LTS: Vào lúc 15g30, ngày thứ Sáu 30-09-2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có bài diễn văn trước 400 người, gồm các quan chức chính trị và tôn giáo, ngoại giao đoàn, cũng như đại diện các tầng lớp xã hội dân sự và văn hóa Georgia.
***
***
Thưa Ngài Tổng Thống,
Thưa Các Nhà Cầm Quyền và Thành Viên Ngoại Giao Đoàn,
Thưa Quý Bà và Quý Ông,
Tôi xin tạ ơn Thiên Chúa Toàn Năng vì đã ban cho tôi cơ hội để thăm vùng đất được chúc phúc này, một nơi của sự gặp gỡ và sự giao thoa thiết yếu giữa các nền văn hóa và nền văn minh, điều mà, kể từ công cuộc rao giảng của Thánh Nino ngay từ khởi đầu của thế kỷ thứ IV, đã khám phá ra ở nơi Kitô Giáo tận căn tính sâu xa nhất của nó và nền tảng vững vàng của các giá trị. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nhận xét khi đến thăm đất nước của các bạn: “Kitô Giáo trở thành hạt giống của những trổ sinh liên lỉ của nền văn hóa của dân tộc Georgia”,[1] và hạt giống này tiếp tuc sinh hoa trái. Gợi nhắc lại với lòng biết ơn cuộc gặp gỡ của chúng ta tại Vatican vào năm ngoái và những mối quan hệ tốt đẹp mà đất nước Georgia đã luôn duy trì với Toà Thánh, tôi chân thành cám ơn Ngài, thưa Ngài Tổng Thống, vì lời mời tuyệt vời của Ngài và về những lời đón tiếp nồng hậu của Ngài thay mặt cho toàn thể Giới Chức của Nhà Nước và toàn thể người dân Georgia.
Những thế kỷ của lịch sử xưa của đất nước các bạn cho thấy rằng nó đã được bắt rễ vào trong các gía trị thể hiện trong nền văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống của đất nước. Điều này đặt đất nước của các bạn một cách trọn vẹn và đặc biệt vào trong đá tảng vững chắc của nền văn minh Châu Âu; đồng thời, như đã thấy rõ từ vị trí địa lý của các bạn, Georgia là một sự nối dài quan trọng của một chiếc cầu nối tự nhiên giữa Châu Âu và Châu Á, một sự kết nối vốn tạo nên sự giao tiếp và các mối quan hệ giữa các dân tộc. Trải qua nhiều thế kỷ điều này đã tạo nên những mối liên hệ giao thương cũng như đối thoại và trao đổi ý tưởng và những kinh nghiệp giữa các nền văn hóa khác nhau. Như bài quốc ca của các bạn đã tự hào công bố: “Biểu tượng của tôi là quê hương tôi… những ngọn núi và những thung lũng sáng ngời được thông phần với Thiên Chúa”. Đất nước là một biểu tượng diễn tả căn tính của nó và tạo nên nét đặc thù và lịch sử của nó; các ngọn núi của đất nước, xuất hiện cách tự do từ trời cao, tách biệt khỏi việc là những bức tường bất khả xâm phạm, sẽ mang lại vẻ huy hoàng cho các thung lũng; các ngọn núi sẽ phân biệt các thung lũng, kết nối với chúng, làm cho mỗi thung lũng trở nên động đất nhưng lại mở ra trước một bầu trời, vốn bao phủ chúng và mang lại cho chúng sự chở che.
Thưa Ngài Tổng Thống, 25 năm đã trôi qua kể từ ngày độc lập của Georgia được công bố. Trong suốt giai đoạn này khi mà Georgia dành lại được quyền tự do hoàn toàn của mình, đất nước đã xây dựng và củng cố các thể chế dân chủ của mình và đã tìm các cách thế để đảm bảo sự phát triển mang tính tiếp đón và đúng đắn nhất có thể. Tất cả điều này không nằm ngoài sự hy sinh lớn lao, điều mà người dân đã đối diện cách can đảm để đảm bảo về sự tự do đã mong ước từ lâu của họ. Tôi hy vọng rằng con đường hòa bình và phát triển sẽ tiến bước cùng với sự dấn thân kiên vững của tất cả mọi thành phần của xã hội, để có thể tạo nên những điều kiện bình ổn, công lý và tôn trọng pháp luật, từ đó mà cổ võ sự phát triển và các cơ hội lớn lao hơn nữa cho hết mọi người.
Sự chung sống hòa bình giữa tất cả các dân tộc và các nhà nước ở trong khu vực là một điều kiện không thể thiếu và tiên quyết cho một tiến trình đúng đắn và ổn định lâu dài như thế. Điều này đòi hỏi một sự tôn trọng và trân trọng lẫn nhau, vốn không bao giờ có thể đặt sang một bên sự tôn trọng đối với các quyền tối hậu của mọi đất nước bên trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế. Vì thế để đẩy mạnh những con đường dẫn đến hòa bình và hợp tác thực sự, chúng ta phải gợi nhắc rằng những nguyên tắc thích hợp đối với một mối quan hệ công bằng và ổn định giữa các nhà nước đặt trọng tâm ở sự sống chung thực tế, trật tự và hòa bình giữa các quốc gia.
Thực vậy, ở quá nhiều nơi xa xôi của thế giới, dường như vẫn còn đó một lối tư duy thống trị vốn đang ngăn cản việc giữ gìn những khác biệt và những bất đồng hợp pháp – điều vốn luôn có thể xuất hiện – trong một bầu khí của công cuộc đối thoại văn minh nơi mà lý luận, sự điều độ và trách nhiệm có thể thắng thế. Điều này còn cần thiết hơn cả trong thời khắc lịch sử hiện tại, mà không có con đường tắt nào của chủ nghĩa cực đoan bạo lực vốn đang thao túng và làm méo mó các nguyên tắc dân sự và tôn giáo, và hạ thấp những điều này vào trong những mưu đồ đen tối của sự thống trị và sự chết.
Chúng ta phải hết lòng dành ưu tiên cho con người trong những hoàn cảnh thực tế của họ và theo đuổi mọi nỗ lực để ngăn chặn những khác biệt khỏi việc tạo nên sự xuất hiện của bạo lực vốn có thể tạo nên tai hoạ mang tính phá huỷ đối với người dân và đối với xã hội. Ngoài việc bị bóc lột như là những nền tảng cho việc biết sự bất hòa thành mâu thuẫn và mâu thuẫn trở thành bi kịch không thể vãn hồi, thì những cách biệt về những ranh giới mang tính sắc tộc, ngôn ngữ, chính trị hay tôn giáo có thể và phải là một nguồn làm phong phú cho nhau đối với người dân vì thiện ích chung. Điều này đòi hỏi rằng mọi người cần tận dụng trọn vẹn căn tính cụ thể của họ, có trách nhiệm, trên hết tất cả, để sống chung hòa bình ở quê hương của họ, hay trở về quê hương ấy cách tự do, nếu vì một số lý do mà họ bị buộc phải rời khỏi đó. Tôi hy vọng rằng các nhà cầm quyền dân sự sẽ tiếp tục thể hiện mối bận tâm cho hoàn cảnh của những người này, và rằng họ sẽ hoàn toàn dấn thân chính mình cho việc tìm kiếm các giải pháp hữu hình, bất chấp bất kỳ một vấn đề chính trị chưa được giải quyết nào. Cần có tầm nhìn xa và sự can đảm để nhận ra sự tốt lành đúng đắn của các dân tộc, và để theo đuổi sự tốt lành này bằng sự quyết tâm và cẩn trọng. Theo đó, thật cần thiết để luôn đặt trước mắt chúng ta nỗi đau khổ của người khác, để tiến bước bằng niềm xác tín trên con đường mà, dù chậm và đầy gian khó, cũng sẽ hấp dẫn và giải thoát, và dẫn chúng ta đến hòa bình.
Giáo Hội Công Giáo, vốn đã hiện diện trong nhiều thế kỷ tại đất nước này và đã làm cho chính mình trở nên khác biệt một cách cụ thể vì sự dấn thân của giáo hội cho việc thăng tiến con người và các công việc bác ái, chia sẻ niềm vui và các mối bận tâm của người dân Georgia, và đã quyết tâm để mang lại sự đóng góp vì sự thịnh vượng và hòa bình của đất nước, bằng việc hợp tác tích cực với các nhà cầm quyền và xã hội dân sự. Lòng mong muốn mạnh mẽ của tôi là Giáo Hội Công Giáo có thể tiếp tục thực hiện những đóng góp đúng đắn của mình cho sự phá triển của xã hội Georgia, nhờ vào việc làm chứng chung cho truyền thống Kitô Giáo vốn đang hiệp nhất chúng ta, sự dấn thân của Giáo Hội cho những người đang cần giúp đỡ nhất, và công cuộc đối thoại được đổi mới và củng cố với Giáo Hội Chính Thống Georgia cổ xưa và nhiều cộng đồng tôn giáo khác của đất nước.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho đất nước Georgia và ban cho đất nước sự bình an và thịnh vượng!
[1] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn nghi lễ đón tiếp tại Tbilisi, Georgia, ngày 08/11/1999.