Vinc. Vũ Văn An
LTS: Trong chuyến bay từ Armenia trở về Rôma vào Chúa Nhật ngày 26/06/2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành một buổi họp báo với các phóng viên trên máy bay. Ngài suy tư về chuyến đi 3 ngày đến Armenia, những chuyến đi sắp tới đến Azerbaijan và Ba Lan, vai trò của Đức Giáo Hoàng hưu, sự hiệp nhất Kitô Giáo, và việc cải tổ. Ngài cũng nói đến cuộc trưng cầu dân ý Brexit, ý tưởng về các nữ phó tế, và cách mà Giáo Hội phải xin lỗi vì sự phân biệt đối xử thiếu công bằng với những người đồng tính. Dưới đây là bài phỏng vấn đầy đủ của Ngài:
***
***
Cha Lombardi: Thưa Đức Thánh Cha, xin cám ơn Ngài quá nhiều vì đã hiện diện ở đây vào cuối chuyến thăm khá ngắn nhưng rất dày đặc này. Chúng con đã hài lòng khi tháp tùng Ngài và giờ đây chúng con muốn đặt ra cho Ngài một số câu hỏi, nhân vì sự rộng lòng của Ngài. Chúng con có một danh sách những người đã đăng ký để nói và chúng con có thể bắt đầu, như thường lệ, với các đồng nghiệp từ Armenia, khi dành cho họ quyền ưu tiên. Trước tiên là Artur Grygorian, của Đài Truyền Hình Quốc Gia Armenia.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Xin cám ơn các bạn quá nhiều vì sự trợ giúp cho chuyến đi, tất cả mọi công việc của các bạn mang lại điều tốt lành cho người dân... truyền tải tốt mọi điều. Đó là những tin tốt lành... tin tốt lành thì luôn luôn mang lại điều tốt lành. Xin cám ơn các bạn! Xin cám ơn!
Artur Grygorian (Đài Truyền Hình Armenia): Thưa Đức Thánh Cha, chúng con được biết là Ngài có những người bạn Armenia, Ngài có các mối liên lạc với cộng đồng người Armenia từ sớm hồi còn ở Argentina. Trong ba ngày vừa qua Ngài đã chạm vào tinh thần của người Armenia. Cảm nhận và ấn tượng của Ngài là gì? Và đâu là thông điệp của Ngài cho tương lai, lời cầu nguyện của Ngài cho Armenia? Xin cám ơn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: À, hãy nghĩ về tương lai và rồi đi về quá khứ. Tôi hy vọng công lý và hoà bình cho dân tộc này và tôi cầu nguyện cho điều này, vì đó là một dân tộc can đảm. Và tôi cầu nguyện để họ tìm thấy được công lý và hoà bình. Tôi biết quá nhiều người đang hoạt động vì điều này; và tôi cũng rất vui là tuần qua tôi đã thấy bức hình của Tổng Thống Putin với hai tổng thống Armenia và Azerbaijani... ít nhất họ đã nói chuyện! Và cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và tổng thống nước cộng hoà trong bài diễn văn đón tiếp đã nói rõ, Ngài đã có can đảm để nói: chúng ta hãy đi đến một thoả thuận, hãy tha thứ cho nhau, và hãy nhìn về tương lai. Và đây là sự can đảm lớn lao đối với một dân tộc đã phải chịu đau khổ qúa nhiều, phải không? Đó là một biểu tượng của dân tộc Armenia. Điều này xảy ra với tôi hôm nay khi tôi cầu nguyệt một chút. Đó là một sự sống của một hòn đá và sự dịu dàng của một người mẹ. Dân tộc này đã vác lấy các thập giá, nhưng là thập giá bằng đá – và bạn đã thấy các thập giá ấy! – Nhưng dân tộc này không mất đi sự dịu dàng, nghệ thuật, âm nhạc của mình, “những hợp âm đứt quãng” này, quá khó để hiểu và với một sự xuất chúng. Một dân tộc đã phải chịu đau khổ quá nhiều trong lịch sử của mình và chỉ niềm tin mới có thể giữ cho nó đứng vững, vì sự thật là đó là một đất nước Kitô Giáo đầu tiên, điều này chưa đủ! Đó là một đất nước Kitô Giáo đầu tiên vì Chúa đã chúc phúc cho nó, vì nó có những vị thánh, nó có những vị thánh giám mục, tử đạo, và vì điều này ở một đất nước kháng cự Armenia đã làm cho chính nó trở thành một “làn da bằng đá”, chúng ta hãy gọi như thế, nhưng nó không mất đi sự dịu dàng của một trái tim mẫu tử. Armenia cũng là một người mẹ!
Và đây là câu hỏi thứ hai, chúng ta hãy đi vào phần đầu trước. Nếu tôi có nhiều mối liên hệ với người Armenia...thì tôi thường đi với họ đến các Thánh Lễ, tôi có nhiều người bạn người Armenia... Một điều tôi thường không thích với toàn thể, nhưng tôi lại đi dùng bữa tối với họ và bạn có những bữa tối nặng nề! Nhưng, với những người bạn rất tốt, phải không? Một người bạn tốt là Đức Tổng Giám Mục Kissag Mouradian và Boghossian, một người Công Giáo... nhưng giữa các bạn, quan trọng hơn là thuộc về Giáo Hội Tông Đồ hay Giáo Hội Công Giáo, là “chủ nghĩa Armenia”, và tôi hiểu điều này trong thời gian đó. Ngày nay, mọt người Argentina đến từ một gia đình Armenia mà khi tôi đi đến các Thánh Lễ, đức tổng giám mục luôn ngồi cạnh gần tôi để Ngài có thể giải thích cho tôi một số nghi thức hoặc một số lời mà tôi không biết khi chào tôi. Một, hai và ba, nhưng tôi bắt đầu bằng số ba.
Cha Lombardi: Giờ thì dành vị trí cho một người đại diện Armenia nữa, Jeannine Paloulian.
Jeannine Paloulian (Nouvelles d’Armenie): Tối qua tại buổi gặp gỡ cầu nguyện đại kết Ngài đã hỏi về việc thực thi sự hoà giải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan. Con muốn hỏi Ngài đơn giản, cho rằng Ngài sẽ đi đến Azerbaijan vào một vài tuần nữa, vậy thì Ngài sẽ làm gì, một dấu chỉ cụ thể mà Ngài đã dành cho Armenia, đâu là dấu chỉ mà Ngài muốn dành cho Azerbaijan vào ngày mai?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi sẽ nói với người Azerbaijan về sự thật của điều mà tôi đã chứng kiến, của điều mà tôi cảm nhận và tôi cũng sẽ khích lệ họ. Tôi đã gặp tổng thống Azerbaijan và tôi đã trò chuyện với ông... Tôi cũng sẽ nói cho bạn biết rằng không kiến tạo hoà bình cho một mảnh đất nhỏ, vì đó không phải là vấn đề lớn, thì có nghĩa là một điều gì đó tăm tối, phải không? Nhưng nói điều này với hết mọi người Amernia và người Azerbaijan... Rất có thể, họ sẽ không đồng ý về cách thế kiến tạo hoà bình, và về điều này họ cần phải làm việc. Nhưng tôi không biết điều gì khác nữa để nói... Tôi sẽ nói lúc ấy điều xuất hiện trong lòng tôi, nhưng luôn luôn tích cực nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thích hợp để tiến bước.
Cha Lombardi: Xin cám ơn rất nhiều. Và giờ đây chúng ta dành diễn đàn cho Jean Louis de La Vassiere của Tờ France Presse, người mà tôi tin là đây có thể là chuyến đi sau cùng của anh với chúng ta, vì thế tôi vui lòng để anh lên tiếng.
Jean Luis de La Vassiere (AFP): Thưa Đức Thánh Cha, trước hết về phía con và thay mặt Sebastian Mailard của tờ La Croix con muốn cám ơn Ngài... chúng con sẽ rời khỏi Rôma và chúng con muốn cám ơn Ngài tận thẳm sâu tâm hồn chúng con về cơn gió mát mùa xuân này mà Ngài đang thổi lên Giáo Hội... Sau đó con có một câu hỏi: tại sao Ngài lại quyết định công khai thêm từ diệt chủng vào bài diễn văn của Ngài tại phủ tổng thống? Về chủ đề gây đau đớn thế này, Ngài có nghĩ là là thật hữu ích đối với hoà bình trong một vùng đất phức tạp như này không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Ở Argentina, khi bạn nói về cuộc thanh trừng người Armenia, thì họ luôn dùng từ “diệt chủng”. Tôi không biết từ khác. Ở tại nhà thờ chính toà ở Buenos Aires, chúng tôi đặt một thánh giá bằng đá ở bàn thờ thứ ba bên tay trái, tưởng nhó đến cuộc diệt chủng người Armenia. Vị tổng giám mục đến, hai tổng giám mục người Armenia, Công Giáo và Tông Đồ, họ đã khánh thành bàn thờ này... Đức Tổng Giám Mục Tông Đồ ở Nhà Thờ Công Giáo Thánh Bartholomew cũng đã làm một bàn thờ để turo73ng nhớ Thánh Bartholomew... nhưng luôn luôn... tôi không biết từ khác. Tôi xuất phát từ từ này. Khi tôi đến Rôma, tôi đã nghe một từ khác: “Sự Dữ Lớn Lao” hay “thảm kịch khủng khiếp”, nhưng ở Armenia, tôi không biết cách nói từ này... và họ nói với tôi rằng không, rằng điều đó là xúc phạm, về “nạn diệt chủng”, và rằng Ngài phải nói từ này. Tôi vẫn luôn nói về ba cuộc diệt chủng trong thế kỷ qua...luôn luôn là ba! Nạn diệt chủng đầu tiên là người Armenia, rồi nạn diệt chủng của Hitler, và cuối cùng là của Stalin...có những nạn diệt chủng nhỏ, có nạn diệt chủng khác ở Châu Phi, nhưng nằm trong quĩ đạo của hai cuộc đại chiến thì có ba nạn diệt chủng... Tôi đã hỏi vì sao...” nhưng một số người cảm thấy điều đó là không thật, rằng không có một nạn diệt chủng nào”... người khác lại nói với tôi... một luật sư nói với tôi điều này vốn thật sự làm tôi thích thú: từ “diệt chủng” là một từ mang tính kĩ thuật. Nó là một từ có một yếu tố kĩ thuật mà nó không đồng nghĩa với từ “thanh trừng”. Bạn có thể nói thanh trừng, nhưng tuyên bố một “nạn diệt chủng” thì đi kèm với nó là những hành động phạt tạ...đây là điều mà vị luật sư nói với tôi. Năm ngoái, khi tôi đang chuẩn bị bài diễn văn, tôi đã thấy rằng Thánh Gioan Phaolô đã sử dụng từ này, rằng Ngài đã dùng cả hai từ: Đại Tội Ác và diệt chủng. Và tôi trích dẫn từ đó trong dấu ngoặc kép...và người ta không mấy tiếp nhận nó. Một câu nói được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nói. Thổ Nhĩ Kỳ, trong một vài ngày đã gọi điện cho đại sứ của mình đến Ankara, một người tuyệt vời, Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến cho chúng tôi một vị đại sứ hàng đầu, người đã trở về ba tháng trước...” một cuộc chay tịnh đại sứ”. Nhưng, ông ta có quyền... Quyền để bảo vệ, tất cả chúng ta đều có quyền ấy. Trong bài diễn văn này ở phần đầu không có một từ, đó là đúng. Tôi trả lời bởi vì tôi đã thêm vào. Nhưng sau khi nghe cung giọng của bài diễn văn của vị tổng thống và cũng là bài đã qua của tôi với từ này, và đã nói từ này vào năm ngoái cách công khai tại Quảng Trường Thánh Phêrô, thì thật là có vẻ lạ lùng nếu không đề cập đến ít nhất là cùng một điều. Nhưng ở đó, tôi muốn nhấn mạnh một điều khác, và tôi không nghĩ tôi sai phạm khi tôi cũng đã nói: trong cuộc diệt chủng này, như trong hai cuộc diệt chủng khác, các thế lực lớn mang tầm quốc tế nhìn theo một hướng khác. Và đây là một điều. Trong Thế Chiến Thứ II một số thế lực, vốn đã chụp những đoàn xe lửa dẫn đến Auschwitz đã có khả năng đánh bom và đã không làm thế. Một ví dụ. Trong bối cảnh của Cuộc Chiến Thứ Nhất, thì vấn đề của Armenia ở đâu? Và trong bối cảnh của Thế Chiến Thứ II thì vấn đề của Hitler và Stalin và Yalta của khu vực... và tất cả điều đó không ai nói đến. Người ta phải nhấn mạnh điều này. Và đưa ra một câu hỏi mang tính lịch sử: tại sao bạn lại không thực hiệ điều này, các bạn các thế lực?
Tôi không tố cáo, tôi đặt vấn đề. Thật ngạc nhiên. Họ nhìn vào chiến tranh, vào quá nhiều thứ... nhưng không nhìn vào con người... và tôi không biết có đúng hay không, nhưng tôi muốn biết liệu là có đúng khi Hitler bách hại người Do Thái, một trong như từ, về điều mà ông ta đã nói “À, ngày nay ai nhớ đến người Armenia, hãy thực hiện điều tương tự với người Do Thái”. Tôi không biết có đúng hay không, có lẽ đó là tin đồn, nhưng tôi đã nghe người ta nói điều này. Các sử gia, tìm kiếm và xem liệu có đúng hay không. Tôi nghĩ tôi đã trả lời. Nhưng tôi không bao giờ nói từ này với một ý xúc phạm, nếu không mang tính khách quan.
Elisbetta Piqué, La Nacion: Trước hết, con xin chúc mừng vì chuyến đi. Chúng con muốn hỏi Ngài: Chúng con biết rằng Ngài là Giáo Hoàng và Giáo Hoàng Benedict, Giáo Hoàng Hưu, cũng ở đó, nhưng gần đây một số lời nói từ vị đứng đầu phủ giáo hoàng, Đức Georg Gaenwein, đã nói ra, Ngài cho rằng có một sứ vụ Phêrô chung, nếu con không lầm, với một Giáo Hoàng đang hoạt động và một Giáo Hoàng chiêm niệm. Có hai Giáo Hoàng không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Có một thời kỳ trong Giáo Hội có đến ba giáo hoàng! (Cười) tôi không đọc những tuyên bố này vì tôi không có thời gian để xét mọi sự. Đức Benedict là một Giáo Hoàng Hưu, Ngài nói điều đó rõ ràng vào ngày 11/02 khi Ngài đưa ra quyết định từ nhiệm của Ngài và vào ngày 28/02 khi Ngài nghỉ hưu và giúp Giáo Hội bằng lời cầu nguyện.
Và, Đức Benedict đang ở trong một tu viện để cầu nguyện. Tôi đến thăm Ngài quá nhiều lần... hoặc bằng điện thoại. Ngày kia Ngài viết cho tôi một lá thư rất ngắn. Ngài vẫn ký bằng chữ ký của Ngài, chúc tôi một chuyến đi tốt lành, và một lần, không phải là một lần mà là nhiều lần, tôi đã nói rằng thật là ân phúc khi có một người ông ở trong gia đình. Tôi cũng đã nói với Ngài trực tiếp và Ngài cười, nhưng đối với tôi Ngài là một Giáo Hoàng Hưu. Ngài là một người ông khôn ngoan. Ngài là một người bảo vệ đôi vai và lưng của tôi bằng lời cầu nguyện của Ngài.
Tôi không bao giờ quên bài diễn văn mà Ngài đã thực hiện với chúng tôi là các hồng y vào ngày 28/02, “giữa anh em tôi chắc chắn rằng có một người kế nhiệm tôi. Tôi hứa sẽ vâng phục”. Và Ngài đã thực hiện điều đó. Nhưng rồi tôi đã nghe, nhưng tôi không biết có thật không, điều này, à – tôi nhấn mạnh, tôi đã nghe điều này, có lẽ đó chỉ là những lời đồn đại mà nó hợp với tính cách của Ngài – rằng một số người đã đến thăm Ngài để phàn nàn về Vị Giáo Hoàng mới này... và Ngài đã đuổi họ đi, với một phong thái tốt nhất của người Bavaria, có học thức, nhưng Ngài đuổi họ đi. Tôi không biết có đúng không. Điều đó được đón nhận vì con người này là như thế. Ngài là người của lời Ngài nói, một người ngay thẳng, ngay thẳng, ngay thẳng.
Ngài là Giáo Hoàng Hưu. Do đó, tôi không biết là các bạn còn nhớ rằng tôi đã cám ơn Ngài công khai. Tôi không biết khi nào nhưng tôi nghĩ là điều đó trên một chuyến bay, Đức Benedict, vì đã mở ra cánh cửa cho các Giáo Hoàng nghỉ hưu. Nhưng, 70 năm trước các giám mục hưu không tồn tại. Ngày nay, chúng ta có các vị giám mục hưu... nhưng với sự kéo dài của sự sống này, thì bạn có thể điều hành một Giáo Hội ở thời đại này, với những cơn đau nhức và các cơn đau hay không? Và Ngài, cách can đảm, và bằng lời cầu nguyện và bằng khoa học, bằng nền thần học đã quyết định cánh cửa và tôi tin rằng điều này là tốt đối với Giáo Hội.
Nhưng chỉ có một Giáo Hoàng, và vị kia...có lẽ các vị cũng giống như các giám mục hưu, tôi không nói là nhiều những có thể có hai hoặc ba. Họ sẽ là các vị hưu... họ sẽ là các vị hưu.
Ngày kia, kỷ niệm 65 năm cho sứ vụ giám mục của Ngài (Cha Lombardi nói một điều gì đó với Đức Giáo Hoàng), xin lỗi, ngày thụ phong linh mục sẽ được cử hành. Người anh của Ngài là Đức Ông Georg sẽ hiện diện vì cả hai đều cùng thụ phong. Sẽ có một sự kiện nhỏ với các vị đứng đầu thánh bộ và một số người bởi vì Ngài thích... Ngài chấp nhận, nhưng rất khiêm tốn, và tôi cũng sẽ hiện diện vì tôi sẽ nói một điều gì đó về con người cầu nguyện tuyệt vời này, về sự can đảm đó chính là Đức Giáo Hoàng Hưu, không phải là Giáo Hoàng thứ hai, người đang trung thành với lời của Ngài và là một người tuyệt vời của Thiên Chúa, rất thông thái, và đối với tôi Ngài là một người ông khôn ngoan trong gia đình.
Cha Lombardi: Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Và bây giờ chúng con nhường lời cho Alexej Bukalov, một trong những người anh em của chúng con, người mà như Ngài biết đại diện cho Italtass, và vì thế nền văn hoá Nga đang hiện diện với chúng ta.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Bạn có nói tiếng Nga ở Armenia không?
Bukalov (Italtass): Xin cám ơn Đức Thánh Cha, xin cám ơn vì chuyến đi này là chuyến đi đầu tiên của Ngài đến lãnh thổ của Liên Bang Sô Viết cũ và đối với con thì thật là quan trọng để theo dõi chuyến đi này. Câu hỏi của con đi một chút ra ngoài vấn đề này: con biết rằng Ngài đã hết lòng khích lệ Công Đồng Chính Thống Mở Rộng này, khi ngay cả gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Kirill ở Cuba thì cũng đã đề cập đến như là một lời cầu chúc. Giờ đây đâu là phán đoán của Ngài về biến cố này, có thể gọi là “diễn đàn”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Một sự phán quyết tích cực. Một bước tiến, không phải là 100%, mà là một bước tiến. Những điều đã được “xác định” trong dấu ngoặc kép, và tôi trân trọng những điều này, là những điều với thời gian có thể giải quyết. Về chính bản thân họ cũng vậy, bốn người không tham dự, những người muốn thực hiệ điều đó sau đó một chút. Nhưng tôi nghĩ bước đầu được thực hiện thì bạn có thể, trong tư cách là con cái, họ đã thực hiện bước đầu nhưng họ thực hiện khi họ có thể. Đầu tiên, họ thực hiện giống như những con mèo và rồi họ đưa ra những bước đi đầu tiên. Tôi thật vui. Họ cũng nói về nhiều điều. Tôi nghĩ kết quả là tích cực. Sự kiện duy nhất là những Giáo Hội tự trị này đã qui tụ nhân danh Chính Thống để nhìn vào mặt nhau, để cầu nguyện với nhau và trò chuyện và thậm chí nói vài câu chuyện đùa... nhưng điều đó cực kì tích cực! Tôi tạ ơn Thiên Chúa! Và kế đến sẽ còn nhiều hơn nữa. Xin chúc tụng Thiên Chúa.
Cha Lombardi: Xin cám ơn Đức Thánh Cha. Giờ đây chúng con chuyển mico đến cho Edward Pentin người đại diện cho nhóm tiếng Anh lần này.
Edward Pentin (National Catholic Register): Như Thánh Gioan Phaolô II, Ngài dường như cũng là một người ủng hộ cho Khố Liên Minh Châu Âu và Ngài đã khen dự án của Châu Âu khi gần đây Ngài nhận giải Charlemagne. Ngài có lo rằng quyết định Brexit có thể mang lại sự tan rã Châu Âu và cuối cùng là chiến tranh không?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Đã có chiến tranh ở Châu Âu rồi. Hơn thế, có một bầu khí chia rẽ, không chỉ ở Châu Âu, mà ở ngay trong chính những quốc gia của Châu Âu. Nếu bạn nhớ Catalonia, Scotland năm ngoái. Những chia rẽ này... Tôi không nói rằng chúng nguy hiểm, mà chúng ta phải nghiên cứu chúng kĩ càng, và trước khi thực hiện một bước đến sự chia rẽ, nói tốt về nhau, và rồi tìm những giải pháp khả thi... Tôi thật sự không biết. Tôi chưa nghiên cứu các lý do vì sao mà Anh Quốc lại muốn thực hiện quyết định này, nhưng có những chia rẽ. Tôi tin là tôi đã từng nói điều này một lần, tôi không biết là ở đâu, nhưng tôi đã nói: Rằng sự độc lập sẽ tạo nên sự giải phóng. Chẳng hạn, tất cả các nước Châu Mỹ La Tinh của chúng tôi, ngay cả các nước Châu Phi, đã giải thoát khỏi chế độ quân chủ, khỏi Mandrid. Ngay cả ở Châu Phi khỏi Paris, London, Amsterdam,... Và đây là một sự giải phóng, và dễ hiểu hơn nữa bởi vì phía sau nó có một nền văn hoá, có một lối nghĩ... hơn thế, một sự diễn tiến của một đất nước - tôi vẫn chữa nói gì về quyết định Brexit; chúng ta hãy nghĩ về Scotland, tất cả điều này... Đó là một điều đã được đặt tên, và điều này tôi nói mà không xúc phạm, đó là một từ mà giới chính trị gia sử dụng: Balkan Hoá, không nói xấu về người Balkan. Đó là một điều gì đó thuộc về diễn tiến, đó không phải là một sự giải phóng. Và phía sau nó, có những lịch sử, nền văn hoá, sự hiểu lầm, ngay cả thiện chí... Điều này rõ ràng. Đối với tôi, sự hiệp nhất thì luôn tốt hơn là mâu thuẫn, nhưng có những cách hiệp nhất khác nhau... và ngay cả tình huynh đệ, và ở đây xuất hiện Khối Châu Âu; tình huynh đệ thì tốt hơn là lòng hận thù và xa cách. Tình huynh đệ thì tốt hơn và những chiếc cầu thì tốt hơn những bức tường. Người ta phải suy tư về điều này. Đúng thật: một đất nước... Tôi đang ở Châu Âu, nhưng...Tôi muốn có những điều chắc chắn là thuộc về tôi từ nền văn hoá của tôi và bước tiến mà... và đây tôi đến nhận Giải Charlemagne, được được Khối Châu Âu trao để khám phá sức mạnh mà nó có từ trong cội rễ của nó. Đó là một bước của sự sáng tạo, và cũng là “sự tách ra lành mạnh” để có nhiều sự độc lập hơn, nhiều tự do hơn đối với những nước thuộc Liên Hiệp, để nghĩ về một hình thức Liên Hiệp khác, để sáng tạo. Và sáng tạo ở những nơi làm việc, trong nền kinh tế. Có một nền kinh tế lỏng lẻo ở Châu Âu. Chẳng hạn, ở Ý 40% người trẻ ở tuổi 25 và trẻ hơn không có việc làm. Có một điều gì đó không tốt ở trong Liên Hiệp này, nhưng chúng ta không thể quẳng một em bé vào trong bồn tắm ra khỏi cửa sổ, phải không? Chúng ta tìm kiếm để chuộc lại mọi thứ và tái tạo, vì sự tái tạo những điều thuộc về con người, và cũng là cá tính của chúng ta, là một hành trình, vốn phải luôn luôn thực hiện. Một thanh thiếu niên thì không giống như một người lớn, hay một người già. Điều đó vừa tương tự lại vừa không tương tự. Một người phải tái tạo liên tục. Chính điều này mang lại sự sống, và lòng khao khát sống, và sinh hoa trái. Và tôi nhấn mạnh điều này: ngày nay, một từ, hai từ chính đối với Khối Châu Âu, là sáng tạo và hoa trái. Đây là một thách đố. Tôi không biết, đó là điều tôi nghĩ.
Cha Lombardi: Xin cám ơn Đức Thánh Cha, và giờ chúng con nhường lời cho Tilmann Kleinjung, người đến từ ARD, từ đài phát thanh Đức và con cũng nghĩ đây là chuyến sau cùng của anh vì thế chúng con vui lòng dành cho anh cơ hội này.
Kleinjung (ARD): Đúng, con cũng sẽ rời để trở về Bavaria. Xin cám ơn vì câu hỏi này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Quá trời bia!
Kleinjung: Quá trời bia... Thưa Đức Thánh Cha, con muốn hỏi Ngài một câu hỏi. Hôm nay Ngài đã nói về những ơn ban chung của các Giáo Hội, về những ơn ban mà các Giáo Hội có chung với nhau. Thấy rằng Ngài sẽ đi vào con tin là vài tháng nữa đến Lund để kỷ niệm 500 năm ngày cải cách, con nghĩ có lẽ đây cũng là thời điểm đúng đắn cho chúng ta để không chỉ nhớ đến những vết thương của cả hai phía mà cũng là để nhận ra những ơn của phong trào cải cách. Có lẽ đây cũng là một câu hỏi mang tính dị giáo – có lẽ bãi bỏ hoặc rút phép thông công của Martin Luther hoặc một kiểu tái tháp nhập nào đó. Xin cám ơn Đức Thánh Cha.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi nghĩ rằng những ý định của Martin Luther là không sai lầm. Ông ta là một nhà cải cách. Có lẽ một số phương pháp đã không đúng. Nhưng vào thời đó, nếu chúng ta đọc câu chuyện của Vị Mục Sư, một người theo phái Luther Đức người sau đó đã cải đạo khi ông thấy thực tại – ông trở thành người Công Giáo – vào thời đó, Giáo Hội không chính xác là một khuôn mẫu để noi theo. Có một sự hư hỏng trong Giáo Hội, có tinh thần thế tục, dính bén đến tiền bạc, đến quyền lực... và điều này ông ta chống lại. Sau đó ông ta đã thông minh và thực hiện một số bước để biện minh, vì ông đã thực hiện điều này. Và ngày nay những người theo phái Luther và Công Giáo, Tin Lành, tất cả chúng tôi đều nhất trí về giáo lý công chính hoá. Về điểm này, điều rất quan trọng, ông ta không phạm lỗi. Ông đưa ra một liều thuốc cho Giáo Hội, nhưng rồi liều thuốc này đã củng cố thành một tình trạng của mọi thứ, thành một tình trạng của kỷ luật, thành một kiểu tin, thành một cách hoạt động, thành một đường lối phụng vụ và ông đã không đơn độc; đã có Zwingli, đã có Calvin mỗi người trong số họ đều khác biệt, và phía sau họ là những ai? Các vua chúa! Chúng ta phải đặt họ vào câu chuyện của thời đó. Đó là một câu chuyện không dễ gì hiểu, không dễ gì. Rồi mọi thứ tiếp diễn, và ngày nay công cuộc đối thoại rất tốt. Văn kiện về sự công chính hoá ấy tôi nghĩ là một trong những văn kiện đại kết phong phú nhất trên thế giới, một văn kiện có sự dự phần nhiều nhất. Nhưng có những chia rẽ, và những điều này cũng tuỳ thuộc vào các Giáo Hội. Ở Buenos Aires có hai giáo hội Luther, và một giáo hội nghĩ theo cách này và giáo hội kia... thậm chí cùng là giáo hội Luther thì cũng không có sự hiệp nhất; nhưng họ tôn trọng lẫn nhau, họ yêu thương nhau, và sự khác biệt có lẽ là điều làm cho chúng ta đau đớn hơn cả và ngày nay chúng ta tìm cách để đi theo con đường gặp gỡ nhau sau 500 năm. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cầu nguyện cùng nhau, cầu nguyện. Cầu nguyện thì quan trọng đối với việc này. Thứ hai, hoạt động cùng nhau vì người nghèo, vì người bị bách hại, vì nhiều người, vì người tị nạn, vì nhiều người đang chịu đau khổ; làm việc cùng nhau và cầu nguyện cùng nhau và các thần học gia nghiên cứu cùng nhau, cố gắng... nhưng đây là một con đường dài, rất dài. Có lần tôi nói đùa: Tôi biết khi nào sự hiệp nhất trọn vẹn diễn ra. “Khi nào?” – “ngày sau khi Con Người ngự đến” bởi vì chúng ta không biết... Chúa Thánh Thần sẽ ban ân sủng, và trong khi ấy, cầu nguyện, yêu thương nhau và làm việc cùng nhau. Trên hết tất cả là vì người nghèo, vì người đang đau khổ và vì hoà bình và nhiều điều khác... chống lại nạn bóc lột con người và nhiều điều mà trong đó họ hoà chung vào công việc.
Cecile Chambraud (Le Monde): Hỏi một câu hỏi về phó tế nữ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Có một tổng thống ở Argentina đã khuyên các tổng thống của các nước khác: “Khi các ông muốn một điều gì không được giải quyết, thì hãy tạo ra một uỷ ban”. Nhưng, điều đầu tiên đáng ngạc nhiên bởi tin tức này là tôi...Cuộc trò chuyện với các tu sĩ đã được ghi âm lại và đã đăng tải trên L’Ossevatore Romano và một vài nơi khác... Và chúng ta đã biết rằng trong những thế kỷ đầu có những nữ phó tế. Người ta có thể nghiên cứu điều này và người ta có thể tạo nên một uỷ ban. Không đòi hỏi gì hơn nữa. Họ có nền tảng giáo dục, không chỉ là được giáo dục, mà còn yêu mến Giáo Hội. Và tôi nhớ lại rằng tôi biết một người Syria, một thần học gia người Syria đã qua đời, mộtn gười đã viết một phiên bản quan trọng về Thánh Ephrem, bằng tiếng Ý, và có lần nói về các nữ phó tế, khi tôi đến và ở tại Via della Scrofa, ông sống ở đó, vào buổi trò chuyện trong bữa ăn sáng... mà ông khôg biết rõ là họ có được thụ phong chưa. Chắc chắn có những người phụ nữ giúp vị giám mục, và giúp trong ba việc: Trong việc rửa tội cho các phụ nữ, bởi vì có một phép dìm; thứ hai, trong việc thoa dầu trước phép rửa cho phụ nữ, thứ ba – điều này khiến nôi nực cười – khi có một phụ nữ đến để phàn nàn với vị giám mục vì chồng cô đánh cô, thì vị giám mục gọi một trong những nữ phó tế này, để tìm hiểu thân thể người phụ nữ tìm kiếm các vết bầm... đây là lý do mà họ được tạo nên cho chức vụ này.
Nhưng, người ta có thể nghiên cứu, nếu đây là giáo lý của Giáo Hội và nếu người ta phải tạo nên một uỷ ban này. Họ nói: “Giáo Hội đang mở cửa ra cho chức vụ nữ phó tế”. Thật không? Tôi hơi giận vì điều này không nói lên sự thật về mọi thứ. Tôi nói với vị đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, và Ngài nói với tôi, “hãy xem, có một cuộc nghiên cứu của uỷ ban thần học quốc tế đã thực hiện năm 1980”. Và tôi hỏi vị chủ tịch vui lòng cho tôi một danh sách.
Hãy cho tôi một danh sách những người mà tôi có thể chọn để tạo nên uỷ ban này. Ngài gửi cho tôi một danh sách để tạo nên uỷ ban này, nhưng tôi tin rằng chủ đề đã được nghiên cứu nhiều, và tôi không nghĩ là sẽ khó để đưa ra ánh sáng tranh luận này. Nhưng, có một điều khác, một năm rưỡi trước tôi đã tạo một uỷ ban về các thần học gia nữ là những người đã làm việc với Đức Hồng Y Rylko, những người đã viết một cuốn sách thật dễ thương, bởi vì tư tưởng của phụ nữ là quan trọng. Phụ nữ nghĩ khác chúng ta, người ta không thể đưa ra một quyết định tốt khi không lắng nghe phụ nữ. Đôi khi ở Buenos Aires, tôi đã tư vấn các tư vấn viên của tôi, và rồi cho gọi các phụ nữ đến và họ nhìn mọi thứ dưới một ánh sáng khác, vốn dẫn đến một khởi đầu tuyệt vời... Nhưng, rồi, các giải pháp rất hiệu quả, rất dễ thương.
Tôi phải gặp những phụ nữ này là những người đã làm việc tốt, nhưng vì bộ giáo dân giờ đang thay đổi, và tôi đang đợi chờ điều mà bộ này thực hiện. Nhưng, để tiếp tục công việc thứ hai là một điều khác, các nữ thần học... Nhưng điều này, tôi muốn nhấn mạnh, thì quan trọng hơn: cách hiểu, cách nghĩ, các nhìn của người phụ nữ và các khả năng của người phụ nữ. Giáo Hội là một người phụ nữ. Đó là ‘la Chiesa’, là một phụ nữ chưa lập gia đình; Giáo Hội là một người phụ nữ đã kết hôn với con Thiên Chúa, Giáo Hội là một hiền thê của Đức Giêsu Kitô.
Cindy Wooden, CNS: Thưa Đức Thánh Cha, trong một vài ngày qua Đức Hồng Y Marx, người Đức, phát biểu tại một hội nghị lớn tại Dublin vốn rất quan trọng về Giáo Hội trong thế giới hiện đại, nói rằng Giáo Hội phải xin sự tha thứ đối với cộng đồng đồng tính vì đã loại trừ những người này. Trong những ngày sau trận nã súng ở Orlando, nhiều người đã nói rằng cộng đồng Kitô Giáo đã có một điều gì đó có liên hệ đến sự ghét bỏ này đối với những người đồng tính. Đức Thánh Cha nghĩ gì?
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Tôi sẽ lặp lại điều tôi đã nói trong chuyến đi đầu tiên của tôi. Tôi lặp lại điều mà Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo nói: rằng người ta phải không được phân biệt đối xử với họ, rằng họ phải được tôn trọng và đồng hành về mặt mục vụ. Người ta có thể lên án, nhưng không vì những lý do thần học, mà vì những lý do hành xử chính trị... Những biểu hiện nhất địn có một quá xúc phạm một chút đối với người khác, phải không?... Nhưng những điều này là những điều chẳng có liên hệ gì đến vấn đề. Vấn đề là một người có một hoàn cảnh, người ấy có thiện chí và người ấy tìm kiếm Thiên Chúa, thì chúng ta là ai mà phán xét? Và chúng ta phải đồng hành tốt với họ... đây là điều mà giáo lý dạy, một giáo lý rõ ràng. Thế rồi có những truyền thống ở một số nước, ở một số nền văn hoá lại có một não trạng khác về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng Giáo Hội phải không chỉ xin sự tha thứ - giống như “Đức Hồng Y Marxist” nói (cười) – phải không chỉ xin sự tha thứ đối với người đồng tính là những người bị xúc phạm. Mà Giáo Hội phải xin sự tha thứ đối với người nghèo nữa, với những phụ nữ bị khai thác, với những trẻ em bị khai thác lao động. Giáo Hội phải xin sự tha thứ vì đã chúc phúc cho quá nhiều loại vũ khí. Giáo Hội phải xin sự tha từ vì nhiều lần không hành xử - khi tôi nói Giáo Hội, tôi có ý nói các Kitô Hữu! Giáo Hội thì thánh thiện, chúng ta là các tội nhân! – các Kitô Hữu phải xin sự tha thứ vì đã không đồng hành với quá nhiều chọn lựa, quá nhiều gia đình... Tôi còn nhớ từ thời thơ ấu của tôi nền văn hoá ở Buenos Aires, nền văn hoá Công Giáo khép kín. Tôi đi đến đó nhé! Một gia đình đã ly hôn thì không thể đi vào nhà, tôi đang nói về 80 năm trước. Văn hoá đã thay đổi, tạ ơn Thiên Chúa. Các Kitô Hữu phải xin sự tha thứ về nhiều điều, không chỉ những điều này. Sự tha thứ, không chỉ là những lời xin lỗi. Xin tha thứ, lạy Chúa. Đó là một từ mà nhiều khi chúng ta lãng quên. Giờ đây tôi là một mục tử và tôi giảng dạy. Không, điều này không đú, nhiều lần. Nhiều lần... nhưng vị linh mục là một bậc thầy chứ không phải là một người cha, linh mục là người đánh đập chứ không phải là người ôm lấy, tha thứ và ủi an. Có quá nhiều. Có nhiều tuyên uý bệnh viện, tuyên uý nhà tù, nhiều vị thánh. Nhưnng những người này không được nhìn nhận. Vì sự thánh thiện thì khiêm tốn, nó ẩn giấu. Thay vào đó thật là một chút không xấu hổ trắng trợn, thật trắng trợn và bạn thấy quá nhiều tổ chức của những người tốt lành và những người không tốt và những người mà... vì bạn cho đi một chiếc ví điều đó hơn lớn một chút và bạn nhìn vào bạn từ phía kia giống như những thế lực quốc tế với ba cuộc diệt chủng. Chúng ta là các Kitô Hữu – các linh mục, giám mục – chúng ta đã thực hiện điều này. Nhưng chúng ta cũng là những người Kitô Hữu có Mẹ Teresa Caltuta và nhiều Teresa Calcutta. Chúng ta có nhiều người phục vụ ở Châu Phi, nhiều giáo dân, nhiều đôi hôn nhân thánh thiện. Lúa và cỏ lùng. Và vì thế Chúa Giêsu nói rằng Nước Trời...chúng ta phải không được làm cớ cho những người như thế này. Chúng ta phải cầu nguyệ để Thiên Chúa dọn hết cỏ lùng và có nhiều lúa hơn. Nhưng đây là sự sống của Giáo Hội. Chúng ta không thể đặt ra những giới hạn. Tất cả chúng ta là những vị thánh, vì tất cả chúng ta đều có Chúa Thánh Thần. Nhưng tất cả chúng ta đều là tội nhân, tôi trước hết! Phải rồi. Tôi không biết là tôi đã trả lời chưa nữa.
Cha Lombardi: Thưa Đức Thánh Cha, con tự cho phép con đặt ra cho Đức Thánh Cha một câu hỏi cuối cùng và rồi chúng con sẽ để cho Ngài nghỉ ngơi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Đừng đặt tôi vào tình huống khó nha!
Cha Lombardi: Dạ không, chỉ là về chuyến thăm Ba Lan sắp tới mà chúng con đang bắt đầu chuẩn bị, và Ngài sẽ dành nguyên Tháng Bảy để chuẩn bị. Nếu Ngài có thể nói cho chúng con biết những cảm nhận mà Ngài sẽ đi đến Đại Hội Giới Trẻ này trong Năm Thánh Thương Xót này... và một điểm cụ thể hơn nữa là điều này: chúng con đã đi thăm Khu Tưởng Niệm Tzitzernakaberd với Ngài trong chuyến thăm đến Armenia... và Ngài cũng sẽ thăm Auschwitz và Birkenau trong chuyến thăm đến Ba Lan... vì thế, giờ đây con cảm thấy nói rằng Ngài mong muốn sống giây phút này bằng sự thinh lặng hơn bằng lời nói như Ngài đã thực hiện ở đây, cũng như tại Birkenau và con muốn hỏi liệu Ngài có thích thực hiện một phút cầu nguyện thinh lặng với một động lực cụ thể.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Hai năm trước tại Redipuglia tôi đã thực hiện điều tương tự khi tưởng niệm một trăm năm Đại Chiến, tại Redipuglia. Tôi đến trong thinh lặng... rồi có một Thánh Lễ, tại Thánh Lễ tôi đã giảng, nhưng có một điều khác. Sự thinh lặng. Hôm nay, chúng ta thấy sáng nay sự thinh lặng... phải hôm nay không?
Cha Lombardi: Hôm qua!
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Hôm qua... sự thinh lặng... tôi muốn đi đến nơi khủng khiếp đó, không có diễn văn, không có con người, chỉ một chút những cần thiết... nhưng chắc chắn cùng với các ký giả... nhưng không có chào điều này và điều này... không, không... một mình, đi vào, cầu nguyện và xin Thiên Chúa ban cho tôi ân sủng biết khóc. Chính là điều này.
Cha Lombardi: Xin cám ơn Đức Thánh Cha... giờ đây, chúng con sẽ đồng hành với Ngài trong việc chuẩn bị cho chuyến đi sắp tới này và chúng con cám ơn Đức Thánh Cha quá nhiều vì thời gian mà Ngài đã dành cho chúng con... và giờ đây, xin hãy nghỉ ngơi một chút, ăn một chút, và nghỉ trong cả tháng bảy nữa, rồi...
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Một lần nữa, xin cám ơn, vì công việc và tình cảm của các bạn. Xin cám ơn các bạn!