Saturday, 04 April 2020 15:12

Vatican II: Chiếc La Bàn Cho Thời Đại Chúng Ta - Thuyết Trình Mùa Chay Tại Nhà Thờ Đức Bà Paris Featured

VATICAN II: CHIẾC LA BÀN CHO THỜI ĐẠI CHÚNG TA.
HƠN 40 NĂM SAU, CÔNG ĐỒNG VATICAN RA SAO?

Những bài thuyết trình Mùa Chay
tại nhà thờ Đức Bà Paris tháng ba 2010

 
 

Tựa gốc tiếng Pháp: “Vatican II, une boussole pour notre temps”, plus de 40 ans après, que devient-il le Vatican II ?

 

Dịch giả: Lm. Gioan Baotixita Phạm Hoàng Dũng, OP.

Lời giới thiệu: Dưới đây là loạt bài nói chuyện về chủ đề Công Đồng Vatican II sau 40 năm nhìn lại. Những bài nói chuyện này được thực hiện bởi nhiều nhà giảng thuyết tại Nhà thờ Đức Bà Paris - Pháp từ ngày 21-02-2010 đến 28-03-2010. Loạt bài nói chuyện này bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau dưới nhãn quan của Giáo hội qua Công đồng Vatican II cũng như trong đời sống của Giáo hội ngày nay. Học viện Đaminh xin được hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bản Việt ngữ, do Lm. GB. Phạm Hoàng Dũng, OP. chuyển ngữ.


------------------

 

BÀI 1       II       BÀI 2       II       BÀI 3

BÀI 4       II       BÀI 5       II       BÀI 6

-------------------------------------------

 



Notre Dame de Paris




Những bài thuyết trình Mùa Chay
tại Nhà Thờ Đức Bà Paris

Conférences de Carême à Notre-Dame de Paris


 
GIỚI THIỆU CHUNG
 

Vào năm 1835, chân phước Frédéric Ozanam đã đề xuất với Đức cha De Quelen, Tổng giám mục Paris, mời cha Lacordaire giảng tĩnh tâm tại Vương cung thánh đường Đức Bà ở Paris vào mùa Vọng và mùa Chay. Những bài thuyết trình của cha Lacordaire ngay tức thì có được tiếng vang rộng lớn. Với những người đương thời, cho dù theo bất cứ lập trường nào, cha Lacordaire nói với chứng từ của đức tin công giáo những vấn đề chính yếu mà sự phát triển của xã hội đặt ra cho lương tâm của con người, nhất là người tín hữu. Thời gian dần trôi, hàng ngàn bài thuyết trình nối tiếp nhau qua năm tháng…

Kể từ năm 2005, những buổi tĩnh tâm này được tổ chức dưới hình thức cuộc đối thoại trong đó đức tin kitô giáo và dòng tư tưởng đương đại cùng nhau giải thích một chủ đề nổi cộm của xã hội.
 
Năm 2005 : « Đức tin và Lý trí » (Foi et Raison)
Với những bài thuyết trình của triết gia Jean-Luc Marion, cha Frédéric Louzeau, sử gia và nhà chính trị học Marcel Gauchet, cha Antoine Guggenheim, Marguerite Harl, Philippe Sers, Catherine Grenier, cha Patrick Faure, triết gia Jean-Louis Chrétien và Đức hồng y Cottier kết thúc.
 
Năm 2006 : « Đây là người » (Voici l’homme)
Với những bài thuyết trình của Jean Vanier, Axel Kahn, Marguerite Lena, Michel Serres, Anne-Marie Pelletier, Julia Kristeva, cha Brice de Malherbe, Marie de Hennezel, cha Henry de Villefranche, Claude Vigée, và Đức giám mục Pierre d’Ornellas kết thúc.
 
Năm 2007 : « Chân lý là gì ? » (Qu’est-ce que la Vérité ?)
Gồm những bài thuyết trình của Pierre Manent, cha Michel Fédou SJ, Philippe Boutry, cha Gérard Pelletier, Francis Balle, Bruno Frappat, Valère Novarina, Jérôme Alexandre, Monette Vacquin, cha Alain MattheeuwsĐức giám mục André Vingt-Trois kết thúc mùa Chay.
 
Năm 2008 : « Người ta bảo Thầy là ai ? » (Qui dites-vous que je suis ?).
Gồm những bài thuyết trình của Claude Lepelley, Rafic Nahra, Jean de Loisy, Benoît Chantre, François Villeroy de Galhau, cha Edouard Herr, Maurice Godelier, Đức cha Jérôme Beau, Fabrice Midal, Rémi Brague và Đức hồng y André Vingt-Trois kết thúc.
 
Năm 2009 : « Thánh Phaolô, người do thái và tông đồ của các dân : nhân cách và sứ vụ của ngài » (Saint Paul, juif et apôtre des nations : sa personnalité, sa mission).
Với những bài thuyết trình của Alain Decaux, Giorgio Agamben, Éric Morin, Chantal Delsol, André-Marie Ponnou-Delaffon, Đức cha Job Getcha, đức cha Pierre Debergé, Marie-Françoise Baslez, Claude Baty và đức hồng y André Vingt-Trois thuyết trình kết thúc.
 
Năm 2010 : « Vatican II : chiếc la bàn cho thời đại của chúng ta » (Vatican II, une boussole pour notre temps)
Với những bài thuyết trình của Đức cha Éric de Moulins-Beaufort, thầy Enzo Bianchi, cha Denis Dupont-Fauville, cha Dominique Soujeole, Michel Camdessus, cha Matthieu Rougé, Thầy rabbin Rivon Krygier, Dominique Folscheid và Đức cha Jean-Louis Bruguès kết thúc.
 
Năm 2011 : « Gia đình : di sản hay tương lai ? » (La famille : héritage ou avenir ?)
Với những bài thuyết trình của Martine Segalen, cha Jacques de Longeaux, Olivier Rey, cha Frédéric Louzeau, Françoise Dekeuwer-Defossez, cha Alexis Leproux, cha Philippe Bordeyne, Antoine et Stéphanie Bonnasse, Jacques Arènes, Antoine Renard và Đức cha Pierre d’Ornellas kết thúc.

Năm 2012 : « Liên đới : đòi hỏi và hy vọng » (La solidarité : une exigence et une espérance)

Với những bài thuyết trình của Đức Hồng y Angelo Scola, nữ tu Cécile Renouard, Emmanuel Faber (Phó chủ tịch tập đoàn Danone), cha Gael Giraud sj, Jean-Pierre Jouyet (chủ tịch Autorité des Marchés Financiers), Đức cha Michel Dubost (giám mục Evry), Jérôme Vignon (chủ tịch Les Semaines sociales de France), Philippe Pelletier (luật sư), cha Jacques Trublet sj, và Andrea Riccardi (nhà sáng lập Cộng đoàn Sant’Egidio và hiện là bộ trưởng hợp tác quốc tế và hội nhập chính phủ Italia) kết thúc.
 
 
Với bạn đọc Tiếng Việt
 
Bạn đọc vừa lần giở những trang lịch sử của Công đồng Vatican II, được các diễn giả trình bày trong mùa Chay 2010. Bản dịch tiếng việt được ra mắt nhân kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng và cũng là năm Đức Tin. Chúng tôi xin được giới thiệu cùng bạn đọc không chỉ một dẫn nhập để đọc lại các bản văn của Công Đồng Vatican II, mà còn muốn giới thiệu ở đây một hình thức giảng thuyết khác. Hình thức giảng tĩnh tâm hay những bài giảng mang nội dung giáo lý được cha Lacordaire, dòng Đa Minh, tái lập tại nhà thờ Đức Bà Paris, năm 1835. Những năm gần đây, nhận thấy cần có sự đối thoại và tận dụng các phương tiện truyền thông cũng như nói lên tiếng nói của Giáo hội trước những vấn đề nổi cộm của xã hội đương thời, đức hồng y André Vingt-Trois và các cộng sự đã thay đổi hình thức của những buổi tĩnh tâm mùa chay bằng các buổi thuyết trình vào các buổi chiều chúa nhật trong suốt thời kỳ này. Các buổi thuyết trình này trình bày dưới hình thức đối thoại như ta thấy qua cuốn sách. Không chỉ là cuộc đối thoại giữa các diễn giả mà còn giữa diễn giả với thính giả tại nhà Thờ Đức Bà cũng như các khán giả theo dõi qua làn sóng phát thanh của France Culture hay qua tivi của đài KTO, hay trên trang web của Tổng giáo phận Paris (http://www.paris.catholique.fr/-Mars-2010-Conferences-de-Careme-.html). Và ngày hôm nay trên facebook, twitter...

Một hình thức giảng thuyết mới đưa Giáo hội đến gần hơn với quảng đại quần chúng qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Đưa Giáo hội đến và đối thoại với thế giới ngày hôm nay, như Công Đồng Vatican II đã nói và viết ra. Ước chi, hình thức này cũng sẽ sớm được áp dụng tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Một cách để Giáo hội Việt Nam sống và tuyên xưng niềm tin của mình trong Năm Đức Tin.

Chúng tôi hy vọng sẽ lần lượt giới thiệu trọn bộ với bạn đọc những tuyển tập những bài giảng Mùa Chay này.

Roma, lễ Hiễn Linh 2013
 


------------

Lời giới thiệu cho loạt bài thuyết giảng mùa Chay năm 2010

Vatican II

chiếc la bàn cho thời đại chúng ta.
Hơn 40 năm sau, Vatican II ra sao ?

 
 
Hai năm nữa, chúng ta sẽ mừng năm mươi năm khai mạc Công đồng Vatican II (20/10/1962). Với những người lớn tuổi trong chúng ta, sự kiện công đồng chắn hẳn là một kỷ niệm khó phai. Nhưng với tất cả chúng ta, công đồng ngày hôm nay là di sản còn hơn cả một biến cố nữa. Chúng ta sẽ đo lường rõ hơn làm thế nào mà công đồng có đóng góp quý báu, xác quyết cho đời sống kitô hữu ngày hôm nay và làm sao áp dụng công đồng được ghi trong truyền thống hai thiên niên kỷ của Giáo hội. Sức mạnh và hoa trái của Công đồng Vatican II chỉ có được trong sự tiếp nối sống động, vượt khỏi những chủ trương xóa bỏ hay chống lại tinh thần của công đồng.
 
Chiếm lại những kho tàng của truyền thống
 
Thông qua những diễn biến của lịch sử con người, Giáo hội đã không ngừng cần đến việc chiếm lại những kho tàng của truyền thống để trả lời cho những thách đố luôn mới mẻ của việc loan báo tin mừng. Nhạy cảm của người kitô hữu trước tính thời sự và tính hiệu quả của các tài liệu công đồng Vatican II không phải là công việc khảo cổ hay bảo quản di sản. Qua những bài thuyết trình này, chúng tôi muốn cung cấp cho mọi người chìa khóa để hiểu và đạt đến di sản này, nhằm kích hoạt khả năng hoạt động cho Giáo hội trong thế kỷ XXI. Một cách đôi khi bất ngờ với thời đại, những bản văn xuất phát từ quá trình làm việc của các nghị phụ công đồng ngày nay vẫn còn thiết yếu cho chúng ta để đương đầu với những thách đố mới của việc loan báo tin mừng, mà phải nói đến sự thông truyền Lời Chúa, về sứ vụ của người giáo dân, tinh thần của phụng vụ, mối tương quan giữa Giáo hội với thế giới và với các tôn giáo khác hay với những vấn đề lớn của xã hội, kinh tế và môi sinh. v.v...
 
Những buổi thuyết trình : một sự trợ giúp cho các kitô hữu
 
Từ vài năm nay, những buổi thuyết trình mùa Chay mong muốn ít mang tính giáo lý về mặt cấu trúc cho bằng đưa ra một sự trợ giúp để người tín hữu đối diện với mọi hình thức của triết học và các tín ngưỡng đương đại. Vượt ra khỏi sự đối lập về mặt chữ nghĩa, giữa cuộc sống và đức tin và những hình thái khác của văn hóa và tôn giáo chỉ có thể thực hiện được bằng cách đặt vấn đề và đi vào đối thoại. Thật là đòi hỏi, vì điều này đòi hỏi rằng di sản kitô giáo phải được đụng chạm đến, biết đến, hội nhập và sống. Nhưng chính phương tiện duy nhất mà sự huy hoàng và sự đơn giản của Tin mừng được đưa vào phục vụ cho sự xây dựng những con người bên cạnh họ Chúa gởi đến cho chúng ta. Các thuyết trình viên khác nhau sẽ tiếp nối trình bày trong suốt Mùa Chay này và hình thức đối thoại của một số buổi thuyết trình sẽ thực hiện viễn tượng của sứ vụ này.
 
Trước thềm mùa Chay
 
Chúng ta đang đứng trước thềm mùa Chay (2010). Kết quả của 40 ngày không phải là tổng hợp của những mùa chay đã qua nơi mỗi cá nhân chúng ta. Thời gian là của chúng ta, dân được dẫn đưa vào sa mạc để lắng nghe Lời và nếm trải lòng thương xót của Chúa. Giáo hội tiến bước với nhịp bước của các anh chị em dự tòng mà họ sẽ lãnh nhận bí tích rửa tội, thêm sức và thánh thể trong đêm Phục sinh. Tôi sẽ gặp lại họ ngày thứ bảy để cử hành Nghi thức tiếp nhận[1]. Xin mời anh chị em cùng tham dự nghị thức này, nếu có thể.
 
Chúc tất cả anh chị em Mùa Chay thánh, trong sức mạnh của sự hiệp thông mà Thiên Chúa ban cho chúng ta.
 
+ Đức Hồng Y André Vingt-Trois
 

[1]      Nghi thức tiếp nhận cử hành tại Nhà Thờ Đức Bà Paris lúc 15g, thứ bảy 20/02/2010.