Diễn Văn - Huấn Từ

Sunday, 05 April 2020 07:52

Đức Thánh Cha Phanxicô: Tiếng “Xin Vâng” Của Mẹ Maria và Của Chúng Ta Featured

Joseph C. Pham

 

LTS: Trưa thứ Năm, ngày 8-12-2016, Đại lễ kính Đức Maria Vô Nhiễm, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự Kinh Truyền Tin trên quảng trường thánh Phêrô cùng hơn 20 ngàn tín hữu và khách hành hương. Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha quảng diễn những ý tưởng chính trong hai bài đọc của ngày lễ: trước hết là đoạn sách Sáng Thế nói về thái độ bất tuân phục của con người đối với Thiên Chúa, thích theo ý riêng hơn là tuân theo ý Chúa. Tiếp đến là đoạn Tin Mừng nói về lời thưa “Xin Vâng” của Mẹ Maria, qua đó Thiên Chúa đã nhập thể làm người, chia sẻ hoàn toàn thân phận của phàm nhân ngoại trừ tội lỗi.

***

***

 

 

Anh Chị Em Thân Mến, xin mừng Lễ!

Các Bài Đọc của Ngày Lễ Trọng Kính Đức Maria Đồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội, trình bày hai con đường trong lịch sử các mối quan hệ giữa con người và Thiên Chúa: chúng ta có thể nói rằng hai con đường này dẫn chúng ta đến cội nguồn của sự tốt lành và sự dữ. Hai con đường này dẫn đến cội cuồn của sự tốt lành và sự dữ.

Sách Sáng Thế cho chúng ta thấy tiếng Không đầu tiên, tiếng Không của các cội nguồn, tiếng Không của con người, khi con người thích nhìn vào chính bản thân mình hơn là nhìn vào Đấng Tạo Thành của mình; con người muốn là cái đầu của chính mình, con người chọn sự đủ ở nơi chính bản thân mình. Tuy nhiên, khi làm thế, con người loại bỏ mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa, thực ra là con người đánh mất chính mình và bắt đầu sợ hãi, che đậy bản thân và tố cáo người gần mình nhất (x. St 3:10.12). Những triệu chứng này: sợ hãi luôn luôn là một biểu hiện của tiếng Không với Thiên Chúa; nó cho thấy rằng tôi đang nói Không với Thiên Chúa. Tố cáo người khác và không nhìn vào bản thân cho thấy rằng tôi đang tách lìa bản thân ra khỏi Thiên Chúa. Điều này tạo nên tội lỗi. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ mặc con người trước sự xót thương tội lỗi của con người; ngay lập tức Ngài tìm kiếm và hỏi con người một câu hỏi đầy sự hiểu biết: “Người ở đâu?” (câu 9). Như thể Ngài đang nói: “Hãy dừng lại, hãy nghĩ: ngươi đang ở đâu?” Đó là một câu hỏi của một người cha hay một người mẹ đang tìm kiếm một đứa con bị lạc: “Con đang ở đâu? Con đã kết cục trong hoàn cảnh nào?”. Và Thiên Chúa thực hiện điều này với sự kiên nhẫn vô cùng, cho đến khi khép lại khoảng cách đã được tạo nên ngay từ cội nguồn. Đây là một trong những con đường.

Con đường chính yếu thứ hai, được nhắc lại hôm nay trong Bài Tin Mừng, là khi Thiên Chúa đến ngự ở giữa chúng ta, Ngài biến chính Ngài trở thành con người như chúng ta. Và điều này là khả thể qua một tiếng xin vâng cao cả, tiếng của tội lỗi là một tiếng Không; đây là một tiếng Xin Vâng, tiếng xin vâng của Mẹ Maria là một tiếng Xin Vâng lớn lao ngay vào thời điểm Truyền Tin. Vì tiếng Xin Vâng này, mà Chúa Giêsu bắt đầu hành trình của Ngài trên những nẻo đường của nhân loại; Ngài bắt đầu hành trình này ở nơi Mẹ Maria, dành những tháng đầu đời của Ngài trong cung lòng Mẹ Ngài: Ngài không xuất hiện như là một người đã trưởng thành và mạnh mẽ, mà đi theo toàn bộ lịch trình của việc làm người. Ngài biến chính bản thân Ngài nên giống như chúng ta mọi sự, trừ một điều, tiếng Không ấy, trừ tội lỗi. Do đó, Ngài đã chọn Mẹ Maria, thọ tạo duy nhất không mang tội, vô nhiễm. Với chỉ một lời trong Tin Mừng, Mẹ được cho biết là “đầy ân phúc” (Lc 1:28), có nghĩa là, đầy tràn ân sủng. Có nghĩa là ở nơi Mẹ, ngay lập tức đầy tràn ân sủng, không có chỗ cho tội lỗi. Và, khi chúng ta hướng về với Mẹ, chúng ta cũng nhận ra vẻ đẹp này: chúng ta khẩn cầu Mẹ là “đầy ân phúc”, không có bóng dáng của sự dữ.

Mẹ Maria đáp trả trước lời đề nghị của Thiên Chúa bằng việc nói: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa” (câu 38). Mẹ không nói: “Hả, lần này con sẽ làm theo ý Chúa, con sẽ sẵn sàng bản thân con, rồi con sẽ xem...”. Không, lời của mẹ là tiếng Xin Vâng trọn vẹn, hoàn toàn, cho cả một đời sống, không có điều kiện. Và khi tiếng Không của cội nguồn khép lại con đường của con người đến với Thiên Chúa, thì cũng thế tiếng Xin Vâng của Mẹ Maria mở ra con đường đến với Thiên Chúa ở nơi chúng ta. Đó là tiếng Xin Vâng quan trọng nhất trong lịch sử, tiếng Xin Vâng khiêm nhường lật đổ tiếng Không kiêu ngạo của cội nguồn, tiếng Xin Vâng trung tín chữa lành sự bất tuân; tiếng Xin Vâng đầy sẵn sàng lật đổ chủ nghĩa cái tôi của tội lỗi.

Đối với mỗi người chúng ta, cũng có một lịch sử cứu độ được tạo thành từ những tiếng Xin Vâng và những tiếng Không trước Thiên Chúa. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta là những chuyên gia trong những tiếng Xin Vâng nửa vời: chúng ta giỏi trong việc giả vờ rằng chúng ta không hiểu điều Thiên Chúa muốn và điều mà lương tâm đề nghị chúng ta. Chúng ta cũng xảo trá, và đề không phải nói một tiếng Không thực sự và đúng đắn với Thiên Chúa, chúng ta nói: “Con xin lỗi, con không thể”, “không phải hôm nay, mà ngày mai”; “Ngày mai con sẽ tốt hơn, ngày mai con sẽ cầu nguyện, ngày mai con sẽ làm điều tốt”. Và sự xảo trá này làm cho chúng ta xa lìa khỏi tiếng Xin Vâng, nó làm chúng ta xa lìa Thiên Chúa và dẫn chúng ta đến với tiếng Không, với tiếng Không đối với tội lỗi, với tiếng Không đối với sự tầm thường. Tiếng “Vâng, nhưng...” nổi tiếng; “Vâng, Lạy Chúa, nhưng...”. Nhưng khi làm thế, chúng ta đang kép lại cánh cửa trước điều tốt lành, và sự dữ lợi dụng từ những tiếng Vâng đầy mong muốn này. Mỗi người chúng ta đều có một bộ sưu tập của những điều này ở bên trong. Chúng ta hãy nghĩ về điều đó và chúng ta sẽ thấy quá nhiều tiếng Vâng bị bỏ lỡ. Thay vào đó, mọi tiếng Vâng trọn vẹn với Thiên Chúa sẽ mang lại cội nguồn của một lịch sử mới: nói Vâng với Thiên Chúa thì hoàn toàn “mang tính cội nguồn”, là cội nguồn, không phải tội lỗi, điều làm cho chúng ta già cỗi từ  bên trong. Bạn có tư tưởng về điều này chưa?. Rằng tội lỗi sẽ làm cho chúng ta già cỗi từ bên trong?. Nó làm cho chúng ta già đi rất nhanh! Mọi tiếng Vâng với Thiên Chúa tạo nên cội nguồn cho lịch sử cứu độ cho chúng ta và cho người khác – giống như Mẹ Maria với tiếng Xin Vâng của Mẹ.

Và trong hành trình Mùa Vọng này, Thiên Chúa muốn thăm chúng ta và Ngài đợi chờ tiếng Xin Vâng của chúng ta. Chúng ta hãy suy nghĩ: Hôm nay, Tôi, tiếng Xin Vâng nào mà tôi phải nói với Thiên Chúa? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều đó, thật tốt cho chúng ta khi thực hiện. Và chúng ta sẽ thấy tiếng nói của Chúa ở bên trong Thiên Chúa, Đấng đang hỏi chúng ta một điều gì đó, một bước tiến. “Con tin tưởng ở nơi Ngài, con hy vọng vào Ngài, con yêu mến Ngài. Xin cho thánh ý của Ngài được thành sự nơi con”. Đây là một tiếng Xin Vâng. Với sự đại lượng và tin tưởng, giống như Mẹ Maria, mỗi người chúng ta hôm nay hãy nói tiếng “Xin Vâng” cá nhân này trước Thiên Chúa.

(Chuyển ngữ từ ZENIT)