gặt” (Mt. 9:37-38).
SỐNG PHÚC ÂM BẰNG CÁCH PHỤC VỤ CON NGUỜl VÀ XÃ HỘl
36. Giáo Hội vừa nhận lãnh vừa loan truyền Phúc âm trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần; như thế Giáo Hội trở nên một cộng đồng được phúc-âm-hóa, đồng thời phúc-âm-hóa kẻ khác, và trở nên đầy tớ của mọi người. Trong Giáo Hội các tín hữu giáo dân tham gia vào sứ mệnh phục vụ con người và xã hội. Cùng đích cao cả của Giáo Hội là Nước Thiên Chúa; Giáo Hội là “hạt giống và là khởi điểm của Nước Thiên Chúa trên mặt đất”,(130) vì thế Giáo Hội hoàn toàn tận hiến để làm vinh danh Chúa Cha. Nhưng Nước Chúa là nguồn mạch giải phóng toàn diện và cứu độ của mọi người. Giáo Hội tiến bước với con người và sống với lịch sử con người trong một tình liên đới toàn diện và thân mật.
Giáo Hội đã nhận lãnh trọng trách biểu lộ cho thế giới Mầu Nhiệm Thiên Chúa sáng chói trong Đức Giêsu Kitô, thì đồng thời Giáo Hội cũng mặc khải con người cho con người, dạy họ biết ý nghĩa cuộc sống, và bày tỏ cho con người biết chân lý toàn diện và về vận mạng của Giáo Hội.(131) Theo viễn tượng này, vì có sứ mạng rao giảng Phúc âm, nên Giáo Hội được gọi để phục vụ con người. Việc phục vụ này bắt nguồn từ sự kiện lạ lùng và chấn động là “Con Thiên Chúa đã nhập thể và kết hợp với mọi người “. (132) Vì thế con người “là con đường thứ nhất Giáo Hội phải theo để hoàn thành sứ mệnh của mình: Là con đường căn bản thứ nhất của Giáo Hội, đã được Chúa Kitô vạch ra, con đường xuyên qua Mầu Nhiệm Nhập Thể Yà cứu chuộc.” (133)
Theo ý nghĩa này, mà Công Đồng Vaticanô II đã đề cập đên nhiều lần trong nhiều văn kiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ. Chúng ta hãy đọc lại bản văn đặc biệt ý nghĩa của Hiên Chế Vui Mừng và Hy Vọng: “Trong khi theo đuổi mục đích cứu rỗi cá biệt của mình, Giáo Hội không phải chỉ truyền thông sự sống Thiên Chúa cho con người, nhưng còn chiêú giãi ánh sáng đời sống ấy trên toàn thế giới. Giáo Hội làm công việc này trước hết bằng cách chữa trị và nâng cao phẩm giá nhân vị, củng cố tình đoàn kết xã hội nhân loạì, và thấm nhuần cho hoạt động thường nhật của con người một chiều hướng và một ý nghĩa sâu xa hơn. Như thế nhờ từng phần tử và tất cả cộng đoàn, Giáo Hội tin tưởng có thể đóng góp nhiều vào việc biên đổi gia đình nhân loại và lịch sử của nó để trở thành nhân đạo hơn”. (134)
Trong việc đóng góp này cho gia đình nhân loại mà Giáo Hộì phải chịu trách nhiệm, các tín hữu giáo dân chiếm một chỗ đứng đặc biệt, lý do là “đặc tính trần thê” của họ bắt buộc họ dấn thân “đem đạo vào đời” theo cách thế cá biệt của họ mà không ai thay thế được.
Thăng tiến phẩm giá con người
37. Khám phá và giúp khám phá phẩm giá bất khả xâm phạm của mọi con người, đó là bổn phận chính yếu, là trung tâm căn bản có mãnh lực hiệp nhất mà Giáo Hội và con cái của Giáo Hội được kêu gọi để chu toàn đôí với gia đình nhân loại
Trong các thụ tạo trên mặt đất, chỉ có con người là “một nhân vị, một chủ thể hiểu biết và tự do”, và vì thế nó là “trung tâm điểm và là cao điểm” của tất cả tạo vật khác sống trên mặt đất. (135)
Phẩm giá nhân vị là tài sản quý hóa nhất của con người, nhờ đó mà nó trổi vượt trên cả thế giới vật chất này. Lời của Chúa Giêsu phán: “Được lợi lãi cả thế gian mà phải mất linh hồn nào có ích chi?” (Mk. 8:36), hàm chứa một lời qủa quyết rõ ràng và đầy khích lệ. Giá trị con người không chủ tại nơi tài sản nó có, cho dù nó chiếm hữu trọn cả thế giới này, nhưng chủ tại nơi “bản chất” của nó. Của cải thế gian không đáng giá bằng của cải nhân vị vì nhân vị chính là của đáng quý.
Nếu chúng ta nhìn phẩm giá con người từ nguồn gốc và vận mạng của nó, chúng ta sẽ thấy nó rực rỡ sáng chói: Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và được Máu châu báu của Chúa Kitô Cứu Chuộc nên nó được kêu gọi trở thành “Những người con trong Đức Chúa Con ” và trở nên đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần, và được hưởng sự sống dời đời thông hiệp hạnh phúc với Thiên Chúa. Vì lý do này nên mọi xúc phạm đến nhân phẩm con người đều bị báo oán trước mặt Thiên Chúa và là sự xúc phạm đên Đấng Tạo Hoá đã dựng nên con người.
Nhờ có nhân phẩm, con người luôn luôn tự nó là một giá trị cho chính nó, và nó phải được nhìn nhận và đôí xử với giá trị ấy, ngược lại, nó không thể bị nhìn nhận và đôí xử như một vật để xử dụng, một phương tíện, hay một đồ vật
Chính nhân phẩm con người là nền tảng của sư bình đẳng với nhau. Bởi đó tuyệt đôí phải loại bỏ tất cả mọi hình thức kv thị. Tiếc thay, nạn kỳ thị đã và vẫn tiếp tục chia rẽ và làm ô nhục gia đình nhân loại, nào là kỳ thị chủng tộc, kỳ thị kinh tế, kỳ thị xã hội, kỳ thị văn hoá, kỳ thị chính trị, kỳ thị địa dư… Mỗi hình thức kỳ thị là một sự bất công không thể chấp nhận, không phải vì nó tạo nên những căng thẳng, những tranh chấp xã hội, nhưng vì nó làm nhục cho phẩm giá con người: không chỉ phẩm giá của nạn nhân bị nhục, mà phẩm giá của thủ phạm lạí càng bị hổ nhục hơn.
Phám giá con người không chỉ là nền tảng của sự bình đẳng giữa mọi người , nó còn là nền móng của việc tham gia và liên đới giữa con người với nhau: Đôí thoại và thông cảm được bắt nguồn từ bản tính con ngừơi, chứ không phải do cái con người “có”.
Nhân phẩm là một tư sản không thể hủy diệt của mọi người. Lời qủa quyết này có một sức mạnh phi thường, nó dựa trên đặc tính thuần nhất không thay thế được của mọi nhân vị. Vì đó, mà con người đã chống lại một cách bất khuất tất cả mọi toan tính đè bẹp, tiêu diệt họ bằng cách đặt họ vào tình trạng vô danh của tập thể, của thể chê, của cơ cấu hay hệ thông. Nhân vị trong cá tính của nó không phải là một con số, nó cũng không phải là một vòng tròn trong một dây xích, hay một bánh xe trong một hệ thống. Lời qủa quyết căn bản và đầy ý nghĩa về giá trị của con người đã thể hiện bởi con Thiên Chúa khi Ngài nhập thể trong cung lòng của một trinh nữ. Lễ Giáng Sinh luôn luôn nhắc nhở chúng ta về lời qủa quyết này. (136)
Tôn trọng quyền sống bất khả xâm phạm
38. Sự nhìn nhận nhân phẩm con ngườl đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng, bênh vực và thăng tiến các quyền lợi của con người . Đáy là quyền tự nhiên, phổ quát và bất khả xâm phạm. Không một ai, cho dù là cá nhân, đoàn thể, ngay cả quyền bính quốc gia, không một ai có thể sửa đổi và càng không thể loại bỏ các quyền lợi ấy, vì nó từ Thiên Chúa mà đến.
Bản chất bất khả xâm phạm của nhân vị này là phản ảnh của bản chất không thể xúc phạm tuyệt đôi của Thiên Chúa; và vì thế không ai có thể phạm đến mạng sống con người. Nói đến nhân quyền, thí dụ quyền được sức khỏe, quyền có chỗ ở, có việc làm, quyền lập gia đình, quyền học hành, nhưng thật sai lầm và hảo huyền khi nói đến nhân quyền như người ta thường nói, mà lại không cương quyết bênh vực quyền sống như một quyền lợi bậc nhất, vì nó là nguồn gốc và điều kiện cho tất cả mọi quyền lợi khác của con người.
Giáo Hội không bao giờ chịu bó tay trước bất cứ xâm phạm nào đên quyền sống là quyền của mọi người, dù bởi tư nhân hay chính quyền. Chủ thể của quyền lợi ấy, chính là con người, con người ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống từ lúc mới được thụ thai cho đên khi tắt thở; và trong tất cả mọi trạng thái khỏe mạnh cũng như bệnh tật, lành mạnh cũng như tàn phế, giàu có cũng như nghèo hèn. Công Đồng Vaticanô II đã mạnh dạn nói lên: ” Tất cả những gì đôl nghịch với sự sống như giết người dưới bất cứ hình thức nào, diệt chủng, phá thai, giết chết cách êm díu, hoặc tự ý tự tử; tất cả những gì xâm phạm đến sự toàn vẹn của nhân vị con người, như cắt bỏ một phần thân thể, hành hạ thân xác hoặc tâm trí, làm áp lực tâm lý; tất cả những gì xúc phạm đến nhân phẩm, như những cảnh sống thấp kém dưới mức độ phải có của con người, giam cầm vô cớ, lưu đày, nô lệ, mãi dâm, buôn bán phụ nứ và trẻ con; kể cả những tình trạng lao động khiến cho nhân công hoàn toàn trở thành công cụ cho lợi lộc, chứ không được coi như con người tự do và có trách nhiệm; tất cả nhứng điều nói trên và những điều tương tự đều được coi là tội lỗi. Trong khi làm thôí nát nền văn minh nhân loại, tất cả nhứng điều trên lại trở thành nguy hại cho chính những kẻ chủ động hơn là đối với những người chịu sự thiệt thòi đó. Hơn nữa nó còn xúc phạm nặng nề đến danh dự của Đấng Tạo Hóa.” (137)
Nếu mỗi người chúng ta đều có sứ mệnh và trách nhiệm nhìn nhận nhân phẩm của con người và bênh vực quyền sống của con người, thì đồng thời có một số tín hữu giáo dân được kêu gọi làm việc này với một tước hiệu nêng biệt: đó là các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, bác sĩ và y tá, và tất cả những ai nắm quyền kinh tế và chính trị.
Khi đón tiếp với một lòng yêu mến và đại độ tất cả mọi người, nhất là những người thất thế và đau yếu, Giáo Hội hôm nay đang sống thời điểm quan trọng nhất của sứ mạng mình, một sứ mạng càng khẩn thiết vì mỗi ngày con người càng chạy theo cái gọi là Văn hóa chết. Bởi vì, “Giáo Hội tin chắc chắn rằng sự sống con người, cho dù là yếu đau bệnh tật, luôn luôn vẫn là một ơn lạ lùng của lòng từ bi Thiên Chúa. Để chống với tính ích kỷ và bi quan đang ám ảnh thế giới, Giáo Hội bênh vực sự sống và trong mỗi mạng sống con người, Giáo Hội biết khám phá ra sự sáng chói của tiếng “Vâng” tiếng “Amen” là chính Đức Kitô (2 Cor.1:19, Ap.3:14). Để đáp lại tiếng “không” đang xâm chiếm và gieo sầu khổ cho con người và thế giới, Giáo Hội nói “có” sống động, và như thế Giáo Hội bênh vực con người và thế giới chống lại với những kẻ đe dọa và phạm đến sự sống”. (138) Người tín hữu giáo dân, hoặc vì ơn gọi hay vì nghề nghiệp, phải trực tiếp chịu trách nhiệm đón nhận sự sống, phải làm cho tiếng “Vâng” của Giáo Hội chấp nhận sự sống, được thực hiện một cách có hiệu quả.
Nhờ sự phát tnển mau lẹ của các ngành sinh-vật-học và y-khoa, song song với tiến bộ lạ lùng của khoa học, hiện giờ chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn nạn mới vì con người có khả năng làm những điều mới lạ đối với sự sống con người. Con người thời nay, không những có khả năng “quan sát”, hơn nữa còn có thể nghiên cứu cách kiểm soát sự sống con người ngay từ giây phút đầu tiên và qua các giai đoạn phát triển của nó.
Lương tâm luân lý của nhân loại không thể đứng nhìn như kẻ bàng quan trước những bước tiến dài do một quyền lợi kỹ thuật ngày càng thao túng trong lãnh vực truyền sinh, và trong những giai đoạn đầu của sự phát triển nhân vị con người.
Có lẽ ngày nay hơn bao giời hết trong địa hạt này, sự khôn ngoan là cái neo cứu rỗi độc nhất để con người trong công cuộc sưu tầm khoa học và áp dụng có thể hành động theo lý trí và tình thương, nghĩa là biết tôn trọng nhân phẩm bất khả xâm phạm của con người ngay từ buổi đầu cuộc sống của nó. Muốn được như vậy, khoa học và kỹ thuật với những phương tiện hơp pháp, phải dấn thân bênh vực sự sống và chữa trị các bệnh tật ngay từ ban đầu, và từ chối – vì danh dự của công trình khảo cứu – không can thiệp cách nào để đưa đến hậu quả biến đổi khả năng sinh sản của cá nhân và của nhân loại. (139)
Các tín hữu giáo dân vì chức nghiệp trên nhiều phương diện phải dần thần trong lãnh vực khoa học hay kỹ thuật, cũng như những lãnh vực y khoa, xã hội, lập pháp hay kinh tế, tất cả phải có can đảm đón nhận “sự thách thức” do các vấn đề mới của nền luân lý sự sống gây ra. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã quả quyết: “Người Kitô hữu phải thi hành trách nhiệm như chủ nhân chứ không phải như nô lệ của khoa học và kỹ thuật. Trong viễn tượng “thách đô” về luân lý tung ra do quyền năng ghê gớm của kỹ thuật mới, đang đe dọa không nhứng các quyền lợi căn bản của con người, mà ngay cả bản chất sự sống của nhân loại. Người giáo dân, nhờ sự giúp đỡ của toàn thể Giáo Hội, phải nhận lấy trọng trách để làm cho văn hoá giữ được các nguyên tắc của một nền nhân bản xác thực nguyên vẹn; như thế việc cổ võ và bênh vực nhân quyền mới có được một nền móng đầy sinh lực và vững chãi ngay trong bản chất của nó. một bản chất đã được mặc khải cho con người qua Phúc ấm. (140)
Ngày nay là lúc cấp bách mọi người phải tỉnh thức trước hiện tượng tập trung quyền lực kỹ thuật. Vì sự tập trung này có dụng ý tráo trở không những bản chất của sự sống mà ngay cả nội tại của lương tám con người và cách sống của nó, khiến cho việc kỳ thị và khinh rẻ nhiều dân tộc trở thành trầm trọng.
Tự do kêu cầu Danh Chúa
39. Tôn trọng phẩm giá con người đó là bênh vực và cổ võ tôn trọng nhân quyền, và đồng thời đòi hỏi phải nhìn nhận phạm vi tôn giáo của con người. Đây không chỉ đơn giản là một đòi hỏi “tín ngưỡng”, nhưng là một đòi hỏi tự nó không thể bị tiêu diệt của thực thể con người. Mối liên quan với Thiên Chúa là một yêú tố cấu tạo nên “bản chất” và “cuộc sống” con người: Chính trong Thiên Chúa mà “chúng ta được sống, được cử động và được hiện hữư’ (Acts. 17:28) . Nếu không phải mọi người đều chấp nhận chân lý, thì ít nữa ai chấp nhận đều có quyền buộc kẻ khác phải tôn trọng Đức Tin của họ, tôn trọng sự lựa chọn đời sống của họ, hoặc cá nhân hay đoàn thể. Đó là quyền tự do lương tâm và tự do tôn giáo, công nhận quyền lợi này là cả một lợi ích cao cả nhất và là một trong những bổn phận nặng nề nhất của mỗi dân tộc, nếu dân tộc này muốn bảo đảm lợi ích của cá nhân và của xã hội: “Tự do tôn giáo, một đòi hỏi không thể phá hủy được của phẩm giá con người, là viên đá góc để xây dựng toà nhà nhân quyền, và là một yếu tố không thể thay thế được của lợi ích con người và xã hội, và làm cho con người được phát triển toàn vẹn. Bởi đó tự do tuyên xưng và hành đạo của cá nhân hay của cộng đồng là một yếu tố căn bản để con người chung sống hoà bình… Quyền tự do tôn giáo về mặt dân luật và xã hội, vì nó thuộc phạm vi thâm sâu của tinh thần, nên nó là điểm tham chiếu, một cách nào đó, nó trở nên thước đo lường của các quyền lợi căn bản khác”.(141)
Thượng Hội Đồng Giám Mục đã không lãng quên một số đông các anh chị em chưa được hưởng quyền tự do và đang phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, với nạn bỏ rơi, với đau khổ và bắt bớ, và có khi phải chết vì Đức Tin. Một số đông trong họ là giáo dân Truyền bá Phúc âm và làm chứng nhân đời sống Công Giáo trong đau khổ và tử đạo, đó là tột đỉnh của việc tông đồ của các môn đệ Chúa Kitô, cũng như tình yêu của Chúa Giêsu đến hy sinh mạng sống phát sinh nguồn mạch đầy sức sống lạ thường để xây dựng Giáo Hội. Cây nho thần bí như thế tỏ ra rất đầy sinh khí như Thánh Augustinô nói: “Cây nho này như các Tiên Tri và chính Chúa đã loan báo trước, tỏa ra trên khắp thế giới cành cây của nó nặng trĩu hoa trái và nó ngày càng thêm sinh lực nếu càng được tưới thêm bằng máu tử đạo. (142)
Toàn thể Giáo Hội hết lòng biết ơn về thí dụ và ơn này. Kitô-hữu đã hy sinh mạng sống để đem lại một lý do đổi mới nghị lực đời sống thánh thiện và tông đồ. Vì thế các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhận thấy có bổn phận cách riêng “phải cám ơn các người giáo dân đang sống kiên cường chứng nhân Đức Tin, trung thành hợp nhất với Giáo Hội, dầu phải bị chèn ép và thiêú thốn linh mục. Họ liều bỏ tất cả ngay cả mạng sống. Như thế giáo dân đã làm chứng cho đặc tính căn bản của Giáo Hội, là: Giáo Hội sinh bởi ơn nghĩa Chúa và tỏ ra cao cả trong máu tử đạo.” (143)
Tất cả những gì chúng ta bàn đến về việc tôn trọng phẩm giá con người, về việc nhìn nhận nhân quyền, mỗi người cũng như mỗi Kitô-hữu đều có trách nhiệm. Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng vấn đề này có tầm mức quốc tế vì là một vấn đề liên hệ đên đoàn người đông đảo, có khi cả một dân tộc bị cướp đoạt quyền lợi căn bản. Những hình thức bất bình đẳng này đang phát triển giữa các “thế giới” khác nhau đã bị tố cáo rành mạch trong Thông Điệp “Sol-licitudo rei socialis” (Mối lo ngại về tình trạng xã hội).
Việc tôn trọng nhân vị con người vượt trên đòi hỏi luân lý cá nhân, vì nó là một tiêu chuẩn nền tảng, là cột trụ, là nền móng xây cơ cấu xã hội, vì mục tiêu xã hội là con người.
Như thê, trọng trách phục vụ xã hội có liên quan mật thiết với trọng trách phục vụ con người. Đó là định nghĩa sứ mệnh đem đạo vào đời mà các tín hữu giáo dân được gọi để hoàn thành theo cách thế riêng biệt của mình.
Gia đình: nơi đầu tiên để học dấn thân làm việc xã hội
40. Nhân vị con người đã sẵn có tầm vóc xã hội trong cơ cấu tự nhiên của nó, vì tự thâm tâm, nó được kêu gọi để sống hiệp nhất và hiến thân cho kẻ khác: “Thiên Chúa, lo lắng săn sóc mọi người như một hìên phụ đã muốn cho mọi người thành một gia đình và đôí đãi với nhau như anh em”. (144) Như thế, xã hội là kết qủa và là dấu chỉ của đặc tính xã hội của con người, nó chỉ thàmh một thực thể hoàn toàn khì nào nó trở tnành một công đồng nhân vị.
Vì thế người tín hữu giáo dân dấn thân làm việc tông đồ trong trật tự trần thế có nghĩa là phục vụ cá nhân con người, cá nhân duy nhất và không ai có thể thay thế được, cũng có nghĩa là phục vụ tất cả mọi người.
Vợ chồng và gia đình, đó là biểu hiệu đầu tiên, nguyên thủy của tầm vóc xã hội con người. “Nhưng Thiên Chúa không dựng nên con người đơn độc: từ nguyên thủy, “Ngài dựng nên một nam một nữ” (Gn. l:27). Xã hội gồm một nam một nữ đó là biểu lộ đầu tiên của sự hiệp thông người với người”. (145) Chúa Gìêsu đã để ý đem lại phẩm giá cho vợ chồng và nền tảng vững chắc cho gia đình (Mt. 9:3-9) Thánh Phaolô đã cho chúng ta thấy mốl liên quan sâu xa giữa hôn nhân với mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội . (Eph.5.22 và 6.4, Col. 3:18-21; 1 Pt. 3:1-7).
Vợ chồng và gia đình là nơi đầu tiên để các tín hữu giáo dân dấn thần vào xã hội. Nhưng hành động dấn thân này chỉ có ý nghĩa khi họ xác tín về giá trị duy nhất và không thay thế được của gia đình trong việc phát huy xã hội và Gíáo Hội. Gia đình là chiếc nôi của sự sống và tình thương, trong đó con người “chào đời” và “lớn lên”. Gia đình vì thế là tế bào nền tảng của xã hội. Cộng đồng nhỏ bé này phải được lo lắng săn sóc đặc biệt, nhất là mỗi khi lòng ích kỷ của con người, các chiên dịch chống sinh sản, và tình cảnh khó nghèo khốn khổ về phương diện vật chất, văn hóa và luân lý. Nhất là tâm trạng tìm kiêm lạc thú, chạy đua tiêu thụ làm cho khô cạn các nguồn mạch sự sống, trong lúc các ý thức hệ, các hệ thống khác nhau, cũng như các hình thức bất cần sự sống hay thiêú săn sóc phá hoại vai trò giáo dục riêng của gia đình.
Việc tông đồ của các tín hứu giáo dân trước tiên là làm cho gia đình ý thức được nguyên tính của mình như nền tảng căn bản đầu tiên của xã hội, và ý thức được vai trò của mình trong xã hội, để mỗi ngày mỗi đóng vai trò chủ động và trách nhiệm cho sự trưởng thành của mình và tham gia vào đời sống xã hội. Như vậy gia đình có thể và phải đòi hỏi mọi người, nhất là chính quyền, phải tôn trọng các quyền lợi của mình để cứu vãn mình và cứu vãn xã hội.
Tất cả những điều viết về gia đình có liên quan đến sự phát triển xã hội (146) trong bức Tông Huấn về Gia Đình (Familiaris consortio), và những gì Giáo Hội đã nói trong Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1980 trong “Hiến Chương các Quyền lợi của Gia Đình”, đã trở thành một chương trình hoạt động đầy đủ và có cơ cấu cho tất cả các tín hữu giáo dân theo danh nghĩa mỗi người đang lưu tâm cổ võ các giá trị và các đòi hỏi của gia đình.
Chương trình này càng phải cấp tốc thực hiện một cách quyết liệt vì các đe dọa làm lung lạc và phá tan gia đình ngày càng trầm trọng, cũng như ngày càng trở nên nặng nề và hệ thống hóa chiều hướng muốn loại bỏ gia đình và tiêu diệt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội.
Như kinh nghiệm cho thấy, văn minh và tình liên đới các dân tộc một phần lớn tuỳ thuộc ở phẩm cách tốt xấu của gia đmh. Như thế việc tông đồ gia đình mang một giá trị xã hội không thể so sánh được. Giáo Hội rất xác tín về đìêu này, vì biết rằng “tương lai của nhân loại phải đi qua gia đình“. (147)
Đức ái là linh hồn, là sự nâng đữ của tình liên đi
41. Việc phục vụ xã hội diễn tả và thực hiện bằng nhiều cách thế khác nhau, có những cách tự do riêng tư hoặc được quy định theo một thể chế, có việc nhằm phục vụ từng nhóm người hoặc từng cộng đồng.
Toàn thể Giáo Hội từ bản chất của mình đã được trực tiếp kêu gọi phục vụ đức ái: “Giáo Hội thánh thiện đặt bữa ăn thân tình “Agape” đi liền với bữa Tiệc Thánh Thể để biểu lộ sự hợp nhất hoàn toàn trong tình yêu thương chung quanh Chúa Kitô. Như vậy, bất cứ thời đại nào, người ta cũng nhận ra Giáo Hội nhờ tình yêu này, và Gláo Hội đã tự đảm nhận những công tác bác ái như là nhiệm vụ và quyền lợi bất khả di nhượng của mình, dầu Giáo Hội vẫn hân hoan trước những sáng kiến của người khác. Vì thế, Giáo Hội đặc biệt đề cao lòng thương xót đối với người nghèo đói bệnh tật, cũng như những công tác mệnh danh là từ thiện và tương trợ để xoa dịu nỗi thống khổ của nhân loại”. (148) Đức bác ái đôí với anh em, thực hiện dưới hình thức các việc từ thiện thể xác hay tinh thần, hình thức đã có từ xưa nhưng vẫn luôn luôn mới mẻ, đó là nội dung cấp thời thường xuyên của hoạt động đem đạo vào đời của các tín hữu giáo dân. Khi thi hành bác ái đôl với anh em, người tín hữu giáo dân sống và nêu cao sự tham gìa vào vương quyền của Đức Kltô, nghĩa là tham gia vào quyền năng của Con Người là Đấng “không đến để hưởng thụ nhưng để phục vụ” (Mk. 10. 45). Họ sống và nêu cao vương quyền một cách rất đơn giản, theo tầm mức của mọi người và mọi thời đại, vì Đức ái là một ơn huệ cao cả nhất Chúa Thánh Thần ban để xây dựng Giáo Hội (1 Cor. 13:13) và để đem lại lợi ích cho nhân loại. Đức ái đem lại sinh lực và nâng đỡ cho tình liên đới sống động, lưu tâm đến mọi nhu cầu của con người.
Một Đức ái như thế không chỉ được nhận thức do riêng cá nhân mà còn cần thiết phải được nhận thức do các đoàn thể, và các cộng đồng nứa. Không một ai cũng không một cái gì có thể thay thế nó được, cho đến cả các thể chế hay sáng kiến công cộng, là những tổ chức chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một dân tộc thôi, những nhu cầu thường rất trầm trọng và lớn lao trong thời đại này. Ngược lại, Đức ái này càng khẩn thiết hơn, khi mà các thể chế từ thiện đã trở nên qúa phức tạp trong tổ chức và có tham vọng nắm trong tay quyền quản lý hết tất cả mọi phạm vi. Cuôí cùng trở nên vô hiệu bởi tổ chức quan liêu, bởi tinh thần làm việc quan lại, bởi lòng tham lợi quá đáng, và rồi không còn ai lưu tâm đến nứa.
Chính trong hoàn cảnh này đã xuất hiện và lan tràn nhất là trong xã hội có tổ chức, những hình thức tự nguyện phục vụ công tác. Tự nguyện là cách làm tông đồ mà người tín hữu giáo dân, nam cũng như nữ, đóng vai trò chính yếu. Họ xả thân quên mình cho những người anh em từng bị các tổ chức tự cho mình là vì xã hội bỏ rơi họ.
Đời sống xã hội: Cho mọi người và vì mọi người
42. Đức ái để yêu thương và phục vụ con người không được tách rời khỏi công lý. Cả hai theo cách riêng biệt của mình đòi buộc mọi người phải hoàn toàn công nhận thực sự các quyền lợi của con người, vì xã hội với các cơ cấu và thể chế được đặt ra vì con người.(149) Để đem đời sống Kitô hữu vào trật tự trần thế, nghĩa là “đem đạo vào đời” theo ý nghĩa là phục vụ con người và xã hội, các tín hữu giáo dân tuyệt đôl không thể từ chôl tham gia vào “chính trị”, nghĩa là vào các hoạt động nhiều sắc thái, kinh tê, xã hội, lập pháp, hành chánh văn hóa, có mục đích cổ võ công ích một cách có cơ chế. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhiều lần qủa quyết điều này là mọi người và mỗi người có quyền lợi và bổn phận phải tham gia vào chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau và bổ túc cho nhau, trên nhiều mức độ khác nhau cũng như trong các bổn phận và trách nhiệm khác nhau. Chúng ta thường nghe những nhà cầm quyền, quốc hội, giai cầp cai trị và các đảng phái chính trị bị tố cáo là nhứng kẻ lợi dụng thời cơ, tôn thờ quyền bính, ích kỷ tham nhũng. Chúng ta cũng thấy dư luận quần chúng đó đây bảo chính trị chỉ là nơi vô luân lý. Tất cả lời khinh khi này không cách nào bào chữa được cho người Công Giáo trốn tránh chính trị hay nghi ngờ việc chung.
Ngược lại, những lời sau đây của Công Đồng Vaticanô II rất có ý nghĩa: “Giáo Hội ca ngợi và quý trọng việc làm của nhứng người, vì công ích mà dấn thân phục vụ con người và lãnh nhận gánh nặng của trách nhiệm này”. (150)
Một đường lôí chính trị vì dân vì nước luôn luôn lấy công ích làm tiêu chuán căn bản, vì công ích là ích lợi của mọi người và của từng người, ích lợi cung ứng và được bảo đảm để mọi cá nhân cũng như đoàn thể tự do chấp nhận với tinh thần trách nhiệm: “Vì thế các tổ chức chính trị chỉ hiện hữu vì công ích. Chính công ích là lý do tồn tại, ý nghĩa và là căn bản pháp lý cho các tổ chức chính trị. Công ích nơi đây bao gồm tất cả nhứng điều kiện của đời sống xã hội; nhờ những điều kiện này, cá nhân, gia đình và đoàn thể có cơ hội phát triển trọn vẹn và dễ dàng hơn”.(151)
Hơn nữa, một đường lối chính trị vì dân vì nước phải chọn một tôn chỉ thủy chung là bênh vực và cổ võ công lý, được hiểu như một “đức tính” mọi người phải có, và cũng là một “sức mạnh” luân lý nâng đỡ bất cứ ai cố gắng hổ trợ các quyền lợi và nghĩa vụ của con người và mỗi người trên nền tảng nhân phẩm.
Kẻ thi hành quyền bính chính trị phải lấy tinh thần phục vụ làm nền tảng. Tinh thần phục vụ này với khả năng và hiệu năng trong việc lãnh đạo là điều rất cần thiết để làm cho các hoạt động của các nhà chính trị được “sáng suốt” và “trong sạch” như dân chúng thường đòi hỏi một cách rất hợp lý. Muốn thế cần phải thẳng thắn tranh đấu điệt trừ hết mọi dụng ý toan tính như vận động xoay trở, gian trá, nói láo, thụt công quỹ để trục lợi hay mua chuộc, xử dụng các phương cách mờ ám và bất hợp pháp để chiếm đoạt bằng mọi giá duy trì và mở rộng quyền hành.
Các tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị phải thẳng thắn tôn trọng sự tự lập của các thực tại trần thế theo nghĩa của Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng: “…Điều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về môí tương quan giữa cộng đồng chính trị và Giáo Hội, nhất là trong một xã hội gồm nhiều thành phần. Cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa hành động của các tín hữu hoặc cá nhần hoặc đọàn thể với danh nghĩa công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Công Giáo, và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo Hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ. Vì căn cứ vào vai trò và thẩm quyền của mình, Giáo Hội không cách nào bị đồng hoá với một tập thể chính trị và cũng không hề cầú kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo Hội vừa là dấu chỉ, vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người”.(152)
Đồng thời các tín hữu giáo dân còn có nghĩa vụ cấp bách làm chứng nhân cho các giá trị con người và các giá trị Phúc âm liên kết mật thiết với chính các hoạt động chính trị, như sự tự do và công bình tình liên đới và lòng tận tụy trung thành, vô vị lợi đối với công ích, tình yêu đặc biệt với người nghèo khó và thấp hèn. Muốn thế các tín hữu giáo dân luôn luôn phải tìm nghị lực thiêng liêng trong việc tham gia thực sự vào đời sống Giáo Hội và lấy lý thuyết xã hội của Giáo Hội làm ánh sáng chỉ đạo. Trong công việc nặng nề này họ cần có các công đồng Công Giáo và các vị chủ chăn theo dõi và hổ trợ. (153)
Một đường lôl chính trị nhằm phát triển con người phải cần đến tình liên đới làm phương tiện và kiểu mẫu. Tình liên đới này đòi hỏi sự tham gia tích cực và ý thức trách nhiệm của mọi người vào đời sống chính trị, từ mỗi một người công dân đến các đoàn thể khác nhau, từ các nghiệp đoàn đến các đảng phái; tất cả chúng ta và mỗi người trong chúng ta đèu là kẻ thừa hưởng và là người tham gia tích cực vào chính trị. Trong tình trạng này, như Ta đã viết trong Thông Điệp “Nỗi lo âu về tình cảnh xã hội” (Sol-licitudo), tình hên đới “không phải là một tình cảm thương hại mơ hồ hay là một xúc cảm động lòng trắc ẩn nông cạn trước bao nhiêu khốn khổ của nhiều người xa gần. Ngược lại, đây là một sự dấn thân quyết liệt vững chãi, bền chí để thể hiện công ích. Nói cách khác, để thực hiện lợi ích cho mọi người và mỗi người, để chúng ta tất cả, mang lấy trách nhiệm thực sự cho tất cả.” (154)
Trong thế giới hôm nay, tình liên đớì chính trì phải vượt khỏi ranh giới quốc gia hay một khối quốc gia, nó phải bao gồm cả một chân trời mở rộng trên biên cương lục địa hay thế giới.
Kết quả của hoạt động chính trị liên đới là Hoà bình. Đó là đĩều mọi người ước vọng nhưng còn xa vời. Các tín hữu giáo dân không thể khoanh tay ngồi nhìn như kẻ bàng quan lười bịếng trước những gì phá hoại hay làm tổn thương hoà bình: như vũ lực và chiên tranh, tra tấn hay khủng bố, trại tập trung, quân sự hoá chính trị, thi đua võ trang, đe dọa nguyên tử. Ngược lại, là môn đệ Đức Giêsu Kitô “Vua Hoà bình” (Is. 9.5) “Hoà bình của chúng ta” (Eph. 2:14) các tín hữu giáo dân phải nhận lãnh bổn phận làm “kẻ kiến tạo hoà bình” (Mt. 5. 9) bằng một cuộc sống trở về với Chúa và bằng các hoạt động vì chân lý, vì tự do, vì công bình và bác ái là những nền móng vững chắc của hòa bình. (155)
Hợp tác với những người thật lòng đi tìm hoà bình và xử dụng những cơ quan riêng biệt và các thể chế quốc gia và quốc tế, người tín hữu giáo dân phải cổ võ một nền giáo dục căn bản để chống lại với một nền văn hoá ích kỷ ,hận thù để phát huy nền văn hoá liên đới trên mọi bình diện. Vì sự liên đới này “là con đường của hoà bình và của phát triển”.(156) Trong viễn tượng này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã kêu mời người Công Giáo phải tống khứ mọi hình thức vũ lực, cổ võ thái độ đôl thoại, hoà bình và kêu mời họ dấn thân để kiến tạo một trật tự xã hội và quôc tế công bình. (157)
Đặt Con người vào trung tâm điểm của đời sống kinh tế xã hội
43. Điểm hoạt động căn bản của việc phục vụ xã hội của tín hữu giáo dân, nằm tại vấn đề kinh tế xã hội; chìa khóa của vấn đề này là tổ chức lao động.
Tính cách trầm trọng hiện tại của vấn đề này, theo cái nhìn chung của sự phát tnển và dựa trên đề nghị giải quyết của học thuyết xã hội của Giáo Hội, mà Ta mới nhắc lại trong thông điệp “Nỗi lo âu về tình cảnh xã hội” (Sol- licitudo). Ta ước ao tất cả mọi người hãy tham khảo lại nhất là các tín hữu giáo dân.
Trong các điểm quan trọng của học thuyết xã hội của Giáo Hội, có nguyên tắc này: mọi người đều được quyền hưởng của cải trần gian theo ý định của Thiên Chúa. Những thứ này được ban cho con người và mỗi người làm phương tiện để phát triển một đời sống làm người đúng mức. Tư sản là sự thể hiện mục đích ấy và còn có công dụng xã hội tự trong bản tính nó. Một cách cụ thể, lao động của đàn ông hay đàn bà là dụng cụ rất thông thường, rất cấn thiết để phát triển đời sống kinh tế, dụng cụ này là một quyền lợi và một nghĩa vụ đôí với mỗi người. Tất cả những điều này thuộc về sứ mệnh của người tín hữu giáo dân một cách đặc biệt. Mục đích và tiêu chuẩn của sự hiện diện và hoạt động của họ được Công Đồng Vaticanô II đúc kết như sau: “Ngay trong đời sống kinh tế xã hội, phẩm giá cũng như ơn gọi toàn diện của con người và lợi ích của toàn thể xã hội phải được tôn trọng và thăng tiến. Vì con người là tác giả, là tâm điẽm và mục đích của tất cả đời sống kinh tế xã hộl ” (158)
Giữa bao nhiêu biên đổi của thế giới lao động và kinh tế đang bị đảo lộn, anh em tín hữu giáo dân phải là kẻ tiền phong đứng ra tìm các giải pháp cho nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, tranh đấu để chấm dứt các bất công do các tổ chức bất công của lao động, cố gắng làm cho nơi làm việc trở thành một nơi sống của cộng đồng nhân vị được kính trọng vì đặc tính và quyền lợi tham gia của các nhân vị, và phải hết mình phát triển những môí giây liên đới mới giữa những anh em cùng làm chung một việc, giúp sáng kiên về hình thức kinh doanh mới, và thúc đẩy duyệt lại các hệ thống thương mại, tài chánh và trao đổi kỹ thuật.
Để thực hiện điều này, các tín hữu giáo dân phải chu toàn bổn phận theo khả năng nghề nghiệp một cách ngay thắng, với tinh thán công giáo như là phương tiện thánh hóa bản thân, (159) theo lời chỉ dạy của Công Đồng: “Nhờ việc làm, con người theo lệ thường là có ý nuôi sống mình và gia đình, liên kết với anh em và phục vụ họ, có thể thực thi bác ái đích thực và góp công vào việc kiện toàn công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa. Hơn nữa chúng tôi cho rằng nhờ việc làm của mình, con người cộng tác vào chính công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nâng cao giá trị của việc làm khi Ngài làm việc với chính hai bàn tay của mình tại Nagiarét”.(160)
Đi đôi với đời sống kinh tế xã hội, ngày nay lại xuất hiện thêm vấn đề ngày càng gay go, đó là vấn đề “Môi sinh” (Ecological). Không ai chối cãi được là con người đã nhận lãnh bởi Thiên Chúa trách nhiệm “chế ngư” các tạo vật và “vun trồng mảnh vườn” thế giới. Những nghĩa vụ này con người phải chu toàn với một lòng tôn trọng hình ảnh của Thượng Đế mà họ đã lãnh nhận với tình yêu và lý trí, phải có trách nhiệm về các ơn Chúa đã ban tràn trề và còn tiếp tục ban cho họ. Con người làm chủ một ơn mà họ phải truyền lại cho các thế hệ mai sau, ơn ấy phải làm cho nó tất đẹp hơn nữa nếu có thể. Vì các thế hệ này cũng là những người được quyền nhận lãnh các ân huê của Chúa: “Việc chế ngự thụ tạo Thiên Chúa đã ban cho người … không phải là một quyền độc đoán, và chúng ta không thể nói đến tự do “xử dụng và lợi dụng” hoặc sắp đặt sự vật như ý mình muốn. Khi Thiên Chúa cấm Adong và Evà “ăn trái cá’m” (Gn. 2:16-17), điều ấy có nghĩa là trong khuôn khổ các tạo vật hiện hữu… Chúng ta không phải chỉ vâng theo luật lệ luân lý không thể bỏ qua các nhận xét liên quan đến việc xử dụng các yếu tố thiên nhiên, đến việc phải tái tạo các nguồn tài nguyên và hậu quả của một nền kỹ nghệ vô trật tự. Một lần nữa các nhận xét này đề nghị với lương tâm chúng ta phải lưu ý đến bình diện luân lý của phát triển “. (161)
Phúc âm hóa vãn hóa và các nền văn hóa của con người
44. Việc phục vụ con người và xã hội được diễn tả và thực hiện qua việc tạo nên và truyền thông văn hóa, một trong những nghĩa vụ nặng nề cho con người sống chung và tiến hóa của xã hội ngày nay. “Văn hóa” được Công đồng hiểu nghĩa như sau: “Theo nghĩa tổng quát, chữ “văn hóa” ám chỉ bao gồm tất cả những gì con người dừng để trau giồi các tài năng của tâm hồn và thể xác; cố gắng chế ngự trái đất bằng hiểu biết và lao động; làm cho đời sống xã hội, đời sống gia đình cũng như đời sống chính trị trở thành nhân đạo hơn nhờ sự tiến bộ trong các tập tục và định chế, sau hết diễn tả, thông truyền và bảo tồn những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn” (162) Theo nghĩa này, văn hóa phải được xem như là của chung của mỗi dân tộc, là sự diễn tả phầm giá, tự do và óc sáng tạo của họ, và là chứng tá chặng đường lịch sử. Chỉ khi nào nó đi vào lòng văn hóa và qua một nền văn hóa, thì Đức tin Công giáo mới thực sự tham dự vào lịch sử và kiên tạo lịch sử. Trước môt nền văn hóa xem ra lạc xa đức tin công giáo và có khi trái ngược với các giá trị nhần bản,(163) cũng như đứng trước một thứ văn hóa khoa học và kỹ thuật là văn hóa bất lực để trả lời cho những khát vọng chân lý và điều thiện đang nung nầú tâm hồn con người, Giáo Hội rất ý thức bổn phận cấp bách, nhất là về phương diện mục vụ, phải lưu tâm đặc biệt đến văn hóa.
Vì thế Giáo Hội yêu cầu các tín hữu giáo dân phải hiện diện một cách can đảm và với óc sáng tạo thông minh, trong các chức vụ quan trọng của văn hóa như học đường, đại học, trung tâm nghiên cứu nhân bản. Sự hiện diện này không chỉ có mục đích nhìn nhận hay thanh lọc các yếu tố của văn hóa hiện có bằng những phê bình khôn ngoan, mà còn có ý làm tăng giá trị của nó nhờ kho tàng phong phú của Phúc âm và Đức Tin công giáo. Những điều Công Đồng Vatican II viết về môl liên lạc giữa Phúc âm và văn hóa đều đúng với sự kiện lịch sử không thay đôi và đồng thời là một lý tưởng hoạt động thức thời và khẩn thiêt. Đây là một chương trình quan trọng Giáo Hội phải đặc biệt chịu trách nhiệm nhất là các tín hữu giáo dân. “Tin Mừng của Chúa Kitô không ngừng đổi mới đời sống và văn hóa của con người đã sa ngã, chống lại và loại bỏ những sai lầm và tai họa phát sinh từ sức quyến rũ thường xuyên của tội lỗi luôn luôn đe dọa. Phúc âm không ngừng tinh luyện và nâng cao phong hóa các dân tộc. Những đức tính của mọi thời đại và mọi dân tộc được Phúc âm làm cho phong phú từ bên trong, được củng cố, bổ túc và tái tạo trong Chúa Kitô nhờ những ân huệ bởi Trời. Như thê, trong khi chu toàn bổn phận riêng, Giáo Hội cũng đồng thời thúc đẩy và góp phần vào công cuộc phát triển văn hóa nhân loại, và nhờ hoạt động của mình, ngay cả trong các nghi lễ phụng vu Giáo Hội giáo dục cho con người đạt tới tự do nội tâm”.(164)
Ở đây cũng nên nhắc lại những lời thật ý nghĩa Tông Huấn của Đức Phaolô VI “Phải rao truyền Phúc âm” (Evangehi nuntiandi) khi nhờ thần lực Sứ điệp của Thiên Chúa, mà Giáo Hội rao truyền (Rom.11:16, 1 Cor.1:18, 2:4), Giáo Hội tìm cách cải hóa lương tâm cá nhân và lương tâm con người, cải hóa hoạt động, đời sống và cảnh vực thực tại của con người. Hiện giờ sinh hoạt của nhân loại biến đổi. Đối với Giáo Hội, ván đề không có nghĩa là rao giảng Phúc âm cho từng vùng đất môi ngày càng rộng lớn, hoặc cho các dân tộc ngày càng đông đảo, nhưng là đạt đến và nhờ sức mạnh Phúc âm chưyển hướng tiêu chuẩn phán đoán, các giá trị quyết định, các trọng tâm sinh hoạt, các đường hướng tư tưởng, các nguồn cảm hứng, và lôí sống của nhân loại khi nó đôỉ ngược với Lời Chúa và chương trình cứu rỗi. Tóm lại : Phúc-âm-hóa không phải như một cách trang trí, một lớp sưn bên ngoài, nhưng bằng một cách sống chết, thấm tận xương tủy, nghĩa là Phúc-âm-hóa các nền văn hóa của con người. Sự đổ vỡ giữa Phúc âm và văn hóa đó là thảm kịch của thời đại chúng ta, và cũng đã là thảm kịch của các thời đại xưa. Vì thế phải cố sức để thực hiện Phúc- âm-hóa văn hóa, hay nói đúng hơn các nền văn hóa”. (165)
Con đường hiện tại rất thuận lợi cho việc cấu tạo và trao đổi văn hóa là các phương tiện truyền thông xã hội . (166) Thế giới của truyền thông xã hội, nhờ sự phát tnển mau lẹ của các phát minh và nhờ ảnh hưởng của nó bao gồm không gian và đồng thời sâu đậm trên tâm trạng và phong tục con người, nó đã trở thành một ranh giới mới cho sứ mệnh của Giáo Hội. Đặc biệt trách nhiệm nghề nghiệp của các tín hữu giáo dân trong địa hạt này, hoặc là trách nhiệm với danh nghĩa cá nhân hay trách nhiệm với danh nghĩa các thể chế cộng đồng, bất cứ trên danh nghĩa nào, trách nhiệm họ phải được nhìn nhận với toàn giá trị của nó, và phải được nâng đỡ về mặt vật chất, tinh thần và mục vụ liên quan đến việc xử dụng các phương tiện truyền thông. Nghĩa là việc sán xuất chương trình hay việc thâu nhận các chương trình ấy, chúng ta cần phải giáo dục óc phê bình ưa chuộng sự thật và đồng thời hành động nhằm bênh vực tự do và tôn trọng phẩm giá con người, và hổ trợ nền văn hóa chân thực của các dân tộc, bằng cách can đảm khước từ mọi hình thức độc quyền và tráo trở.
Trách nhiệm tông đồ của người tín hữu giáo dân không chỉ dừng lại ở vị thế bênh vực mà thôi: trên khắp mọi nẻo đường thế giới, ngay trên lãnh vực báo chí, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, Phúc âm Cứu rỗi phải được loan truyền cho mọi người.
***
CHƯƠNG IV
NHỮNG NGƯỜI THỢ TRONG VƯỜN NHO CỦA CHÚA
Những người quản lý tốt các ân sủng muôn mặt của Thiên Chúa
TÍNH CÁCH KHÁC BlỆT CỦA CÁC ƠN GỌl
45. Theo dụ ngôn của Phúc âm, “người chủ vườn nho” mời những người thợ đến vườn nho của mình vào những giờ khác nhau trong ngày: nhiều người đến vào lúc bình minh, một số vào khoảng chín giờ sáng, số khác nữa đên vào lúc gần trưa và ba giờ, những kẻ cuối cùng vào khoảng năm giờ chiều (Mt. 20:1 và kế tiếp). Khi chú giải trang Phúc âm này, Thánh Grêgônô Cả nghĩ rằng những gìờ khác biệt đó tươhg ứng với những giai đoạn của tuổi đời; Ngài nói: “Ta có thể áp dụng sự khác biệt của các giờ vào những giai đoạn của đời sống con người”. Theo đó, ban sáng tượng trưng cho tuổi thiếu thơ. Giờ thứ ba tiếp theo đó có thể tượng trưng cho tuổi thanh niên: mặt trời vươn lên, có nghĩa là nhiệt huyết của tuổi trẻ tràn đây. Giờ thứ sáu, là tuổi trung niên: mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu, là tuổi của sức sống sung mãn. Tuổi bắt đầu già tượng trưng cho giờ thứ chín, vào tuổi này nghị lực thanh xuân bắt đầu mòn mỏi không khác hình ảnh mặt trời từ từ ngã về hướng Tây. Giờ thứ mười một chỉ những người đã cận kề ngày cuôí cùng của cuộc đời mình. Như vầy, những người thợ được gọi đến vườn nho vào những giờ khác nhau, là hình ảnh giúp ta hiểu rằng có người được gọi sống cuộc sống hoàn thiện ngay ở tuổi thơ, có người vào tuổi vị thành mên, người khác vào vào thời kỳ trưởng thành, và kẻ khác nữa lúc đã về già. (167)
Chúng ta có thể dùng lời diễn giải của Thánh Grêgôriô Cả để áp dụng rộng rãi hơn vào tính cách đa dạng, phong phú của những người có mặt trong Giáo Hội ; mỗi một người và tất cả mọi người đều được mời gọi để hoạt động cho nước Thiên Chúa tỏ hiện theo cách thức khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh, theo những đoàn sủng và những chức vụ khác nhau. Sự khác biệt này không phải chỉ dựa vào tuổi tác, nhưng còn tùy thuộc vào sự khác biệt của phái tính, tài năng, và tư cách, cũng như liên hệ đến những ơn gọi và hoàn cảnh của từng người. Tính chất đa diện này khiến cho đời sống Giáo Hội. linh động và cụ thể hơn.
TUỔl TRẺ, TRẺ EM VÀ NGƯỜl LỚN TUỔI
Tuổi trẻ, hy vọng của Giáo Hội
46. Thượng Hội Đồng đã đặc biệt lưu ý đên tuổi trẻ. Và thật vậy, tại nhiều quốc gia trên thế giới, giới trẻ chiếm một nửa dân số, và thường cũng là một nửa số của Dân Chúa trong các quốc gia đó. Nhìn vào khía cạnh này, giới trẻ đã tạo được một sức mạnh phi thường và trở thành một thách đố lớn lao cho tương lai của Giáo Hội. Vì qua giới trẻ, Giáo Hội nhìn thấy con đường hướng về tương lai đón chờ mình, và tìm gặp nơi đó hình ảnh nhắc nhở về chính tuổi thanh xuân đầy phấn khởi do thần khí Đức Kitô không ngừng làm phong phú đời sống Giáo Hội. Chính trong ý nghĩa đó Công Đồng đã định nghĩa những người trẻ là “niềm hy vọng của Giáo Hội”.(168)
Trong bức thư gửi thanh thiếu niên nam nứ thế giới, ngày 31 tháng 3 năm 1985, Ta nói rằng: “Giáo Hội nhìn lớp người trẻ, đúng hơn, một cách đặc biệt, Giáo Hội nhìn lại tuổi trẻ của mình trong mỗi người và chung toàn giới trẻ. Việc đó đã thể hiện ngay từ đầu vào thời các Tông đồ. Nhưng lời của Thánh Gioan trong thư thứ nhất là một trong những bằng chứng đặc biệt: “Hỡi các bạn trẻ, Cha viêt cho các bạn, vì các bạn đã thắng được sự ác. Hỡi thanh thiêú niên nam nữ, Cha viết lời này vì các con đã biết Chúa Cha…, Cha viết cho các con vì các con là những kẻ dũng cảm, và Lời Chúa cư ngụ trong các con” (1 Jn. 2:13 và tlếp theo…). Trong thế hệ chúng ta, vào những ngày cuối cùng của thế kỷ hai mươi, chính Giáo Hội cũng tự nhìn mình qua hình ảnh giới trẻ. (169)
Đừng nên nhìn giới trẻ như chỉ là đối tượng của môí lo âu cho Giáo Hội về phương diện mục vụ: Thực ra, họ là những “chủ nhân tích cực, tham dự vào công việc truyền bá Phúc âm và canh tân xã hội;(170) họ cần được khuyến khích để trở thành như thể’ . Tuổi trẻ là thời kỳ khám phá đặc biệt sâu đậm về “bản ngã” cá biệt và về một “dự án cuộc đời riêng của mình”. Đó là thời kỳ tăng triển phải được thực hiện trong “khôn ngoan, già dặn và ân sủng trước Thiên Chúa và trước người đời” (Lk. 2:52).
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đã nói rằng: “Cảm thức của những người trẻ thâu nhận một cách sâu xa những giá trị của công bằng, bất bạo động và hoà bình. Tâm hồn họ bao dung tình huynh đệ, thân hữa và đoàn kết. Họ tận tụy hết mình cho những công cuộc đấu tranh bảo vệ phẩm chất đời sống và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng họ cũng mang nặng những lo âu, ê chề, ưu tư và kinh hoàng của thê giới, và thêm vào đó những cám dỗ đặc biệt liên quan đến tuổi họ.”(171)
Giáo Hội phải làm sống lại tình yêu đặc biệt mà Chúa Giêsu đã từng tỏ ra cho người thanh niên: “Chúa Giêsu nhìn anh tỏ dạ yêu thương” (Mk. 10.21). Đó là lý do tại sao Giáo Hội không ngừng loan báo Chúa Giêsu Kitô, tuyên xưng Phúc âm của Ngài như câu trả lời duy nhất và thỏa đáng cho những khát vọng căn bản nhất của người trẻ, như một đề nghị thiết tha kêu gọi từng người tự dấn thân: “hãy đến theo Ta” (Mk.10.21), một lời đề nghị nói lên sự thông phần vào tình yêu Cha Con của Chúa Giêsu đôí với Chúa Cha và việc tham gia vào sứ mệnh Cứu Chuộc nhân loại của Ngài .
Giáo Hội có nhiều điều phải nói với giới trẻ và giới trẻ có nhiều điều để nói với Giáo Hội. Cuộc đôí thoại song phương này phải được tiến hành một cách đầy nhiệt tâm, rõ ràng, và can đảm, để xúc tiến việc gặp gỡ giữa các thế hệ và những cuộc trao đổi giữa họ với nhau, và sẽ là một nguồn suối trong mát làm phong phú và trẻ trung cho Giáo Hội và xã hội. Trong sứ điệp gửi giới trẻ, Công Đồng tuyên bố rằng: Giáo Hội nhìn các bạn với nìêm tin tưởng và yêu thương… Giáo Hội chính là sự trẻ trung của thế giới… Hãy nhìn Giáo Hội và các bạn sẽ tìm thầý ở nơi đó khuôn mặt của Đức Kitô.” (172)
Trẻ thơ và Nước Trời
47. Trẻ thơ là tuyệt đỉnh của tình yêu thương tinh tế và bao dung của Chúa Giêsu. Ngài dành riêng cho các em phúc lành của Ngài và hơn thế nữa, Ngài đã hứa Nước Trời cho các em (Mt. 19:13- 15, Mc. 10.14). Đặc biệt, Chúa đã đê cao vai trò tích cực mà các em đảm nhận trong Nước Chúa. Các em là biểu tượng hùng hồn, và là hình ảnh sáng chói về luân lý và tinh thần, những điều kiện thiết yếu để vào Nước Trời và sống một cuộc đời phó thác hoàn toàn nơi Thiên Chúa: “Ta nói thật với các con, nếu các con không cải hóa để trở nên như những trẻ nhỏ, các con sẽ không vào được Nước Trời. Ai khiêm nhường như trẻ này sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mt. 18:3-5, Lk. 9. 48) .
Trẻ thơ nhắc nhở chúng ta rằng sự tăng triển trong việc truyền giáo của Giáo Hội có nền tảng sống động không phải nhờ vào các phương tiện hay tài năng sức lực của con người, nhưng nhờ vào ân sủng tuyệt đối của Chúa. Đời sống hồn nhiên vô tội và ân sủng của trẻ nhỏ, và ngay cả những khổ đau người ta bắt chúng phải cam chịu, nhờ vào thập giá Đức Kitô, trở thành một nguồn suối làm sung mãn sức sống siêu nhiên cho chính các em, và cho toàn Giáo Hội. Tất cả chúng ta phải cảm tạ và ý thức sâu xa về sự kiện này.
Ngoài ra phải nhận rằng ngay ở tuổi này, những khả năng hành động quí giá đã tnển nở liên quan đến việc xây dựng Giáo Hội, cũng như nhản-bản-hóa xã hội. Tất cả những điều Công Đồng xác nhận khi nói đến ích lợi của con cái trong gia đình là “Giáo Hội tại gia”; “là phần tử sống động của gia đình, trẻ em theo cách của mình giúp cha mẹ được thánh hóa.”(173) Điều này cũng có thể lập lại khi nói đến mối tương quan giữa các em và Giáo Hội địa phương cũng như Giáo Hội hoàn vũ. Thần học gia và cũng là nhà mô phạm của thế kỷ 15, Jean Gerson đã nêu lên sự kiện đó như sau: “Trẻ thơ và thanh mên không phải là một thành phần không đáng kể của Giáo Hội.” (174)
Bậc cao niên và ơn khôn ngoan
48. Đôi với những người già cả, mà thông thường một cách sai lầm bị xem như là những kẻ vô dụng, có khi còn được xem là một gánh nặng. Ta nhắc nhở những người này rằng Giáo Hội đòi hỏi và chờ đợi nơi họ phải theo đuổi sứ mệnh tông đồ và truyền giáo của họ. Đây không những là một công tác họ có thể làm và phải làm, mặc dầu ở vào tuổi này, nhưng chính vì ỏ tuổi đó mà sứ mệnh của họ mang một hình thái đặc biệt và độc đáo.
Thánh Kinh trình bày cho chúng ta thấy người cao niên như là biểu tượng của những người khôn ngoan và kính sợ Thiên Chúa (Sir. 25.4-6). Với ý nghĩa đó, “ơn huệ” của người già có thể đôí với Giáo Hội và xã hội là tạo thành những chứng tá của truyền thông đức tin. (Ps. 44:2, Ex. 12:26-27), bậc thầy khả kính (Sir. 6. 34, 3:11-12) và là người kiến tạo tình bác ái.
Ngày nay việc gia tăng con số những người lớn tuổi trong nhiều quốc gia trên thế giới, và tình trạng về hưu sớm tạo nhiều cơ hội cho công tác tông đồ của những người lớn tuổi. Đó là một công việc phải chu toàn với nhiều can đảm, phải biết quyết tầm vượt qua cơn cám dỗ muốn thu mình lại, luyến tiếc một dĩ vãng không còn trở lại nữa, và từ chối dấn thân vào thực tại vì những khó khăn gặp phải trong một thế giới không ngừng đổi mới. Ngược lại, luôn luôn cần phải ý thức rõ ràng vai trò mình trong Giáo Hội và xã hội, bởi vì vai trò này không bị ngưng trệ bởi tuổi đời, trái lại, chỉ là những hình thức mới. Thánh Vịnh ca tụng rằng: “Trong tuổi già, họ còn sinh hoa trái, họ còn đầy nhựa sông và sức trai trẻ, tuyên xưng đức công chính của Thiên Chúa” (Ps. 92:15-16). Ta nhắc lại điều Ta đã nói trong ngày Ngân Khánh của các bậc thượng thọ: “Đi vào thời kỳ thứ ba của cuộc đời phải được xem là một đặc ân: không những bởi vì không phải ai cũng may mắn sống đến tuổi này, nhưng nhất là vì đây là thời kỳ mà con người có thể nhìn lại quá khứ một cách cụ thể và rõ ràng, hiểu biết nhiều hơn và sống mãnh liệt hơn mầu nhiệm phục sinh, trở thành một mẫu mực sống trong Giáo Hội cho toàn thể Dân Chúa… Mặc dầu phải đương đầu với nhiều vấn đề phức tạp, phải chứng kiến sự suy nhược dần dần của thể xác, những thiếu sót của các tổ chức xã hội, những trì trệ của luật lệ lỗi thời, những thái độ thiếu thông cảm của một xã hội ích kỷ, vẫn không được nghĩ rằng mình đang đứng ra ngoài lề cuộc sống của Giáo Hội, là những thành phần thụ động của một thế giới quá biên động, nhưng là những chi thể tích cực sinh hoạt của một giai đoạn phong phú của đời sống con người về phương diện nhân loại cũng như về mặt siêu nhiên. Tuổi già vần còn có sứ mệnh phải hoàn thành, còn có nghĩa vụ phải đóng góp. Theo Thánh ý của Chúa, mỗi người là một cuộc sống luôn tiếp nôl, từ ánh loé đầu tiên của cuộc đời mình cho đến hơi thở cuôí cùng.” (175)
NỮ GlỚl VÀ NAM GlỚl
49. Các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã lưu tâm đặt biệt đến tình trạng vai trò của phụ nữ, trong một ý hướng song phương: Các Ngài nhìn nhận và thêm một lần nữa kêu gọi mỗi người nhìn nhận sự đóng góp cần thiết của nữ giới trong công cuộc xây dựng Giáo Hội và phát triển xã hội. Ngoài ra, Giáo Hội còn cố tâm khai triển một cuộc phân tích qui mô hơn về việc tham gia của phụ nữ vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội.
Dựa vào giáo huấn của Đức Gioan XXIII, vị Giáo Hoàng đã nhìn nhận việc nữ giới đã ý thức về chính nhân phẩm của mình, và việc gia nhầp của nhiều phụ nứ vào đời sống xã hội như một dấu chứng của thời đại. (176) Trước những hình thức hết sức đa dạng về tình trạng kỳ thị và cho ra ngoài lề mà phụ nữ phải cam chịu, chỉ vì họ là nữ giới, các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã quả quyết nhiều lần và mạnh mê cần phải cấp thời bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và sự bình đẳng của nữ giới đối với nam giới.
Nếu đó là công việc của mỗi người trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, thì đặc biệt đó hẳn là công việc của chính phụ nứ. Họ phải tự cảm thấy cần dấn thân như những kẻ đấu tranh hàng đầu. Còn có nhiều cố gắng phải thực hiện, ở trong nhiều nơi trên thế giới và trong nhiều môi trường sống khác nhau, để nảo trạng bất công và tàn tệ xem thân phận con người như một đồ vật, một món hàng, một dụng cụ phục vụ cho lợi ích vị kỷ, cho việc tìm kiếm khoái lạc, mà phụ nữ là nạn nhân. Do đó, việc nhìn nhận phẩm giá con người của phụ nứ một cách chân thành và rõ rệt là bước đầu phải thể hiện để cổ xúy việc tham dự đầy đủ của nữ giới vào đời sống của Giáo Hội, cũng như cuộc sống xâ hội và công cộng. Cần phải có một sự đáp ứng dứt khoát hơn cho lời hiệu triệu mà Ta đã kêu gọi trong Tông Huấn Familiaris consortio liên quan đến quá nhiều hình thức kỳ thị mà phụ nữ là nạn nhân: “Ta yêu cầu tất cả mọi người phải dấn thân vào một công tác mục vụ đặc biệt mạnh mẽ hơn và sắc bén hơn để những kỳ thị đó dứt khoát phải được xóa bỏ, và đi đến việc chân nhận đầy đủ hình ảnh của Thiên Chúa sáng chói ra trong toàn thể nhân loại không phân biệt một ai”. (177) Trong dòng tư tưởng đó, những Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã quả quyết: “Trong sự biểu lộ sứ mệnh của mình, Giáo Hội phải chống lại một cách mạnh mẽ tất cả các hình thái kỳ thị và lạm dụng mà phụ nữ là nạn nhân”. (178) Và các Ngài còn nói: “Phẩm giá phụ nữ, từng bị tổn thương nặng nề trong dư luận quần chúng phải được phục hồi, nhờ vào việc tôn trọng cụ thể các quyền về nhân phẩm con người và nhờ vào việc thực thi giáo lý của Giáo Hội”. (179)
Còn điểm liên quan đặc biệt đến việc tham dự tích cực và có trách nhiệm vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, thì cần lưu ý là Công Đồng Vaticanô II đã nói rất rõ trong lời mời gọi sau: “Ngày nay, phụ nữ càng ngày càng dự phần một cách tích cực vào trong tất cả cuộc sống xã hội, cũng vì thế sự nới rộng việc tham gia của phụ nữ vào các lãnh vực khác nhau trong công cuộc tông đồ của Giáo Hội lại rất quan trọng.” (180)
Trong thời kỳ hậu Cộng Đồng này, người ta cũng nhận thức nhiều hơn và sâu xa hơn những tài năng và trách nhiệm riêng của phụ nữ, cũng như ơn gọi đặc biệt của họ, sự nhận thức đó được khởi hứng đặc biệt từ Phưc âm và lịch sử Giáo Hội. Thật thế, đôi với những ai tin vào Phúc âm, nghĩa là lời nói và gương mẫu của Chúa Giêsu Kitô, vẫn là chốt điểm cần thiết và quyết định. Hơn lúc nào hết trong lịch sử, những điều này cần được phong phú và canh tân hơn.
Dầu không được gọi tham dự chức vụ của Mười Hai Tông Đồ, do đó không ở trong chức linh mục thừa tác, nhìêu phụ nữ đã theo Chúa Giêsu trong sứ mạng của Ngài và giúp đỡ các Tông Đồ (Lk. 8.2-3); các bà đã hiện diện bên Thánh Giá (Lk. 23?49) ; các bà đã tham dự trong cuộc an táng Chúa Giêsu (Lk. 23. 55) và sáng Phục Sinh các bà nhận và truyền tin Chúa Sống lại (Lk. 24:l-10); các bà cầu nguyện với các Tông Đồ tại phòng Tiệc Ly để đón chờ Thánh Linh (Acts. 1:14).
Theo dấu chân của Phúc âm, Giáo Hội ngay từ thời khai nguyên đã vượt ra ngoài tập tục văn hoá đương thời và mời gọi phụ nứ vào những công tác liên quan đên việc rao giảng Phúc âm. Trong các thư của Ngài, Thánh Phaolô nêu tên một sổ các bà tuỳ vào các chức vụ đặc biệt của mỗi người trong công cuộc phục vụ bên trong các cộng đoàn Giáo Hội đầu tiên (Rom. 16.1-15, Pt. 4:2-3, Col. 4:15, 1 Cor.11:5, 1 Tm. 5.16). Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: “Nếu việc làm chứng của các Tông Đồ thành lập ra Giáo Hội, thì việc làm chứng của phụ nữ đã đóng gúp rất nhiều trong việc nuôi dưỡng Đức Tin của các cộng đoàn Kítô hữu đầu tiên.” (181)
Cũng như thời khai nguyên và trong tiến trình phát triển Giáo Hội, dĩ nhiên với những khác biệt về hình thức và cách thế đã luôn có những phụ nữ đảm trách những vai trò lắm lúc quyết định và hoàn thành những công tác có giá trị lớn lao cho Giáo Hội. Đó là cả một sinh hoạt rộng lớn, thường rất khiêm tốn và kín đáo, nhưng không kém phần quyết định trong việc phát huy và thánh hóa của Giáo Hội. Lịch sử đó còn cần phải theo đuổi, hơn thế nữa cần phải phổ biên và tăng gia thêm, song song với việc nhận thức về nhân phẩm của nữ giới và ơn gọi của họ một cách rộng rãi và bao quát, đồng thời xúc tiên nhanh chóng một “đường lối mới rao giảng Phúc âm” và một “hình thức nhân bản” rộng rãi hơn trong eác tương quan xã hội.
Tổng hơp các chỉ thị của Công Đồng Vaticanô II phản ảnh sứ điệp Phúc âm, cũng như lịch sử Giáo Hội, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nêu lên “lời khuyên cáo” rõ rệt này: “Bằng chính cuộc sông và bởi sứ mạng của mình, Giáo Hội phải nhìn nhận tất cả các ơn huệ của phái nam cũng như phái nữ, và khai triển áp dụng các ơn huệ đó.” (182) Tiêp theo: “Thượng Hội Đồng này tuyên bố rằng Giáo Hội buộc phải nhìn nhận và xử dụng tất cả các ơn huệ kinh nghiệm và khả năng này của nam cũng như nữ để sứ mạng của Giáo Hội được hữu hiệu hơn (Thánh bộ Giáo Lý Đức Tin, Giáo Huấn về sự tự do công giáo và sự giải phóng,72″. (183)
Các nền tảng nhân chủng và thần học
50. Nêú muốn bảo đảm cho nữ giới những chỗ đứng trong Giáo Hội và trong xã hội, cần phải tôn trọng điều kiện này: phải nghiên cứu đứng đắn và sâu rộng những nền tảng nhân chủng về nam hay nữ tính của con người, nhằm xác định cá tính của nứ giới trong tương quan dị biệt và hổ trợ với nam giới, và như thế, không những chỉ nhằm truy cứu những vai trò và chức phận đảm đang được, nhưng còn sâu xa hơn thế nữa, nhằm ý thức cơ cấu của nhân vị và ý nghĩa của nó. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã cảm nhận rõ ràng yêu sách đó khi các Ngài qủa quyết rằng “các nền tảng nhân chủng và thần học cán được nghiên cứu sâu xa nhằm đưa đến giải pháp cho các vấn đề liên quan đến ý nghĩa đích thực và phẩm giá của cả hai phái”. (184)
Khi chú tâm khảo sát về các nền tảng nhân chủng và thần học của nữ giới, Giáo Hội xác quyết sự có mặt của mình trong tiến trình lịch sử của các phong trào thăng tiến phụ nữ, và khi truy cứu tận nguồn gốc nhân vị của phái nữ, Giáo Hội đã cống hiến phần đóng góp quí giá nhất. Nhưng trước tiên và còn sâu xa hơn, Giáo Hội chủ trương vâng phục Thiên Chúa, Đấng tạo dựng con người “theo hình ảnh Ngài”, “đã tạo dựng nên một nam và một nứ” (Gn. 1:27); Giáo Hội chủ trương đón nhận lời kêu gọi của Thiên Chúa đòi hỏi phải hiểu biết, khầm phục và sống ý định ngay từ “lúc ban đầư” đã ẩn dấu một cách không thể xóa trong chính ngay nhân vị – người nam và người nữ và, do đó, trong những cơ cấu mang đầy ý nghĩa và trong nguồn năng động sâu xa của nó. Và đúng thế, ý định đó, một ý định đầy khôn ngoan và yêu thương, cần phải được khai phá trong tất cả sự phong phú của nó. Sự phong phú khởi điểm từ “lúc ban đầư”, tuần tự phát huy và thể hiện suốt tiến trình lịch sử cứu độ, và đạt đến đỉnh cao trong “thời viên mãn” khi “Thiên Chúa đã sai Con Ngài, sinh bởi một người nữ” (Gal. 4:4). Sự “viên mãn” đó vẫn tiếp tục trong lịch sử: việc hiểu biết ý định của Thiên Chúa tiếp diễn và phải tiếp diễn không ngừng trong Đức Tin của Giáo Hội, và cũng nhờ vào cuộc sống của biết bao nhiêu phụ nữ Kitô hữu. Ta cũng không thể bỏ qua phần đóng góp của nhiều bộ môn khoa học nhân văn, và các nền văn hóa khác nhau đem lại nhờ vào một lôí suy luận được soi dọi như thế, phần đóng góp đó có thể giúp ta lãnh hội và xác định những gíá trị, và những yêu sách thuộc bản tính bền vững của người phụ nữ, cũng như nhứng giá tn và những yêu sách liên quan đến tiên hóa lịch sử của các nền văn hóa. Công Đồng Vaticanô II đã nhắc nhở chúng ta điều đó: “Giáo Hội qủa quyết rằng, bởi dưới những thay đổi, có nhiều điều tồn tại mãi mãi trong Đức Kitô, Đầng tự hữu, hôm qua, hôm nay và muôn đời (Heb. 13:8)”. (185)
Những nền tảng nhân chủng và thần học của nhân phẩm người phụ nữ đã được bàn đến trong Tông Thư về phẩm giá và ơn gọi của phụ nữ. Văn kiện dó lập lại, khai triển và chi tiết hơn những suy tư trong bài dạy giáo lý ngày thứ tư bàn về “thần học của thể xác” trong một khoảng thời gian dài, mục đích là để vừa hoàn thành một lời hứa, đã nêu lên trong Thông Điệp Redemptoris Mater (Mẹ Đấng Cứu Thê) (186), và cũng để đáp ứng lời yêu cầu của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng.
Do tính cách thần học Thánh Kinh của bản văn, việc đọc Tông Thư Mulieris dignitatem (Phẩm giá người phụ nữ), có thể làm cho mọi người, nam cũng như nữ, cảm hứng và đặc biệt khích lệ những đại diện của các nền khoa học nhân văn và các bộ môn thần học tiêp tục công trình nghiên cứu phê bình, hầu dựa trên nền tảng nhần phẩm của người nam và người nữ, và trong tương quan hỗ tương của haì giới, đào sâu hơn những giá trị và ần huệ đặc biệt của nữ tính, không những trong địa hạt của đời sống xã hội, mà hơn thế nữa trong lãnh vực của cuộc sống Kitô hữu và Giáo Hội.
Suy tư về những nền tảng nhân chủng và thần học của nứ tính phải soi rọi và hướng dẫn câu trả lời của Kitô-hưũ đôí với thắc mắc mà người ta thường đặt ra, và lắm lúc hết sức sắc bén, về “chỗ đứng” mà phụ nữ có thể và phải đứng trong Giáo Hội và trong xã hội.
Từ lời nói và thái độ của Đức Kitô, luôn là mẫu mực cho Giáo Hội, rõ ràng là không hề có một sự kỳ thị nào trên bình diện tương quan gắn bó với Chúa Kitô, trong Ngài “không còn là người nam hay người nữ, bởi vì tất cả anh chị em chỉ làm thành một trong Đức Giêsu Kitô” (Gal. 3:28) , và trên bình diện thông dự vào cuộc sống và sự thánh thiện của Giáo Hội, như lời tiên tri Joen đã xác chứng một cách kỳ diệu và được thể hiện trong ngày Lễ Hiện Xuống: “Ta đã đổ tràn Thần Khí Ta trên tất cả mọi xác thịt, và con trai và con gái các người sẽ nói tiên tri” (Jl 3:1; Acts.2:17 và tiếp theo…) Người ta cũng đọc được điều đó trong Tông Thư về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ: “Cả hai người nữ cũng như người nam… đều có thể đón nhận chân lý của Thiên Chúa và tình Ngài trong Thánh Linh. Người nam cũng như người nữ đều đón nhận Ngài “đến” mang ơn cứu độ và thánh hóa. ” (187)
Sứ mệnh trong Giáo Hội và giữa thế giới
51. Còn về việc tham dự vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội, chắc chắn rằng nhờ bí tích Rữa Tội và Thêm Sức, người phụ nữ – cũng như người đàn ông – tham dự vào ba chức vụ của Chúa Giêsu Kitô – Linh Mục, Tiên Tri và Vua – và do đó có tư cách và phải dấn thân trong công cuộc tông đồ nền tảng của Gìáo Hội, đó là việc rao giảng Phúc âm. Ngoàí ra, cụ thể hơn, trong việc hoàn thành sứ vụ tông đồ này, người phụ nữ lại được kêu gọi để hưởng dụng những “ân huệ” nêng của họ: Trên tất cả, ơn mang phẩm giá con người, được biểu lộ qua ngôn ngữ và hành động làm chứng cho đời mình, liên hệ mật thiết đến ơn gọi của người phụ nữ.
Trong việc tham dự vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hộí, người phụ nứ không thể nhận chức linh mục. Đó là một sự an bài Giáo Hội luôn chân nhận nơi ý muốn rõ rệt hoàn toàn tự do và tối thượng của Chúa Giêsu Kitô, khi Ngài chỉ chọn những người trong nam giới để trở thành Tông Đồ của Ngàl; (188) là một sự an bàì có thể được hiểu qua sự tương giao giữa Chúa Kitô là Phu Quân và Giáo Hội là Hiền Thê của Ngài. (189) Chứng ta đang đứng trên quan niệm về chức vụ, chứ không phải là quan niệm về nhân phẩm hay sự thánh thiện. Thật ra, ta cần phải khẳng định rằng: “Dẫu Giáo Hội có một cơ cấu “phẩm cấp”, tuy nhiên cơ cấu này hoàn toàn được xếp đặt để đưa đến việc thánh hóa nhiệm thể của Chúa Kitô”. (190)
Nhưng, như Đức Phaolô VI đã nói, nếu “chúng ta không có thể thay đổi thái độ của Chúa chúng ta, hay lời kêu gọi Ngài nói với các phụ nữ, thì chúng ta lại có thể nhìn nhận và cổ võ vai trò người phụ nứ trong sứ mệnh rao giảng Phúc âm và trong đời sống của cộng đồng Kitô hữu.” (191)
Chúng ta cần phải đi từ nhận thức trong lý thuyết về sự hiện diện tích cực và trách nhiệm của phụ nữ trong Giáo Hội, qua việc thực thi nhận thức đó bằng thực hành.
Tông Huấn này phải được đọc trong ý nghĩa rất chính xác như thế, nó được gửi đến những tín hữu giáo dân, bằng cách cố ý phân biệt và lập đi lập lại hai chứ “người nam và người nữ”. Hơn nữa Giáo Luật có nhiều dự liệu về việc tham dự của phụ nữ vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội: đó là những dự liệu cần phải được am tường một cách rộng rãi hơn, đồng thời phải tôn trọng những khác biệt về cảm thức văn hóa, và những nhu cầu mục vụ được thể hiện hợp thời và minh bạch hơn.
Thí dụ việc tham gia của phụ nữ vào các Hội Đồng mục vụ của giáo phận và giáo xứ, cũng như tham dự vào các phiên họp cấp địa phận hay các Cộng đồng địa phương. Chính trong ý nghĩa đó các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã viết: “Phụ nứ tham dự vào đời sống của Giáo Hội không bị một kỳ thị nào ngav cả trong việc tham khảo và soạn thảo các quyết định”. (192) Nơí khác lại còn viết: “Nữ giới đã có một chỗ đứng quan trọng trong việc truyền bá Đức Tin và hoàn thành các công tác đủ loại trong đời sống của Giáo Hội, phải được tham dự vào việc soạn thảo các tài liệu mục vụ và những sáng kiến truyền giáo; họ phải được nhìn nhận như là những người hợp tác trong sứ mệnh của Giáo Hội trong gia đình, trong đời sống chức nghiệp và trong cộng đồng xã hội.” (193)
Trong lãnh vực đặc biệt hơn nữa về việc rao giảng Phúc âm và giáo lý, phải cổ động hơn nữa về việc bổ xung phụ nữ vào các trách vụ trong việc truyền bá Đức Tin, không phải chỉ trong gia đình, nhất là trong các phạm vi khác nhau của môi trường giáo dục, hay nói một cách tổng quát là ở bất cứ đâu đó có sự tiếp nhận Lời Chúa, tiếp nhận sự hiểu biết và truyền thông Lời Ngài, kể cả bằng phương tiện học hỏi, truy cứu và giảng dạy thần học.
Trong khi phát triển rộng rãi việc dấn thân vào công việc truyền bá Phúc âm, người phụ nữ sẽ cảm thấy rõ ràng hơn nhu cầu tự mình cần được lãnh nhận Phúc âm. Như vậy, bằng cái nhìn được soi dẫn bởi Đức Tin. (Eph. 1:18), người phụ nữ sẽ có thể phân biệt được điều gì thật sự tương xứng với phẩm cách và ơn gọí của mình dù dưới chiêu bài “nhân phẩm” hay nhân danh “tự do” và “tiến bộ”. Ngược lạí những giá trị sai lạc này sẽ đưa đẩy người phụ nữ đến tình trạng bất thuận lợi cho việc củng cố các giá trị chân thực. Khiến họ tự mang trách nhiệm về sự suy thoái đạo đức của con người, của môi trường sống và của xã hội. Thực thi một lối “phân biện” như thế là một bước đi cần thiết của lịch sử mà ta không thể trì hoãn, và đồng thời đó là một việc làm có thể thực hiện được và thiết yếu phải thực hiện mà phụ nữ Kitô hữu cần tham gia khi họ tham dự vào trách vụ rao giảng của Đức Kitô và của Giáo Hội Ngài. Việc “phân biện” mà Thánh Phaolô nhiều lần nhắc nhở, không phải chỉ là việc đánh giá thực tại, và các biên cố xảy ra theo ánh sáng của Đức Tin, nó còn là một quyết định cụ thể và là một cuộc dấn thân tích cực, không phải chỉ ở bên trong Giáo Hội, mà ngay cả trong xã hội con người.
Người ta có thể quả quyết là tất cả các vấn đề của thời đại chúng ta mà Hiến Chế Công Đồng (Vui Mừng và Hy Vọng) đã đề cập đến trong phần thứ hai – nhứng vấn đề mà thời gian trôi qua dã không thể giải quyết, và cũng không thể đơn giản được – các vấn đề này đòi hỏi sự hiện diện tích cực của người nứ giới và sự đóng gúp tiêu biểu và không thể thay thế của họ.
Đặc biệt, hai trách vụ lớn lao được trao cho người phụ nữ đang được mọi người lưu ý.
Trước tiên, trách vụ thể hiện toàn nhân phẩm của mình trong cuộc đời làm vợ và làm mẹ. Phụ nữ ngày nay có nhiều khả năng mới mẻ để hiểu và thể hiện phong phú hơn những giá trị con người Công Giáo hàm chứa trong cuộc sống hôn nhân, và trong kinh nghiệm là cha mẹ. Chính người đàn ông – là chồng và cha trong gia đình – có thể nhờ vậy mà tự sửa sai những hình thái bỏ bê cách này hay cách khác, hay chỉ có mặt thất thường hoặc không đầy đủ; hơn thế nữa người đàn ông có thể thắt chặt những tương giao mới mẻ và có ý nghĩa trong việc trao đổi thật sự giữa người với người trong gia đình nhờ vào sự can thiệp thông minh, âu yêm và cứng rắn của người vợ.
Một trách vụ khác là việc bảo đảm lãnh vực đạo lý của văn hóa, nghĩa là một lãnh vực thật sự con người, đúng hơp với nhân phẩm con người trong đời sống cá nhân và xã hội. Dường như Công Đồng Vaticanô II đã liên kết lãnh vực đạo lý của văn hóa và sự tham dự của gláo dân vào sứ mệnh vương giả của Chúa Kitô: “Người giáo dân nên chung sức đem lại cho các cơ chế và các điều kiện sống trên thế giới những bước khai hóa thích hứp, khi chúng tạo nên dịp gây nên tộì lỗi , để tất cả cấc điều đó trở nên thích ứng với những lề luật của công bình và thuận lợi cho việc thực thi các nhần đức thay vì làm trở ngạỉ. Hành động như thế, giáo dân làm cho văn hóa và các việc làm con ngườl thấm nhuần gíá trí đạo đức”.(194)
Nêu nữ giớì tham dự tích cực và có trách nhỉệm điều hành các cơ chế, bằng vìệc bảo vệ tính cách ưu tiên của các gìá tr! con người trong các cộng đồng thì nhưng lời của Công Đồng mà Ta vừa mớì nêu ở trên sẽ thíểt định được lãnh vực sinh hoạt tông đồ quan trọng của người phụ nữ. Trong tất cả các lãnh vực sống của các cộng đồng này, từ bình diện xã hộl kỉnh tế đến xâ hội chính trị, phải tôn trọng và cổ võ nhân phẩm của ngươỉ phụ nữ và ơn gọi riêng biệt của họ, không những trong địa hạt cá nhân mà còn có tính cách cộng đồng, không những trong trách nhíệm đã trao phó cho họ, mà còn ở trong các khuôn khổ được bảo đảm một cách công bằng do các luật lệ dân sự.
“Ngườì đàn ông ở một mình không tốt; Ta hãy tạo cho nó một người trợ gíúp tương hợp với nó” (Gn. 2:18). Thiên Chúa Sảng Tạo đã giao phó ngườí đàn ông cho người đàn bà. Hiển nhiên, con người đã được giao phó cho tất cả mọi người, nhưng một cách đặt biệt đã được giao phó cho một người đàn bà, bởi vì chính ngườì đàn bà nhờ vào kinh nghiệm đặc biệt về tài làm mẹ của mình, dường như đươc phú bẩm tính nhạy cảm đặc biệt với con người, và đối với nhưng gì tạo sự lợi ích đích thực cho con ngườí, bắt đầu bằng giá trị căn bản của đời sống. Những khả năng và trách nhiệm của người phụ nữ trong địa hạt này thật lớn lao, khi mà sự phát tnển vê khoa học và kỹ thuật không còn dựa theo ánh sáng của sự khôn ngoan đích thực; thêm vào đó còn có nguy cơ “phi nhân hóa” đời sống con người, nhất là khi cuộc sống này cần đến một tình yêu sâu đậm hơn và một sự tiêp nhận cao thượng hào hiệp hơn!
Khi đem ơn ích và tài năng của mình phục vụ Giáo Hội và xã hội, người phụ nứ đồng thời tìm được sự triển nở cá nhân đích thực – một khía cạnh ngày nay đang được nhấn mạnh rất nhiều – và đóng góp tài sức mình một cách hết sức độc đáo vào sự hiệp thông Giáo Hội, và niềm phấn khởi truyền giáo của dân Chúa.
Trong viễn tượng như thê, cũng cần bàn về người đàn ông, chứ không phải chỉ nhằm riêng giới phụ nữ.
Nam-nữ cùng hiện diện và cùng hợp tác
52. Trong diễn tiến những cuộc họp của Thượng Hội Đồng, nhiều phát biểu đã bày tỏ môí lo âu rằng việc nhấn mạnh quá đáng về thân thế và vai trò của phụ nữ có thể đưa đên việc quên lãng không thể chấp nhận dành cho nam giới. Thật vậy, trong nhiều môi trường sinh hoạt của Giáo Hội, người ta phàn nàn về việc vắng mặt của các ông hoặc rất ít người tham dự. Một số trong đó lại bỏ qua trách nhiệm đóng góp với Giáo Hội của mình, vì thế phái nữ phải gánh vác: Thí dụ, tham dự vào nghi thức kinh nguyện nhà thờ, giáo dục và đặc biệt dạy giáo lý cho trẻ em, hiện diện trong những cuộc trao đổi tôn giáo hoặc văn hóa, cộng tác vào các sáng kiến từ thiện và truyền giáo.
Cần phải nỗ lực trong đường hướng mục vụ để có sự phôl hợp và cộng tác giữa nam và nữ để việc tham dự của các tín hữu giáo dân vào sứ mệnh cứu độ của Giáo Hội được trở nên đầy đủ, nhịp nhàng và phong phú hơn.
Lý do căn bản đòi buộc và giải thích sự hiện diện và hợp tác nam nữ không phải chỉ vì nhằm tăng thêm ý nghĩa và làm cho công tác mục vụ của Giáo Hội hưu hiệu hơn, lại càng không phải để đáp ứng khía cạnh xã hội học trong vấn đề tạo nên một khung cảnh đầm ấm có tính cách nhần loại gồm có nam có nữ. Nhưng trước tiên đây là việc thể hiện ý định ban đầu của Tạo Hóa, Đấng từ “thuở khai nguyên” đã muốn rằng con người phải “như một sự hơp nhất giữa nam và nứ” và đã dựng nên một nam và một nữ làm thành cộng đồng đầu tiên, căn bản của tất cả các cộng đồng khác, và đồng thời như một “dấu chứng” của cộng đồng. Ngôi vị tương giao trong yêu thương tạo thành mầu nhiệm cho cuộc sống gắn bó của Thiên Chúa duy nhất và ba Ngôi Thiên Chúa.
Chính vì lý do đặc biệt như thế mà hình thái phổ biến nhất và tinh tế nhất, đồng thời cũng là cơ bản nhất để bảo đảm sự hiện diện phôí hợp và hòa hợp nam nữ trong cuộc sống và trong sứ mệnh của Giáo Hội, chính là việc chu toàn các trách vụ, thi hành các trách nhiệm vợ chồng và gia đình Công Giáo, trong đó sự phong phú của các hình thức vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh em. Tông Huấn Familiaris consortio nói rằng: “Nếu gia đình Công Giáo là một cộng đồng mà các môí giây liên hệ luôn được canh tân bởi Chúa Kitô qua Đức Tin và các Bí Tích, sự tham gia của gia đình Công Giáo vào sứ mạng của Giáo Hội phải được thực hiện một cách cộng đồng; vợ chồng cùng nhau với tư cách là một cặp hôn nhân, cha mẹ và con cái, với tư cách là gia đình, phải sống đời phục vụ Giáo Hội và thế giới… Ngoài ra gia đmh Công Giáo xây dựng nước Chúa trong lịch sử qua cuộc sống thực thi hằng ngày bằng đời sống riêng biệt của mình: Việc tham dự của gia đình Công Giáo vào sứ mệnh rao giảng, tư tế và vương giả của Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội Ngài,(195) được diễn tả và thực hiện trong tình vợ chồng và gia đình; tình thương này phải được sống theo các giá trị và đòi hỏi của nó một cách trung tín và phong phú.
Đặt mình vàơ bôi cảnh đó, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhắc nhở ý nghĩa mà bí tích Hôn Nhân phải được thực hiện trong Giáo Hội và trong xã hội để soi sáng và khởi hứng tất cả các môí tương giao nam nứ. Chính trong ý nghĩa ấy các Ngài đã nhấn mạnh “mỗi một Kitô hữu cần phải sống và loan báo sứ điệp hy vọng chứa đựng trong môi tương giao giữa người nam và người nữ. Bí Tích Hôn Phôí thánh hóa môí tương giao này trong hình thức hôn nhân, và bắt đầu môí tương giao này như là một dấu hiệu của môí tương giao giữa Chúa Kitô và Giáo Hội; Bí Tích đó chứa đựng một nội dung giáo huấn có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của Giáo Hội, qua trung gian Giáo Hội, giáo huấn này phải được đưa đên cho thế giới ngày nay, tất cả những tương giao nam nữ phải bắt nguồn hứng khởi từ giáo huấn này. Giáo Hội còn tuỳ thuộc vào những giá trị tinh thần phong phú của mình một cách rộng rãi hơn nữa”. (196) Do đó, chính cấc Nghị Phụ lại nêu lên “sự qúi mến đức trinh khiết và tôn trọng viêc sinh sản con cái cả hai cần phải được phục hồi giá trị”,(197) để khích lệ và phát triển các ơn gọi khác nhau hầu bổ xung cách sống động sự hiệp thông trong Giáo Hội, nhằm phục vụ sự tăng triển không ngừng của việc hiệp thông này.
BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜl ĐAU KHỔ
53. Con người được kêu gọi để tiến đên niềm vui, nhưng ngày nay, con người lại trải qua biết bao nhiêu hình thức đau đớn và thống khổ. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, trong Sứ Điêp cuối cùng của các Ngài đã gởi đến cho mọi người nam cũng như nữ đang chịu đựng những hình tbức đau đớn và thống khổ khác nhau, những lời này: “Hỡi các bạn, những kẻ bị bỏ rơi, các bạn đang bị xã hội tiêu thụ của chúng ta ruồng rẫy, các bạn là những kẻ bệnh hoạn, tật nguyền, nghèo khổ, đói khát, di cư, lưu đày, tù tội, thất nghiệp, già yếu, trẻ em bị bỏ rơi, và những kẻ cô đơn, nạn nhân của chiến cuộc và của tất cả các thứ bạo tàn, hậu quả của một xã hội quá tự do: Giáo Hội chia sẻ nỗi đau thương của các bạn; nỗi đau thương đó dẫn các bạn đến Thiên Chúa, giúp các bạn thông phần với khổ nạn Cứa Chuộc, làm cho các bạn sống trong ánh sáng Cứu Rỗi của Ngài. Chúng tôi mong chờ nơi các bạn để giáo huấn cho toàn thế giới hiểu được tình yêu là gì. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để các bạn tìm ra được một chỗ đứng mà các bạn có quyền có trong xã hội và trong Giáo Hội.” (198)
Trong khuôn khổ của một thế giới không biên cương, như thế giới đau khổ của con người, chúng ta hãy nhìn đến tất cả những ai đang mắc các bệnh chứng dưới nhiều hình thức: Thật vậy, bệnh nhân là sự biểu lộ thông thường và phổ biến nhất của con người đau khổ.
Tiếng gọi của Thiên Chúa gửi đến tất cả và mỗi một người trong họ: Những ai bệnh tật cũng được gửi đến làm thợ vườn nho của Chúa. Đau khổ thể xác cũng như thống khổ tâm hồn, không làm cho họ đi ra khỏi vườn nho mà ngược lại kêu gọi họ sống ơn gọi của con người, của người Kitô hữu, và tham dự vào sự phát triển Nước Chúa dưới những hình thái mới và qúi giá hơn cả. Những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô phải trở thành chương trình sống, và trước tiên những lời đó là ánh sáng soi dẫn cho họ thấy ý nghìa của ân sủng phát xuất từ chính hoàn cảnh của họ: “Những gì còn thiêú cho đau khổ của Chúa Kitô thì ta hãy bằng lòng chịu trong xac thịt ta, vì lợi cho cho nhiệm thể của Ngài là Giáo Hội (Col 1.24). Chính nhờ thể hiện cuộc khám phá đó Thánh Tông Đồ đã đi đến niềm vui mừng:“Cha vui mừng trong những đau khổ mà Cha gánh chịu vì các con” (Col. 1:24). Cũng thế, nhiều bệnh nhân có thể trở nên những người mang lạỉ nguồn vui cua Thanh Linh ở gíữa những thử thách” (1 Thes. 1:6) và là chứng tá công cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu. Trong một buổi họp của Thượng Hội Đồng một người tàn tật đã phát biểu như sau: “Rất cần phải nêu lên để ý thức rằng nhưng Kitô hữu sống trong những hoàn cảnh bệnh tầt, đau khổ, già yếu được Thiên Chúa mời gọi không phảì chỉ thông hiệp nỗi khốn khổ của họ với nỗi thông khổ của Chúa Kitô, nhưng ngay từ bây giờ họ được kêu gọi đón nhận cho chính họ và truyền lại cho kẻ khác nguồn sinh lực mớí và niềm vuí của Chúa Kitô phuc sinh (2 Cor. 4:10-11; 1 Pt. 4:13; Rom. 8:18 và kế) (199)
Về phần mình, Giáo Hội đã nêu lên đìêu đó trong Tông Thư Salvifici doloris (Sự đau thương cứu rỗi) – “Được sỉnh ra từ mầu nhỉệm cứu chuộc eủa Thập Giá Đưc Kttô, Giáo Hội có bổn phận phải cố tìm gặp con người một cách đặc biệt trên con đường đau khổ. Trong cuộc gặp gỡ đo, con ngươi “trở nên con đường của Giáo Hội ” và đó là một trong những cơn đường quan trọng nhất. (200) Con ngừơi đau khổ là con đường của Gỉáo Hội, bởi vì trước tiên họ là con đường của chính Chúa Kitô, ngươi Samarítanô tất lành, không “bỏ con đường mình đi” nhưng “động lòng thương người đó đến gần… băng bó vết thương.. săn sóc ông ta” (Lk.10:32-34)
Từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, cộng đoàn Công Giáo giữa muôn ngàn người bệnh tật và đau khổ, đã thực hiện dụ ngôn người Samarìtanô tốt lành bằng cách biểu lộ và thông truyền tình yêu cứu rỗi và ủi an của Chúa Kitô. Điều này được thể hiện do những người bằng đời hiến thân phục vụ người đau ốm, và qua việc dấn thân không ngừng của tất cả những người đặc trách các dịch vụ y tế. Ngày nay, ngay cả trong các bệnh viện và các cơ sở săn sóc sức khỏe của người Công Giáo, tín hữu giáo dân, nam cũng như nữ, càng ngày càng tăng thêm số người phục vụ đến nỗi có lúc gần như chiếm hầu hết hay chỉ còn có họ. Chính họ – bác sĩ, y tá nam nữ, nhân viên y tế và các trợ tá – hy sinh vì nghĩa hiệp là những kẻ được mời gọi để tạo thành hình ảnh sống động của Chúa Kitô và Giáo Hội trong tình yêu đôí với những người bệnh tật và đau khổ.
Canh tân sinh hoạt mục vụ
54. Gia sản qúi giá đó Chúa Giêsu Kitô “thầy thuốc của thân xác và tâm hồn”, (201) đã để lại cho Giáo Hội không được để suy giảm, nhưng cần gia tăng giá trị và làm cho phong phú thêm qua nỗ lực phục hồi và phát huy một đà sinh hoạt mục vụ vừa phục vụ và đồng thời cùng hành động với nhứng người bệnh và những kẻ đau khổ. Cần có một sinh hoạt mục vụ có khả năng nâng đỡ và cổ võ thái độ ân cần, hiện diện, lắng nghe, đôí thoại, chia sẻ và trợ giúp cụ thể đốỉ với con người trong những giầy phút bệnh hoạn và đau khổ đang chịu thử thách nặng nề không những liên quan đến niềm tin vào cuộc sống, nhưng còn liên quan đến chính Đức Tin đôi với Thiên Chúa và tình yêu phụ tử của Ngài. Việc canh tán mục vụ này biêu lộ đầy ý nghĩa nhất trong khi cử hành các Bí Tích cùng với các bệnh nhần và đem lại cho họ sức mạnh trong cơn đau khổ và yếu nhược, niềm trông cậy trong lúc tuyệt vọng, tạo cho họ nơi chốn gặp gỡ và (niềm vui) ngày hội.
Một trong những mục tiêu của sinh hoạt mục vụ được canh tân và năng động này, phải được phốỉ hợp để bao hàm tất cả các thành phần cấu tạo nên cộng đồng Giáo Hội, là việc ý thức rằng người bệnh, người tàn phế, người đau khổ không chỉ là những người được Giáo Hội yêu thương, phục vụ mà thôi, mà còn là chủ thể tích cực và trách nhiệm trong cộng cuộc rao giảng Phúc âm và sự cứu rỗi. Trong cái nhìn đó, Giáo Hội loan báo một nguồn tin mới ở giữa lòng xã hội và các cao trào văn hóa đang đánh mất ý nghĩa sự đau khổ con người nên “cấm cản” không cho nói lên thực tế này. Nguồn tin mừng này loan báo cho ta ý thức rằng đau khổ có thể có một ý nghĩa tích cực cho con người và cho chính xã hội, vì đau khổ cần được cảm nhận để trở thành một hình thức thông dự vào sự khổ đau cứu độ của Chúa Kitô và niềm vui sống lại của Ngài, bởi vì đau khổ là một sức mạnh thánh hóa và xây dựng Giáo Hội.
Việc loan báo tin mừng đó trở nên đáng tin cậy khi nó không chỉ là một lời nói suông, nhưng được thể hiện qua chứng tá của cuộc sống, không những của những kẻ săn sóc sức khỏe cho người bệnh, người tàn phế và những sự đau khổ, mà còn qua chứng tá của chính những người bệnh, đã ý thức và có trách nhiệm hơn về vị thế và công tác của họ trong Giáo Hội và cho Giáo Hội.
Để “nền văn minh của tình yêu” có thể đâm hoa kết tráí trong thế giới đầy tràn khổ đau, nên đọc và suy ngắm kỹ bức Tông Thư Salvifici doloris, “sự đau thương cứu rỗi”, mà ở đây Ta nhắc lại phần kết: “Như thế, những ai đau khổ và tin vào Chúa Kitô, đặc biệt những ai đau khổ vì niềm tin của mình vào nơi Ngài, Đấng đã chịu đóng đinh và đã sống lại, cần kết hơp lại với nhau bằng tâm trí dưới chân Thánh Giá trên đồi Canve, để những đau khổ của họ đã dược hiến dâng làm cho lời nguyện hiệp nhất của chính Đầng Cứu Chuộc sớm được thể hiện. Những người thiện tâm cũng cần kết hợp lại, bởi vì “Đấng Cứu Chuộc con người”, con người đau khổ đã mang lấy trong mình những đau khổ thể xác và tinh thần của nhân loại qua mọi thời đại, từng treo mình trên Thánh Giá… để mọi người có thể tìm thấy trong tình yêu ý nghĩa cứu độ do những đau khổ của họ, và những giải đáp cho tất cả nhứng thắc mắc họ nêu ra. Chúng ta hãy dừng lại gần với tất cả những đau khổ của con người ngày nay, với Maria, Mẹ Đức Kitô, người đã đứng dưới chân Thánh Giá. Chúng ta kêu đến tất cả các Thánh qua bao thế kỷ đã đặc biệt thông dự những đau khổ của Chúa Kitô. Chúng ta xin các Ngài nâng đỡ chúng ta, và chúng tôi xin anh chị em tất cả những ai đau khổ hãy giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi xin chính những người yêú nhược hãy trở nên một nguồn sức mạnh cho Giáo Hội, và cho nhân loại. Trong cuộc tranh chấp ghê gớm giữa các sức mạnh của Thiện và ác mà thế giới ngày nay đang chiến đấu trước mặt chúng ta, cầu xin cho nỗi đau khổ của anh chị em được kết hợp với Thánh Giá của Đức Kitô đem lại sự toàn thắng” (202)
BẬC SỐNG VÀ ƠN GỌl
55. Các thợ vườn nho đều thuộc thành phần Dân Chúa – linh mục, nam nữ tu sỹ, tín hữu giáo dân – tất cả là đối tượng, đồng thời là chủ thể trong sự hiệp thông của Giáo Hội, và công việc tham gia vào sử mệnh cứu độ của Giáo Hội. Tất cả mọi người và mỗi người chúng ta sinh hoạt ở trong vườn nho duy nhất của Chúa, chung cho mọi người, với những đoàn sủng và những thừa-tác-vụ khác nhau bổ xung cho nhau.
Trước khi hành động, thì tự bản tính của các Kitô hữu đã là những cành của một cây nho xum xuê duy nhất, đó là Đức Kitô. Họ là chi thể sống động của một Thân Thể duy nhất của Chúa được xây dựng trong sức mạnh Thánh Linh. Xét về bản tính; nghĩa là điều đó không chỉ muốn nói là nhờ vào cuộc sống ân sủng và sự thánh thiện, nguồn suôí đầu tiên và sung mãn nhất của việc triển nở sứ mệnh tông đồ và truyền giáo của Hội Thánh, Mẹ chúng ta. Nó còn có nghĩa là bằng phương thế của đời sống thánh thiện của các linh mục và các phó tế, các nam nứ tu sỹ, các thành phần của các cơ chế xã hội, các tín hữu giáo dân.
Trong Giáo Hội Hiệp Thông, các bậc sống kết hợp chặt chẽ với nhau đến mức độ quyến chặt lấy nhau. Cùng một ý nghĩa sâu xa duy nhất cho tất cả mọi bậc sống, đó là một cách sống phẩm giá Kitô hữu giống nhau và ơn gọi phổ quát hướng đến sự thánh thiện trong sự hoàn hảo của tình yêu. Những sắc thái (của đời sống) vùa khác nhau vừa bổ sung, nên mỗi sắc thái là một khuôn mặt độc đáo, ta không thể lấn lộn, và đồng thời mỗi bậc sống ở vào một vị trí tương quan với các bậc sống khác để phục vụ cho tất cả.
Như thế, nét đặc biệt của bậc sống người tín hữu giáo dân là tính cách trần thế. Người tín hữu giáo dân thực hiện một công tác của Giáo Hội bằng cách chứng thực và nhắc nhở cho linh mục, tu sỹ nam nữ, theo phương thế của mình, ý nghĩa mà thực tại trần thế chất chứa trong ý định cứu độ của Thiên Chúa. Về phần mình, lình mục thừa tác bảo đảm sự hiện diện thường trực của các Bí Tích của Đức Kitô, Đấng Cứu Độ qua các thởi gian và không gian. Đời tu trì chứng tá tính cách song mãn của Giáo Hội, nói một cách khác làm chứng hướng đi của Giáo Hội về Nước Trời, được hình dung trước, được thấy trước, và cảm nghiệm được nhờ việc tuyên khấn giứ đức khiết tinh, nghềo khó và vâng lời.
Trong toàn thể những bậc sống khác nhau, và trong mỗỉ một bậc sống tương quan với các bậc sống khác, tất cả đều phải phục vụ cho sự tăng triển Giáo Hội, đó là nhứng cách thế sống khác nhau kết hợp sâu xa vào mầu nhiệm hiệp thông” của Gíảo Hội, và kết hợp với nhau trong một đà tiên về một sứ mang duy nhất của Giáo Hội.
Bằng cấch đó, mầu nhiệm duy nhất và đồng nhất của Giáo Hộí khai mở và làm sống lại sự sung mãn vô biên của mầu nhiệm Chúa Kitô, trong sự khác biệt của các bậc sống Đơi mỗi ơn gọi, Cũng như các Nghỉ Phụ đã hoan hỉ nhắc lại Giáo Hội giống như một cánh đồng mà ta thấy có nhiều thứ cỏ, cây, hoa trái tuyệt vời và đẹp mắt. Thánh Ambriôsố víêt: “Một cánh đông trổ sinh nhiều tráí, những cánh đồng tốt nhất chính là nơi sản xuất nhiều hoa lẫn nhiều trái. Cánh đồng Giáo Hộì là nơi trổ sinh cả hoa lẫn trái. Ở đây anh chị em có thể thấy đức khiết tịnh trổ hoa, nơi khác đời sống góa bụa biểu dương sự khắc khổ của Giáo Hội như những rừng cây trong đồng bằng; ngoàí ra những cuộc hôn nhân được Giáo Hội chúc phúc như ngày mùa gặt hái đổ đầy hoa trái vào các kho lẫm bao la của thế giởi, và máy ép nho của Chúa Giêsu đầy ắp trái nho cua vườn nho sai trái, làm phong phú đờì sống hôn nhân Công Giáo.” (203)
Những ơn gọi khác nhau của đời sống giáo dân
56. Sự khác biệt phong phú của Giáo Hộỉ được biểu dương một lần nữa ở bên trong mỗi bậc sống. Nói cách khác, mỗi bậc sống của người giáo dân đã có nhiều “ơn gọi” khác nhau, đó là những đường lối thiêng liêng và tông đồ khác nhau liên quan đến mỗi người tín hữu giáo dân. Trong những “ơn gọi chung” của người giáo dân cũng có nhiều “ơn gọi nêng”. Điều này, chúng ta có thể nêu lên kinh nghiệm sống thiêng liêng, viên mãn trong Giáo Hội ở thời gian gần đây và đã đua nở dưới nhiều hình thức các tu hội giáo dân khác nhau. Nó cho thấy rằng người tín hữu giáo dân và ngay cả linh mục cũng có thể sống lời khuyên Phúc âm là nghèo khó, khiết tịnh, và vầng lời bằng việc tuyên khấn hoặc tuyên hứa, nhưng vẫn có thể chu toàn đời sống giáo dân hay giáo sỹ đặc biệt của mình. (204) Cũng như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận như sau: “Chúa Thánh Thần còn soi sáng những hình thức tận hiến khác nhau được các tín hữu giáo dân thực hiện trong khi vẫn hoàn toàn sống đời giáo dân của họ”. (205)
Chúng ta có thể kết luận bằng cách đọc lại tư tưởng của Thánh Phanxicô de Salles, Người đã từng cổ động nhiều lôí sống thiêng liêng của giáo dân. (206) Khi nói về “lòng đạo đức” nghĩa là sự trọn lành của người Kitô hữu hoặc “sông theo ơn Chúa Thánh Thần”, Ngài trình bày một cách đơn sơ và minh bạch ơn gọi nên Thánh của tất cả Kitô hữu trong khi nhấn mạnh hình thức đặc biệt mà trong đó mỗi Kitô hữu phải chu tất: “Thiên Chúa truyền dạy cho thụ tạo, cây phải sinh trái, mỗi cây theo giống của mình” (Gn.1:11). Cũng vậy Ngài đòi buộc người Kitô hữu là những cây sống động trong Giáo Hội của Ngài, phải trổ sinh hoa trái thiêng liêng mỗi người tùy vào phẩm chất và ơn gọi của mình. Sự trọn lành phải được người quân tử, thợ thuyền, đầy tớ, vương tước, góa bụa, thiếu nữ, phụ nữ có gia đình phải thể hiện một cách khác nhau; không chỉ riêng vậy mà thôi, nhưng phảí thích ứng việc thi hành đời sống trọn lành theo khả năng, công việc và bổn phận của riêng mỗi người… Thật là lầm lẫn, và còn là tà đạo, khi loại bỏ đời sống đạo hạnh ra khỏi trại binh lính, cửa hàng của các người thủ công, đền đài vua chúa, hoặc tổ ấm gia đình. Hỡi kẻ mộ mến Thiên Chúa, con đường trọn lành hoàn toàn chiêm niệm, khổ tu hay tu sỹ thật ra không thể áp dụng cho những lôí sống trên. Nhưng ngoài ba lôí sống tu đó còn nhiều hình thức khác để nên thánh thích ứng cho những ai sống đời sống thế tục dù ở hoàn cảnh nào, chúng ta có thể và phải hướng đên đời sống trọn lành.” (207)
Trong chiều hướng đó, Công Đồng Vatican II đã viết: “Đời sống thiêng liêng này của giáo dân phải mặc những nét riêng biệt thể theo điều kiện sống của mỗi người (đời sống vợ chồng và gia đình, đời sống độc thân và goá bụa), hoàn cảnh đau ốm, sinh hoạt nghề nghiệp và xã hội. Mỗi người phải không ngừng phát huy phẩm cách và ơn đã nhận được, đặc biệt những ơn riêng thích ứng với điều kiện sống và xử dung những ơn Chúa Thánh Linh đã ban cho mình. (208)
Nếu có nhiều ơn gọi thiêng liêng của Chúa Thánh Linh, thì trong một ý nghĩa nào đó, lại có vô số những cách sống của tất cả các thành phần trong Giáo Hội là những thợ làm trong vườn nho của Chúa, xây dựng Thân Thể mầu nhiệm Đức Kitô. Thật vậy, mỗi người trong tính cách duy nhất của lịch sử đời sống mình đã được gọi đích danh để đóng góp phần riêng của mình cho tiến trình hoàn thành Nước Thiên Chúa. Không một tài năng nào dù nhỏ bé đến đâu, lại có thể bị che dấu hoặc không dùng đến (Mt. 25:24-27).
Thánh Tông Đồ Phêrô đã cảnh giác chúng ta bằng những lời sau đáy: “Mỗi người tùy theo ơn Chúa ban mà phục vụ kẻ khác, như những người quản lý trung tín giữ mọi ân sủng của Thiên Chúa” (1 Pt. 4:10).
***
CHƯƠNG V
ĐỂ CHÚNG CON MANG LẠI HOA TRÁI
Công việc đào cạo người tín hữu giáo dân
PHẢl LUÔN LUÔN ĐẠT ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH
57. Hình ảnh cây nho và cành nho trong Phúc âm khai mở cho ta thấy một lãnh vực căn bản khác của đời sống và sứ mạng người tín hữu giáo dân: lời mời gọi phải lớn lên và không ngừng tăng trưởng để luôn mang lại hoa trái. Chúa Cha săn sóc vườn nho của Ngài như một người trồng nho siêng năng. Israen khẩn khoản van xin Thiên Chúa ân cần hiện díện, với lời cầu nguyện như sau: “Lạy Thiên chúa của vũ trụ, xin Ngài hãy trở lại! Từ trời cao xin Ngài hãy nhìn xem, thăm viêng cây nho này. Xin bảo vệ cây nho mà cánh tay quyền lực của Ngài đã trồng” (Ps. 80.15-16). Đến phiên Ngài, Chúa Giêsu nói về công việc của Chúa Cha: “Ta là cây nho thật, và Cha Ta là người trồng nho. Cành nào ở trong Ta mà không sinh hoa trái, Cha Ta sẽ chặt nó đí, cành nào sinh hoa trái, Ngài cũng tỉa bớt đi cho càng sai trái hơn” (Jn. 15.1-2).
Sinh lực của các cành nho tùy thuộc vào sự nối kết với thân cây, là Chúa Giêsu Kitô: “Ai Ở trong Ta và Ta ở trong người ấy, người đó sẽ sinh nhiều hoa trái; vì ngoài Ta ra, các con chẳng làm gì được” (Jn.15.5).
Con người được Thiên Chúa kêu gọi trong sự tự do của mình để triển nở, phát huy và mang lại hoa trái. Con người không thể không đáp lại lời mời gọi đó, không thể không chu toàn trách nhiệm của chính mình. Những lời Chúa Giêsu sau đây nhằm nói đến trách nhiệm vừa kinh hoàng vừa phấn khởi đó: “Nêú ai khơng ở trong Ta sẽ bị quăng ra như cành khô héo, người ta sẽ thu lại bỏ vào lửa mà đôt đi” (Jn.16. 6)
Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa, Đấng kêu mời, và người được gọi trong trách nhiệm của mình, có thể và cần phải có một sự đào tạo toàn diện và liên lỉ những tín hữu giáo dân, như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã dành một phần lớn công việc của mình để khai triển vấn đề này. Đặc biệt, sau khi mô tả việc đào tạo người Kitô hữu như “một tiên trình liên tục của cá nhân để trưởng thành trong Đức Tin, và để nên giống với Đức Kitô theo ý muốn của Chúa Cha dưới sự dìu dắt của Chúa Thánh Thần”, các Ngài đã quả quyết minh bạch rằng: “Việc đào tạo tín hữu giáo dân phải nằm trong những ưu tiên của giáo phận, và hiện diện trong các chương trình sinh hoạt mục vụ, làm thế nào để tất cả cố gắng của cộng đoàn (linh mục, tu sỹ, giáo dân) quy hướng về cùng đích này”. (209)
KHÁM PHÁ VÀ SỐNG ƠN GỌl VÀ SỨ MỆNH CỦA RlÊNG MÌNH
58. Việc đào tạo các tín hữu giáo dân nhằm mục tiêu cơ bản là tìm ra ơn gọi riêng tư của mỗi người, để càng ngày càng tỏ lộ và làm cho mỗi người luôn sẵn sàng hơn nữa để sống ơn gọi đó, hầu chu toàn sứ mệnh riêng của mình.
Thiên Chúa gọi tôi và Ngài gửi tôi đến làm người thợ trong vườn nho của Ngài, Ngài gọi tôi và sai tôi đi để dọn đường cho nước Ngài đến trong lịch sử. Ơn gọi và sứ mệnh cá biệt đó xác định phẩm giá và trách nhiệm mỗi tín hữu giáo dân và kết thành giềng môi của chương trình đào luyện. Công việc đó nhằm mục đích giúp chân nhận phẩm giá của người tín hữu giáo dân trong niềm hoan lạc và biết ơn, đồng thời giúp họ đương đầu với trách nhiệm của mình một cách trung tín và đại độ.
Thật vậy Thiên Chúa đã nghĩ đến chúng ta từ thuở đời đời, và Ngài đã thương yêu chúng ta như những nhân vị duy nhất và bất khả thay thế. Ngài gọi mỗi người chúng ta bằng chính tên chúng ta, như người Mục Tử tốt “gọi các con chiên của mình bằng chính tên chúng” (Jn. 10.3). Nhưng chương trình đời đời của Thiên Chúa chỉ được mặc khải cho mỗi người chúng ta trong tiến trình phát triển lịch sử của cuộc sống và các biến cố của mỗi người; một cách nào đó, nó tuần tự tiếp diễn ngày này qua ngày khác.
Ngoài ra, trong đời sống của mỗi tín hữu giáo dân, có những giai đoạn đặc biệt có ý nghĩa và mang tính cách quyết định giúp ta chân nhận Lời Chúa gọi và đón nhận sứ mạng Chúa giao. Trong những giai đoạn đó, có thời kỳ của tuổi trẻ và tuổi thành niên. Tuy nhiên đừng ai quên rằng Chúa như người chủ vườn nho trong dụ ngôn, trong đường hướng Ngài đã cho thấy thánh ý của Ngài một cách cụ thể và chính xác – gọi (chúng ta) vào tất cả các giờ của cuộc sống. Do đó, phải luôn tỉnh thức, có nghĩa là phải ân cần lắng nghe tiếng Chúa, đó chính là thái độ căn bản và kiên trì của môn đệ Ngài.
Dầu thế nào, không phải chỉ cần biết Chúa muốn gì nơi mỗi người chúng ta trong những hoàn cảnh khác biệt của cuộc sống. Nhưng phải làm đìều Chúa muốn, đó là điều mà Maria, Mẹ Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta như đã nói với các người giúp tiệc cưới tại Cana: “Các ngươi hãy làm những gì Ngài bảo ” (Jn. 2:5) .
Và để hành động một cách hoàn toàn trung tín với thánh ý của Thiên Chúa, cần phải có đủ khả năng, và phát triển mỗi ngày một thêm khả năng này. Dĩ nhiên, với ơn của Chúa: ơn Chúa không bao giờ thiếu, như Thánh Lêô Cả đã nói: “Đấng đã trao cho anh em phẩm chức, thì cũng sẽ cho anh em sức mạnh”. (210) Nhưng cũng cần có sự hợp tác tự do và trách nhiệm của mỗi một ngườí chúng ta.
Đây là công tác tuyệt vời và bận rộn đang chờ đón mọi tín hữu giáo dân, những người Kitô hữu không nghỉ ngơi: luôn ý thức hơn nữa những kho tàng phong phú của Đức Tin và bí tích Rửa Tội và sống những ơn huệ đó một cách hoàn hảo, như Thánh Phêrô Tông Đồ, khi nói về sự sinh ra và lớn lên như là hai giai đoạn của đời sống Kitô hữu, đã khuyên bảo chúng ta: “Anh em hãy giông như những trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát Lối Chúa, như một giòng sữa trinh trong làm cho anh em được lớn lên để đi đến sự cứu độ,, (1 Pt. 2.2).
ĐÀO LUYỆN TOÀN DlỆN ĐỂ SỐNG TRONG HỢP NHẤT
59. Việe khám phá và thực hiện ơn gọi và sứ mệnh cá nhân đối với người tín hữu giáo dân đòi buộc phải được đào tạo để sống trong hợp nhất. Họ đã mang ấn tín của sự hợp nhất này ngay trong chính bản tính của họ là thành phần của Giáo Hội và công dân của xã hội loài người.
Trong cuộc đời của họ không thể có hai lối sống song song: một bên là “thiêng liêng” với những giá trị và những bó buộc riêng; bên kia là “trần thê ‘, nghĩa là gia đình công việc làm ăn, tương giao xã hội, dấn thân làm chính trị, sinh hoạt văn hoá. Nhánh nho được ghép vào cây nho là Chúa Kitô mang hoa trái trong tất cả các lãnh vực sinh hoạt và cuộc sống. Thật vậy, tất cả các lãnh vực của đời sống giáo dần đều quy hướng vào ý định của Thiên Chúa, Ngài muốn tất cả chúng ta phải là “môi trường lịch sử” để Đức ái của Chúa Kitô được mặc khải và thể hiện cho vinh danh Chúa Cha, và phục vụ anh em mình. Tất cả các sinh hoạt, các hoàn cảnh, các cuộc dấn thân cụ thể – khả năng và liên đới trong công việc làm ăn, tình yêu và sự tận tụy trong gia đình hay trong việc giáo dục con cái, dịch vụ xã hội và chính trị, việc triển khai chân lý trong thế giới của văn hoá – tất cả những việc đó là cơ hội được quan phòng để thể hiên “việc thực hành liên tục Đức Tin, Đức Cậy và Đức ái”.(211)
Công Đồng Vaticanô II đã kêu gọi người tín hữu giáo dân hướng đến sự hiệp nhất đó, và mạnh mẽ tố giác tính cách nghiêm trọng của việc phân tách giữa Đức Tin và đời sống, giữa Phúc âm và văn hoá: “Công Đồng khuyến khích người Kitô hữu, công dân của nước trần thế và Nước Trời, nên chu toàn công tác trần thế của mình một cách nhiệt tình, trung tín, và vâng theo sự hướng dần của tinh thần Phúc âm. Những ai, từng biết rằng mình không có được nước vĩnh cửu dưới trần thế này, nhưng đang tiến về vương quốc tương lai, lại cho rằng có thể coi thường những nghĩa vụ làm người của mình, và không nhân ra rằng chính Đức Tin, tùy vào ơn gọi của mỗi người làm cho những nghĩa vụ đó trở thành một bổn phận khẩn thiết. Những người như thế đi xa khỏi chân lý. Ngược lại, những người tin rằng có thể quên mình hoàn toàn cho các sinh hoạt trần thế, cho hành động như thể các sinh hoạt đó hoàn toàn xa lạ với cuộc sống tôn giáo của họ, một cuộc sống được họ giới hạn vào việc thực hành việc phụng tự và một vài điều bó buộc có tính cách đạo đức cố định. Những người này cũng lầm lẫn không kém. Tách rời Đức Tin mà họ tuyên xưng khỏi cách xử sự hằng ngày của một số đông Kitô hữu hiện nay kể là một trong những lầm lẫn nghiêm trọng của thời đại chúng ta đang sống.” (212)
Vì thế, Ta qủa quyết rằng một Đức Tin không trở thành văn hóa là một Đức Tin “không được tiếp nhận đầy đủ, không được suy nghĩ thấu đáo, không được sống một cách trung tín.” (213)
Các phương diện của việc đào tạo
60. Nhiều phương diện liên kết trong việc đào tạo toàn diện người tín hữu giáo dân được lồng trong tổng hơp của đời sống đó.
Không có gì ái ngại khi cho rằng việc đào tạo đời sống thiêng liêng phải chiếm một vị trí ưu tiên trong cuộc đời mỗi người, bởi vì mỗi người đều được gọi để không ngừng lớn lên trong sự kết hơp mật thiết với Đức Giêsu Kitô, trong sự hòa hơp với ý muốn của Chúa Cha, trong việc tận tâm phục vụ anh em trong bác ái và công bình. Công Đồng viết rằng: “Đời sống kết hơp chặt chẽ với Chúa Kitô trong Giáo Hội được nuôi dưỡng bằng những của ăn thiêng liêng chung cho tất cả mọi tín hữu, đặc biệt sự hiệp thông cách tích cực yào Phụng Vụ. Các giáo dân phải dùng những của ăn đó đề khi chu toàn một cách hoàn hảo các nghĩa vụ trần thế trong những điều kiện thông thường của cuộc sống, họ không phân tách việc kết hơp với Đức Kitô và đời sống của họ, nhưng lớn lên trong sự kếp hợp với Ngài, đồng thời chu toàn các công việc của họ như ý muốn Thiên Chúa.” (214)
Việc dạy giáo lý cho người tín hữu ngày nay càng lúc càng trở nên khẩn thiết, không phải chỉ do những năng động tự nhiên thôi thúc việc đào sâu Đức Tin, nhưng còn do việc cần thiết phải “chứng thực niềm tin” mà họ ấp ủ trong mình khi đôi diện thế giới với các vấn đề nghiêm trọng và phức tạp của nó. Do vậy, một lôí dạy giáo lý có hệ thống, thích ứng riêng cho từng lứa tuổi và hoàn cảnh sống khác nhau, và một cuộc cổ động văn hoá Công Giáo sâu rộng được xem là tuyệt đôí cần thiết, để đáp ứng những thắc mắc muôn thuở và những vấn đề mới mẻ đang làm cho con người và xã hội ngày nay giao động.
Đặc biệt là làm sao cho người tín hữu giáo dân, nhất là người dấn thân bằng những cách khác nhau trong lãnh vực xã hội và chính trị, có được sự hiểu biết chính xác hơn học thuyết xã hội của Giáo Hội, là một vấn đề tôí ưu cần thiết, như các Nghị Phụ Thượhg Hội Đồng đã nhiều lần đòi hỏi trong các lần phát biểu. Khi nói về việc tham gia chính trị của người tín hữu giáo dân, Thượng Hội Đồng đã diễn tả ý kiến của mình như sau: “Để các gíáo dân có thể thể hiện tích cực dự án cao đẹp của mình trong chính trị (có nghĩa là dự án làm cho các giá trị con người và Công Giáo được nhìn nhận và ham mộ), không phải chỉ khuyến khích họ là đủ, mà phải đem đến cho họ những phương tiện cần thiết đề đào tạo lương tâm xã hội của họ; đặc biệt trong học thuyết xã hội của Giáo Hội, chứa đựng những nguyên tắc suy tư, những tiêu chuẩn phán đoán và những hướng dấn để hành động (Thánh bộ Tín Lý, “Giáo Huấn về Tự do Công Giáo và giải phóng”, 72. Học thuyết đó phải hiện diện ngay trong chương trình giáo lý căn bản và phải được giải thích trong các khóa huấn luyện đặc biệt cũng như trong các trường học và đại học. Nên lưu ý rằng, học thuyết xã hội của Giáo Hội có tính năng động, nghĩa là nó thích ứng với những hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau. Những chủ chăn có quyền và có bổn phận đề nghị những nguyên tắc luân lý thuộc lãnh vực xã hội cũng như trong các lãnh vực khác. Kitô hữu phải đặt mình vào việc bảo vệ nhân quyền, dấn thân tích cực vào các đảng phái chính trị đành riêng cho giáo dân”. (215)
Trong khuôn khổ của việc đào tạo toàn diện và hợp nhất người tín hữu giáo dân, chúng ta phải ưu tư tài bồi các giá trị con người; nó cần thiết cho sinh hoạt truyền giáo và tông đồ. Chính trong ý nghĩa đó, Công Đồng đã viết: “(Giáo dân) sẽ yêu thích nhiều khả năng nghề nghiệp, ý nghĩa gia đình và công dân, và các nhân đức liên quan đến đời sống xã hội như thanh liêm, tinh thần công lý, thành thật, tế nhi, khẳng khái. Không có những nhân đức đó thì không có đời sống Kitô hữu chân thật.” (216)
NHỮNG CỘNG TÁC VlÊN CỦA THlÊN CHÚA LÀ NHÀ GlÁO DỤC
61. Đào tạo tín hữu ở những nơi đâu và bằng phương tiện nào? Những ai và những cộng đoàn nào được kêu gọi để đảm trách bổn phận đào tạo giáo dân một cách toàn diện và hiệp nhất?
Cũng như việc giáo dục con người liên hệ mật thiết vào tương quan của tình mầu tử, việc đào tạo ngườí Kitô hữu cũng bám rễ và hút lấy nguồn sinh lực nơi Thiên Chúa: Ngài là Người Cha yêu thương và giáo dục con cái. Vâng, Thượng Đế là nhà giáo dục lớn lao và cao cả đôi với Dân Ngài, như đoạn văn kỳ diệu sau đây trích từ Bài ca của Môisen: “Nơi hoang vu, trong cảnh cô quạnh bao la của sa mạc, Ngài nhận nó làm con: Ngài bao bọc, Ngài nuôi dưỡng nó. Ngài gìn giữ nó như con ngươi của mắt Ngài. Như đại bàng canh chừng ổ chim con, bay lượn bên trên đàn con dại. Ngài trương đôi cánh và nhắc nó lên. Ngài nâng nó đặt lên bộ lông của Ngài. Chúa là vị độc nhất dần dắt nó, chứ không phải là một Chúa nào khác” (Dt. 32:10-12, xem 8. 5).
Công trình giáo dục của Thiên Chúa được mặc khải và hoàn thành trong Chúa Giêsu là Thầy dạy, và tác động bên trong tầm hồn của tất cả mọi người, nhờ sự hiện diện linh động của Chúa Thánh Thán. Giáo Hội Mẹ chúng ta được gọi để kết hợp với công trình giáo dục của Chúa, bằng chính danh nghĩa của mình cũng như bằng các giáo huấn và hành động của mình. Chính vì thế mà nhứng tín hữu giáo dân được đào tạo do bởi Giáo Hội và trong Giáo Hội, trong sự hợp thông và công tác hổ tương giữa tất cả các phần tử của Giáo Hội: linh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân. Nhờ vậy, toàn thể cộng đoàn Giáo Hội trong sự khác biệt giữa các phần tử của mình, nhận lầý nguồn phong phú của Thánh Thần và cộng tác vào kho tàng ơn ích đó. Chính trong ý nghĩa này Methodius thành Olympo đã viết: “Những người chưa hoàn hảo được đón nhận và đào tạo bởi những kẻ hoàn hảo hơn, như trong lòng bà mẹ, để họ được cưu mang và khai sinh nhờ sự cao cả và đẹp đẽ của nhân đức”. (217) Sự kiện đó đã xảy đên cho Thánh Phaolô, từng được các Kitô hưũ hỉểu biết hơn (qua chính nhần vật Anania) đón nhận và đưa vào Giáo Hội, và sau đó, đến phiên Ngài, đã trở nên toàn hảo và làm cha linh hướng cho biết bao nhiêu con cái khác!
Công trình giáo dục trước hết là một sự kiện của Giáo Hội hoàn vũ, trong đó Giáo Hoàng đóng vai trò giáo dục quan trọng hơn cả đôi với tín hữu giấo dân. Vì là người kế vị Thánh Phêrô, Ngài nhận lấy trách vụ “làm cho anh em mình vững mạnh trong Đức Tin” , khi dạy dỗ cho tất cả các tín hữu những yếu tố cán thiết của ơn gọi và sứ mệnh làm người Kitô hữu và làm con cái Giáo Hội. Người tín hữu giáo dân không những cần phải lắng nghe với thái độ tuân phục và mến chuộng những lời Ngài nói mà thôi, mà còn phải lắng nghe những lời dạy được ban bố qua các văn kiện của các Thánh bộ trong Giáo Hội.
Giáo Hội duy nhất và phổ quát hiện diện trong mỗi một phần tử khác nhau của thế giới, trong các Giáo Hội địa phương. Trong mỗi Giáo Hội đó, Giám Mục mang trách nhiệm riêng đối với các tín hữu giáo dân, ngài phải đào tạo họ qua việc loan tin mừng, cử hành bí tích Thánh Thể và các Bí Tích khác, sinh hoạt và hướng dấn đời sống công giáo của họ.
Giáo xứ được thiết lập và hoạt động trong lòng Giáo Hội địa phương hay Giáo phận, mang một vai trò thiết yếu trong việc đào tạo trực tiếp những tín hữu giáo dân. Thật vậy họ đạo có cơ hội gặp gỡ dễ dàng từng người và từng nhóm, nên được kêu gọi để đào tạo các phần tứ của mình biết lắng nghe Lời Chúa, tham dự phụng vụ, đôí thoại trực tiếp với Thiên Chúa, dấn thân vào công tác bác ái đôí với anh em, và cảm nhận cách trực tiếp và cụ thể hơn ý nghĩa sự hiệp thông của Giáo Hội và trách mhiệm truyền giáo.
Bên trong một số giáo xứ, nhất là những giáo xứ lớn và tản mác còn có sự hiện diện của những cộng đoàn giáo hội nhỏ. Chúng có thể rất hữu ích trong việc đào tạo những người Kitô hữu, vì nhờ đó ý thức và kinh nghiệm về sự hợp thông và sứ mệnh Giáo Hội được thể hiện một cách sắc bén và sâu đậm hơn. Cũng như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã từng tuyên bố, một hình thức hổ trợ khác được cống hiến qua việc dạy giáo lý sau bí tích Rửa Tội dưới hình thức lớp giáo lý khai tâm nhằm trình bày lại cho những người lớn một vài yếu tố của Nghi thức Khai tâm đời sống Công Giáo, giúp họ đón nhận và sống những ơn phong phú và kỳ diệu của phép Rửa tội họ đã lãnh nhân, cũng như những trách nhiệm phát sinh từ ân huệ đó. (218)
Trong việc đào tạo mà tín hữu giáo dân lãnh nhận trong giáo phận hoặc trong giáo xứ của mình, đặc biệt về những điều liên quan đến ý nghĩa cuộc sống hiệp thông và sứ mệnh của mình, sự nâng đớ mà các phần tử khác nhau trong Giáo Hội liên đới thực hiện cho nhau mang tính cách quan trọng đặc biệt. Sự nâng đỡ này giúp khám phá và đồng thời giúp thể hiện mầu nhiệm của Gìáo HỘÌ là Mẹ và là Thầy giáo dục. Cảc linh mục và các tu sỹ phải giúp tín hữu giáo dân trong công trình đào tạo của họ. Trong đường hướng đó, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã yêu cầu các linh mục và các ứng viên vào các chức Thánh phải “chuẩn bị chu đáo để có đủ khả năng tiếp ứng ơn gọi và sứ mệnh của giáo dân”.(219) Vê phần mình, chính tín hữu giáo dân cũng có thể và phải giúp các linh mục và các tu sĩ trong bước đường thiêng liêng và mục vụ của họ.
Những môi trường giáo dục khác
62. Gia đình công giáo, như là “Giáo Hội tại gia” cũng cần thành một trường học tự nhiên và cơ bản trong việc đào tạo Đức Tin: bậc làm cha mẹ nhận nơi bí tích Hôn nhân ân sủng và tác vụ giáo dục Công Giáo đôi với con cái mình, làm chứng trước con cái họ và thông đạt những giá trị con người và đồng thời giá trị tôn giáo. Khi tập nói những tiếng đầu tiên, trẻ con cũng học ca tụng Thiên Chúa, Đấng mà chúng cảm thấy gần gũi như người cha đầy yêu thương và ân cần; khi học biết những cử chỉ thân ái đầu tiên, trẻ em cũng học tiếp nhận kẻ khác và nhận ra ý nghĩa cuộc sống con ngừơl trong sự trao ban chính mình. Chính cuộc sống thường ngày của một gia đình Công Giáo chân thực tạo thành “kinh nghiệm Giáo Hội” đầu tiên nhằm giúp trẻ con vững mạnh phát triển trong việc hội nhập tích cực và có trách nhiệm vào một cộng đoàn Giáo Hội rộng lớn hơn và vào xã hội. Vợ chồng và cha mẹ Công Giáo càng ý thức rằng “Giáo Hội tại gia” của mình tham dự vào cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội hoàn vũ, thì con cái họ càng có thể được đào tạo để hiểu “ý nghĩa của Giáo Hội”, và chúng càng ý thức sự cao đẹp của việc hiến dâng sức lực mình để phục vụ Nước Chúa.
Những trường học và đại học công giáo, cũng như những trung tâm canh tân đời sống thiêng liêng ngày nay đang gia tăng số lượng và ngày càng trở thành quan trọng. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nêu lên cho thấy rằng, trong khung cảnh xã hội và lịch sử ngày nay chúng ta đang sống, được chứng kiến một cuộc biến đổi văn hóa sâu rộng, việc tham gia của phụ huynh Công Giáo và đời sống của học đường chưa lấy gì làm đủ. Cần phải chuẩn bị các tín hữu giáo dân để họ hiến thân vào công tác giáo dục như hiến thân vào một công tác của chính Giáo Hội. Cần thành lập và phát tnển “những đoàn thể giáo dục” gồm thành phần phụ huynh, nhà giáo, linh mục, tu sĩ, nam nữ, và đại diện giới trẻ. Và để trường học có thể thi hành chức phận giáo dục của mình một cách xứng đáng, các tín hữu giáo dân cần phải ý thức rằng việc dấn thân đòi buộc mọi người, cũng như cổ động cho mọi người biết về quyền tự do giáo dục thật sự, kể cả việc (thể hiện nền tự do đó qua phương tiện của qui chế lập pháp dân sự thích ứng.(220)
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tỏ ra ưu ái và khích lệ tất cả những tín hữu giáo dân, nam nứ, đang đảm trách công tác giáo dục trong trường học hay các cơ sở huấn luyện, với một tinh thần công dân và Kitô hữu sâu sắc. Ngoài ra, các Ngài đã nhấn mạnh rằng các tín hữu giáo dân làm giáo viên hoặc giáo sư tại các trường học khác nhau, Công Giáo hay không Công Giáo, cần gấp trở thành những người chứng trung thực của Phúc âm, bằng gương sáng của đời mình, khả năng và lương tâm chức nghiệp, cảm hứng Công Giáo trong việc giảng dạy – dĩ nhiên – cần tôn trọng tính cách độc lập của các ngành và bộ môn khoa học khác nhau. Vấn đề đặc biệt quan trọng là việc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật do các tín hữu giáo dân đảm trách phải lấý việc phục vụ con người toàn diện với các giá trị và yêu sách của nó làm tiêu chuẩn: Giáo Hội trao phó cho các tín hữu giáo dân này nhiệm vụ giải thích cho mọi người hiểu được mối tương quan mật thiết giữa Đức Tin và khoa học, giữa Phúc âm và văn hóa con người. (221)
Chúng ta đọc thấy đoạn văn này: “Thượng Hội Đồng này kêu gọi đến vai trò rao giảng của các trường học và đại học Công Giáo và ca ngợi sự tận tâm của các giáo chức và thành phần giáo sư, phần lớn ngày nay là giáo dân, để họ có thể đào tạo tại các cơ sở giáo dục Công Giáo những con người, nam cũng như nữ, biết thâm nhập: “điều răn mới”. Sự hiện diện đồng thời của các linh mục và giáo dân, cũng như nam nữ tu sĩ cống hiến cho sinh viên một hình ảnh sống động của Giáo Hội, và làm cho họ ý thức dễ dàng hơn kho tàng phong phú đó. (Bộ Giáo dục Công Giáo, “Người giáo dân trong ngành giáo dục, chứng tá Đức Tin trong các trường học”).(222)
Các nhóm, các hiệp hội và các phong trào cũng có một chỗ đứng trong việc đào tạo các tín hữu giáo dân. Thật thế, mỗi một tập thể có những phương pháp riêng, tất cả có thể cống hiến một lôí đào tạo đi sát với chính kinh nghiệm của đời tông đồ. Chúng lại có cơ hội để bổ túc, cụ thể và chuyên biệt hóa công việc đào tạo mà các thành phần trong đó thu thái được do những bậc thầy khác nhau và đoàn thể khác nhau.
VlỆC ĐÀO TẠO HỖ TƯƠNG GlỮA: CHO VÀ NHẬN
63. Công trình đào tạo không phải là đặc ân của một nhóm người, nhưng là một quyền lợi và bổn phận của mọi người. Vê vấn đê này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã yêu cầu ” phải làm sao để mọi người , nhất là những kẻ nghèo khó có thể hưởng được công trình đào tạo, để mọi người chính mình có thể trở thành những nguồn đào tạo cho tất cả”; và các Ngài nói thêm: “Đối với việc đào tạo, nên xử dụng các phương thế thích ứng giúp cho Kitô hữu thể hiện hữu hiệu hơn ơn gọi toàn vẹn làm người và làm Kitô hữu nơi họ.” (223)
Để thực thi một đường lôí mục vụ thật sự hữu hiệu, cần cổ động việc đào tạo những nhà giáo dục bằng cách tổ chức các chương trình và các trường chuyên môn. Đào tạo những người để sau đó đến phiên họ lại đào tạo các tín hữu giáo dân khác là một yêu sách tôí cần thiết để bảo đảm công việc đào luyện sâu rộng, toàn thể những người tín hữu giáo dân.
Trong công trình đào luyện, cần lưu ý đặc biệt đến văn hóa địa phương, thể theo lời yêu cầu công khai của Thượng Hội Đồng “việc đào tạo các Kitô hữu sẽ phải lưu ý nhiều hơn nữa về nền văn hóa địa phương, vì chính nền văn hóa đó đóng góp vào việc đào tạo; và công việc đào tạo phải hướng dẫn ta thẩm định các giá trị đã hàm chứa trong nền văn hóa cổ truyền cũng như những gìá trị tìm thấy trong nền văn hóa tân thời. Phải lưu ý đến tình trạng có nhiều nền văn hóa khác nhau, có thể đang cùng sinh tồn trong một dân tộc, trong một quốc gia. Giáo Hội Mẹ và Thầy của các dân tộc, phải cố gắng cứu vãn (nếu có trường hợp đó xảy ra) nền văn hóa của các nhóm thiểu số đang sống ở giữa các quốc gia rộng lớn.” (224)
Trong công trình đào tạo, một vài điều xác tín đặc biệt được xem là cần thiết và hữu ích. Trước hết cần xác tín rằng không thể có việc đào tạo thật sự và hữu hiệu nếu mỗi người không tự đảm trách và khai triển trách nhiệm đào tạo chính mình. Vì tất cả các công trình đào tạo thiết yêú phải là “tự đào tạo lầý mình”.
Sau đó, xác tín rằng mỗi người trong chúng ta là kết qủa và là nguyên tắc của việc đào tạo: Chúng ta càng được đào tạo hoàn hảo bao nhiêu, thì chúng ta lại càng có khả năng đào tạo kẻ khác bấy nhiêu.
Điểm quan trọng đặc biệt là nên ý thức rằng công trình đào tạo, dĩ nhiên không thể bỏ qua việc cần đến trí thông minh con người nhờ vào các phương tiện và phương pháp của các nền khoa học nhân văn. Nhưng nó chỉ có thể hữu hiệu một khi ta sẵn sàng tiếp nhận tác động của Thiên Chúa. Chỉ có cành nào không sợ để cho người làm vườn nho cắt tỉa mới mang nhìêu hoa tráì cho chính mình và cho kẻ khác.
TIẾNG GỌI VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
64. Để kết luận văn kiện hậu Thượng Hội Đồng này, một lần nữa Ta nhắc lại lời mời gọi của “Người chủ vườn nho” mà Phúc âm nói đến: Các người cũng thế, hãy đi đến vườn nho của Ta. Ta có thể nói ý hướng của Thượng Hội Đồng về ơn gọi và sứ mệnh của giáo dân thực sự nằm trong lời mời mà Chúa nói với tất cả mọi người, và đặc biệt với người tín hữu giáo dân, nam cũng như nữ.
Những công việc của Thượng Hội Đồng đã đem lại cho tất cả các vị tham dự một kinh nghiệm thiêng liêng sâu đậm: kinh nghiệm của Giáo Hội, dưới ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, hằng lưu ý tìm tòi và đón nhận lời kêu gọi liên lỉ của Chúa, để đem lại cho thế giới ngày nay một lần nữa cuộc sống thông hiệp của mình và sức năng động của sứ mệnh cứu độ nơi mình. Công việc đó được thể hiện qua việc chân nhận chỗ đứng và vai trò đặc biệt của người tín hữl giáo dân.
Thượng Hội Đồng này mà Tông Huấn của Ta muốn phổ biến cho các Giáo Hội rải rác khắp thế giới, sẽ có hiệu quả bằng hành động tiêp nhận thực sự của toàn Dân Chúa, và đặc biệt các tín hữu giáo dân.
Vì thế, Ta kêu gọi tất cả và mỗi một người hãy luôn làm cho ý thức của mình về cuộc sống Giáo Hội được sống động trong tầm hồn và trong đời sống của mình, ý thức mình là phần tử của Giáo Hội của Chúa Giêsu Kitô, tham dự vào mầu nhiệm hiệp thông và sức-năng-động trong công tác tông đồ và truyền giáo của Giáo Hội.
Điều quan trọng hơn hêt là, tất cả Kìtô hữu phải ý thức về phẩm gìá kỳ diệu mà bí tích Rửa Tội đem lại cho họ: nhờ ân sủng, chóng ta được gọi để trở nên những ngườí con sủng ái của Chúa Cha, những chi thể gắn líền với Chúa Kitô và Giáo Hội Ngàì, nhưng đền thờ sống động và thánh thiện của Chúa Thánh Thần. Một lần nữa, một cách xúc động và đầy lòng biết ơn, chúng ta hãy lắng nghe những lời nói cúa Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Sử: “Anh em hãy xem tình yêu mà Chúa Cha đấ ban eho chúng ta lớn lao ngày nào, đên nỗi chúng ta được gọi làm con cái của Thiên Chúa, và chúng ta là con thật!” (1 Jn. 3:l).
“Đìêu mới lạ này của Công giáo” ban cho các phần tử Giáo Hội đối với mọi người là nền tảng của việc tham dự vào chức tư tê, rao giảng và vương giả của Chúa Kitô, và cũng là nền tảng của ơn gọi ơn thánh trong tình yêu. Điều mới lạ đó được biểu lộ và thể hiện trong những người tín hữu giáo dân thể theo “tính cách trần thể’ , là đặc nét riêng tư và cá biệt của họ”.
Ý thức Giáo Hội bao gồm sự hìểu biết về Mầu Nhiệm Gìáo Hội Hỉệp Thông, đồng thời vởi ý thức gỉá trì Công Gìáo của mọi người. Đó là một khía cạnh căn bản và quyết định cho đời sóng và sứ mệnh của Giáo Hội. Đôí với mọi người cũng như từng người một, lời cầu khẩn khoản của Chúa Giêsu trong buổi Tiệc ly: “Xin cho họ nên một! ” (Jn.17.21), phải trở nên một chương trình bó buộc không thể sao lãng trong đời sống và hành động hằng ngày.
Ý nghĩa sống động của việc thông hiệp trong Giáo Hội là ơn của Chúa Thánh Thần, đòi hỏi ta một sự đáp ứng tự do. Nó sẽ làm nẩy sinh hoa trái quí giá, tức là việc phôí hơp nhịp nhàng, trong Giáo Hội “duy nhất và Công Giáo”, tính cách khác biệt phong phú của các ơn gọi và các hoàn cảnh sống, các đoàn sủng, các thừa-tác-vụ, các công tác và trách nhiệm; hoa trái đó cũng là việc hợp tác đầy xác tín và quyết tâm hơn nơi các nhóm, các hiệp hội và các phong trào của các tín hữu giáo dân trong việc liên đới chu toàn sứ mạng cứu độ chung của chính Giáo Hội. Sự hiệp thông đó, tự nó đã là một dấu chỉ lớn lao đầu tiên sự hiện diện của Chúa Kitô Cứu Độ nơi trần thê, đồng thời, nó trợ lực và khích lệ hoạt động tông đồ trực tiêp và sinh hoạt truyền giáo của Giáo Hội.
Trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên niên, toàn thể Giáo Hội, Chủ chăn, cũng như tín hữu, phải nhận ra một cách mạnh mẽ hơn nữa trách nhiệm của mình là vâng theo mệnh lệnh của Chúa Kitô: “Các con hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân” (Mk. 16.15), là tái tạo một phương pháp truyền giáo mới. Giáo Hội được giao phó để thực hiện một công trình có tầm vóc lớn lao, khó khăn và cao cả: đó là việc tiến hành “một hình thức rao giảng Phúc âm mới” mà thế giới ngày nay đòi hỏi một cách cấp thiết. Tín hữu giáo dân phải thấy rằng mình là phần tử tích cực trong công cuộc đó. Họ được gọi để loan báo và sống Phúc âm, bằng công tác phục vụ con người và xã hội trong tất cả những giá trị và đòi hỏl của nó. Thượng Hội Đồng các Giám Mục, đấ được tổ chức vào tháng Mười năm Thánh Đức Mẹ, đặc biệt giao phó các công việc của mình vào sự cầu bầu của Thánh Nứ Maria, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Nay Ta cũng xin chính Ngài cầu bầu cho các thành quả của Thượng Hội Đồng được gặt hái những hoa trái thiêng liêng. Đến phần cuôí văn kiện hậu Thượng Hội Đồng này, hiệp thông với các Nghị Phụ và các tín hữu giáo dân hiện diện trong Thượng Hội Đồng, và với tất cả các thành phần khác của Dân Chúa, Ta dâng lên Đức Trinh Nữ lời khẩn cầu sau đây:
Lạy Nữ Trinh rất thánh,
Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội,
Chúng con vui mừng và phấn khởi,
Hiệp thông với lời kinh Ngợi Khen của Mẹ,
Một bài ca tình yêu và cảm tạ.
Cùng với Mẹ, chúng con cảm tạ Thiên Chúa,
“Tình yêu của Ngài trải qua đời nọ đên đời kia”
Cảm tạ Chúa vì ơn gọi vinh quang,
Và vì nhiều sứ mệnh Chúa đã giao phó cho người tín hữu giáo dân,
Chúa gọi họ, gọi đích danh từng người một,
để họ sống thông hiệp tình yêu và thánh thiện với Chúa,
để họ liên kết vđi nhau trơng tình anh em trong đại gia đình con Chúa.
Chúa cũng sai họ đi chiếu giãi ánh sáng của Đức Kitô,
và đốt ngọn lửa của Thần Linh Thiên Chúa
trong tất cả các lãnh vực của cuộc sống trần thế
bằng chính đời sống Phúc âm của mình.
Lạy Trinh Nữ của bài ca Ngợi Khen,
xin hãy đổ đầy tâm hồn họ lòng biết ơn
và niềm hứng khởi đối với ơn gọi và sứ mệnh này.
Mẹ đầy khiêm tốn và độ lượng,
là “Nữ Tỳ của Thiên Chúa”
xin trao ban cho chúng con lòng khao khát
phục vụ Thiên Chúa và cứu độ thế giới của Mẹ.
Xin mở rộng lòng chúng con,
để đón nhận những chân trời bao la của Nước Chúa
và của việc truyền bá Phúc âm cho mọi tạo vật.
Mối từ tâm của Mẹ không ngừng lo lắng khi chứng kiến nhiều nguy nan,
nhiều sự dữ vô kể đang đè nặng trên anh chị em chúng con trong thời đại hôm nay.
Nhưng Trái Tim của Mẹ cũng lưu ý đến nhiều sáng kiến,
được khởi xướng để thực hiện những lợi ích,
những nguyện vọng lớn lao, thực hiện các giá trị và những tiến bộ khả quan
phát sinh hiệu quả Cứu Độ.
Lạy Đức Trinh Nữ can trường, xin thêm sức mạnh cho tâm hồn chúng con.
Xin hướng niềm trông cậy của chúng con vào nơi Chúa,
để chúng con thắng vượt được tất cả những trở ngại
mà chúng con gặp phải trên bước đường hoàn thành sứ mệnh của chúng con.
Xin dạy chúng con biết sống những thực tại trần thế,
với tinh thần sâu sắc và trong niềm hy vọng hoan hỷ Ngày Nước Chúa đến,
và ngày Trời Mới và Đất Mới được mở ra.
Mẹ cùng với các Tông Đồ cầu nguyện,
nơi nhà Tiệc Ly trông chờ Thánh Thần Chúa hiện xuống,
Mẹ hãy xin Ngài, ngự xuống tràn đầy trên tất cả tín hữu giáo dân nam nữ,
để họ hết lòng đáp lại ơn gọi và sứ mệnh của họ.
Như cành nho của cây nho thật,
được gọi để mang nhiều hoa trái cho cuộc sống trần thế.
Lạy Mẹ Đồng Trinh,
Mẹ hãy dẫn dắt và nâng đỡ chúng con,
để chúng con luôn sống như những người con nam, nữ của Giáo Hội của Con Mẹ,
và để chúng con có thể tiếp tay vào việc xây dựng nền văn minh của chân lý
và của tình yêu trên thế giới,
theo ước nguyện của Thiên Chúa và để làm Sáng Danh Ngài muơn đời. Amen
Ban hành tại Rôma cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô,
ngày 30 tháng 12 năm 1988, Lễ Thánh Gia Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse,
năm thứ Mười Một triều đại Giáo Hoàng của Ta.
+ Gioan Phaolô II
Giáo Hoàng
-----------
CHÚ THÍCH
1- Vaticanô II – Lumen Gentium, số 48.
2- Thánh Grêgôriô Cả – Bài giảng I, XIX, 2.
3- Vaticanô II – Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân Apostolicam
Actuositatem, SỐ 33.
4- Gioan-Phaolô II – Bài gíảng lễ bế mạc kỳ Thượng Hội Đồng Giám Mục VII – (30.10.1987). ASS 80 (/988), 598.
5- Xem Propositio 1.
6- Vaticanô II – Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 11
7- Sau khi quả quyết lại “tầm quan trọng và thời sự của Hiến chế Gaudium et Spes”. Các Giám mục tham dự Thượng Hội đồng nói tiếp: “Tuy thế, chứng tôi nhận thấy những dấu chỉ ngày nay có phần khác với các dấu chỉ thời Công đồng, và còn mang nhiều vấn đề và nhiều nỗi khắc khoải lớn hơn. Thật thế, đâu đâu cũng thấy gia tăng tình trạng đói khát, bỉ áp bức, bất công, chiến tranh đau khổ và nhiều loại bạo hành khác”. (Relatio finalis II D1).
8- Vaticanô II – Gaudium et Spes, số 7.
9-Thánh Augustinô – Confessiones, 1,1.
10 Xem Instrumentum laboris ” ơn gọi và sứ mạng của giáo dân trong Giáo hội và giữa trần thế, 20 năm sau Vaticanô II ‘ 5-10.
11- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 1 .
12- Vaticanô II – Hiến chếLumen Gentium, số 6.
13- Xem Propositio, số 8.
14- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 81.
15- tld
16- Piô XII – Diễn văn đọc trước các Hồng Y mới nhậm chức (20-02-1946) – AAS. 38 (1946) 149.
17- Công đồng Florentiô, Sắc lệnh Pro Armentis – DS 1314.
18- Vaticanô II – Hiến Chế Lumen Gentium, số 10.
19- Thánh Augustinô – Ennar-in PS XXVI, II,2.
20- Xem Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 10.
21- Gioan-Phaolô II – Bài giảng ngày nhậm chức Giáo Hoàng (22-10-1978)- AAS 70 (1978) 946.
22- Xem lại giáo huấn này trong Instrumentum laboris “ơn gọi và sứ mạng…”, số 25.
23- Vaticanô II – Hiên chế Lumen Gentium, số 34.
24- tld – 35
25- tld – 12
26- tld – 35
27- Thánh Augustinô – De Civitate Dei – XX, 10.
28- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 32.
29- tld – 31
30- Phaolô VI . Bài giảng trước các Bề trên và Hội viên của các Tu hội đời (02-02-1972). AAS. 64 (1972) 208.
31- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuasitatem, 5.
32- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 31.
33- tld – 31
34- tld – 31
35- Xem tld 48.
36- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, số 32.
37- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 31.
38- tld -
39- Propositio, 4.
40- “Là thành phần của Dân Chúa và Thân thể Mâu nhiệm, qua Bí tích Thánh tẩy tham dự vào ba chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa Kitô, gìáo dân diễn tả và thể hiện những kho tàng của phẩm giá đó khi sống giữa trần thế. Đôí với những ai có chức thừa tác vụ được phong chức thánh, đó là một phận vu bổ sung hoặc đặc biệt khác thường, thì đôí với người giáo dân lại là một sứ mệnh đặc loại của họ, Ơn gọi riêng cửa họ là “tìm Nước Chúa trong việc quản iý thế sự theo ý Chúa” (Lumen Gentium, số 31), (Gioan-Phaolo II Kinh Truyền tin (15-3-1987), Insegnamenti. X,1 (1957), 566).”
41- Xem Chương V – Hiến chế Lumen Gentium, số 39-42. – “Ơn gọi nên thánh của mọi người trong Giáo hội”.
42- Buổi họp lần II Thượng Hội Đồng Giám mục (1985) Relatio finalis II. A,4.
43- Vaticanô II – Hiên chế Lumen Gentium, số 40.
44- tld – 42 – Những xác quyết của Công đồng, nói lên một cách long trọng và rõ rệt, nhắc lại một chân lý nền tảng của Đức tin Kitô giáo. Chẳng hạn, Đức Piô XI trong Thông điệp Casti Connubii nói với vợ chồng Kitô giáo như sau: “Bất cứ ở hoàn cảnh nào, ở bậc sống nào tùy ý mình chọn, mọi người có thể và phải bắt chước mẫu mực hoàn hảo về sự thánh thiện mà Chúa muốn con người thực hiện, mẫu mực đó là Chúa Giêsu Kitô; và với ơn Chúa giúp họ có thể và phải đạt đến mức sống trọn lành của Kitô giáo, như các Thánh đã làm gương cho chúng ta” AAS – 22 (1980), 548.
45- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 4.
46- Propositio, 5.
47- Propositio, 8.
48- Thánh Lêo Cả – Bài giảng XXI
49- Thánh Maximô – Luận giải III về Bí tích Rửa tội.
50- Thánh Augustinô – Luận giải về Phúc âm Thánh Gioan – 21,8.
51- Vaticanô II – Hiên chế Lumen Gentium, số 33.
52- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium,số 4
53- Kỳ họp II Thượng Hội đồng Giám mục – (1985) – Relatio finalis II, C, I.
54- Phaolô VI – Bài nói chuyện ngày thứ tư (8-6-1966). Insegnamenti IV (1966). 794.
55- Xem Vaticanô, Hiến chế Lumen Gentium, số 6,
56- Xem tld 7 và kế tiếp
57- tld 9
58- tld 1
59- tld 9
60- tld 7
61- tld
62- tld 4 .
63- Gioan-Phaolô II – Bài giảng Thánh lễ bê mạc kỳ họp thứ 7 Thượng Hội đồng Giám mục. (30-1O-1987) AAS 80 (1988) 600.
64- Xem Vaticnô II – Hiên chế Lumen Gentium, số 4
65- Xem Vaticanô II . Sắc lệnh Ad Gentes, số 5
66- Xem Vaticanô II – Sắc lệnh Presbyterorum ordinis. 2-, xem Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, số 10.
67- Xem Vaticanô II – Hiến chếLumen Gentium, sô’10.
68- Xem Gioan-Phaolô II – Thư trong ngày thứ Năm Tuần Thánh gửi các Linh mục của Giáo hội (9-4-1979) – 3-4. Insegnament II,l (1979), 844-847.
69- C. 1-C. Can. 230 # 3
70- Xem Vaticanô II – Sắc lệnh Presbyterorum ordinis, 2 & 5.
71- Xem Vaticanô II – SL. Apostolicam actuositatem, số 24
72- BỘ Giáo luật kể một số chức vụ và hành động riêng thuộc các thừa tác viên có chức thánh; những việc này có thể được giáo dân hành xử trong một thời gian vào những hoàn cảnh đặc biệt và nghiêm trọng, với sự cho phép đúng theo luật định đi trước và với ủy quyền của giáo quyền hợp cách: xem Can. 280 # 3; 517 # 2; 776; 861 # 2; 910 # 2; 943; 1112; v.v….
73- Xem Vaticanô II – HC. Sacrosanctum Consilium, số 28; C.l.C Can. 230 # 2: “với năng cách được cử tạm thời, giáo dân có thể hành xử chức vụ Đọc Sách trong các hành vi phụng vụ; cũng thế, tất cả giáo dân có thể hành xử các chức vụ bình giải, ca ngâm, hoặc những chức vụ khác nữa, theo luật định”.
74- BỘ Giáo luật trình bày nhiều chức vụ và bổn phận khác nhau mà giáo dân có thể chu toàn trong các cơ cấu của Giáo hội: xem Can. 228; 229 # 3; 317 # 3; 436 # 1 số 5 và # 2; 483; 494; 537; 759; 776, 784, 785; 1282, 1421 # 2; 1424; 1428 # 2; 1435; v.v….
75- Xem Propositio, 18.
76- Phaolô VI – Tông huấn Evangelii Nuntiandi, 70, AAS 68 (1960), 60.
77- C.I.C Can. 230 # 1
78- Propositio, 18
79- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam, 3.
80- “Từ việc lãnh nhận các đoàn sủng này, dẫu đơn sơ nhất, mỗi người giáo dân có quyền và bổn phận thực hiện các ơn đó trong Giáo hội và giữa trần thế vì lợi ích con người và xây dựng Giáo hội, trong sự tự do của Chúa Thánh Linh “Đấng thổi nơi nào Ngài muốn” (Gioan 8,8), và đồng thời hiệp thông với anh em mình trong Đức Kitô và đặc biệt với các vị chủ chăn của mình” (tld).
81- Propositio, 9.
82- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, 12.
83- xem tld 30
84- Vaticanô II – Sắc lệnh Christus Dominus, 11
85- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium. 23.
86- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 10
87- Xem Propositio, 10.
88- Xem C.I.C Can. 443 # 4; 468 # 1 và 2.
89- Xem Propositio, 10.
90- Tài liệu Công đồng viết: “Vì Giám mục trong Giáo hội mình không thể chỉ huy toàn đoàn chiên mọi lúc, mọi nơi, người cần thiết lập nhiều giáo đoàn tín hữu, trong đó quan trọng hơn cả là giáo xứ, được tổ chức tại địa phương dưới quyền dẫn dắt của một vị chủ chăn thay mặt Giám mục, một cách nào đó, các họ đạo tiêu biểu cho Giáo hội hữu hình được thiết lập trong hoàn vữ” (Vaticanô II – Hiến chế Sacrosanctum Consilium, 42).
91- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, 28.
92- Gioan-Phaolô II – Tông huấn Catechesi Tradendae, 67 AAS 71 (1979); 1333.
93- CIC Can. 515 # 1.
94- Xem Propositio, 10.
95- Xem Vatieanô II- HC. Sacrosanctum Consilium, 42.
96- Xem Can. 555 # 1.1
97- Xem Can. 383 # 1
98- Phaolô VI – Bài diễn văn đọc trước Giáo sĩ Roma (24-6-1963): AAS 55 (1963) 6711.
99- Propositio, 11
100- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 10
101- ltd
102- Xem Propositio, 10.
103- Thánh Grêgôriô Cả – Bài giảng về Ez II,l.5.
104- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 16.
105- Gioan Phaolô II – Kinh Truyền Tin (23-8-1987). Insegnamenti X,3 (1987), 240.
106- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 18.
107- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 19. – xem tld, 15; Hiến chế Lumen Gentium, 37.
108- CIC Can. 215
109- Vaticanô II – Hiến chếLumen Gentium, 39.
110- Xem tld 40
111- Xem Vaticanô II – SL. Apostolicam Actuositatem, 19
112- Vaticanô II – Hiến chếLumen Gentium, 23
113- Xem tld
114- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem,
115- tld 20
116- tld 24
117 Propositio, 13.
118- Xem Propositio, 15
119- Gioan-Phaolô II – Diễn văn trước Hội nghị quốc gia Giáo hội Ý tại Lorette (10.4.1985) AAS 77 (1985) 964.
120-Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, 1.
121- tld 30
122- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 10
123- Phaolô VI – Tông huấn Evangelii Nuntiandi, l4 AAS 68 (1976), 13
124- Gioan-Phaolô II – Bài giảng vào ngày nhận chức Giáo hoàng (22-10-1978), AAS 70 (1978) 947.
125- Propositio, 10
126- Vaticanô II – Sắc lệnh Ad Gentes, 20; xem tld 37
127- Propositio, 29.
128- Vaticanô II – Sắc lệnh Ad Gentes, 21.
129- Prơposito, 30 bis
130- Vaticanô II – Hiến chế Lumen Gentium, 5
131- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 22
132- tld
133- Gioan-Phaolô II . Thông điệp Redemptor hominis, 14, AAS 71 (1979) 284-285.
134- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 40
135- Xem tld 12
136- “Nếu chúng ta long trọng mừng ngày Sinh nhật của Chúa Giêsu, đó là vì chúng ta muốn làm chứng rằng mỗi người là duy nhất và không thể thay thê. Nếu các thống kê của con người, các cách xêp loại, hệ thống vì chính trị, kinh tế, xã hội, nghĩa là chỉ dựa vào sức người không bảo đảm cho con người có thể sinh ra, sống và hành động như một hữu thể duy nhất và không thể thay thế, thì Chúa lại bảo đảm việc đó vì Chúa và trước mặt Chúa, con người luôn là duy nhất và không thể thay thê , là kẻ đã được Chúa nghĩ đến từ đời đời, được chọn từ thuở đời đời; là kẻ đã được gọi và kêu chính bằng tên của mình” (Gioan-Phaolô II- Sứ điệp đầu tiên trong ngày Sinh nhật gửi thế giới: AAS 71, (1979), 66).
137- Vaticanô II – Hiên chế Gaudium et Spes, 27.
138- Gioan-Phaolô II – Tông huấn Familiaris Consortio, 30: AAS 74 (1982) 116.
139- Xem Thánh Bộ Đức tin – Huấn thị Donum vitae về sự tôn trọng đời sống con người, quyền sinh ra và phẩm giá của việc sinh sản. Trả lời cho một số ván đề thời sự (22-202-1987): AAS 80 (1988) 70-102.
140- Propositio, 36.
141- Gioan-Phaolô II – Sứ điệp ngày thế giới hòa bình lần thứ 21-(8-12-1987) AAS 80 (1988) 278-280.
142- Thánh Augustinô – De Cathech-Rud, XXIV,44.
143- Propositio, 32
144- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 24
145- tld 12
146- Gioan-Phaolô II – Tông huấn Familiaris Consortio, 42-48. AAS 74 (1982) 134-140.
l47- tld 85. AAS 74 (1982) 188
148- Vaticanô II – Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem,
149- Vl tương quan giữa công bình và nhân hậu – Xem Tđ Dives in misericordia, 12, AAS 72 (1980), 1215-1217.
150- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 75
151- tld 74
152- tld 76
153- Xem Propositio, 28
154– Gioan-Phaolô II – Thông điệp Sollicitudo rei Socialis, 38: AAS 80 (1988) 565-566.
155- Gioan XXIII – Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963) 265-366.
156- Gioan-Phaolô II – TĐ. Sollicitudo rei Socialis, 39: AAS 80 (1988) 568.
157- Xem Propositio, 26
158- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 63
159- Xem Propositio, 24
160- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 67 – Xem Gioan-Phaolo II – Thông điệp Laborem Exercens, 24-27: AAS 73 (1981) 637-647.
161- Gioan-Phaolô II – TĐ. Sollicitudo rei Socialis,, 34, AAS 80 (1988) 560.
162- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 53.
163- Xem Propositio, 35
164- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 58
165- Phaolô VI – Tông huấn Evangelii Nuntiandi,18-20, AAS 68 (1976), 18-19.
166- Xem Propositio, 37
167- Thánh Grêgôriô Cả – Bài giảng về Phúc âm I,
168- Vaticanô II, Tuyên ngôn về Giáo dục Kytô giáo Gravissimum Educationis, 2
169- Gioan-Phaolô II – Tông thư gửi tất cả những người trẻ trên thế giới, dịp “Năm Quốc tế giới trẻ”, 15, AAS 77 (1985), 620-621.
170- Propositio, 53
171- Propositio, 51
172- Vatican II Nuntii “Gửi các bạn trẻ” (8-12-1965):
AAS 58 (1966) 18.
173- Vaticanô II – Hiến chế Gaudium et Spes, 48
174- Jean Gerson – De Parvulis ad Christum trahendis: Toàn tập. Desclée – Paris- 1973, IX- 669.
175- Gioan-Phaolô II – Diễn văn đọc trước các nhóm người già của các địa phận Ý (23-3-1984), Insegnament VII, 1 (1984) 744
176- Xem Gioan XXIII – Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 267-268.
177- Gioan-Phaolô II – Tông huấn Familiaris Consortio, 24: AAS 74 (1982) 109-110.
178- Propositio, 46
179- Propositio 47
180- Vaticanô II- Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 9
181- Phaolô VI- Diễn văn đọc trước ủy ban lo cho Năm Quốc tế Phụ nữ (18-4-1975): AAS 67 (/975) 266.
182- Propositio 46
183- Propositio 47
184- tld
185- Vaticanô II- Hiến chế Gaudium et Spes, 10.
186- Thông điệp Redemptoris Mater, sau khi nhắc lại cho biết rằng chiều kích tôn kính Mẹ Maria trong đời sống Kytô giáo đặc biệt chú tâm đến phụ nữ và thân phận của họ, đã viết: “Thật vậy, phụ nữ tính đặc biệt liên kết với Mẹ Đấng Cứu Chuộc. Đólà một chủ đề mà chúng tôi có thể đào sâu vào một dịp khác. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh ở đây rằng hình ảnh Mẹ Maria Nazareth chiếu giải một ánh sáng trên người phụ nữ, vì, trong biến cố cao cả lạ thường về sự nhập thể của Con Chúa, Thiên Chúa Chúa đã nhờ đến một Phụ nữ giúp một cách tự do và tích cực. Vì thế, ta có thể quả quyết rằng phụ nữ, nếu nhìn đến Mẹ Maria, sẽ tìm gặp nơi Ngài bí quyết để sống xứng đáng phầm giá của mình (phụ nữ tính) và thực sự triển nở nhân cách mình. Vớí ánh sáng nơi Maria, Giáo Hội khám phá ra nơi khuôn mặt người phụ nữ những ánh chiếu của vẻ đẹp, của những tình cảm cao cả nhất mà tâm hồn con người có thể chất chứa: sự sung mãn của việc tận hiến đời mình vì tình yêu; sực mạnh có thể giúp chịu đựng những khổ đau; trung tín không giới hạn và bền bỉ hành động; khả năng hòa hơp, trực giác thấu suốt với lời an ủi,, (Gioan-Phaolô II- Tđ. Redemptoris Mater, 46: AAS 79 (1987) 424-425…
187- Gioan-Phaolô II- Tông thư Mulieris Dignitatem,
188- Xem Thánh bộ Đức Tin – Tuyên bố về vấn đề chấp nhận phụ nữ vào chức tư tế thừa tác Inter insigniores (15-10-1976) AAS 69 (1977) 98- 1 1 6.
189- Xem Gioan-Phaolô II- T. thư Mulieris Dignitatem, 26.
190- tld 27: “Giáo hội là một cơ thể gồm nhiều phần tử khác nhau, trong đó mỗi người có một chức phận; các phận vụ khác nhau và không được lẫn lộn. Chúng không muốn nói là có sự phân biệt cao thấp: Chúng không tạo cớ ghen tị, chỉ có một đoàn sủng mà ta có thể ao ước là bác ái (xem 1Cor 12-13). Những kẻ lớn nhất trong Nước Trời không phải là các vị thừa tác, mà là các vị Thánh.” (Thánh BỘ Đức Tin- Bản tuyên bố về vần đề chấp nhán phụ nữ vào chức tư tế thừa tác. Inter insigniores, 6 (15-10-1976) = AAS 69 (1977) 115.
191- Phaolô VI- Diễn văn đọc trước ủy ban lo cho Năm Quốc tế Phụ nữ (18-4-1975). AAS 67 (/975) 266.
192- Propositio 47
198- Tld
194- Vaticanô II- Hiến chế Lumen Gentium, 36
195- Gioan-Phaolô II= Tông huấn Familiaris Consortio,
50: AAS 74 (1982) 141-142.
196- Propositio 46
197- Propositio 47
198- Cuộc họp thứ VII của Thượng Hội Đồng Giám mục (1987)- Per Concilii semitas ad Populum Dei Nuntius, 12.
199- Propositio 53
200- Gioan-Phaolô II- Tông thư Salvifici Doloris, 3, AAS 76 (1984) 203.
201- Thánh Ignatiô thành Antiokia – Ad Ephesios, VII,
202- Gioan-Phaolô II- Tông thư Salvifici Doloris, 31: AAS 76 (1984) 249-50.
203- Thánh Ambrosiô De Virginitate VI,34- Xem Thánh Augustinô- Sermo CCCIV,III,2.
204- Xem Piô XII- T. hiến Provida Mater (02-02-1947): AAS 89 (/947) 114-124. CIC. Can. 573.
205- Propositío, 6
206- Xem Phaolô VI- Tông thư Sabaudiae Gemma (19-01-1967): AAS 59 (1967), 118-123.
207- Thánh Phanxicô đệ Salê- Introduction à la vie devote- Toàn tập- Monastère de la Visitation, Annecy 1983, nl, 19-21.
208- Vaticanô II- Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 4
209- Propositio 40
210- “Dabit Virtutem, qui contulit dignitatem ” ( = Đấng đã ban cho các ngươi phẩm giá đó, thì cũng ban cho sứ mạng)- (Thánh Lêo Cả, Serme. II,1.)
211- Vaticanô II- Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 4
212- Vaticanô II- Hiến chế Gaudium et Spes, 43, xem SL. Ad Gentes 21; Phaolô VI- T.H: Evangelii Nuntiandi, 20; AAS 68 (1976) 19.
213- Gioan-Phaolô II- Diễn văn đọc trước những người tham dự Hội nghi của phong trào dấn thân văn hóa trong Giáo hội (M.E.I.C) (16-01-1982). Insegnamenti V,1 (1982) 131. Cũng xem thư gửi Hồng Y Agnostinô Casaroli, Quốc vụ khanh, thiết định qui chế của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa (20-5-1982): AAS 74 (1982), 685- Diễn văn đọc trước Cộng đồng đại họe Louvain ( 20- 5- 1985): Insegnamenti VIII -1 (1985) 1591.
214- Vaticanô II- Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 4
215- Propositio 22. Cũng xem Gioan-Phaoloâ II, Tđ. Sollicitudo rei Socialis, 41, AAS 80 (1988) 570-572.
216- Vaticanô II- Sắc lệnnh Apostôlicam Actuositatem,
217- Thánh Mêthôđô Olympê- Symbolisio II,8.
218- Xem Propositio 11
219- Propositio 40
220′ Xem Propositio 44
221- Propositio 45
222- Propositio 44
223- Propositio 41
224- Propositio 42