Sunday, 05 April 2020 08:13

Bài Giảng Đức Thánh Cha Phanxicô Trong Thánh Lễ Tại Baku, Azerbaijan Featured

LTS: Sáng Chúa Nhật ngày 02-10-2016, sau khi chào tạm biệt Georgia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp chuyến bay sang nước cộng hòa Azerbaijan. Sau lễ nghi tiếp đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đi xe về nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm cách đó 23km để dâng thánh lễ cho tín hữu. Thánh lễ đã được cử hành bằng tiếng Latin, các bài đọc và thânh ca gồm nhièu thứ tiếng khác nhau. Hàng trăm tín hữu khác đã theo dõi thánh lễ ở bên ngoài nhà thờ.

***

***

 

Anh chị em thân mến,

Lời Chúa ngày hôm nay trình bày cho chúng ta hai khía cạnh chính của đời sống Kitô Giáo: niềm tin và sự phục vụ. Khi nói đến niềm tin, hai yêu cầu cụ thể được thực hiện đối với Thiên Chúa.

Yêu cầu thứ nhất được Tiên Tri Khabacúc, người đã khẩn xin Thiên Chúa can thiệp để tái thiết lập lại công lý và hòa bình mà con người đã phá huỷ bởi bạo lực, tranh cãi và bất hòa: “Lạy Chúa, con kêu cầu Chúa cho đến bao giờ mà Chúa không nghe?” (Kb 1:2), Tiên Tri khẩn khoản. Đáp lại, Thiên Chúa không can thiệp trực tiếp, không giải quyết vấn đề một cách đột ngột, không làm cho chính bản thân Ngài trở thành một đại diện cho một sự thể hiện sức mạnh. Hơn thế, Ngài mời gọi một sự đợi chờ nhẫn nại, mà không mất niềm hy vọng; trên hết, Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin, bởi vì chính bởi niềm tin mà con người mới sống được (x. Kb 2:4). Thiên Chúa đối xử với chúng ta y như thế: Ngài không làm thoả mãn lòng khao khát của chúng ta ngay lập tức và thay đổi đi thay đổi lại thế giới và người khác. Thay vào đó, Ngài chỉ có ý chữa lành tâm hồn, tâm hồn tôi, tâm hồn của bạn, và tâm hồn của mỗi người; Thiên Chúa thay đổi thế giới bằng việc biến đổi tâm hồn chúng ta, và điều này Ngài không thể thực hiện mà không có chúng ta. Thiên Chúa muốn chúng ta mở ra cánh cửa tâm hồn của chúng ta, để đi vào trong đời sống của chúng ta. Hành động mở ra với Ngài này, sự tín thác này vào Ngài rõ ràng là “sự vinh thắng vượt thắng thế giới, niềm tin của chúng ta” (1Ga 5:4). Vì khi Thiên Chúa tìm thấy một tâm hồn mở ra và tín thác, thì Ngài có thể thực hiện những điều kỳ diệu ở đó.

Nhưng để có đức tin, một đức tin sống động, thì không dễ dàng gì; và vì thế chúng ta chuyển sang yêu cầu thứ hai, điều mà các Tông Đồ dâng lên Thiên Chúa trong Tin Mừng: “Xin tăng thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17:6). Đây là một vấn đề tốt lành, một lời cầu nguyện mà cả chúng ta nữa có thể dâng lên Thiên Chúa mỗi ngày. Nhưng sự đáp trả thánh thì lại gây kinh ngạc và ở đây nữa xoay quanh vấn đề: “nếu anh em có niềm tin…”. Chính Chúa đòi hỏi chúng ta phải có niềm tin. Vì niềm tin, điều vốn luôn là quà tặng của Thiên Chúa và luôn luôn được đòi hỏi, phải được nuôi dưỡng bởi chúng ta. Đó không phải là một sức mạnh ma thuật đến từ trời, đó không phải là một “tài năng” được trao ban một lần và mãi mãi, không phải là một sức mạnh đặc biệt để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Một niềm tin hữu ích để thoả mãn những nhu cầu của chúng ta thì đó là một niềm tin ích kỷ, chỉ tập trung vào chính bản thân chúng ta. Niềm tin phải không được lẫn lộn với việc hạnh phúc hay cảm thấy tốt, với việc có sự an ủi trong tâm hồn chúng ta vốn mang lại cho chúng ta sự bình an nội tâm. Niềm tin là một sợi chỉ vàng nối kết chúng ta với Thiên Chúa, niềm vui trong sáng của việc ở với Ngài, hiệp nhất với Ngài; đó là một quà tặng kéo dài trên toàn bộ đời sống của chúng ta, nhưng chỉ sinh hoa trái khi chúng ta cầu nguyện.

Và đâu là phần của chúng ta? Chúa Giêsu giúp chúng ta hiểu rằng nó hệ tại ở việc phuc vụ. Trong Tin Mừng, ngay sau những lời của Ngài về sức mạnh của niềm tin, Chúa Giêsu nói về sự phục vụ. Niềm tin và sự phục vụ không thể tách rời; trái lại, chúng có liên hệ gần gũi với nhau, đan quyện với nhau. Để giải thích điều này, tôi muốn lấ một hình ảnh rất thân thuộc với các bạn, đó là hình ảnh của một tấm thảm đẹp. Các tấm thảm của các bạn là những tác phẩm nghệ thuật thật sự và có một di sản cổ xưa. Đời sống Kitô Hữu mà mỗi người trong các bạn có, cũng đến từ xa. Đó là một quà tặng mà chúng ta nhận lãnh trong Giáo Hội vốn xuất phát từ cung lòng của Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng mong muốn làm cho mỗi người chúng ta trở thành một tuyệt tác của công trình tạo dựng và lịch sử. Mỗi tấm thảm, và các bạn biết rõ điều này, phải được tạo nên từ một sợi ngang và một sợi dọc; chỉ bằng hình thức này thì một tấm thảm mới đan xen cách hòa hợp. Cũng thế trong đời sống Kitô Hữu: mỗi ngày phải được đan xen cách nhẫn nại, đan xen một đường ngang và một đường dọc cụ thể: sợi ngang của niềm tin và sợi dọc của phục vụ. Khi niềm tin được đan xen với sự phục vụ, thì tâm hồn vẫn cởi mở và tươi trẻ, và nó mở rộng ra trong quá trình thực hiện điều tốt lành. Do đó niềm tin, như Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin Mừng, trở nên mạnh mẽ và đạt được những việc làm kỳ diệu. Nếu niềm tin đi theo con đường này, thì nó sẽ trưởng thành và lớn lên trong sức mạnh, nhưng chỉ khi nó được kết hợp với sự phục vụ.

Nhưng đâu là sự phục vụ? Chúng ta có thể nghĩ rằng nó chỉ hệ tại ở việc trung thành với các bổn phận của chúng ta hoặc thực hiện một số việc tốt. Đối với Chúa Giêsu thì còn hơn nữa. Trong Bài Tin Mừng hôm nay, và theo từ ngữ rất chắc chắn và quyết đoán, Ngài đòi hỏi chúng ta một sự sẵn sàng hoàn toàn, một đời sống được trao ban trong sự mở ra hoàn toàn, thoát khỏi mọi toan tính thiệt hơn. Vậy thì sao Ngài lại đòi hỏi quá chính xác thế? Vì Ngài yêu thương chúng ta theo cách này, biến chính bản thân Ngài thành tôi tớ của chúng ta “cho đến cùng” (Ga 13:1), đến “để phục vụ, và trao ban mạng sống Ngài” (Mc 10:45). Và điều này diễn ra liên tục mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Thể: Thiên Chúa đến ngự giữa chúng ta, và chúng ta càng có ý phục vụ và yêu mến Ngài bao nhiêu, thì cũng luôn là Ngài là Đấng sẽ đi trước chúng ta, phục vụ chúng ta và yêu thương chúng ta nhiều hơn cả chúng ta có thể tưởng nghĩ hay xứng đáng. Ngài trao ban cho chúng ta chính sự sống của Ngài. Ngài mời gọi chúng ta hãy noi gương Ngài, nói rằng: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy” (Ga 12:26).

Và vì thế, chúng ta không được mời gọi để phục vụ chỉ thuần tuý là để nhận lãnh một phần thưởng mà hơn thế là để bắt chước Thiên Chúa, Đấng đã biến chính Ngài thành một tôi tớ vì yêu thương chúng ta. Chúng ta cũng không được mời gọi để phục vụ chỉ cho bây giờ và nhận lại, nhưng là để sống trong sự phục vụ. Do đó, phục vụ là một lối sống; thực ra nó chiếm toàn bộ lối sống Kitô Giáo: phục vụ Thiên Chúa trong sự thờ phượng và cầu nguyện; mở lòng và sẵn sàng; yêu thương người thân cận của chúng ta bằng những hành động thực tế; làm việc cách đam mê vì thiện ích chung.

Đối với người Kitô Hữu cũng thế, có những cơn cám dỗ vốn dẫn chúng ta rời xa khỏi con đường phục vụ và mang lấy kết cục là sống một đời sống vô định hướng. Ở đây cũng thế chúng ta có thể xác định hai hình thức. Một hình thức là để cho tâm hồn chúng ta trở nên nguội lạnh. Một tâm hồn nguội lạnh trở nên tự ngập chìm trong lối sống lười biếng và nó bóp nghẹt ngọn lửa của tình yêu. Người nguội lạnh thì sống để thoả mãn sự tiện nghi của họ, vốn không bao giờ đủ, và bằng cách đó thì không bao giờ được thoả mãn; dần dần một người Kitô Hữu như thế sẽ mang lấy kết cục là bằng lòng với một đời sống tầm thường. Người nguội lạnh thì phân bổ cho Thiên Chúa và người khác “một tỷ lệ phần trăm” thời gian của họ và tâm hồn họ, không bao giờ dành quá nhiều, và thay vào đó luôn nỗ lực để kinh tế hóa. Và vì thế, người ấy có thể mất đi lòng nhiệt thành cho cuộc sống: thay vào đó giống như một tách trà thật sự ngon, một tách trà không thể chấp nhận được để nếm vì nó trở nên nguội lạnh. Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng khi bạn nhìn đến gương mẫu của những người đã đi trước bạn trong niềm tin, bạn sẽ không để cho tâm hồn của bạn trở nên nguội lạnh. Toàn thế Giáo Hội, trong việc thể hiện cho bạn một tình cảm đặc biệt, nhìn đến các bạn và mang lại cho các bạn sự khích lệ: các bạn là một đoàn chiên nhỏ vốn quá quý giá trước mắt Thiên Chúa.

Có cơn cám dỗ thứ hai, cơn cám dỗ mà chúng ta có thể rơi vào không quá nhiều vì chúng ta bị động, mà vì chúng ta “tăng động”: cơn cám dỗ của việc nghĩ như những người chủ, của việc cho đi bản thân mình để chỉ nhận lại một điều gì đó hay để trở nên một ai đó. Trong những trường hợp như thế thì sự phục vụ trở thành một phương tiện chứ không phải là một đích điểm, vì đích điểm là trở nên danh giá; và rồi sẽ là quyền lực, lòng muốn được trở nên vĩ đại. “Giữa anh em thì không được như vậy”, Chúa Giêsu nhắc nhở tất cả chúng ta, “ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20:26). Đây là con đường mà Giáo Hội phát triển và toả hương. Trở về với hình ảnh tấm thảm của chúng ta, và áp dụng vào trong cộng đồng tốt lành của các bạn: mỗi người trong các bạn thì giống như một sợi tơ lụa tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ khi các bạn đan xen lại với nhau thì sẽ cùng với các sợi chỉ khác đan xen thành một tấm dệt tuyệt vời; còn tự thân những sợi chỉ, chúng chẳng có tác dụng gì. Hãy luôn hiệp nhất, sống khiêm nhường trong bác ái và niềm vui; Thiên Chúa, Đấng tạo nên sự hòa hợp từ những khác biệt, sẽ bảo vệ các bạn.

Xin cho chúng ta được trợ giúp bởi sự chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm và bởi các thánh, đặc biệt là Thánh Teresa Calcutta, những hoa trái mà niềm tin và sự phục vụ của các Ngài đang ở giữa các bạn. Chúng ta hãy gợi nhắc lại một số lời cao quý của Ngài để tóm lại thông điệp của hôm nay: “Hoa trái của niềm tin là tình yêu. Hoa trái của tình yêu là sự phục vụ. Hoa trái của sự phục vụ là bình an” (Con Đường Đơn Sơ, Giới Thiệu).