Tông Huấn

Saturday, 04 April 2020 15:59

Tông Huấn Christifideles Laici (Sứ Mệnh Người Giáo Dân) Của ĐGH Gioan Phaolô II (Ngày 30-12-1988) – (1) Featured

TÔNG HUẤN CHRISTIFIDELES LAICI

VỀ ƠN GỌI VÀ SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN

TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

GỞI CÁC GIÁM MỤC, LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ, TU SĨ NAM NỮ

TẤT CẢ TÍN HỮU GIÁO DÂN

Ngày 30 Tháng 12 Năm 1988

***

***

NHẬP ĐỀ

 

1. “ƠN GỌI VÀ SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI TÍN HƯU GIÁO DÂN (Chistifideles laici) , trong Giáo Hội và thế giới” đã được Thượng Hội Đòng Giám Mục năm 1987 dùng làm đề tài thảo luận. Mọi tín hữu đều thuộc về Dân Chúa và Dân Chúa là những thợ làm vườn nho được đề cập đến trong Phúc âm thánh Mathêu: “Nước Trời giơng như chủ nhân vườn nho lúc tảng sáng ra dí tìm thợ làm vườn nho. Ông đồng ý trả cho họ một đồng mỗi ngày và đưa họ vàolàm vườn nho mình” (Mt. 20:1-2).

Dụ ngôn Phúc âm mô tả trước mắt chúng ta vườn nho mênh mông của Chúa và đoàn lũ người gồm đàn ông đàn bà mà Ngài gọi và sai vào làm việc.

Vườn nho đó là toàn thể thế giới (Mt. 13:38), và thế giới này phải được biến đổi theo ý định của Thiên Chúa trong một viễn ảnh của vương quôc Người vào ngày thế mạt.

CÁC ÔNG CŨNG THẾ, HÃY VÀO LÀM VƯỜN NHO CHO TA

2. “Vào lúc 9 giờ chủ nhân lại ra và thấy nhiều người khác còn đứng tại chỗ không có việc làm. Ông bảo họ: “Các ông cũng thế hãy vào làm trong vườn nho cho Ta” (Mt.20.3-4).

Lời mời gọi của Chúa Giêsu, từ xa xưa ấy trong lịch sử, vẫn còn luôn luôn vang dội đến tai chúng ta: Ngài mời gọi hết mọi người đến trong thế gian này.

Trong thời đại chúng ta, Giáo Hội sau Công Đồng Vaticanô Il, như một lễ Hiện Xuống mới với ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống tràn trề, đã nhận thức sâu sắc về bản tính truyền giáo của mình, và đã ngoan ngoãn lắng nghe tiếng Chúa sai đí vào trần thế, như “bí tích cứu rỗi mọi người” .(1)

Cả các ngươi nữa. Lời mời gọi không chỉ nói với các Chủ chăn, linh mục, các tu sĩ nam nữ, nhưng nói với hết mọi người: người tín hữu giáo dân, cũng được Chúa mời gọi đích danh. Họ cũng nhận một sứ mệnh đối với Giáo Hội và đối với thế giới. Thánh Grêgôrió Cả cũng đã nhắc lại điều đó khi chú giải dụ ngôn này trong bài giảng. “Anh em thân mến, anh em hãy kiểm điểm lại cách sông của mình, và xét lại xem anh em có phải là nhữg người thợ của Chúa. Mỗi người hãy phán đoán việc mình làm và kiểm điểm xem có phải là mình đang làm việc trong vườn nho của Chúa”. (2)

Công Đồng đã thừa hưởng một gía sản tín lý, linh hướng và mục vụ vô giá, vì thế Công Đồng đã viết ra những trang tuyệt diệu về bản tính, về phẩm giá, về linh hướng, về sứ mệnh và trách nhiệm của ngườí tín hữu giáo dân. Và các Nghị Phụ Công Đồng, đáp lại lời mời gọi củn Chúa Kitô, đã lên tiếng kêu cầu mọi người giáo dân, nam cũng như nữ vào làm việc trong vườn nho của Ngài: “Thánh Công Đồng,lấy danh nghĩa Chúa, hêt lờng kêu cầu mọi giáo dân hãy tình nguyện và hăng hái đại độ đáp lại lời mời của Chúa Kitô là Đâng chính trong lúc này đang mời gọi họ một cách khẩn khoản, cũng như đáp lại sự thúc dẩy của Chúa Thánh Linh. Riêng với giới trẻ, họ phải cảm nghiệm rõ ràng là tiêng mời gọi ấy đặc biệt dùng cho họ, và tiếp nhận nó với niềm hân hoan và lòng quảng đại. Chính Chúa dã dùng Công Đồng để thôi thúc mọi giáo dân mỗi ngày phải kết hợp với Ngài mật thiết hơn và coi lợi ích của Chúa như chính lợi ích của mình (Phil. 2:5), phải hợp tác sứ mệnh Cứu rỗi của Ngài. Một lần nữa, Ngai lại sai họ vào các thị thành, các nơi chỗ mà chính Ngài sẽ đên (Lc. 10.1; Ap-Act) (3)

Các ông cũng thế, hãy vào làm vườn nho cho Ta. Về mặt thiêng liêng, những lời này đã vang vọng suốt cả thời gian Thượng Hội Đồng Giám Mục tại Rôma từ ngày 1 đến 30 tháng 10 năm 1987. Các Nghị Phụ theo vết chân của Công Đồng, hơn nữa với kinh nghiệm bản thân cũng như kinh nghiệm từ các Công đồng của toàn thể Giáo Hội; nhấtlà nhờ sự đóng gúp dồi dào của các Thượng Hội Đồng trước, các vị đã nghiên cứu một cách uyên thâm ơn gọi và sứ mệnh của giáo dân trong Giáo Hội và thế giới.

Trong Thượng Hội Đồng này, còn có các vị đại diện giáo dân nam nữ. Họ đã đem lại cho Thượng Hội Đồng những đóng góp quý giá. Trong bài giảng bế mạc, Thượng Hội Đồng đã xác nhận : “Chúng ta cảm ơn Chúa vì suôt khóa họp Thượng Hội Đồng này không những chúng ta đã vui mừng đón nhận sự tham dự của giáo dân (dự thính viên nam nử), hơn nữa trong lúc bàn cãi còn được nghe tiếng của những dại diện giáo dân khắp nơi trên thế giới tới từ các quôc gia khác nhau. Nhờ đó, chúng ta có dịp lắng nghe những kinh nghiệm, ý kiên và đề nghị của họ phát xuất từ lòng tha thiết với quyền lợi chung” (4)

Duyệt lại những năm sau Công Đồng, các Nghị Phụ đã có thể xác nhận được việc Chúa Thánh Thán đang làm là tiếp tục canh tân Gìáo Hội, tạo nên sức sống thánh thiện mới với sự tham gia của một số đông tín hữu giáo dân. Víệc tham gia này được thể hiện trơng nhiều hình thức. Thí dụ: hợp tác mới giữa lỉnh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân; tham dự tích cực vào phụng vụ, vào việc rao truyền Lời Chúa, vào việc dạy giáo lý; chu toàn một cách tốt đẹp những nhiệm vụ hay công tác phục vụ trao phó cho tín hữu giáo dân; phát triển các nhóm, các đoàn thể, các phong trào Công Giáo tiến hành và thiện nguyện, và việc nứ giới tham gia một cách rộng rãi và nổi bật vào đời sống Gỉáo Hộí, và sự phát triển của xã hội.

Nhưng đồng thời, Thượng Hội Đồng cũng không quên nhận thấy con đường hậu Công Đồng của người tín hữu giáo dân không phải là không có nhìêu chông gai nguy hiểm. Trong thực tế, có thể nói đến hai thử thách mà không phải lúc nào họ cúng dễ dàng vượt qua: đó là hăng say phục vụ đến độ quên sót bổn phận riêng của mình trong phạm vi nghề nghiệp, xã hội, kinh tế, văn hóa hay chính trị, hoặc tìm cách hợp-thức-hóa để tách rời Đức Tin ra khỏi đời sống, đó là phân tách Phúc âm ra khỏi hoạt động cụ thể trong những phạm vi xã hội.

Suất thời gian nghìên cứu, Thượng Hội Đòng luôn luôn đề cập đến Công Đồng Vaticanô II, vì các giáo huấn của Công Đồng về vai trò giáo dân, mặc dù đã sau hai chục năm vẫn luôn hơp thời một cách lạ lùng, mang dâu chỉ của lời tiên tri: Một giáo huấn như thế có thể soi sáng và hướng dẫn để giải đáp vấn đề mới của thời đại hôm nay. Thật vậy, các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã vạch rõ được những con đường chắc chắn để “lý thuyết” phong phú về vai trò giáo dân, từng được Công Đồng trình bày, được “áp dụng” trong Giáo Hội. Mặt khác, cũng có những vấn đề phải đặt ra vì tính cách “hơp thời”, nói một cách khác, là các vấn đề hậu công Đồng. Ít nữa theo nghĩa thời gian, những vấn đề này, các Nghị Phụ đã đặc biệt chú trọng đến suốt trong thời gian bàn cãi và suy nghĩ. Trong những ván đề đó, phải nói đến những liên hệ giữa các thừa-tác-vụ và chức-vụ của người tín hữu giáo dân hiện tại và trong tương lai, sự bành trướng và triển nở các “phong trào” mới bên cạnh các hình thức hiệp hội giáo dân đã có, và vị thế cùng vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội cũng như trong xã hội.

Sau khi đã sốt sắng hoàn thành công việc với đầy khả năng và thiện tâm thiện chí, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã bày tỏ và xin Ta, vào một thời điểm thuận tiện, trình bày cho Giáo Hội hoàn vũ một tài liệu tóm lược, đúc kết về hàng giáo dân Công Giáo.(5)

Bức Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng và Công Đồng này muốn làm bật nổi giá trị công việc của Thượng Hội Đồng, từ “các đường hướng” (Lineamenta) đên “phương tiện làm việc” (Instrumentum laboris), từ bản tường trình nhập đề đến các lời phát biểu của mỗi Gíám Mục và giáo dân, cả đến biên bản đúc kết sau cuộc tranh luận chung, từ những cuộc thảo luận và tường trình của các nhóm nhỏ cho đến “đề nghị”, và cả sứ điệp kết thúc. Tài liệu này của Ta không nằm ngoài lề Thượng Hội Đồng Giám Mục, nhưng là những lời diễn tả mạch lạc và trung thực của Thượng Hội Đồng; là hoa trái của việc làm tập thể mà giai đoạn chót là soạn thảo một bản tường trình, nhờ những đóng góp của Hội Đồng Văn Phòng Tổng Thư Ký Thương Hội Đồng và của chính Văn Phòng

Mục đích của Tông Huấn này là khơi dậy và nuôi dưỡng một ý thức rõ ràng hơn về ân huệ và trách nhiệm mà mọi tín hữu giáo dân lãnh nhận trong sự thông hiệp, và sứ mệnh của Giáo Hội.

NHỮNG NHU CẦU KHẨN THlẾT CỦA THẾ GlỚl NGÀY NAY: “TẠl SAO CÁC NGƯỜl ĐỨNG ĐÂY SUỐT NGÀY MÀ CHẲNG LÀM GÌ?”

3. Ý nghĩa căn bản của Thượng Hội đồng, và kết quả rất quý giá và rất mong đợi của nó, là dẫn đưa tín hữu giáo dân đến lắng nghe Đức Kitô đang mời gọi họ vào làm việc trong vườn nho của Ngài, và cộng tác một cách hăng say đầy ý thức trách nhiệm trong sứ mệnh của Giáo hội, giữa giai đoạn vừa rực rỡ cũng vừa bi thảm của lịch sử, trước ngưỡng cửa của đệ tam thiên niên.

Những hoàn cảnh đổi mới trong Giáo Hội cũng như của thế giới, trong thực tại xã hội, kinh tế chính trị và văn hóa hôm nay đòi hỏi một cách đặc biệt hoạt động của người tín hữu giáo dân. Nếu trước đây ai làm ngơ bổn phán này là điều không thể chấp nhận được, thì hiện giờ thái độ lại càng đáng bị khiển trách hơn . Không ai được phép ở không, không làm gì.

Chúng ta hãy đọc lại dụ ngôn Phúc âm: “Vào lúc năm giờ chủ nhân lại đi ra, ông còn gặp một số người khác đứng đấy và người bảo họ: “Tại sao các ông Còn đứng đây, suốt ngày không làm gì cả. ” Họ trả lời. “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ngài bảo: “Các ông cũng thế, hãy vào làm vườn nho của Ta” (Mt. 20. 6- 7).

Khi mà trong vườn nho của Chúa đầy tràn công việc đang đợi chờ tất cả chúng ta, thì không ai được biếng nhác. “Chủ nhân vườn nho” lại còn khẩn khoản đi mời lại: “Các ông cũng thê, hãy vào làm vườn nho cho Ta”.

Chắc chắn lời của Chúa vẫn vang vọng trong thâm tâm của mỗi người Công Giáo. Bỡi vì mỗi người đã được trở nên giống như Đức Kitô nhờ Đức Tin và các bí tích khai tâm Kitô giáo, đã được ghép vào Giáo Hội như một phần thân thể sống động và đã trở nên một công dân linh hoạt của sứ mệnh cứu rỗi. Tiếng gọi của Chúa cũng đã được lưu truyền qua các biến cố lịch sử Giáo Hội và nhân loại, như Công Đồng nhắc nhở chúng ta: “Dân Chúa nhờ Đức Tìn thúc đẩy biết rằng Thánh Linh Chúa chiếu sáng khắp vũ trụ đang hướng dân mình, đã cố gắng nhìn nhận trong các biến cô, những đòi hỏi và ước vợng của thời đại chúng ta, và cũng là những đòi hỏi, uớc vọng của mình, đâu là dấu chỉ chân thật của sự hiện diện và ý định Thiên Chúa. Bởi vì Đức Tin cho chúng ta một ánh sáng mới, để nhìn xem mọi sự và giúp chúng ta biết được ý muôn của Chúa về ơn gọi toàn diện của con người, hướng tâm trí đi tìm những giải pháp hoàn toàn nhân bản”. (6) (Vui Mừng và Hy Vọng -Gaudium et Spes 11) (7)

Phải can đảm nhìn vào bộ mặt của thế giới này, là thế giớí của chúng ta, với tất cả những giá trị, những vấn đề của nó, với tất cả những lo âu những hy vọng, những thành qủa chinh phục và những thất bại của nó: một thế giới với hiện tình kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa đầy dẫy các vấn đề và khó khăn nguy ngập hơn cả tình trạng được mô tả trong Hiến Chế Mục Vụ Vui Mừng và Hy Vọng. Dù sao, đây là vườn nho, là mảnh đất mà người tín hữu giáo dân đươc goi để sống sứ mệnh của mình. Chúa Giêsu muốn cho họ như Ngài đã muốn cho các môn đệ của Ngài, trở nên muối đất và ánh sáng của thê gian (Mt. 5.13-14).

Nhưng “địa cầu”, “trần thế” mà người tín hữu phải là “muối mặn”, phải là “ánh sáng”, bộ mặt nó như thế nào?

Thế giới hôm nay thay đổi mau lẹ, có nhiều tình trạng khác biệt nhau nên có nhiều cách đặt vấn đề. Vì thế phải thận trọng không nên “vơ đũa cả nắm”, cũng không nên đơn-giản-hóa quá đáng. Nhưng cũng có thể ghi được một vài khuynh hướng đang phát sinh trong xã hội ngày nay. Cũng như trong cánh đồng Phúc âm cỏ dại và giống tốt cùng đồng thời mọc lên, trong lịch sữ là hí trường của tự do con người cũng thế, điều thiện, điều ác, bất công và công lý, lo âu và hy vọng cùng đi song đôi, có khi lại quyến chặt vào nhau.

Tục hóa và nhu cầu tôn giáo

4. Làm sao chúng ta không nghĩ đến tình trạng lãnh đạm đối với tôn giáo đang phổ biến không ngừng và thuyết vô thần dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là dưới hình thức rất phổ thông là phong trào tục hóa? Con người say mê theo những cuộc chinh phục ngơp trời của khoa học, kỹ thuật tung hoành không giới hạn, và nhất là lâng lâng theo chước cám dỗ, một chước cám dỗ vừa rất cũ nhưng vẫn mới luôn, là muốn đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa (Gn. 3:5) bằng việc sử dụng tự do của mình một cách bừa bãi. Con người như thế đã tự chặt đứt căn rễ sâu xa tôn giáo của mình; họ đã bỏ quên Thíên Chúa, cho rằng Thiên Chúa không có một ý nghĩa gì đỗi với cuộc sống của họ, hoặc chối bỏ Ngài để sấp mình thờ lạy đủ mọi thứ “tà thần” .

Chủ thuyết tục hóa hiện tại, là một hiện tượng rất nghiêm trọng. Không những nó làm tổn thương đến cá nhân, nhưng còn đến cả những cộng đồng, như Công Đồng đã ghi; “Nhiều đoàn lũ ngày càng đông đảo rời xa tôn giáo trong đời sông thực tê”.(8) Chính Ta cũng đã nhiều lần nhắc nhở, hiện tượng tục hóa đã đánh ngã nhiều dân tộc có truyền thống Công Giáo rất xa xưa, và hiện tượng này đòi hỏi phải cấp tốc có một tổ chức truyền giáo mớí.

Nhưng, ước vọng và nhu cầu tôn giáo không thể hoàn toàn mai một. Lương tâm mỗi người khi họ có can đảm đương đầu với những ván nạn rất hệ trọng của cuộc sống, nhất là vấn nạn về ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa đau khổ và sự chết, họ không thể ngần ngại kêu lên như thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa, vì thế tâm hồn con khơng thể an nghỉ cho đến khi được nghỉ an trong Chúa”.(9)  Như vậy, thế giới hôm nay, dưới nhiều hình thức ngày càng phổ bìến, ngày càng linh động, họ đã làm chứng rằng con người đang mở mắt nhận ra cuộc sống có cái gì thiêng liêng và siêu việt, trở về với ý thức thần thánh qua việc cầu nguyện, và đòi hỏi tự do kêu cầu danh Chúa.

Nhân vị con ngườì: Phẩm giá bị chà đạp và được ca tụng

5. Chúng ta hãy nghĩ đến vô số điều xúc phạm đến phẩm giá con người. Khi phẩm giá con người là hình ảnh sống động của Thiên Chúa không được nhìn nhận và yêu thương (Jn. l:26), thì họ bị trở nên công cụ, nô lệ cho bạo quyền dưới nhiều hình thức thật sai lạc và bỉ ổí. “Kẻ cường bạo” này mang nhìêu bộ mặt khác nhau: nó là ý thức hệ, là quyền lực kinh tế, hệ thống chính trí bất nhân, kỹ thuật chuyên chế khoa học, hoặc bá chủ “phương tiện truyền thông xã hội”. Lại một lần nữa chúng ta thấy trước mắt một số lớn anh chị em chúng ta; quyền lợi căn bản họ bị cướp đoạt, có khi là do hậu qủa của thái độ dung túng qúa đáng, có khi là do bất công trắng trợn của nhung bộ nhân luật: chẳng hạn quyền được sống, quyền được bảo vệ thân xác toàn vẹn, quyền có nhà ở, việc làm, quyền lập gia đình và sinh sản con cái với trách nhiệm làm cha mẹ, quyền tham gia vào đời sống xã hội và chính trị, quyền hưởng tự do lương tâm và tự do tôn giáo.

Ai có thể kể cho hết số những trẻ thơ không được chào đời vì đã bì bóp chết trong lòng mẹ, những trẻ em bì bỏ rơi hoặc bị cha mẹ bạc đãi, nhứng người con lớn lên cô đơn, thiếu tình thương và không được giáo dục ? Nhiều nơi, không có việc làm và thiếu cả những phương tiện tôl thiểu để sống một đời sống xứng đáng là con người. Ngay quanh nhứng đô thị lớn, vần còn thấy nổi lên những xóm nghèo tận mạt, trong đó con người phải sống trong cùng cực khốn khổ cả về thể xác lẫn tinh thần luân lý.

Nhưng tính cách thần thánh của nhân vị con người không thể tiêu diệt được, cho dầu nó phải luôn luôn bị khinh thị và xúc phạm: vì nền tảng bất di dịch của nó chính là Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và là Cha; bởi thế tính cách thần thánh của nhân vị vẫn luôn cần được tôn trọng.

Cũng nhờ thế mà hiện nay ý thức về phẩm giá của con người ngày càng được minh định và phổ biên sâu rộng. Một luồng khí lành mạnh tốt đẹp đang thổi đên và bao trùm các dân tộc trên thế giới giúp ý thức hơn về phẩm giá con người: con người không phải là “một sự vật” hay “một đồ vật” mà người ta có thể sử dụng, nhưng nó luôn luôn và độc nhất là một “chủ thể” có lương tri và tự do, được mời gọi sống với tinh thần trách nhiệm trong xã hội và lịch sử, được đặt định để hướng về giá trị thiêng liêng và tôn giáo.

Có thể xác quyết được rằng thời đạl chúng ta là thời đại của nhứng “chủ nghĩa nhân bản”. Ngược lại, những chủ nghĩa phát xuất từ vô thần và tục hóa lại chủ trương trái ngược, hạ bệ và tiêu diệt con người, những chủ thuyết suy tôn con người quá đáng đến nỗi rơi vào những hình thức tôn thờ thần tượng. Tuy nhiên cũng có những chủ thuyết đi đúng theo sự thật, nhìn nhận tính cách vừa cao cả vừa khốn khổ của con người, nâng đỡ và hổ trợ phẩm giá toàn diện của con người.

Chúng ta có thể nhận ra dấu hiệu và kết qủa của những phong trào nhân bản ấy là con người càng cảm thấy cần nhu cầu hợp tác. Rõ ràng đó là một trong những nét đặc biệt của nhân loại hôm nay, một “dấu thời gian” chân chính đang chín mùi trong nhiều địa hạt, nhiều lãnh vực khác nhau: nhất là trong giới phụ nữ, trong giới thanh niên, trong phạm vi gia đình, học đường, cũng như trong lãnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Nhận lãnh một vai trò, tự tạo cho mình thành vị sáng lập một nền văn hóa nhân bản, đó là một đòi hỏi đối với cá nhân và chung cho toàn thể các dân tộc.(10)

Tranh chấp và hòa bình

6. Chúng ta cũng không thể bỏ qua một hiện tượng được coi như dấu chứng của ngày nay: có lẽ hơn bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, nhân loại hôm nay đang bị lung lay vì tranh chấp. Đây là một hiện tượng mang nhiều hình thức, nó không chỉ là sự đa diện chính đáng tùy tâm trạng hay sáng kiến, nhưng là sự chống đối gây thương tổn giữa người với người, nhóm này với nhóm khác, giữa tầng lớp này với tầng lớp khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác, và giữa khối này với khối khác. Sự chống đối này lộ diện với nhiều hình thức của vũ lực, của khủng bố, của chìến tranh. Một lần nữa, nhưng lần này là một con số đông đảo, nhiều nhóm người vì muốn phô trương “tôí cao quyền lực” của mình, đã lập lại kinh nghiệm điên cuồng xây “Tháp Babel” (Gn. 11:1-9); là một hành động chỉ tạo ra hỗn loạn, đấu tranh, chia rẽ và áp bức. Gia đình nhân loại vì thế mà phải đảo lộn và xâu xé một cách thê thảm.

Mặt khác, chúng ta thấy xuất hiện một cách mạnh mẽ không thể đè bẹp được, ước vọng của mỗi người, của các dân tộc được lợi ích vô giá của hòa bình trong công chính.

Một trong Tám Mối Phúc Thật của Tin Mừng: “Phúc cho ai xây dựng hòa bình” (Mt. 5.9) tìm thấy trong nhân loại thời đại chúng ta một âm vang mới mẻ và đặc biệt: Toàn thề nhân loại ngày nay sống, chịu đau khổ, và lao động để mang lại hòa bình và công chính. Việc tham dự của nhiều người và nhiều hội đoàn vào đời sống xã hội ngày nay đang tiếp nối nhau cách không ngừng như những phương thế để đem niềm khao khát hòa bình trở thành một sự thật. Trên cùng một con đường, chúng ta bắt gặp nhiều tín hữu giáo dân đang quảng đại dấn thân trong nhiều lãnh vực hoạt động chính trị và xã hội dưới nhiều hình thức chính trị khác nhau, hoặc một số khác đóng góp ít nhất một cách vô vị lợi vào những hoạt động này.

ĐỨC GlÊSU KlTÔ, HY VỌNG CỦA NHÂN LOẠl

7. Hiện tại và tương lai một cánh đồng rộng lớn cần nhiều canh tác đang xuất hiện trước những công nhân được gởi tới bởi “chủ nhân” để làm việc trong vườn nho Ngài.

Trong cánh đồng mà Giáo Hội đang hiện diện và hoạt động này gồm mọi người chúng ta chủ chăn, linh mục, phó tế, nam nứ tu sỹ và tín hữu giáo dân. Có những tình trạng trái ngược được lưu tâm cách sâu xa ảnh hưởng đến Giáo Hội: Chúng tác dụng một phần nào sinh hoạt nhưng không làm tê liệt hoặc hạn chế thành quả của Giáo Hội. Bởi vì Thánh Linh, Đấng ban cho Giáo Hội sự sống, sẽ nâng đỡ hoạt động của Giáo Hội.

Mặc dù có nhiều khó khăn, đình trệ và mâu thuẫn đủ loại do giới hạn của con người, do tội lỗi và Thần Dữ, Giáo Hội hiểu rằng mọi nỗ lực của nhân loại để tạo sự hiệp thông và tham gia hợp tác, rồi ra cũng được đền đáp qua việc can thiệp của Đức Giêsu Kitô, vị Cứu Tinh của nhân loại và thế giới.

Giáo Hội biết rõ mình được Đức Kitô sai đến như “dấu hiệu và phương thế của sự kêt hợp mật thiêt với Thiên Chúa và sự hợp nhất của toàn nhân loại” (11)

Vì thế bất chấp mọi biến cố, nhân loại có thể cậy trông, và phải hy vọng: chính Chúa Kitô là Phúc âm sống động, là Tin Mừng đem lại vui mừng mà Giáo Hội, loan báo cho chúng ta mỗi ngày, và chính Giáo Hội đã trở thành chứng nhân cho mọi người.

Trong việc loan truyền và trình bày nhân chứng này, người tín hữu giáo dân chiếm một chỗ độc đáo và không thay thế được: nhờ họ, Giáo Hội Chúa Kitô được hiện diện trong nhiều địa hạt khác nhau giữa thế giới như dấu hiệu và nguồn mạch hy vọng và tình yêu.

***

CHƯƠNG I

TA LÀ CÂY NHO CÁC CON LÀ CÀNH

Phẩm giá của ngườí Tín Hữu Giáo Dân Trong Giáo Hội Mầu Nhiệm

 

MẦU NHlỆM CÂY NHO

8. Hình ảnh cây nho trong Thánh Kinh được dùng nhiều cách và nhiều ý nghĩa. Đặc biệt nó được dùng để diễn tả mầu nhiệm Dân Chúa. Theo ý nghĩa này, người giáo dân không chỉ là những người thợ làm việc trong vườn nho, nhưng họ là một phần tử cây nho. Chúa nói: “Ta là cây nho, các con là cành” (Jn.15.5).

Trong Cựu ước các tiên tri khi muốn nói đến dân được chọn, cũng đã dùng hình ảnh cây nho. Israel là cây nho của Thiên Chúa, là mềm vui của tâm hồn Ngài: “Ta đã trồng ngươi như một cây nho được chọn lọc” (Jer. 2:21); “Mẹ ngươi giông như một cây nho trồng bên bờ nước. Nó sai trái và um tùm hoa lá nhờ có nhiều nước tràn trề ” (Ez.19.10); “Người bạn tôi có một vườn nho trên mợt sườn đồi phì nhiêu. ông cày bừa trở dât lượm đá sỏi để trồng vào đó một cây hảo hạng…” (Is. 5.l-2).

Chính Đức Giêsu cũng dùng hình ảnh cây nho để mạc khải một số khía cạnh về Nước Thiên Chúa: “Một người kia trồng một vườn nho, ông rào dậu bôn bề, một hầm ép nho, và xây một tháp canh rồi ông cho các người làm nho thuê mướn và ông khởi hành đi xa.” (Mk. 2:1 – Mt. 21:2S).

Thánh Sử Gioan còn mời gọi chúng ta đi xa hơn, và đưa chúng ta đến khám phá mầu nhiệm của cây nho: Nó là biểu tượng và hình ảnh không những của dân Thiên Chúa, mà còn là biểu tượng và hình ảnh của chính Đức Giêsu. Ngài là gốc cây nho, còn chúng ta, môn đệ Ngài, chúng ta là cành. Ngài là “Cây Nho thật”, các cành phải kết hơp để được s ống (Jn . 15: 1.. )

Công Đồng Vaticanô II lấy lại hình ảnh Thánh kinh để giải thích máu nhiệm Giáo Hội, cũng đưa ra hình ảnh cây nho và cành: “Cây nho thật chính là Chúa Kitô; chính Ngài ban phát sự sống và sức sinh sản cho các cành là chúng ta. Qua Giáo hội chúng ta sông trong Ngài, và không Ngài chúng ta chẳng làm được việc gì.” (Jn. 15.1-5) .(12)

Chính Giáo Hội là vườn nho trong Thánh Kinh. Là nhiệm mầu bởi vì tình thương và sự sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là ân huệ tuyệt đối ban nhưng không cho tất cả những ai được sinh ra bởi nước và Thánh-linh (Jn. 3:5), được gọi để sống chính sự hiệp thông của Thiên Chúa, để tỏ bày và thông truyền sứ mệnh hiệp thông này trong lịch sử. Chúa Giêsu nói: “Trong ngày ấy các con sẽ biêt rõ Thầy Ở trong Cha Thầy, và các con Ở trong Thầy và Thầy Ở trong các con” (Jn. 14:20).

Người giáo dân chỉ nhận diện mình, nhận chân bản tính nguyên thủy của mình bên trong mầu nhiệm của Giáo Hội là mầu nhiệm hiệp thông ơn gọi cũng như sứ mệnh trong Giáo Hội và thế giới của người giáo dân cũng chỉ định nghĩa được bên trong phẩm giá này.

NGUỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN LÀ Al?

9. Các Nghị Phụ đã nêu lên một nhận xét chính đáng là phải minh định cách rõ ràng về ơn gọi và sứ mệnh của tín hữu giáo dân, qua việc nghiên cứu sâu xa giáo lý của Công đồng Vaticanô lI, theo ánh sáng của các văn kiện mới của Giáo Hội, và kinh nghiệm sống của Giáo Hội được hướng dẫn do Chúa Thánh Thần. (13)

Để trả lời câu hỏi nguời tín hữu giáo dân là ai. Công Đồng đã đi xa hơn vớí lối giải thích tiêu cực trước đây, bằng một cái nhìn hoàn toàn tích cực. Công Đồng đã đưa ra ý hướng căn bản và đầy đủ thuộc về người giáo dân đối với Giáo Hội và mầu mhiệm của Giáo Hội. Ơn gọi đặc biệt của họ là “Tìm nước Chúa trong khi quản trị các việc trần thế mà họ sắp xếp theo ý Chúa. ” (14) Hiến chế ánh Sáng Muôn Dân (Lumen gentium) còn thêm: “Danh hiệu Giáo dân có nghĩa là tất cả các Kitô hữul không thuộc thành phần chức thánh hay bậc tu trì được Giáo Hội công nhận, nghĩa là các Kitô hữu đã được rửa tội sáp nhập vào thân thể Chúa Kitô, được nhập tịch Dân Chúa, được trở thành kẻ tham gia theo cách của mình vào chức vụ tư tê, chức vụ rao giảng Lời Chúa và chức vụ vương giả của Chúa Kitô, họ là những người thi hành sứ mệnh của toàn dân Kitô hữu trong Giáo Hội và giữa trần thê theo nhiệm vụ riêng của mình. ” (15)

Đức Piô thứ XII đã quả quyết: “Các tín hữu nói một cách rộng hơn, là các giáo dân là kẻ đứng ở mặt trận tiền phong trong đời sống của Giáo Hội. Nhờ họ, Giáo Hội trở nên nguyên lý sự sống cho xã hội loài người. Vì thế, chính họ phải ý thức ngày càng rõ rệt là họ không những thuộc về Giáó Hội mà là Giáo Hội, nghĩa là cộng đồng các tín hữu trên mặt đất, dưới sự hướng dẫn của vị thủ lãnh chung là Đức Giaó Hoàng và các Giám Mục hiệp thông với Ngài. Họ là Giáo Hội”.(16)

Theo hình ảnh Thánh kính về cây nho, người tín hữu giáo dân cũng như tất cả các phần thân thể khác của Giáo Hội, là những cành nho tháp nhập vào Đức Kitô là Cây Nho Thật; chính nhờ Ngài mà họ được sống và trổ sinh hoa trái.

Được ghép vào Đức Kitô nhờ Đức Tin và phép Thánh Tẩy, là gốc rễ đầu tiên tạo nên thân phận mới của người Kitô hữu trong mầu nhiệm Giáo Hội, tạo nên sắc thái căn bản, và là nền tảng của tất cả mọi ơn gọi và hoạt động của đời sống Kitô hữu của người tín hữu giáo dân. Trong Đức Kitô chết và sống lại, người đã rửa tội trớ nên một “thụ tạo mới” (Gal. 6.15,2 Cor.5.17), một thụ tạo được thanh tẩy hết tội lỗi và sống ơn nghĩa Chúa.

Như thế “hình ảnh” người giáo dân được phác họa dựa vào kho tàng phong phú nhiệm mầu Thiên Chúa đã ban cho ngườí Kitô hữu trong bí tích Rửa Tội.

PHÉP RỬA TỘl VÀ THÂN PHẬN MỚl CỦA NGƯỜl KlTÔ HỮU

10. Không phải là quá đáng khi chúng ta quả quyết rằng: toàn cuộc sống của người tín hữu giáo dân chỉ có mục đích là đưa họ đến nhận biết mầu nhiệm chính yếu của họ phát xuất từ phép Rửa Tội, là bí tích Đức Tin, để họ có thể sống nghĩa vụ theo ơn gọi Chúa đã chỉ định. Để phác họa “hình ảnh” người tín hữu giáo dân, chúng ta hãy kiểm xét một cách trực tiếp và rõ ràng các khía cạnh căn bản sau đây: Phép Rửa Tội đã tái sinh chúng ta trong sự sống con Chúa; nó hợp nhất chúng ta với Chúa Giêsu Kltô, với thân thể Ngài là Giáo Hội, xức dầu cho chúng ta trong Chúa Thánh Thần bằng cách làm cho ehúng ta trở nên những đền thờ thiêng liêng.

Con Chúa trong Người Con Một

11. Chúng ta nhớ lại những Lời của Chúa Giêsu nói với Nícôđêmô: “Ta nói rât thật với ông, hễ ai chẳng sinh lại ỏởi nước và Thánh Linh, thì không được vào nước Thiên Chúa”(Jn. 3. 5). Phép Rửa Tội là một sinh hạ mới, một cuộc tái sinh.

Chính khi nghĩ đến khía cạnh này của phép Rửa Tội mà Thánh Phêrô Tông Đồ đã ca lên: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả Ngài đã tái sinh chúng ta nhờ sự sông lại của Đức Giêsu Kitô từ trong kẻ chêt, để chúng ta được hưởng gia tài bất diệt, không tì ố, cũng không tàn héo” (1 Pt. 1:3-4), và Người gọí là Kltô hữu những ai Chúa đã “tái sinh, không phải do hạt giông hay hư nát, nhưng do hạt giông bất diệt là Thiên Chúa hằng sống và tồn tại muôn thuở” (1 Pt.1:23)

Nhờ Phép Rửa, chúng ta trở nên con cái nam nữ của Thiên Chúa, trong Con Một của Ngài, là Đức Giêsu Kitô. Khi ra khỏi giếng nước Rửa Tội, mỗi người Kitô hữu đều được nghe tiếng đã phán trước kia trên bờ sông Giođanô: “Con là con ta yêu dấu, rất đẹp lòng ta” (Lk. 3:22). Và như thế họ hiểu là họ được kết hợp với Người Con yêu dấu vì đã trở thành dưỡng tử (Gal. 4:4- 7) và là anh em của Chúa Kitô. Như thế, được thể hiện trong lịch sử cuộc đời của Thiên Chúa: “Những ai Ngài đã nhận biết trước, thì Ngài định cho họ được trở nên hình ảnh Con Ngài, để làm cho Con Ngài trở thành trưởng tử của vô số anh em ” (Rom.8:29)

Chính Chúa Thánh Thần làm cho những người đã rửa tội trở nên con cái nam nứ của Thiên Chúa, và đồng thời trở nên chi thể của Thân thể Đức Kitô. Thánh Phaolô đã nhắc lại cho các Kitô hữu thành Cônrintô: “Tất cả chúng ta đã được rửa tội trong một Thánh Thần độc nhất để làm thành một thân thể’ (1 Cor. 12:13) đến nỗi vị Tông đồ Cả có thể nói với các tín hữu giáo dân của Ngài: “Anh em là thân thể Chúa Kitô, và mỗi người đều là chi thể ” (1 Cor.12:27) ; ” Và đây là chứng cớ rõ ràng anh em là con cái, được Thiên Chúa sai đên, Thần Linh của Con Ngài ở trong tâm hồn chúng ta” (Gal.4:6, Rom. 8.15-16).

Một thân thể trong Đức Kitô

12. Được tái sinh trở thành “con trong người Con”, những ai đã chịu phép Rửa Tội đều là “chi thể của Đức Kitô và cũng là thành phần trong nhiệm hề của Giáo Hội” theo như giáo huấn của Công Đồng Florence. (17)

Phép Rửa Tội có ý chỉ và đồng thời phát sinh sự tháp nhập mầu nhiệm nhưng thực sự vào Thân Thể bị đóng đinh và vinh hiển của Đức Giêsu. Nhờ Bí Tích ấy, Chúa Giêsu kết hơp người chịu phép Rửa Tội yới cái ehết của Ngài để kết hơp họ với sự sống lại của Ngài (Rom. 6.3-5), lột bỏ “con người cũ” để mặc cho họ “con người mới”, nghĩa là chính Ngài: “Tất cả anh em đã được rửa tội trong Đức Kitô, anh em được mặc lấy chính Đức Kitô” (Gal. 3.27, Eph.4:22-24, Col. 3:9-10). Bởi đó “mặc dầu là số đông, chúng ta chỉ là một thân thể trong Đức Kitô” (Rom. 12:5).

Các lời của Thánh Phaolô là những tiếng vọng trung thực giáo huấn của chính Đức Giêsu, nó đã mặc khải cho chúng ta thấy sự hợp nhất nhiệm mầu của các môn đệ với Ngài và giữa họ với nhau, trình bày sự hơp nhất ấý như là hình ảnh và sự nối tiếp của sự thông hiệp nhiệm mầu giữa Chúa Cha với Chúa Con, và Chúa Con với Chúa Cha trong môí giây tình thương của Chúa Thánh Thần (Jn. 17.21). Chính Chúa Giêsu đã đề cập đến sự hơp nhất này khi Ngài dùng hình ảnh cây nho và cành nho: “Ta là cây nho, chúng con là cành ” (Jn. 15. 5) . Một hình ảnh nói lên không những sự mật thiết sâu xa của các môn đệ với Chúa Giêsu, mà cũng biểu lộ sự thông hiệp sinh động giữa các môn đệ: tất cả đèu là cành của một Cây Nho duy nhất.

Đền thờ sống động của Chúa Thánh Thần

13. Trong một hình ảnh so sánh khác là hình ảnh của một ngôi nhà, Thánh Phêrô Tông Đồ đã định nghĩa các người đã chịu phép Rửa Tội như những “viên đá sống động” xây trên Đức Kitô là “viên đá góc” . Vì thế, các người đã chịu phép Rửa Tội được dành riêng “xây đên thờ thiêng liêng” (1 Pt. 2:5).

Hình ảnh này đưa chúng ta vào một khía cạnh mới lạ khác do phép Rửa Tội đem lại, mà Công đồng Vaticanô II trình bày qua những lờị sau đây: “Vì chưng những kẻ đã rửa tội, nhờ sự táì sinh và ơn xức dầu của Chúa Thánh Thần, họ được hiên dâng để trở nên một tòa nhà thiêng liêng.” (18)

Chúa Thánh Thần “xức dầu” kẻ chịu phép Rửa Tội, đóng trên họ ấn tín không thể xóa bỏ (2 Cor. l:21-22), làm cho họ trở thành đên thờ thiêng lìêng, nghĩa là thông ban tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa nhờ kết hơp và nên giống Đức Giêsu Kitô.

Người Kitô hữu, nhờ ơn “xức dầư” này làm cho mạnh dạn, có thể lặp lại những lời của Chúa Giêsu theo cách của mình “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài dã xức dầu thánh hiên tôi; sai tôi đem Tin Mừng cho kẻ nghèo khổ, loan tìn giải phóng cho kẻ bì cầm tù, đem sự sáng cho kẻ đui mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức, và loan báo năm Hông ân của Chúa” (Lk. 4:lS-19, Is. 61:1-2).

Như thế, nhờ ơn Chúa đổ tràn xuống qua phép Rửa Tội và phép Thêm Sức, người đã được rửa tội tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu Kitô, Đấng Thiên sai cứu Thế.

THAM GIA VÀO CHỨC TƯ TẾ, RAO GIẢNG VÀ VƯƠNG GIẢ CỦA ĐỨC KITÔ

14. Khi nóí với những ngườl đá chịu phép Rửa Tội, Thánh Phêrô Tông Đồ xem họ như “những người con mới sinh”, Người viết: “Chúng con hãy lại gần Ngài, Ngài là tảng đá hằng sống, mà loài người loại bỏ nhưng Thiên Chúa đã chọn vì Thiên Chúa đã thẩm định giá trị. Chúng con cũng thế, chúng con hãy trở nên những viên đá sông động dùng để xây dựng Đền Thờ Thiêng Liêng, dâng lên những của lễ thiêng liêng mà Thiên Chúa có thể chấp nhận nhờ Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, chính chúng con là dòng dõi dược lựa chọn, và hàng tư tế vương giả, là một dân tộc thánh, một dân thuợc về Thiên Chúa, như thế chúng con có trách nhiệm rao giảng những kỳ vọng của Đấng đã gọi chúng con từ bóng tôí đên ánh sáng lạ lùng của Ngài” (1 Pt. 2:4-5-9)

Đó là một khía cạnh mớí mẻ của ân sủng và của phẩm giá phẻp Rửa Tội. Người tín hữu gíáo dân về phần nêng họ cũng tham gla vào ba chưc vụ cúa Đức Kltô là chức tư tế rao giảng và vương gíả. Đây là khía cạnh mà truyền thống Giáo Hội khống bao giờ lãng quên, như thánh Augustinô đã trình bày khi chú glải Thánh Vịnh 26; “Đavít nhận lãnh nghi lễ xức dầu làm Vua. Trong thời ấy chỉ có Vua và Tư Tế được xức dầu. Hai vị này tiên báo hình ảnh vị Vua Thượng Tế độc nhất – Đức Kitô (tiếng Kitô bởi chữ “Chrisma” có nghĩa là xức dầu). Không chỉ vị thủ lãnh của chúng ta, là thân thể cua Ngài, chúng ta cũng đuợc xức dầu với Ngài… Vì thế mọi Kitô hữu đêu được xưc dầu, trái với thời Cựu Uớc chỉ có hai người được xức dầu. Nêú chúng ta là thân thể Đức Kito, vì tất cả chúng ta được xức dầu trong Ngài và trở thành những Kỉtô, bởi vì đầu và thân thể làm thành một Đửc Kitô toàn vẹn.” (19)

Theo đường lốl của Công đồng Vaticanô II,(20) ngay từ khi mới bắt đầu công việc mục vụ, Ta đã lưu ý ca tụng phẩm chức tư tế rao giảng và vương giả của toan dân Thiên Chúa. Ta nói: “Đâng đã sinh ra bởi Trinh Nữ María, Con của bác thợ mộc theo người đời ấy nghĩ tưởng, nhưng là Con Thlên Chúa Hằng Sống như Thánh Phêro tuyên bố, đã đến để làm cho chúng ta tất cả trở nên “một vương quốc lình mục”. Công đồng Vaticanô II đã nhắc nhở cho chúng ta về mầu nhiệm của quyền bính này, và về sứ mệnh của Đưc Kltô là Linh Mục, là Thầy rao gìảng, là Vua vẫn tiếp tục trong Gíao Hôi. Tát cả mọi ngườỉ, toàn dân Thíên Chúa tham gia vào ba sứ mệnh nay” (21)

Với bưc Tông Huấn này, Ta muốn kêu mời một lần nữa tất cả mọi tỉn hữu gỉáo dân đọc lạỉ và suy ngắm, để lãnh hội một cách tường tận và yêu mến say mê giáo huấn súc tích và phong phú của Công Đồng đề cập đến việc họ tham gia vào ba chức vụ của Đức Kitô.(22). Và đây là một tổng hợp những căn bản của giáo huấn ấy.

Các tín hứu giáo dân tham gia vào trách vụ tư tê, đó là trách vụ Chúa Giêsu đã dùng để hiến tế mình trên Thánh Giá và còn tiếp tục hiến tế mình trong nghi lễ Phép Thánh Thể để làm vinh danh Đức Chúa Cha và cứu rỗi nhân loại. Được ghép vào Đức Giêsu Kitô, những ai đã chịu phép Rửa Tội đều được kết hợp với Ngài bằng việc dâng hiến chính mình và các hoạt động của mình (Rom. 12:l-2). Khi nói đến người tín hữu giáo dân, Công Đồng tuyên bố. “Tât cả những hoạt động của họ, nhữg lời cầu nguyện cũng như các hoạt động tông đồ, đời sông hôn nhân, gia đình, những công việc lao động hằng ngày, cả việc giải trí, tinh thần thể xác, nêú tất cả đều dược hướng dẫn do Thần Linh Thiên Chúa, ngay cả những thử thách của cuộc đời, miễn là chịu đựng một cách nhẫn nại, tất cả trở thành của lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô (1 Phêrô.2:5). Trong Thánh Lễ, các của lễ này hiêp với Mình Chúa được dâng lên cho Đức Chúa Cha với tâm hồn sất sắng. Như thế người giáo dân thánh hiến cho Thiên Chúa chính cả trần thê này. Nhờ lòng phụng thờ Chúa khắp mọi nơi bằng một đời sống thánh thiện.” (23)

Việc tham gia vào trách vụ rao giảng của Đức Kitô “là Đấng lấy cả cuộc sông mình cũng như lấy sức mạnh của lời nới để tuyên bố vương quốc Chúa Cha”, (24) sự tham gia này làm cho người giáo dân có đủ năng-cách và dấn thân để nhận lãnh Phúc âm trong Đức Tin, để rao giảng bằng lời nói và hành động, và để tố cáo một cách bạo dạn không do dự những gì là điều ác. Người tín hữu giáo dân hợp nhất với Đức Kitô “vị Đại Tiên Tri” (Lk. 7.16) và được đặt làm “chứng nhân” của Đức Kitô Phục Sinh trong Chúa Thánh Thần họ trở thành những người tham dự vào ý thức Đức Tin siêu nhiên của Giáo Hội “không thể sai lầm trong Đức Tin” (25) cũng như tham gia vào ân sủng của lời nói (Acts. 2:17-18, Ap. 19:10). Hơn nữa họ được gọi để chiếu sáng sự mới lạ và sức mạnh của Phúc âm trong đời sống thường ngày, trong đời sống gia đình và xã hội của họ, cũng như để diễn tả niềm hy vọng vinh quang “ngay cả trong những cơ cấu của cuộc sống trần thê ‘ (L.G. 35) với một tâm hồn nhẫn nại và can đảm giữa những khó khăn của thời hiện đại. (26)

Người tín hữu giáo dân thuộc về Đức Kitô là Chúa tể là Vua vũ trụ, nhờ đó họ được tham gia vào trách vụ vương giả của Ngài, và được Ngài kêu gọi để phục vụ và phổ biến Ngài trong hch sử. Họ sống vương quyền Kìtô hữu trước tiên bằng cách chiến đấu để chiến thắng thế gian tội lỗi (Rom 6. 12) ngay trong chính mình họ, rồi hiến dâng mình để phục vụ trong đức bác ái và trong công bằng. Chính Đức Kitô hiện diện trong mọi người anh em, nhất là trong những người thấp hèn nhất (Mt. 25.40).

Nhưng người tín hữu giáo dân được gọi đặc biệt để đem lại cho các tạo vật những giá trị nguyên thủy của nó. Khi hoạt động trong ơn nghĩa Chúa, người giáo dân liên kết mọi thụ tạo vào lợi ích chân thật của con người. Làm như thế, họ được tham gia vào việc thi hành quyền bính của Đức Kitô Phục Sinh là Đấng đã lôi kéo mọi sự về Ngài, và đặt mọi sự và chính mình dưới quyền Đức Chúa Cha, để Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (Jn. 12:32, 1Co r. 18: 28).

Sự tham gia của giáo dân vào ba chức vụ của Chúa Giêsu Linh Mục, rao giảng và Vua bắt nguồn từ việc xức dầu của phép Rửa Tội, được phát triển nhờ phép Thêm Sức, được nâng đỡ và kiện toàn trong phép Thánh Thể. Đây là một sự tham gia ban cho mỗi tín hữu giáo dân, nhưng với tư cách là họ tạo thành một thân thể duy nhất của Chúa Kitô. Bởi vì Chúa Giêsu làm cho Giáo Hội được sung túc bằng các ân huệ của mình, vì Giáo Hội là Thân thể và là Hiền thê của Ngài. Như thế mỗi người được tham gia vào ba sứ vụ của Đức Kitô chỉ vì họ là phần thân thể của Giáo Hội, như Thánh Phêrô Tông đồ đã dạy khi gọi những người đã chịu phép rửa tội “là dòng giông được lựa chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, là dân tộc thuợc về Thiên Chúa” (1 Pt. 2:9). Và cũng vì nó bắt nguồn từ sự thông hiệp trong Giáo Hội nên việc tham dự của các tín hữu giáo dân vào ba chức vụ của Đức Kitô đòi hỏi phải sống và thực hiện trong sự thông hiệp, và để cho sự thông hiệp ngày càng tăng trưởng. Thánh Augustinô viết: “Cũng như chúng ta tât cả được gọi là Kitô-hữu (Christiani) vì đã được xức dầu (Chrisma) một cách thiêng liêng, do đó tất cả được gọi là linh mục, bởi vì chúng ta là thành phần thân thể ủa Linh Mục duy nhât.” (27)

NGƯỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN VÀ TÍNH CÁCH TRẦN THẾ

15. Tính chất mới lạ của đời sống Kitô-hữu là nền tảng và tước hiệu của sự bình đẳng giữa tất cả những ai đã chịu phép Rửa Tội trong Đức Kitô, giữa tất cả những thành phần của Dân Chúa: “Phẩm giá của tât cả mọi thành phần đều giống nhau vì mọi thành phần đều cùng được tái sinh trong Đức Kitô; ơn làm nghĩa tử cũng như nhau; mọi người cùng (đêu được kêu gọi đên sự trọn lành, chỉ có một ơn cứu rỗi, một đức cậy trông, một đức ái không phân chia” (28). Nhờ phẩm giá chung do phép Rửa Tội này, người tín hữu giáo dân là người đồng trách nhiệm với tất cả các vị thừa-tác-viên đã được phong chức thánh, với các tu sĩ nam nữ, đối với sứ mệnh của Giáo Hội.

Nhưng phẩm giá chung do phép Rửa Tội nơi người tín hữu giáo dân có một hình thái làm cho họ khác biệt, nhưng không chia cách họ khỏi linh-mục và tu-sĩ nam nứ. Công Đồng Vaticanô II đã diễn tả hình thái này chủ tại trong tính cách trần thế. “tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân.” (29)

Muốn hiểu rõ một cách đầy đủ vị trí chuyên biệt của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội, phải đào sâu tầm mức thần học của tính cách trần thế theo ánh sáng của chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa, và mầu nhiệm của Giáo Hội.

Như Đức Phaolô VI quả quyết, Giáo Hội “mang tính chất trần thế chính tông, bẫm sinh trong bản tính thâm sâu và sứ mệnh của mình, gơc rễ nó nằm trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đôí với các thành phần của mình.” (30)

Tuy Giáo Hội sống giữa trần thế, mà không thuộc về trán thế (Jn. 17.16). Giáo Hội được sai đi để tiếp nôi công trình Cứu Chuộc của Đức Giêsu Kitô; công trình này “chính là lo cứu rỗi con người, nhưng cũng bao gồm việc canh tân những trật tự thế giới.” (31)

Dĩ nhiên mọi thành phần của Giáo Hội đều phải tham gia vào lãnh vực trần thế của Giáo Hội, nhưng bằng những cách thế khác nhau. Đặc biệt sự tham gia của người giáo dân có một hình thái thực hiện và chức vụ “riêng rẽ và đặc biệt” theo như Công Đồng phân tích. Chính những hình thái này đã được gọi là “tính cách trần thế.” (32) Trong thực tế, khi Công Đồng nói về thân thế của các tín hứu giáo dân, thì trước tiên chỉ thân thế ấy như nơi chỗ họ được Thiên Chúa gọi: “Đó là nơi họ được gọi” .(33)  Đó là “nơi” được trình bày với từ ngữ có nghĩa hoạt động, các tín hứu giáo dân “sống giữa đời, nghĩa là dấn thân vào đủ mọi nghĩa vụ và công tác của trần thế, trong những điều kiện thường nhật của đời sống gia đình và xã hội đã tạo nên.” (34). Đó là những con người đang sống một đời sống thông thường giữa thế giới, đang học hành, đang làm việc, đang tạo nên những tình bạn, những tương giao xã hội, nghề nghiệp, văn hóa. Công Đồng không nhìn thân phận của họ một cách đơn giản do khuôn mẫu những điều kiện và môi trường bên ngoài, nhưng tìm gặp đầy đủ ý nghĩa của nó trong Đức Giêsu Kitô. (35) Công Đồng lại qủa quyết: “Ngôi Lời nhập thể đã muốn đích thân chia xẻ tình liên đới nhân loại. Người thánh hóa những môi liên hệ của con người, nhất là những liên hệ gia đình là ngưồn gốc phát sinh những liên hệ xã hội. Người đã tự nguyện tuân theo luật lệ quốc gia của Người . Người đã muôn sống cuộc sống thợ thuyền với người đương thời trong quê hương mình.” (36)

Như vậy, “thế giới “, đã trở nên môi trường và phương thế cho ơn gọi Kitô-hữu của người tín hữu giáo dân, vì chính trần thế được chỉ định để tôn vính Chúa Cha trong Đức Kitô. Với ý nghĩ này, Công Đồng có thể giải thích ý nghĩa nêng tư và đặc biệt ơn gọi của Thiên Chúa muốn kêu mời các tín hữu giáo dân. Họ không phải được kêu gọi để bỏ vị trí của mình giữa thế giới. V phép Rửa Tội không kéo họ ra khỏi thế giới như Thánh Phaolô Tông Đồ đã nhấn mạnh: “Hơĩ; anh chị em, mỗi người hãy ở trươc mặt Chúa, trong vị thế mình đang ở khi được kêu gọi” (1 Cor. 7.24). Trái lại, phép Rửa Tội trao phó cho họ một ơn gọi liên quan mật thiết với tình trạng của họ giữa thế giới. Các tín hữu giáo dân “được gọi, để nhờ sự hướng dẫn của tinh thần Phúc âm, họ hành động như men dậy từ bên trong, để thánh hóa thế giới bằng việc thực thi các nhiệm vụ của mình. Như thế họ có thể đem Chúa Kitô đến cho kẻ khác bằng chứng tá của một đời sông sáng chói Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.” (37). Vì Vậy, sống và hành động giữa thế giới đôí với các tín hữu giáo dán, không chỉ là một thực tại nhân-sinh-xã-hội, mà còn là một thực tạí chuyên-biệt-thần-học giữa trần thê. Thiên Chúa muốn biểu lộ ý định của Ngài và thông ban cho họ ơn gọi đặc biệt là “tìm nước Thiên Chúa bằng cách quản lý các thực tại trần thế mà họ phải sắp xếp theo ý Thiên Chúa.” (38)

Theo ý hướng này, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tuyên bố. “Tính cách trần thế của người tín hữu giáo dân không chỉ được định nghĩa theo quan niệm xã hội, mà theo ý nghĩa thần học. Tính cách trần thế phải hiểu theo ánh sáng của tác động tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa, Đâng đã trao phó trần thế này cho con người cả nam lẫn nữ để họ tham gia vào việc tạo dựng, dể họ giải thoát thụ tạo khỏi ảnh hưởng của tội lỗi, để họ tự thánh hóa mình trong đối sông hôn nhân hoặc độc thân, trong gia đình, trong chức nghiêp và trong các hoạt động xã hội”. (39)

Vị trí của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội được minh định rõ ràng từ gốc rễ, bắt nguồn từ những mới lạ của đời sống Kitô-hữu và đặc tính trần thế của nó. (40)

Các hình ảnh trong Phúc âm nói về muôi mặn, ánh sáng và men bột, mặc dầu có ý nói về tất cả mọi tín đồ của Đức Giêsu , nhưng áp dụng cách nêng cho người tín hữu giáo dân. Đó là những hình ảnh mang nặng ý nghĩa tuyệt vời, bởi vì không những nó diễn tả việc hội nhập sâu xa và tham gia toàn diện của các người tín hữu giáo dân trên mặt đất, vào sự sống của thế giới, của cộng đồng nhân loại, nhưng nhất là nói lên nét mới mẻ và độc đáo của một sự hội nhập và tham gia để phổ biến Tin Mừng Cứu Độ.

ĐƯỢC KÊU GỌl ĐỂ NÊN THÁNH

16. Chúng ta sẽ thấy rõ ràng trọn vẹn phẩm giá của người tín hữu giáo dân nếu chúng ta khảo sát ơn gọi đầu tiên và căn bản mà Chúa Cha kêu mời mỗi người trong Đức Giêsu Kitô qua trung gian của Chúa Thánh Thần: ơn gọi nên Thánh nghĩa là ơn gọi đạt đến sự trọn lành của Đức ái. Thánh nhân là người đã sống cuộc đời làm chứng nhân phẩm giá của tín hữu Đức Kitô một cách sáng lạn.

Công Đồng Vaticanô II đã nói rất rõ ràng về ơn gọi mọi người phải nên Thánh. Có thể qủa quyết đó là đường hướng chính đã được vạch ra cho con cái nam nứ của Giáo Hội do Công Đồng, một Công Đồng đã được triệu tập để canh tân đời sống Kitô hữu theo ánh sáng Phúc âm.(41) Đường hướng này không chỉ đơn giản là một lời khích lệ luân lý, nhưng đó là một đòi hỏi mầu nhiệm của Giáo Hội: Giáo Hội là một cây nho được tuyển chọn, nhờ Giáo Hội các cành nho sinh trưởng nhờ nhựa sống của chính Đức Kitô, nhựa sống vừa thánh thiện vừa có sức thánh hóa; Giáo Hội là Nhiệm Thể, các phần thân thể của Giáo Hội thông phần sự sống thánh thiện của đầu là Đức Kitô; Giáo Hội là Hiền thê khả aí của Chúa Giêsu, là Đầng đã hiến thân để thánh hóa Giáo Hội (Eph. 5. 25). Chúa Thánh Thần là Đấng đã thánh hóa nhân-tính Chúa Giêsu trong lòng Trinh Nứ Maria (Lk. 1:35) thì cũng chính Chúa Thánh Thần ấy cư ngu và hoạt động trong Giáo Hội để thông ban cho Giáo Hội sự thánh thiện của Con Thiên Chúa làm người.

Ngày nay hơn bao giờ hết, mọi người Kitô-hữu phải đi lại con đường canh tân theo tinh thần Phúc âm, đại độ chấp nhận lời mời của vị Tông Đồ “phải nên thánh trong mọi tác phong của mình” (1 Pt. 1:15). Thượng Hội Đồng ngoại lệ năm 1985, hai chục năm sau Công Đồng, đã nhấn mạnh kịp thời về tình trạng khẩn cấp này: “Giáo Hội trong Đức Kitô là mầu nhiệm, vì thế Giáo Hội phải được xem như là dấu chỉ, và phương thế của sự thánh thiện. Các vị Thánh nam, nữ, đã luôn luôn là nguồn gốc canh tân trong Giáo Hội và những giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử Giáo Hội. Ngày hôm nay chúng ta cần có những vị Thánh lớn, chúng ta hãy khẩn khoản cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta những vị Thánh như vậy.” (42)

Mọi người trong Giáo Hội, vì là phần thân thể Giáo Hội, nên nhận được và chia sẻ ơn gọi nên thánh chung của mọi người. Ngườl tín hữu giáo dán được mời gọi nên thánh, và họ có quyền được gọi giống như mọi thành phần khác của Giáo Hội: “Tất cả những ai tin vào Đức Kitô, không phân biêt bậc sống, địa vị, đều được kêu gọi tiên đến sự sung mãn của đời sống Kitô hữu và sự trọn lành của Đức ái” .(43) “Tất cả những tín hữu của Đức Kitô đều được mời gọi và có bổn phận nên thánh và nên trọn lành theo địa vị của mình .(44)

Ơn gọi nên thánh bắt ngùôn từ phép Rửa Tội và được các bí tích khác thêm sinh lực, nhất là phép Thánh Thể. Được mặc lấy Chúa Kitô và được hướng dẫn bởl Thánh Linh Ngài, các Kitô hữu là những “thánh nhân” và vì thế, có năng cách để dấn thân hầu biểu lộ sự thánh thiện của hành động mình. Thánh Phaolô Tông ĐỒ luốn luôn khuyến khích các Kỉtô hữu sống “như những vị thanh” (Eph.5. 3).

Sống theo Thảnh Linh đem lại kết qủa là sự thánh thiện (Rom. 6.22, Gal. 5.22). Sự sống này khởi dậy trong tầm hồn mọi ngườl và mỗi ngươi đã chịu phép Rửa Tội, ước muốn và đòi hỏỉ phải theo và bắt chước Đức Giêsu Kitô, bằng cách chấp nhận các Mốt Phúc Thật của Ngài, bằng việc lắng nghe và suy niệm Lờì Chúa, bằng cách tham gia mốt cách ý thức và linh động vào đời sống phụng vụ và bí tích của Gỉáo Hộỉ, bằng việc cầu nguyện cá nhần, trong gia đình hay trong cộng đồng, bằng tâm hồn đói khát sự công chính, bằng việc thực hành giới răn yêu thương trong mọi hoàn cảnh của đời sống, và bằng việc phục vụ anh em, đặc bíệt nhưng người khó hèn, nghèo túng và đau khồ.

Thánh Hóa bản thân giứa thế giới

17. ơn gọi nên thánh của người tín hữu giáo dán đòi hỏi sống theo tác động của Thánh Linh một cách đặc biệt trong việc hội nhập của họ vao thực tại trần thế, và trong việc tham gia vào các hoat động trần gian. Chính vị Tông Đồ Cả đã khuyên khích chúng ta như vậy: “Những gì chúng ta nóí, những gì chúng ta làm đêu phải thực hiện với danh nghĩa Đức Giêsu Kitô, nhờ Ngài để cảm tạ Thiên Chúa Cha” (Col. 3:17). Áp dụng lời của Thánh Tông Đồ cho tín hữu gíáo dân, Công Đồng qủa quyết một cách cứng rắn: “Họ không được để cho việc gia đình việc trần thế lấn át đời sống thiêng liêng của mình”.(45)

Sau Công Đồng, các Nghí Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố. “Sự thống nhất đời sống của người tín hữu giáo dân rất quan trọng: vì họ phải tự thánh hóa trong cuộc sống hằng ngày, cuộc sống nghề nghiệp và xã hội. Để đáp lại ơn gọi của mình, người tín hữu giáo dân phải xem đời sông thường nhật như một cơ hội kêt hiệp với Chúa và thực hiện ý muôn của Ngài, như một cơ hội phục vụ tha nhân bằng cách đưa họ tới hiệp thông với Thiên Chúa trong Đức Kitô” (46)

Ơn gọi nên thánh phải được người tín hữu giáo dân nhận thức và sống, không phải như một bổn phận đòi hỏi và không thể lẫn tránh, nhưng một dấu chỉ chói sáng của tình yêu vô biên của Chúa Cha là Đấng đã tái sinh họ trong đời sống thánh thiện. Một ơn gọi như thế, trong những điều kiện ấy, phải được định nghĩa như yêú tố căn bản và không thể phân lìa của đởi sống mới do phép Rửa Tội, và vì thế, như một yếu tố cấu tạo nên phẩm giá của họ. Đồng thời, ơn gọi nên thánh lại được líên kết mật thiết với sứ mệnh và trách nhiệm được trao phó cho người tín giáo dân trong Giáo Hội và giữa thế giới. Bởi vì, sự thánh thiện đang sống trong tín hữu phát xuất từ việc tham gia vào đời sống thánh thiện của Giáo Hội, tự nó cũng biểu tượng sự đóng góp tiên khởi và căn bản vào việc xây dựng Giáo Hội như là “việc các thánh thông công”. Trước cặp mắt Đức Tin đang mở ra một cảnh tượng lạ lùng: đó là bao nhiêu tín hữu giáo dân, nam và nữ trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, không ai hay biết tới họ, đôi khi cũng không ai hiểu được họ, các kẻ quyền hành trần thế không đếm xỉa tới họ nhưng Chúa Cha nhìn họ đầy vẻ trìu mến, họ là nhưng người thợ đang mài miệt làm việc t.rong vườn nho của Chúa, là những kẻ thấp hèn nhưng cao sang vì nhờ sức mạnh của ân sủng Thiên Chúa, họ đang mở rộng Nước Thiên Chúa trong dòng lịch sử.

Phải nhìn nhận sự thánh thiện cũng là nền tảng căn bản và là điều kìện tuyệt đôí không thay thế được để hoàn thành sứ mệnh của Giáo Hội. Chính sự thánh thiện của Giáo Hội là nguồn gốc sâu nhiệm và là mực thước không sai lầm của hoạt động tông đồ, và nghị lực truyền giáo của Giáo hội. Giáo hội Hìên thê của Đức Kitô càng được Ngàì yêu mến và đáp lạỉ Tình yêu Ngài bao nhiêu, thì Giáo Hội càng trở nên người Mẹ phong phú trong Thánh Linh bấy nhiêu.

Một lần nữa, chúng ta hãy lấy lại hình ảnh của Thánh Kính: sự sinh trưởng của cành nho tùy thuộc vào việc kết hơp với cây nho: “Cũng như cành nho không tụ nó sinh hoa kêt qủa nếu nó khồng ở trong cây nho, cũng thế chúng con sẽ không đem lại hoa trái nêú chúng con không ở trong Thầy, Thầy là Cây Nho, chúng con là cành. Aí ở trong Thầy và Thầy ở trong ngươì ấy, họ sẽ mang lại nhiều hoa trái, bởi vì, ngoài Thầy, chúng con không làm gì được” (Jn. 15. 4-5).

Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu nam, nữ trong thởi gian Thượng Hội Đồng. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu gìáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới cho việc nên thánh, những chứng nhân mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiện trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết: “Các Gián Hội địa phương nhất là các Gíáo Hộỉ trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nử gìữa những cánh đông như thê (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sống vợ chồng) đã sông chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong Chân Phườc hoặc Hiển Thánh”. (47)

Suy nghĩ đên đây, để định vai trò người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội, Ta nhớ lại lời kêu mời của Thánh Lêô Cả: “Hỡi người tín hữu hãy nhận chân phẩm giá của mình” (48). Đó cũng là điều mà Thánh Maxime, Giám Mục thành Turin nói với những người đã chịu phép Rửa Tội: “Anh em hãy nhìn nhận vình dự anh em đã được trong mầu nhiệm này”. (49) Tất cả những ai đã chịu phép Rửa Tội đêu được mời gọi lắng nghe một lần nữa những lời của Thánh Augustinô: “Chúng ta hãy vui mừng và tạ ơn: Không những chúng ta đã được trở nên những Kitô-hữu, mà là trở nên Chúa Kitô… Chúng ta hãy vui sướng hân hoan, chúng ta đã trở nên Chúa Kitô!” (50)

Phẩm giá người Kitô hữu, nguồn phát sinh sự bình đẳng của mọi thành phần Giáo Hội, bảo đảm và cổ võ tinh thần hiệp thông và huynh đệ, và đồng thời trở nên nguồn sức mạnh âm thầm của nghị lực tông đồ truyền giáo của người tín hữu giáo dân. Tuy nhiên là một phẩm giá đòi hỏi nhiều tước vị khác nhau của những người thợ được Chúa gọi vào làm vườn nho của Ngài, Công Đồng nói: “Bởi vậy, nhiệm vụ cao cả của mọi giáo dân là làm cho ý định cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tđi tât cả mọi người, ở mọi nơi và mọi thời đại “. (51)

***

CHƯƠNG II

TẤT CẢ LÀ CÀNH NHO CỦA MỘT CÂY NHO DUY NHẤT

Sự tham gia của tín hữu giáo dân vào đời sống của Giáo Hội Hiệp Thông

 

MẦU NHlỆM CỦA GlÁO HỘl THÔNG HlỆP

18. Chúng ta hãy nghe lại lời của Đức Giêsu: “Ta là Cây Nho Thật, và Cha Ta là Người trồng nho… các con hãy ở trong Ta, như Ta ở trong các con” (Jn 15:l-4).

Chỉ mấy lời đơn sơ này cũng đã mặc khải cho chúng ta thấy sự thông hiệp mầu nhiệm kết hợp Chúa và các môn đệ Ngài, nối kết Đức Kitô với các người đã chịu phép Rửa Tội trong sự hơp nhất toàn vẹn: một sự thông hiệp linh động và chuyển ban sinh lực, nhờ đó người Kitô-hữu không còn thuộc về mình nữa, nhưng trở thành sở hưu của Đức Kitô, như cành nho hợp nhất với cây nho.

Sự thông hiệp của người Kitô-hữu với Đức Giêsu, lấy sự thông hiệp của Chúa Con với Chúa Cha trong ơn Chúa Thánh Thần làm kiểu mẫu, nguồn gốc và cùng đích: Người Kltô-hữu hiệp nhất với Chúa Con trong mỗi giây ràng buộc tình yêu của Chúa Thánh Thần cũng được hiệp nhất với Chúa Cha. Chúa Giêsu còn tiếp: “Ta là cây nho, chúng con là cành” (Jn. 15.5). Người Kitô hữu hiệp thông với Đức Kitô nên họ cũng hiệp thông với nhau. Tất cả đều là cành nho của Cây Nho duy nhất là Đức Kitô . Trong sự hiệp thông huynh đệ này, Chúa Giêsu phản ảnh lạ lùng việc tham dự nhiệm mầu vào đời sông tình yêu thâm sâu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Để thực hiện sự thông hiệp này, Chúa Giêsu đã cầu nguyện: “Cho hết thảy được hợp nhất, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha vậy, để họ cũng được liên hiệp cùng Ta, cho thiên hạ tin rằng Cha đã sai con đến.”

Sự thông hiệp này, chính là mầu nhiệm của Giáo Hội như Công Đồng Vaticanô II đã dùng những lời của Thánh Cypnanô để nhắc lại: “Giáo Hội phố quát xuất hiện như một dân tộc được hợp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánk Thần”.(52) Mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông này được nhắc nhở ở mỗi đầu Thánh Lễ khi vị chủ tế đón mời chúng ta bằng lời chào của Thánh Phaolô Tông Đồ: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha và ơn Thông Hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em ” (2 Cor. 13:13).

Công Đồng và Giáo-Hội-Học Hiệp Thông

19. Đây là tư tưởng chính mà Giáo Hội đã đưa ra ánh sáng để tự định-nghĩa mình trong Công Đồng Vaticanô II, cũng như Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại lệ năm 1985, đã nhắc lại: “Giáo-hộì-học về hiệp thông là tư tưởng trung tâm căn bản của các văn kiện Công Đồng. Giáo Hội Hiệp Thông (koinonia – Communion) dựa trên Thánh Kinh, đã được tôn trọng trong Giáo Hội thời sơ khởi, và trong Giáo Hội Đông phương cho tới ngày nay. Công Đồng Vaticanô II đã nỗ lực làm việc, khảo sát để Giáo Hội được hiểu một cách rõ ràng như là một sự hiệp thông và để khái mệm này được thực thi một cách cụ thể trong đời sống. “Thông Hiệp”, tiếng phức tạp này có nghĩa gì? Từ nguồn gốc nó có nghĩa là sự hiệp thông với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần. Sự hiệp thông này chúng ta. nhận được nhờ Lời Chúa và các phép Bí Tích. Phép Rửa Tội là cánh cửa và cũng là nền tảng của sự hiệp thông trong Giáo Hội. Phép Thánh Thể là nguồn và đỉnh cao của sự sống người Kitô hữu. Sự hiệp thông với Mình Thánh Chúa Kitô là dấu chỉ và phát sinh, hay nói cách khác, xây dựng sự hiệp thông mật thiết của mọi tín hữu trong Thân Xác của Chúa Kitô là Giáo Hội”. (53)

Công Đồng vừa bế mạc, Đức Phaolô VI đã nói với tín hữu: “Giáo Hội là một sự hiêp thông. Tiêng hiệp thông ở đây có nghĩa gì? Ta mời chúng con đọc lại giáo lý nói về việc các Thánh Thông Công – và các Thánh Thông Công mang hai nghĩa: Người Kitô hữu được thông công vào sự sông Đức Kitô và sự lưu thông của chính đức ái này trong toàn thể cộng đồng các tín hữu ở trần gian, và bên kia thế giới. Hợp nhất với Đức Kitô và trong Đức Kitô, hợp nhất các Kitô hữu với nhau trong Giáo Hội. (54)

Các hình ảnh Thánh Kinh Công Đồng đã dùng để giúp chúng ta suy niệm mầu nhiệm Giáo Hội, đã đưa ra ánh sáng cho chúng ta thầý thực tại Giáo Hội hiệp thông khăng khít giữa các Kitô hữu với Đức Kitô, và hiệp thông các Kitô hữu với nhau. Đó là hình ảnh chuồng chiên, đàn chiên, cây nho, toà nhà thiêng hêng, và hình ảnh thành Thánh. (55) Nhưng trên tất cả, hình ảnh về nhiệm thể của Thánh Phaolô được Công Đồng lưu ý nhiều hơn cả vì giáo lý của Người dạy luôn luôn sống động và hấp dẫn .(56) Công Đồng dựa theo lịch sử Cứu Rỗi cũng trình bày Giáo Hội như là Dân Thiên Chúa: “Thíên Chúa đã không muốn cho con người nhận lãnh sự thánh hóa và ơn Cứu Độ một cách rìêng rẽ, không một giây liên lạc ràng buộc, nhưng Ngài muốn làm cho họ trở thành một dân tộc nhận bỉết Ngài theo sự thật và phụng sự Ngài trong sự thánh thiện” (57). Ngay từ hàng chữ đầu, Híến Chế “ánh Sảng Muôn Dân” đã tóm lược tín lý này một cách tuyệt diệu: “Giáo Hội Ở trong Chúa Kitô như là Bí Tích, nghĩa là vừa là dấu chỉ, vừa là phương tiện đưa đến sự kết hợp mât thiết với Thỉên Chúa và hợp nhất của toàn thể nhần loại.” (58)

Thưc tại Giáo Hội Hiệp Thông như thế là phần tất yếu hay nói đúng hơn, nó là nội dung trung điểm của “Mầu Nhiệm”, nghĩa là của ý định Thiên Chúa trong vỉệc Cứu Rỗi nhân loại. Vì thế sự hiệp thông trong Gỉáo Hội không chỉ nói về phương diện xã hội hay tâm lý. Giáo Hội Thông Công là dân tộc “mới”, là dân tộc “thời đại Đấng Thiên Sai” dân tộc “mà vị thủ lãnh là Đức Kitô…” và sự hiệp thông của nó là phẩm gỉá và sự tự do của con cái Chúa… Luật của dân này là giới răn mới yêu thương như chính Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta… Cứu cánh của họ là Nước Thiên Chúa… và dân tộc này đã được Chúa Kitô thiết lập như một Cộng Đồng sống hiệp thông trong đức ái và chân lý” (59). Môí dây liên kết các phần tử của Dân Mới này lại với nhau – và trước tiên với Đức Kitô – không phảỉ là những môí giây “xác thit” và “máu mủ” mà là giây tinh thần, nói rõ hơn là các mối giây của Thánh Thần mà những ai chịu phép Rửa Tội đã nhận lãnh (Jl. 3:l).

Bởi vì chính Chúa Thánh Thần tự đời đời đã là sợi giây liên kết của Thiên Chúa Ba Ngôi, một và không phân chia được Thánh Thần này khi thời gían đến” (Gal. 4:4) đã vĩnh viễn kết hơp máu thịt con người với Con Thiên Chúa, là Thánh Thần qua suốt các thế hệ của đạo Chúa Kitô đã trở nên nguồn suốt vô tận đem lại sự hiệp thông trong Giáo Hội.

Một sự Hiệp Thông có cơ cấu: khác biệt nhưng bổ túc

20. Sự thông hiệp trong Giáo Hội là một sự thông hiệp “có cơ cấu”, giống như một thần thể sống động. Nó bao gồm các thành phần khác biệt và bổ túc nhau theo ơn gọi và địa vị, gồm các thừa-tác-vụ, các ơn đoàn-sủng (charismes), và các trách nhiệm khác nhau. Nhờ có sự khác biệt và bổ túc này, mỗi tín hữu giáo dân có liên hệ với toàn thần và đem lại phần đóng gúp cho toàn thân.

Thánh Phaolô Tông Đồ đã đặc biệt nhấn mạnh về sự thông hiệp cơ cấu của Nhiệm Thể Đức Kitô. Chúng ta hãy lắng nghe lại một lần nữa giáo huấn súc tích của Người trong bản đúc kết Công Đồng Hiến Chế “ánh Sáng Muôn Dân” quả quyết: “Đức Giêsu Kitô khi thông ban Thánh Thần cho anh em mình mà Ngài đã triệu tập từ các dân các nước lại, đã liên kết họ một cách nhiệm mầu thành Thân Thể Ngài . Trong Thân Thể này, sự sống của Đức Kitô tràn ra nơi các kẻ tin… tất cả các chi thể” tuy nhiều, nhưng lập thành một thân thể, cũng thế các tín hữu họp thành một thân thể trong Chúa Kitô (1 Cor. 12:12). Trong việc xây dựng Thân Thể Chúa Kitô cần có nhiều chi thể với chức vụ khác nhau. Chỉ có một Chúa Thánh Thần ban những ân sủng khác nhau để làm ích cho Giáo Hội theo sự sung mãn của Ngài và tuỳ nhu cầu của các công tác (1 Cor.12:1-11). Trong các ân sủng ấy, ơn ban cho các Tông Đồ đứng hàng đầu: “Chính Chúa Thánh Thần đặt dưới quyền các Ngài những người lãnh nhận các đoàn sủng (1 Cor.14). Cũng chính Thánh Thần ấy, là nguyên lý hợp nhất trong thân xác nơi đó thần lực của Ngài hoạt động và thể hiện sự liên kết các chi thể, làm phát sinh và khích lệ đức ái giứa các tín hữu. Vì thế, nếu một chi thể nào đau đớn, tất cả các chi thể khác đều bị đau đớn , và một chi thể nào được vinh dự tất cả các chi thể khác cùng chung vui”.(60)

Luôn luôn chính cũng một Thánh Thần duy nhất là nguyên lý đầy động lực phát sinh sự khác biệt và sự hiệp nhất trong Giáo Hội. Chúng ta hãy đọc lạì Hiến Chế Muôn Dần: “Để chúng ta được liên lỉ canh tân trong Ngài ” (Eph.4:23), Đấng đã ban cho chúng ta Thánh Thần của Ngài để hiện hữu nơi đầu cũng như trong thân thể, là sống động, hợp nhất và thúc đẩy toàn thân. Các Thánh Giáo Phụ đã so sánh tác động của Chúa Thánh Thần như công việc của linh hồn là nguyên lý sự sông, hoàn thành trong thân xác,(61) Trong một bản văn khác đặc biệt súc tích và hiếm có để giải thích không những “tính chất cơ cấư” riêng biệt của sự hiệp thông trong Giáo Hội, mà hiệp thông này phải luôn luôn trưởng thành cho đến ngày hiệp thông toàn vẹn, Công Đồng viết: “Chúa Thánh Thần ngự trong Giáo Hội và trong tâm hồn các tín hữu như ngự trong Đền Thánh (1Cor.3:16, 6.19). Trong họ, Ngài cầu nguyện và chứng nhận họ là dưỡng tử của Thiên Chúa (Gal. 4:6, Rom. 8:15-6, 26). Ngài thông đạt cho Giáo Hội toàn bộ chân lý (Jn.16.13). Ngài thống nhất Giáo Hội trong sự hiệp thông và phục vụ. Ngàỉ xây dựng và dẫn dắt Giáo Hội bằng nhiều ân hụê khác nhau theo phẩm trật và ơn đoàn sủng, tô điểm Giáo Hội bằng hoa trái ân sủng của Ngàl (Eph. 4:11-12,1 Cor.12:4, Gal.5:22). Nhờ sức mạnh Phúc âm, Ngài làm cho Giáo Hội được phát triển, luôn luôn đổi mới, và hướng dẫn Giáo Hội ngày kết hơp với vị Phu quân của mình. Cả Chúa Thánh Thần và Hiền Thê cũng mời gọi Chúa Giêsu rằng: “Xin hãy đến”.(62)

Sự hiệp thông trong Giáo Hội là một ân huệ, một đại ân huệ của Chúa Thánh Thần, các tín hữu đươc mời gọi nhận lãnh ơn này với lòng biết ơn và đồng thời sống ơn này bằng tinh thần trách nhiệm. Việc này thực hiện một cách cụ thể khi họ tham gia vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội, và để phục vụ Giáo Hội các tín hữu giáo dân thi hành các thừa-tác-vụ, và các đoàn sủng của mình.

Người tín hữu giáo dân “không được quyền tự cô lập mình với cộng đoàn, nhưng họ phải luôn sống trong sự chia xẻ với anh em khác trong tình huynh đệ sâu đậm, trong niềm vui vẻ bình đẳng, và hợp tác với nhau để kho tàng gia tài mênh mông đã được nhận lãnh được sinh hoa kết qủa. Thánh Thần Thiên Chúa ban cho họ cũng như ban cho kẻ khác nhiều ơn đòan sủng, Ngài gọi họ lãnh nhận nhiều thừa-tác-vụ và nhiều trọng trách khác nhau. Ngài nhắc lại cho họ cũng như cho kẻ khác biết rằng trong mối tương quan với nhau điều làm cho họ nổi bật, không phải là thăng tiến chức phận, mà chính họ là được trao quyền năng đặc biệt và bổ túc để phục vụ…. Vì thế, các ơn đoàn sủng, các thừa tác vụ, các trọng trách các dịch vụ của người tín hữu giáo dân nếu có là có trong sự hiệp thông. Đó là những kho tàng bổ túc lẫn nhau dùng để tạo lợi ích cho mọi người dưới sự hướng dẫn khôn nguan của các vị Chủ Chăn”.(63)

THỪA-TÁC-VỤ VÀ ĐOÀN SỦNG LÀ ƠN CỦA CHÚA THÁNH THẦN BAN CHO GlÁO HỘI

21. Công Đồng Vaticanô II trình bày các thừa-tác-vụ và các ơn đoàn sủng như là ơn Chúa Thánh Thần ban để xây dựng Thân Thể Chúa Kitô, và để truyền giáo hầu để cứu rỗi thế giới.(64) Vì Giáo Hội được hướng dẫn điều hành do Chúa Thánh Thần là Đấng ban phát mọi sự khác nhau theo phẩm trật và có tính cách đoàn sủng, Ngài ban cho hết mọi người đã chịu phép Rửa Tội, và kêu gọi họ phải hoạt động và đồng chịu trách nhiệm mỗi người theo cách thế của mình.

Giờ đây chúng ta hăy xem xét các thừa-tác-vụ và các ơn đoàn sủng đôl với các tín hữu giáo dân, và việc tham gia của họ vào đời sống Giáo Hội Hiệp Thông.

Thừa-tác-vụ, Nhiệm-vụ và Chức-vụ

Các thừa tác vụ hiện tại đang tác động trong Giáo Hội, mặc dầu có khác biệt nhau trong cách thế, nhưng tất cả là đều tham gia vào thừa tác vụ của Chúa Giêsu Kitô là vị Chủ Chăn đã liều mạng sống vì đàn chiên (Jn. 10.11), là người đầy tớ hèn mọn và hoàn toàn hy sinh để cứu rỗi mọi người (Mk. 10:45). Thánh Phaolô nói rất rõ ràng về sự thiết lập các thừa-tác-vụ trong Giáo Hội đời các Thánh Tông Đồ. Trong thư thứ nhất gỉn các tín hữu thành Côrintô, Ngài viết: “Thiên Chúa đặt để trong Giáo Hội, trước tiên có các Tông Đồ, thứ đên các vị rao giảng, rồi đến những kẻ nhận trách nhiệm dạy dỗ… ” (Cor. 12.28). Trong thư gởi cho giáo hữu thành Ephêsô Ngài viết: “Mỗi người trong chúng ta đã lãnh nhận ơn nghĩa thánh như Chúa Kitô đã phân chia… và các ơn Ngài ban cho con người, trước tiên là các Tông Đồ, đến các vị rao giảng, các nhà Thừa Sai Phúc âm, các chủ chăn và những người lo việc dạy dỗ. Như thế, dân thánh Chúa được tổ chức để các thừa-tác-vụ được hoàn thành và để Thân Thể của Đức Kitô được xây dựng. Cuối cùng, tất cả chúng ta cùng nhau hiệp nhất trong Đức Tin và trong sự hiểu biết chân chính Con Thiên Chúa, để tiên tới tình trạng trưởng thành, và sung mãn trọn vẹn của tầm vóc con người Đức Kitô” (Eph.4:7-11-13, Rom.12:4-8). Các bản văn này cũng như các văn bản khác của Tân ước cho chúng ta thấy là các thừa-tác-vụ, cũng như các ơn huệ và các công tác trong Hội Thánh, có rất nhiều và khác nhau.

Các thừa-tác-vụ phát sinh từ Phép Truyền Chức Thánh

22. Trong Giáo Hội , chúng ta thấy trước tiên các thừa-tác-vụ được truyền phong nghĩa là phát nguồn từ Phép Truyền Chức Thánh. Chúa Giêsu đã chọn và đặt các Tông Đồ “như là hạt giống nảy sinh dân Israel mới và đồng thời cũng là nguồn gốc của phẩm trật trong Giáo Hội” (65) , và truyền cho họ phải huần luyện và đào tạo những môn đệ trong khắp các dân tộc (Mt. 28:19), và đĩeu khiển hàng tư tế. Sứ vụ của các Tông Đồ mà Chúa Giêsu tiếp tục giao phó cho các vị Chủ chăn dân Ngài, là một chức vụ mà Thánh Kinh gọi là “diakonia” nghĩa là phục vụ hay mục vụ. Các vị này nhận lãnh nơi Đức Kitô Phục sinh, ơn đoàn sủng của Chúa Thánh Thần được truyền thụ không ngừng từ đời các Tông Đồ, nhờ bí tích Truyền Chức Thánh: Từ Đức Kitô họ nhận lãnh trách nhiệm và quyền năng linh thiêng để phục vụ Giáo Hội, họ hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu (66) và để hơp nhất Giáo Hội lại trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và phép Bí Tích.

Các thừa-tác-vụ được truyền phong là một ân sủng được ban cho toàn thể Giáo Hội, chứ không chỉ là ân sủng riêng cho cá nhân người lãnh nhận. Các thừa-tác-vụ này là sư thực thi và biểu lộ việc được tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô; sự tham dự này khác biệt ngay trong bản tính, chứ không chỉ trong mức độ tham dự đã được ban cho mọi tín hứu nhờ phép Rửa Tội và phép Thêm Sức. Đàng khác, chức linh mục thừa-tác-vụ, như Công Đồng Vaticanô II đã gọi hướng về chưc tư-tê-vương-giả cộng đồng của mọi tín hữu, và cùng đích cốt yếu của nó nằm ở trong chức tư tế này.(67)

Vì thế, để bảo đảm và làm tăng trưởng sự hiệp thông trong Giáo Hội, đặc biệt về những gì có lỉên quan đến các thừa-tác-vụ khác nhau và bổ túc cho nhau, các vị chủ chăn phải xác tín chắc chắn rằng chức linh mục của mình là để phục vụ toàn dần Thiên Chúa (Heb. 5.1). Các tín hữu giáo dân cũng phải nhìn nhận rằng chức linh mục thừa-tác-vụ tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống của chính mình trong Giáo Hội, và cho mình được tham dự vào sứ mệnh của Giáo Hội.(68)

Thừa tác vụ, nhiệm vụ và chức vụ của giáo dân

23. Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội giữa thế giới được thực hiện không chỉ nhờ các vị thừa hành đã nhận lãnh bí tích Truyền chức Thánh, nhưng cũng nhờ các tín hữu giáo dân; vì họ đã được chịu phép Rửa Tội và được kêu gọi đặc biệt, để tham dự theo mức độ của mỗi người vào chức vụ tư tế, rao giảng và vương giả của Đức Kitô.

Bởi thế, các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa-tác-vụ, nhiệm vụ và chức vụ của các tín hữu giáo dân, những nhiệm vụ và tác vụ này có nền tảng bí tích trong phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và hơn nữa trong phép Hôn Phối đối với nhiều người trong giáo dân.

Hơn nữa, khi cần thiết hoặc vì lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các chủ chăn có thể theo quy chế dự định trong bộ luật chung, giao phó cho tín hữu giáo dân một số nhiệm vụ hay chức vụ. Những nhiệm vụ hay chức vụ này vẫn (tuỳ thuộc) với thừa-tác-vụ chủ chăn của các Ngài, nhưng không cần chức Thánh mới thi hành đuược. Giáo Luật xác định: “Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi và thiếu thừa-tác-viên, thì các giáo dân dù không có chức tác-vụ đọc sách và giúp lễ, cũng có thể thay thế họ làm một số việc như đọc Lời Chúa, chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định”.(69)

Tuy nhiên, việc thi hành chức vụ này không làm cho người tín hữu giáo dân trở thành vị chủ chăn: Thật ra, điều tạo nên một thừa-tác-vụ, không phải là chính tác động mà là bí tích Truyền Chức. Chỉ có phép Truyền Chức Thánh mới ban cho vị thừa-tác-viên nhận chức sự tham gia vào chức tư tế của Đức Kitô.(70) Chức vụ thi hành với tư cách là kẻ thay thế được xem là hơp pháp, là vì các chủ chăn đã lãnh nhận một cách công khai sự đại diện chính thức. Vậy khi thi hành chức vụ này, người thay thế phải lệ thuộc vào quyền lãnh đạo của Giáo-quyền.(71)

Thượng Hội Đồng Giám Mục vừa qua đã trình bày cho thấy một cái nhìn bao quát tình trạng Giáo Hội về các thừa-tác-vụ, nhiệm-vụ và chức-vụ của những người đã chịu phép Rửa Tội. Các Nghị Phụ đã hết lòng thán phục những sự cộng tác tông đồ của các tín hữu giáo dân nam nữ để làm cho Giáo Hội được sống và tăng trưởng bằng các ơn đoàn sủng, bằng các hoạt động nâng đỡ việc truyền giáo, việc thánh hóa và sống đạo. Đồng thời các vị Nghị Phụ cũng rất quý mến sự tận tâm sẵn có của họ để phục vụ các cộng đồng trong Giáo Hội, và việc chuẩn bị sẵn sàng của họ để thay thế các vị chủ chăn trong những trường hơp khần cấp hoặc trong các nhu cầu nhất thời.(72)

Sau khi Công Đồng cổ võ việc canh tân Phụng vụ, các tín hữu giáo dân cũng ý thức rõ ràng về nhiệm vụ của họ trong khi chuẩn bị tham dự các nghi thức Phụng vụ; vì thế họ đã tỏ ra rất quan tám: Vì việc cứ hành Phụng vụ là một việc Thánh của cộng đồng dân Chúa chứ không riêng gì của hàng giáo sĩ. Lẽ dĩ nhiên việc nào không phảí dành riêng cho các vị có chức Thánh thì phải do các tín hữu giáo dân đảm trách.(73) Một khi chấp nhận việc tham gia thật sự của người tín hữu giáo dân trong việc phụng sự, tự nhiên cũng để chấp nhận họ tham gia vào việc rao truyền Lời Chúa và trách nhiệm mục vụ.(74)

Trong buổi Đại Hội Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới, ngoài những phán đoán tích cực ủng hộ, cũng không thiêú những lời chỉ trích bài bác việc dùng từ ngữ “thừa-tác vụ, , việc lẫn lộn chức linh mục cộng đồng với chức linh mục thừa hành, việc bỏ sót không áp dụng luật lệ và định chế của Giáo Hội, việc giải thích tự tiện khái mệm về việc thay thế, chỉ trích xu hướng giáo-sĩ-hóa, các tín hữu giáo dân có nguy tạo nên một cơ cấu phục vụ trong Giáo Hội song song với cơ cấu đã được xây dựng trên nền tảng của phép Truyền Chức Thánh.

Để ngăn ngừa các hiểm họa ấy, các Nghị Phụ lưu tâm đến việc cần thiết phải giải thích rõ ràng bằng cách quy định một từ ngữ chính xác, diễn tả hai điểm quan trọng này (75), sự duy nhất sứ mệnh của Giáo Hội là sứ mệnh tất cả những người đã chịu phép Rửa Tội phải tham gia, và sự khác biệt bản chất mà thừa-tác-vụ của các vị chủ chăn được xây dựng trên nền tảng của phép Truyền Chức Thánh, với các thừa-tác-vụ, nhiệm vụ và chức vụ khác được xây dựng trên nền tảng của phép Rửa Tội và phép Thêm Sức.

Vì thế, trước khi thừa nhận hay trao ban cho các tín hữu giáo dân các thừa-tác-vụ, nhiệm vụ hay chức vụ, các chủ chăn phải thận trọng cho họ hiểu là các nhiệm vụ này phát sinh từ phép Rửa Tội . Thứ đến các vị chủ chăn không nên dễ dãi viện cớ trường hợp khẩn trương hoặc thay thế khẩn cấp, khi thật sự không có hoặc lúc có thể sắp đặt một chương trình mục vụ hữu hiệu hơn. .

Các nhiệm-vụ và chức-vụ người tín hữu giáo dân có thể thực thi hơp pháp trong Phụng vụ, trong việc truyền bá Đức Tin và trong các cơ cấu mục vụ của Giáo Hội, phải được thực thi phù hơp với ơn gọi đặc biệt của họ, một ơn gọi khác biệt với các thừa-tác-vụ Thánh. Chính bức Tông Huấn “Truyền bá Phúc âm” của Đức Phaolô VI đã đề cập đến vấn đề này. Bức Tông Huấn đã đem lại những kết qủa rất lớn lao và tốt đẹp vì đã cảnh tỉnh được người tín hữu giáo dân để họ tham gia bằng nhiều cách vào đời sống, và vào sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội . Bức Tông Huấn đã nhắc nhở rõ ràng rằng: “Môi trường riêng biệt của các hoạt động tông đồ của người giáo dân là thế giới mênh mông phức tạp của đời sống chính trị, của các thực tại xã hội và kinh tế, của đời sống văn hóa, khoa học và nghệ thuật, của đời sống quôc tế, của các phương tiện truyền thông xã hội. Nó cũng bao gồm các thực tại khác đặc biệt mở rộng cho việc rao truyền Phúc âm như tình yêu, gia đình, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, lao động chức nghíệp và đau khổ. Càng có nhiều giáo dân thấm nhuần tinh thần Phúc âm, ý thức trách nhiệm đối với các thực tại ấy và dấn thân một cách tích cực, đủ khả năng trong việc khai triển các thực tại ấy, và đồng thời ý thức được bổn phận buộc mình phải phát huy tiềm năng Công Giáo của mình đã từ lâu bị chôn vùi và bóp nghẹt, chúng ta càng thấy tầm mức siêu việt và hiệu năng trần thế của nó, để được xử dụng trong công cuộc xây dựng nước Thiên Chúa nghĩa là nước Cứu Rỗi trong Đức Giêsu Kitô”.(76)

Trong Thượng Hội Đồng, các Nghị Phụ cũng đã khảo sát về chức Đọc Sách và chức Cầm Nến. Ngày xưa, trong Giáo Hội Latinh, hai chức này chỉ là hai giai đoạn thiêng líêng dọn đường đưa đến các Chức Thánh; nhưng Đức Phaolô VI trong Tự Sắc Ministeria quaedam – (15-8-1972) đã quyết định có thể truyền riêng hai chức này cho các nam tín hữu giáo dân.(77) Các Nghị Phụ đã đề nghị phải nghiên cứu lại Tự Sắc Ministeria quaedam đối chiếu với việc thi hành của các Giáo Hội địa phương, và nhất là định rõ các tiêu chuẩn để chọn các ứng cử viên vào các chức vụ ấy.”(78)

Để thực hiện điều này, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập. Ủy ban này không những có mục đích đáp lại ước nguyện các Nghị Phụ, mà nhất là để nghiên cứu một cách sâu rộng các vấn đề thần học, phụng vụ, pháp lý và mục vụ được nêu ra vì hiện nay quá nhiều thừa-tác-vụ được trao phó cho giáo dân.

Trong thời gian chờ đợi công việc nghiên cứu của ủy ban kết thúc để việc thi hành các thừa-tác-vụ trong Giáo Hội trao cho tín hữu giáo dân cho có trật tự và hữu ích, các Giáo Hội địa phương phải tôn trọng những nguyên tắc thần học đã dẫn giải ở trên, nhất là sự khác biệt căn bản giữa chức linh mục thừa hành và chức linh mục cộng đồng, và do đó, sự khác biệt giữa các thừa-tác-vụ phát sinh từ phép Truyền Chức Thánh và các thừa-tác-vụ phát sinh từ phép Rứa Tội và phép Thêm Sức.

Đoàn Sủng

24. Chúa Thánh Thần trong lúc giao phó cho Giáo Hội Hiệp Thông các thừa-tác-vụ, thì đồng thời cũng làm cho Giáo Hội được sung túc với nhiều ân hụê và ân sủng đặc biệt khác gọi là đoàn sủng. Các ơn này có nhiều hình thức khác nhau vì Chúa Thánh Thần Đấng ban phát nhứng ơn này là Đấng Tự Do tuyệt đối, và vì lịch sử Giáo Hội có nhiều nhu cầu khác nhau. Tân ước đã mô tả và xếp hạng các ơn nàv, như chúng ta thấy có rất nhiều loại khác nhau: “Vì Thánh Linh hiển hiện trong mỗi người hầu mang lại ích lợi. Như người này nhờ Thánh Linh được ơn lợi khẩu, người khác cũng nhờ Thánh Linh được thông thái, bởi một Thánh Linh đó người này được tín ngưỡng và cũng do Thánh Linh ấy người kia được ơn trị bệnh; lại người được làm phép lạ, kẻ nói tiên tri, người phân biệt các tâm kồn, kẻ nói được nhiều ngoại ngữ, người khác có thể thông dịch các thứ tiêng” (Cor. 12: 7-10…)

Các đoàn sủng cao siêu hay giản dị, tất cả đều là ân sủng Chúa Thánh Thần, trực tiếp hay gián tiếp các ơn này đều đem lại lợi ích cho sự sống Giáo Hội, vì Chúa đã sắp xếp cho các ơn này được xử dụng để xây dựng Giáo Hội, để bổ ích cho con người và để đáp ứng lại các nhu cầu của thế giới

Chính trong thời đại chúng ta, chúng ta cũng thấy đó đây nẩy nở những đoàn sủng nơi người tín hữu giáo dân cả nam lẫn nữ. Các ơn này được ban cho một người nhất định, nhưng các người khác cũng được thông phán và rồi được bảo tồn qua thời gian như một gia sản sống động, quý giá để tạo nên môt liên hệ thiêng liêng đặc biệt giữa nhĩeu người. Khi nói đến việc tông đồ giáo dân, Công Đồng Vaticanô II đã viết: “Để thể hiện việc tông đồ này, Chúa Thánh Thần thánh hóa dân Chúa bằng bí tích và tác vụ. Ngài cũng ban cho tín hữu ơn đặc biệt (1 Cor. 12: 7) để “mỗi người tùy theo ơn đã nhận mà giúp đỡ nhau và chính họ trở nên như những người quản lý trung tín các ơn Thiên Chúa” (1 Pt. 4:10) hầu xây dựng Toàn Thân trong Đức ái.” (79)

Các ơn Chúa Thánh Thần được phát sinh để tạo thêm sinh lực dồi dào, vì thế nó đòi hỏi những ai lãnh nhận phải thi hành để cho Giáo Hội được lớn lên và phát triển như Công Đồng đã dậy.(80)

Không phải chỉ những ai lãnh nhận các đoàn sủng, mà tất cả các chi thể của Giáo Hội đêu phải tỏ lòng biết ơn. Vì các ơn ấy là một kho tàng kỳ diệu ơn sủng Chúa ban cho Toàn Thân Chúa Kitô để được thánh hóa và hoạt động tông đồ, với đìêu kiện là nó thật bởi Chúa Thánh Thần mà đến và được thực thi hoàn toàn do Chúa Thánh Thần thúc đẩy. Vì thế, chúng ta phải luôn thận trọng phân biệt các đoàn sủng. Thực ra, như các Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng đã tuyên bố. “Hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Đấng thổi hơi nơi nào Ngài muốn, thực không phải dễ dàng phân biệt và nhận lãnh . Chúng ta biết Thiên Chúa tác động trong tất cả các tín hữu và chúng ta cũng ý thức được các ơn lành do các đoàn sủng, ban cho mỗi người hoặc cho cả cộng đồng Kitô hữu. Nhưng chúng ta cũng cần ý thức đến sức mạnh của tội lỗi và những cố gắng của nó nhằm gieo rắc rôi loạn trong đời sống của các tín hữu và của các cộng đồng”.(81)

Vì thế mọi đoàn sủng phải liên hệ và tuỳ thuộc vào các chủ chăn của Giáo Hội. Công Đồng đã công bố rõ ràng: “Những vị hữu trách của Giáo Hội có thẩm quyền phán quyết về tính cách chân thực và việc xử dụng hơp lý các ơn ấy; các Ngài có nhiệm vụ thử thách, không phải để dập tắt ơn Chúa Thánh Thần, nhưng để trắc nghiệm và giứ lại những gì là chính đáng” (82) để tất cả những đoàn sủng, mặc dầu khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, đều quy về lợi ích chung.(83)

NGƯỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN THAM GlA VÀO ĐỜl SỐNG GlÁO HỘl

25. Người tín hữu giáo dân tham gia vào sự sống của Giáo Hội không chỉ bằng cách thực thi các thừa-tác-vụ hay các đoàn sủng của mình mà còn bằng nhiều cách khác nữa.

Hành động này phải được thực hiện trước tiên và cần thiết trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội địa phương là các Giáo phận, là nơi có “sự hiện diện và tác động của Giáo Hội Chúa Kitô duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.” (84)

Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ

Để tham dự một cách chính đáng vào đời sống Giáo Hội, các tín hữu giáo dân cần có một cái nhìn sáng suốt và chính xác về Giáo Hội địa phương đôi với Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội địa phương không phải là một mảnh của Giáo Hội hoàn vũ, và Giáo Hội hoàn vũ không phải chỉ là tổng số các Giáo Hội địa phương hơp lại. Nhưng các Giáo Hội địa phương kết hơp với nhau bằng môt giây linh động, căn bản và trường tồn, vì Giáo Hội hoàn vũ hiện hữu và biểu lộ trong các Giáo Hội địa phương. Vì thế, Công Đồng qủa quyết là các Giáo Hội địa phương “được hình thành theo hình ảnh của Giáo Hội hoàn vũ; chính trong các Giáo Hội địa phương và từ các Giáo Hội này mà một Giáo Hội Công Giáo duy nhất hiện hữu.” (85)

Công Đồng còn khích lệ các tín hữu giáo dân sống linh động trong Giáo Hội địa phương, đồng thời ngày càng hướng đến Giáo Hội hoàn vũ công giáo. Sắc lệnh Tông Đồ giáo dân tuyên bố. “Giáo dân phải luôn luôn phát triển ý thức về giáo phận và giáo xứ, vì giáo xứ là một tế bào của giáo phận. Họ phải luôn mau mắn đáp lại tiếng gọi của chủ chăn và tuỳ sức tham gia vào những sáng kiến chung của giáo phận . Hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu nơi thành thị cũng như ở thôn quê, họ không chỉ giới hạn sự cộng tác của mình trong phạm vi giáo xứ hay giáo phận, nhưng cố gắng mở rộng phạm vi tới các lãnh vực liên xứ, liên giáo phận, quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, việc di dân mỗi ngày một gia tăng, những mối tương giao lại càng mở rộng và việc giao thông thêm dễ dàng, đã không để một thành phần xã hội nào sống đóng kín cho riêng mình. Vì thế người giáo dân phải quan tâm đến những nhu cầu của Dân Chúa rải rác khắp trên thế giới.” (86)

Thượng Hội Đồng Giám Mục 1987 theo các ý kiến trên đã yêu cầu nên lập các Hội Đồng Mục Vụ Giáo Phận để phục vụ khi cần. Thực ra, đây là một hình thức chính để hợp tác và đối thoại và đồng thời để kiểm thảo trên bình diện giáo phận. Sự tham gia của các tín hữu vào các Hội Đồng này mở rộng môi trường thăm dò ý kiến và như thế nguyên tắc hợp tác, trong một vài trường hợp cần hơp tác để quyết định, sẽ được áp dụng một cách rộng rãi và chắc chắn hơn. (87)

Việc tham gia của người tín hứu giáo dân vào các đại hội đồng giáo phận hay vào các hội đồng địa phương như hội đồng tỉnh đã được Giáo Luật dự định (88). Việc này làm cho sự thông hiệp được gia tăng và giúp cho sứ mệnh thuộc Giáo Hội của các Giáo Hội địa phương vừa trong ranh giới giáo phận cũng như đối với các giáo hội địa phương khác của giáo tỉnh hay của Hội Đồng Giám Mục.

Các Hội Đồng Giám Mục cũng được mời gọi nghiên cứu phương thế thực tiễn nhất để phát triển, trên bình diện quốc gia hoặc bình diện vùng, việc thăm dò ý kiến và việc hơp tác của các tín hữu giáo dân nam, nữ để mọi người ý thức được các vấn đề chung và để biểu lộ sự hiệp thông Giáo Hội của mọi hạng người.(89)

Giáo Xứ

26. Việc hiệp thông của Giáo Hội mặc dầu có tầm vóc bao quát hoàn vũ, nhưng nó được diễn tả một cách rõ ràng và gần gũi nhất ở trong Giáo xứ. Giáo xứ là đơn vị địa phương của Giáo Hội. Nói một cách khác chính là Giáo Hội sống giữa con cái nam nữ của mình. (90)

Tất cả chúng ta phải dùng Đức Tin để khám phá bộ mặt thật của Giáo xứ, nghĩa là “mầu nhiệm” của Giáo Hội hiện diện và tác động trong Giáo xứ. Mặc dầu đôi lúc Giáo xứ không có nhiều người cũng không đầy đủ phương tiện, có khi Giáo xứ lại tản mác trên những địa hạt rộng lớn, hay lẩn khuất giữa những khu phố tân thời đông đúc và lộn xộn. Nhưng Giáo xứ không phải là một cơ cấu, một địa hạt, hay một ngôi nhà, nó là “một gia đình của Chúa, một cộng đoàn huynh đệ chỉ có một linh hồn” (91) là “mái gia đình, đầy tình huynh đệ và mở rộng đón tiếp mọi người” (92) là “cộng đồng các tín hữưu.(93) Tóm lại, Giáo xứ được đặt nền tảng trên một thực tại thần học, vì đó là một cộng đồng thánh thể.(94) Nghĩa là một cộng đồng có tư cách cứ hành Bí Tích Thánh Thể, nguồn gốc cấu tạo nên cộng đồng và đem lại cho cộng đồng sức sống và giầy liên kết bí tích thông hiệp với toàn thể Giáo Hội. Nói rằng cộng đồng có tư cách cử hành Bí Tích Thánh Thể là vì Giáo xứ là một cộng đồng đức tin và là một cộng đồng có cơ cấu, nghĩa là được tạo nên bởi các vị thừa hành có chức Thánh và các Kitô hữu khác dưới quyền trách nhiêm của một Cha sở vừa đại diện cho Giám Mục Giáo phận (95) vừa là môí giây của hàng giáo phẩm liên kết Giáo xứ với toàn Giáo Hội địa phương.

Công việc của Giáo Hội trong thời đại chúng ta thật mênh mông, một Giáo xứ tự mình không thể cáng đáng nổi. Vì thế, Giáo Luật đã dự liệu những hình thức hợp tác giữa các Giáo xứ trong hạt (96) và yêu cầu Giám Mục giáo phận phải lưu tâm đến tất, cả mọi thành phần tín hữu, ngay cả nhữngrgười không ở dưới quyền cai quản mục vụ của các Ngài.(97) Cần phải tạo nên những nơi gặp gỡ, đìêu kiện để Giáo Hội có thể hiện diện và hoạt động hầu đem lại ân sủng và lời Phúc âm vào trong những môi trường sống phức tạp của con người hôm nav. Một cách tương tự có nhiều cách thế chiếu rọi ảnh hưởng thiêng liêng hoặc làm tông đồ trong phạm vi văn hóa, xã hội, giáo dục, chức nghiệp v.v…không thể lấy Giáo xứ làm trung tâm hoặc khởi điểm. Nhưng Giáo xứ hôm nay đang sống một giai đoạn mới đầy hứa hẹn. Đức Phaolô VI, khi mới lên ngôi Giáo Hoàng đã tuyên bố với hàng giáo sĩ Rôma: “Ta tin tưởng là cơ cấu cổ kính của giáo xứ có một sứ mệnh khán thiết rất hơp thời; chính Giáo xứ là cộng đồng tiên khởi của Dân Chúa, chính giáo xứ phải khai trương đời sống phụng vụ và tập hợp Dân Chúa trong việc cử hành phụng vụ; giáo xứ có bổn phận phải bảo tồn và nung nấu đức tin của đoàn lũ dân chúng hôm nay; giáo xứ còn là trường dạy dỗ giáo lý Cứu Rỗi của Đức Kitô; nơi tích cực thực thi các công tác bác ái huynh đệ”.(98)

Các Nghị Phụ đã để tâm nghiên cứu thực trạng hiện tại của nhiều giáo xứ và đã yêu cầu các giáo xứ này phải canh tân rộng rãi: “Nhiều giáo xứ ở thành thị cũng như tại các xứ truyền giáo, đã không thể sinh hoạt một cách kết qủa vì thiếu phưưng tiện vật chất hay thiếu các vị thừa hành có chức Thánh, hoặc vì điều kiện sinh sống của một số giáo dân (chắng hạn các người phải lưu đày hay di dân). Để cho các giáo xứ này trở thành những cộng đồng thật sự giáo quyền địa phương cần:

a) Giúp đỡ để thích nghi cơ cấu giáo xứ một cách uyển chuyển như Giáo Luật cho phép, nhất là để cho các giáo dân tham gia vào trọng trách mục vụ.

b) Giúp đỡ các cộng đồng cơ bản cũng gọi là cộng đồng sống, trong đó người tín hữu có thể truyền thông cho nhau Lời Chúa cũng như yêu thương, giúp đỡ nhau. Các cộng đồng này diễn tả trung thực sự hiệp thông trong Giáo Hội và những trung tầm truyền bá Phúc âm trong sự hiệp thông với các vị chủ chăn.” (99) Để canh tân các giáo xứ và để các giáo xứ sinh hoạt có kết qủa, phải tạo nên những hình thức hơp tác, ngay cả trong phạm vi thể chế giữa các giáo xứ trong một địa hạt.

Hoạt động tông đồ trong Giáo xứ

27. Giờ đầy chúng ta hãy nhìn rõ sự hiệp thông và sự tham dự của các tín hữu giáo dân vào sinh hoạt của giáo xứ. Ở đây cũng nên lưu ý các tín hữu giáo dân nam cũng như nữ, một lời nói rất xác thực đầy ý nghĩa và đầy khích lệ của Công Đồng: “Trong các cộng đồng trong Giáo Hội, hoạt động của họ cần thiết đến nỗi không có thì việc tông đồ của các vị chủ chăn lắm lúc không đạt được kết qủa mỹ mãn. (100)

Đây là lời xác nhận căn bản phải được hiểu theo ý nghĩa của “khoa giáo-hội-học hiệp thông”. Các thừa-tác-vụ cũng như các đoàn sủng, dù khác biệt nhưng bổ túc cho nhau, nên tất cả đêu cần thiết cho sự trưởng thành của Giáo Hội .

Các tín hữu giáo dân mỗi ngày phải xác tín hơn ý nghĩạ dấn thân tông đồ của mình trong giáo xứ. Chính Công Đồng đã có ý nhấn mạnh điều này: “Giáo xứ là một hình thức tông đồ cộng đồng kiểu mẫu, vì đó là nơi quy tụ đủ mọi hạng người thành một cộng đoàn và đưa họ vào tinh thần đại đồng của Giáo Hội. Giáo dân nên tập thói quen cộng tác chặt chẽ với các linh mục của mình để hoạt động trong giáo xứ. Họ cũng nên có thói quen trình bày với cộng đoàn giáo hội những vấn đê riêng của mình hay của cả thế giới hoặc những vấn đề liên quan tới phần rỗi mọi người, để cùng nhau góp ý kiến nghiên cứu và giải quyết. Họ cũng phải tuỳ sức mà cố gắng đóng góp vào mọi công cuộc tông đồ và truyền giáo của gia đình giáo hội địa phương mình.” (101)

Công Đồng nói đến việc “cùng nhau góp ý kiến” để cứu xét và giải quyết các vấn đề mục vụ, được các Nghị Phụ nghiên cứu và giải thích rộng rãi theo một cơ cầú tương xứng gọi là Hôi Đồng Muc Vụ Giáo Xứ. (102)

Trong hiện tình, các tín hữu giáo dân có thể và phải nổ lực làm sao cho việc hiệp thông giáo hội được nẩy nở trong lòng giáo xứ có một nghị lực truỳên giáo cho những người chưa tin, và cho những ai đã tin mà lại bê tha trong đời sống đạo của mình. Nếu giáo xứ là Giáo Hội ở trong một phạm vi địa dư, thì Giáo Hội sống và sinh hoạt trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó. Nhiều khi trong nhiều môi trường sống, tình cảm xã hội bị giao động bởi vũ lực và làm cho con người mất hết phẩm giá. Con người bị lạc lỏng mất hết phương hướng, nhưng trong tâm hồn họ vẫn nuôi ước vọng được cảm nghiệm và tài bồi môl tương giao đầy tình huynh đệ, và đầy tình người. Ước vọng này, giáo xứ có thể làm thỏa mãn cho họ, nếu các tín hữu giáo dân hăng hái tham gia để họ đạo trung thành ơn gọi và sứ mệnh nguyên thủy của mình, đó là trở thành “nơi ” hiệp thông của những kẻ có lòng tin và đồng thời trở nên “dấu chỉ” và là “phương thể” của ơn gọi mọi người sống hiệp thông. Tóm lại, giáo xứ là căn nhà mở rộng đón tiêp mọi người và phục vụ mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là “giếng nước của thôn xóm” để mọi người đến giải khát.

HÌNH THỨC THAM DỰ CỦA NGƯỜl TÍN HỮU GlÁO DÂN VÀO ĐỜl SỐNG GlÁO HỘI

28. Các tín hữu giáo dân hợp với các linh mục, với tu sĩ nam nứ, làm thành Dân Thiên Chúa duy nhất, một Thân Thể của Đức Kitô.

Là “phần thân thể” của Giáo Hội, nhưng mỗi Kitô hữu vẫn là “một hữu thể cá biệt không thay thế được”. Ngược lại, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa sâu xa của tính chất duy nhất của mỗi người, vì chính nó là nguồn mạch của sự phong phú muôn mặt của toàn thể Giáo Hội. Vì thế mà Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô đã gọi mỗi người trong chúng ta bằng tên riêng của họ, không lẫn lộn người này với người kia. Lời mời gọi của Chúa: “Các con cũng hãy vào làm việc trong vườn nho của Ta” , lời mời gọi này dành riêng cho từng người một có nghĩa là: con, chính con, con hãy vào làm việc trong vườn nho của Thày.”

Như thế, mỗi người trong chúng ta, mặc dù vẫn giữ đặc tính duy nhất của mình, vẫn được trọng dụng để làm cho sự hiệp thông Giáo Hội tăng trưởng bằng sinh hoạt và sự hiện diện thực tế của mình, cũng như mỗi người chúng ta nhận lãnh và đồng hóa theo cách thế của mình, cho sự phong phú của toàn thể Giáo Hội . Đó chính là ý nghĩa “Các Thánh Thông Công” mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính. Ích lợi của mọi người là ích lợi của mỗi người, và ích lợi của mỗi người là ích lợì của mọi người. Thánh Grêgôriô Cả nói: “Trong Giáo Hội, mỗi người lo nâng đỡ từng người.(103)

HÌNH THỨC THAM GIA CÁ NHÂN CỦA MỖl NGƯỜI

Điều tuyệt đối cần thiết là mỗi tín hữu giáo dân phải ý thức sâu xa mình là “phần thân thể của giáo hội ” và nhiệm vụ đặc biệt được giao phó cho mình, một nhiệm vụ không thể thay thế được cũng không thể nhờ ai làm thay, một nhiệm vụ chính mình phải chu toàn vì lợi ích chung của mọi người. Theo cái nhìn này chúng ta mới hiểu được hết ý nghĩa của Công Đồng khi quả quyết rằng mỗi người bắt buộc phải làm việc tông đồ: “việc tông đồ mà mỗl người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thực Kitô giáo” (Jn.4:14). Là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân, kể cả việc tông đồ giáo dân tập thể và không có gì có thể thay thế việc đó được! Việc tông đồ cá nhân này rất hiệu quả ở bất cứ nơi nào và thời đại nào. Hơn nữa, trong một số hoàn cảnh, chỉ có hoạt động tông đồ này mới thích hơp và mới có thể thực hiện được. Mỗi người giáo dân, dù thuộc thành phần nào đi nữa, dù không có cơ hội hay khả năng để cộng tác trong các hội đoàn, đều được kêu gọi, và hơn nữa phải làm việc cá nhân. (104)

Việc tông đồ cá nhân chứa đựng nhiều kho tàng phong phú cần được khai thác, để người giáo dân thấy mà thêm lòng hăng say trong việc truyền giáo. Nhờ hình thức làm tông đồ này mà ánh sáng Phúc âm được tỏa sáng trên các khu vực và môi trường sống, trong đó cuộc sống hằng ngày của giáo dân phải tiếp xúc. Đây là một sự chiếu giãi ánh sáng Phúc âm trường kỳ liên lỉ, vì cuộc sống cá nhân phải tương đồng với Đức Tin. Đây cũng là một sự chiếu giãi Phúc âm quyết liệt thâm sâu. Bởi vì người tín hữu giáo dân cũng chung một điều kiện sinh sống, cùng chung một việc làm, cùng chia sẻ những khó khãn, những niềm hy vọng của anh em mình, họ có thể cảm kích tâm hồn người bên cạnh, các bạn hữu, các đồng nghiệp, và mở rộng cho họ thấy một chân trời toàn diện, ý nghĩa trọn hảo của cuộc sống. Đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa và với mọi người.

Hình thức tham gia tập thể

29. Sự hiệp thông Giáo Hội đã sẵn có và đang linh động trong sinh hoạt của mỗi người, lại mang thêm một ý nghĩa riêng biệt khi các tín hữu giáo dân hơp tác sinh hoạt chung, nghĩa là khi họ đoàn kết để hoạt động và tham gia với một tinh thần trách nhiệm vào đời sống và sử mệnh của Giáo Hội .

Trong thời gían sau này, người ta thấy có rất nhiều hiệp hội giáo dân ra đời và hoạt động rất hăng hái đắc lực. Trong lịch sử Giáo Hội các hiệp hội tín hữu đã phát sinh và tiếp nối liên tục cho đến ngày hôm nay như các hội đoàn, các Dòng Ba, các cộng đồng huynh đệ. Nhưng trong thời đại ngày nay hiện tượng này đã bùng phát một cách đặc biệt, đây đó phát sinh và lan tràn nhiều hình thức tập thể như: hiệp hội, nhóm, cộng đồng, phong trào. Nói được đây là một mùa gặt mới của các hội đoàn tín hữu giáo dân. Bởí vì “bên cạnh các nhóm cổ truyền, mọc lên những phong trào và nhóm mới có khi bắt nguồn từ nhóm cổ truyền, nhưng lại có bộ mặt và mục đích riêng. Nguồn mạch và ơn Chúa Thánh Thần càng phong phú và muôn mặt trong cơ cấu Giáo Hội, thì khả năng sáng tạo và tâm hồn đại độ của người giáo dân càng lớn lao.” (105)

Các nhóm giáo dân thường có vẻ khác biệt nhau trong nhiều khía cạnh, như hình thức bên ngoài, cách sinh hoạt, phương pháp giáo dục và môi trường hoạt động. Nhưng tất cả đều quy về một mục đích chung đã thúc đẩy họ, là tham gia một cách có trách nhiệm vào sứ mệnh của Gíáo Hội, để đem Phúc âm Chúa Kitô đến như là nguồn hy vọng cho con ngườì, một sinh lực canh tân cho xã hội.

Tín hữu giáo dân qui tụ thành đoàn thể vì lý do thiêng liêng hay tóng đồ, là do nhiều nguồn mạch thúc đẩy và cũng để đáp ứng lại nhiều nhu cầu đòi hỏi. Thực ra, bản tính xã hội của con người và vì con người muốn đạt được hiệu qủa sâu rộng và quyết liệt trong hành động của mình. Trong thực tế, hiệu lực văn hóa, ngùôn mạch và khích lệ, cũng là kết qủa và là dấu hiệu biến đổi xã hội đã không thể đạt được do công việc của từng cá nhân, mà nhờ vào hoạt động của một “chủ thể xã hộí” nghĩa là của một nhóm, một cộng đoàn, một hiệp hội, một phong trào, đặc biệt trong một xã hội muôn mặt và phân hóa như trong nhiều nước trên thế giới ngày nay, và trước vấn đề đã trở thành quá phức tạp và khó khăn. Nhất là trong một thế giới đã bị tục hóa, nhiều người thấy rằng những sinh hoạt hội đoàn có thể giúp họ sống đời sống đạo trung thành với các đòi hỏi Phúc âm vàdấn thân vào việc truyền giáo tông đồ một cách đắc lực.

Ngoài các lý do trên, lý do sâu xa đòi hỏi các tín hữu giáo dân phải tụ tập nhau thành nhóm, chính là lý do thần học xây dựng trên khoa giáo-hội-học như Công Đồng Vaticanô II đã công nhán. Công Đồng nhận thầý trong việc tông đồ tập thể là “một dấu hiệu của sự hiệp thông và tính cách hơp nhất của Giáo Hội trong Chúa Kitô.” (106)

Đây là “một dấu hiệư” phải biểu lộ trong môí tương giao “hiệp thông” đôí nội và đôi ngoại của các hội đoàn hay đoàn thể, nằm trong khuôn khổ rộng rãi của Cộng Đồng Kitô hữu. Chính do khoa giáo-hội-học mà người tín hứu giáo dân có “quyền” qui tụ thành đoàn thể. Cũng vì lý do này mà cần phải có “tiêu chuẩn” phân biệt hình thức hiệp hội nào chân chính, đích thực thuộc về Giáo Hội.

Trước tiên phải công nhán là người tín hứu giáo dân có quyền tự do thành lập hội đoàn trong Giáo Hội. Quyền tự do này là một quyền lợi thật, nó không phải chỉ là một hình thức “nhân nhượng” của giáo quyền mà là hậu qủa đương nhiên của phép Rửa Tội. Là một bí tích, Phép Rửa Tội kêu gọi các tín hữu giáo dân phải tích cực tham gia vào sự hiệp thông và sứ mệnh của Giáo Hội. Công Đồng đã nói rõ ràng về điều này: “Giáo dân có quyền thành lập các hội đoàn; điều khiển và ghi tên vào các đoàn thể đã có sẵn. miễn là phải giữ môí liên lạc cần thiết với giáo quyền”.(107) Giáo Luật lại qủa quyết: “Các tín hữu có quyền tự do thiết lập và đlêu khiển các hội đoàn nhằm mục đích từ thiện hay đạo đức, hoặc nhằm cổ võ ơn gọi của người Kitô trong thế giới; họ cũng có quyền nhóm họp để cùng theo đuổi đạt tới các mục đích đó “. (108)

Đây là một quyền tự do được công nhận và bảo đảm do giáo quyền, nhưng phải luôn luôn thi hành trong sự hiệp thông với Giáo Hội. Do đó, quyền lợi của người tín hữu giáo dân được tự do hội họp là một quyền lợi nôí kết mật thiết với đời sống chung và sứ mệnh chính của Giáo Hội.

Tiêu chuẩn để nhìn nhận tính cách Giáo Hội đối với các Hiệp Hội giáo dân

30. Cần phải có các tiêu chuẩn rõ ràng và chính xác để phân biệt và nhìn nhận các hội đoàn giáo dân, có thể gọi là “tiêu chuẩn có tính cách giáo hội”. Đó không phải là để hạn chế quyền tự do hiệp hội mà chính là để cho các đoàn thể ấy thực hiện được sự hiệp thông và sứ mệnh của Giáo Hội. Những tiêu chuẩn nền tảng để phân biệt các Hội đoàn giáo dân trong Giáo Hội là những tiêu chuẩn sau đây:

*** Ơn gọi nên Thánh của người Kitô-hữu, đó là mục đích tiên quyết. Điều này phải được biểu lô trong ơn Chúa Thánh Thần phát sinh nơi người tín hữu (109) để họ lớn lên cho đên tuổi trưởng thành sung mãn của đời sống đạo và đến mức trọn lành của đức ái.(110)

Vì thế tất cả các hội đoàn công giáo được kêu gọi để ngày càng trở nên phương tiện thánh hóa trong Giáo Hội. Một phương tiện giúp đỡ và khích lệ “sự hiệp nhất thâm sâu giữa cuộc sống thường nhật với Đức Tin của các hội viên.”

*** Sự dấn thân tuyên xưng đức tin công giáo trong việc nhận lãnh và rao truyền chân lý về Chúa Kitô, về Giáo Hội, và về con người, đúng theo giáo huấn của Giáo Hội là Thầy dạy chân chính. Tất cả các hiệp hội của người tín hữu giáo dân phải trở nên “một nơi rao truyền và thông đạt Đức Tin và giáo dục sống Đức Tin này trọn vẹn.” (111)

*** Phải chứng minh một đời sống hiệp nhất kiên cường vưng chắc, trong tình nghĩa phụ tử đối với Đức Giáo Hoàng, trung tâm muôn thuở và hữu hình của sự hiệp nhất trong Giáo Hội hoàn vũ (112) đối với Giám Mục “Nguyên lý hiển hiện và nền móng của sự hơp nhất” (113) của Giáo Hội địa phương và “tất cả các hình thức tông đồ khác của Giáo Hội” (114)

Sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và với Giám Mục phải tỏ ra bằng cách sẵn sàng, ngay thẳng nhận lãnh các giáo dân tín lý và chỉ giáo mục vụ của các Ngài. Hiệp thông với Giáo Hội còn đòi hỏi phải chấp nhận hình thức đa diện hợp pháp của các tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và đồng thời sẵn sàng hơp tác chung với nhau.

*** Thỏa thuận và cộng tác để thực hiện sứ mệnh tông đồ của Giáo Hội, là “rao truyền Phúc âm và Thánh hoá nhân loại, và đào tạo cho con người một lương tâm Công Giáo đích thực để họ có thể đem tinh thần Phúc âm thấm nhuần mọi cộng đồng cũng như mọi lãnh vực của đời sống”. (115)

Theo viễn tượng này, tất cả mọi hình thức hiệp hội của người tín hữu giáo dân phải có một tinh thần truyền giáo hăng say để trở thành dụng cụ ngày càng sinh động cho việc truyền bá Phúc âm.

*** Dấn thân hiện diện trong xã hội loài người để phục vụ nhân phẩm toàn diện con người, đúng theo học thuyết xã hội của Giáo Hội.

Như thế, các hội đoàn giáo dần phải trở nên những trào lưu mạnh mẽ thu hút nhỉều người và lỉên đới để tạo nên những điều kìẹn công bình và huynh đệ hơn cho đời sống xã hội.

Những tiêu chuẩn nền tảng vưa trình bày trên đã được chứng mình rõ ràng trong nhứng kết qủa cụ thể tốt đẹp trong đời sống và hoạt động của các hình thức hiệp hội, chẳng hạn việc ưa thích cầu nguyện, suy ngắm, đời sống phụng vu và bí tích; việc tổ chức để giúp đỡ thanh thíêu niên ý thức ơn gọi hôn nhân, ơn goỉ linh mục, ơn gọỉ đơi sống tận híên, sẵn sàng tham gia vào các chương trình và hoạt động của Giáo Hộỉ trên bình dỉện quốc gia và quổc tế; dần thân vao viêc day giáo lý và trao đổi khả năng sư phạm để đào tạo ngươỉ Kitô hữu; tìm cách thực hiện sự có mặt của ngườỉ Kitô hữu trong các lãnh vưc xã hội; thanh lập và làm linh động các cống tác từ thiện, văn hóa và thiêng liêng tạo tinh thần vô vị lợi và nghèo khó Phúc âm để thực hiện lòng bác ái đại độ với mọi người, giúp kẻ đa chíu phép Rửa Tội nhưng lại “bê tha” trở lại đơi sống Kitô hưu.

Phận sự của vị Chủ Chăn để thực hiện việc hiệp thông

31. Trong trường hợp các hiệp hội gặp phải khó khăn  và có  nhiều hình thức mới xuất hiện, các vi Chủ Chăn trong Giáo Hôi phải dung quyền bính của mình, vì lợi ích của Giáo Hội, và cũng vì lợi ích của chính các hội đoàn giáo dân, các Ngài phải phán đoán, phân bỉệt để hướng dần nhất là khích lệ cho các hiệp hội ấy trưởng thành trong sự hiệp thông và trong sứ mệnh của Giáo Hộỉ.

Điều thuận lợi nên làm là các hội đoàn và các phong trào mới khi đã phổ biến rộng rãi trong nước và ngpài nước phải được Giáo quyền có thầm quyền chính thức công nhận. Chính Công Đồng đã qủa quyết về điểm này như sau: “Có nhiều hình thức liên hệ giữa việc tông đồ giáo dân với hàng Giáo phẩm, tuỳ theo hình thức và mục đích của mỗi hoạt động… Một số tổ chức tông đồ giáo dân, dưới hình thức này hay hình thức khác, đã được Giáo quyền công khai chấp nhận. Ngoài ra vì lợi ích chung của Giáo Hội, Giáo quyền có thể lựa chọn và cổ võ cách đặt biệt một vài tổ chức trong số những tổ chức hay hiệp hội tông đồ sẵn có, trực tiếp nhằm mục đích thiêng hêng, và Giáo quyền cũng nhận trách nhiệm đặc biệt đối với những tổ chức ấy” (116)

Trong những hình thức tông đồ giáo dân có mối liên hệ đặc biệt với Hàng Giáo phẩm, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã kê rõ các phong trào hay hội đoàn Công Giáo Tiến Hành, trong đó “người giáo dân tự nguyện tổ chức có cơ cấu và cố định theo ơn soi sáng của Chtía Thánh Thần, trong sự hiệp thông với các Giám Mục và linh mục để có thể hoạt động một cách hăng say và trung thành theo đường hướng ơn gọi của riêng mình, để mở rộng Cộng Đồng Kitô hữu, và để thực hiện các chương trình mục vụ, cũng như để tất cả các môi trường sống của con người được thấm nhuần tinh thần Phúc âm.” (117)

Hội Đồng Giáo Hoàng phụ trách giáo dân có bổn phận phải soạn thảo một danh sách các hiệp hội được Tòa Thánh chính thức chầp nhận và phôí hợp với Văn Phòng Hiệp Nhất Kitô-hữu, để định rõ điều kiện chấp nhận hay không thể chấp nhận cho một hiệp-hội-liên-tôn gồm những người Công Giáo và một thiểu số không Công Giáo. (118)

Tất cả chúng ta, Chủ Chăn cũng như tín hữu phải tìm mọi cách để duy trì giữa các đoàn thể giáo dân mối giây huynh đệ để mọi người mến chuộng, yêu thương và hơp tác với nhau. Chỉ có cách này thì kho tàng ơn Chúa ban cho chúng ta là các ân huệ, các đoàn sủng, mởi có thể đóng góp một cách dồi dào và trật tự vào việc xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta: “Để xây dựng chắc chắn ngôi nhà chung, chúng ta phải khưởc từ óc chia rẽ bè phái; ngược lại chúng ta phải tôn trọng và sẵn sàng cộng tác với nhau bằng môt tâm hồn nhẫn nại, sáng suốt và sẵn sàng hy sinh”. (119)

Một lần nứa chúng ta hãy đọc lại lời của Chúa Giêsu: “Tá là Cây Nho chúng con là cành” (Jn. 15.5), để cảm tạ Chúa ban cho chúng ta ơn hiệp thông trong Giáo Hội; đó là tia sáng chiếu vào thời gỉan, tia sáng của sự thông hiệp tình yêu đời đời không thể diễn tả được của Thiên Chúa Ba Ngôi. Y thức được ơn Chúa thì phải ý thức trách nhiệm: Bởi vì đó là một ơn, như nén bạc trong Phúc âm, nó đòi hỏi phải biến thành sự sống thông hiệp ngày mỗi lớn lên.

Nhận lãnh trách nhiệm về ơn thông hiệp, trước tiên có nghĩa là phấn đấu để thắng chia rẽ và đôí lập; chính hai cám dỗ này đe dọa sự sống và sự dấn thân làm tông đồ của các người Kitô-hữu. Thánh Phaolô đã đau đớn kêu lên: “Ta nghe mỗi người trong anh em nói: Tôi thuộc về Phaolô, và tôi thuộc về Apolló, còn tôi thuộc về Cepha và tôi thuộc về Chúa Kitô; thế thì Chúa Kitô bị chia năm xẻ bảy sao?” (Cor. 1:12-13). Lời này vẫn còn vang vọng như một trách móc trước cảnh “nhiệm thể Chúa Kitô bị xâu xé.” Ngược lại chúng ta hãy lắng nghe dư âm của lời mời gọi cũng của Thánh Phaolô sau đây: “Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin toàn thể anh em hãy nhất tâm đừng chia rẽ, nhưng hãy hợp nhất và đoàn kết với nhau trong tinh thần, và trong tư tưởng” (1 Cor.1:10)

Như thế sự sống thông hiệp của Giáo Hội trở nên một dấu chỉ cho thế giới và là một hấp lực thu hút mọi người tới niềm tin vào Chúa Kitô: “Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con Ở trong Cha, xin cho họ trở thành một trong chúng ta để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Jn. 17.21).

Như thế sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo.