LTS: Buổi thuyết trình của Đức cha Jean-Louis Bruguès với chủ đề “Vatican II ở trước mặt chúng ta” diễn ra vào chúa nhật 28/03/2012.
Dịch giả: Lm. GB. Phạm Hoàng Dũng, OP.
Dẫn nhập
Việc đón nhận Vatican II từ hơn bốn mươi năm qua của Giáo hội hoàn vũ, thông qua tác vụ của đức Gioan-Phaolô II và của đức Benedicto XVI, cũng như bởi các giáo hội địa phương, chẳng hạn như tại Paris, và tiếng vang của Công đồng rộng đến bên kia của Giáo hội, tỏ bày bản chất phong phú về mặt tâm linh và thực hành. Cho dù một số đoạn tỏ ra quá hạn, tính thời sự của Vatican II vẫn còn rất sống động bắt đầu từ thế kỷ XXI cho tương lai của Giáo hội và thế giới và lúc công bố Công đồng.
Tiểu sử
Đức cha Jean-Louis Bruguès sinh năm 1943 tại Bagnères-de-Bigorre (Hautes-Pyrénées). Sau khi học luật, khoa học kinh tế và chính trị, ngài gia nhập Dòng Anh Em Thuyết Giáo năm 1968. Ngài chịu chức linh mục năm 1975. Bề trên tu viện Toulouse, rồi Bordeaux, ngài giảng dạy tại Institut Catholique de Toulouse. Từ 1997 đến 2000, ngài là giáo sư thần học luân lý căn bản tại Đại học Fribourg (Thụy Sỹ) (các môn thần học luân lý, căn bản, luân lý và tính dục, luân lý và mỹ học). Được bổ nhiệm giám mục Angers vào năm 2000, ngài trở thành chủ tịch Ủy ban Giáo lý đức tin của hội đồng giám mục Pháp. Thành viên của Ủy ban thần học quốc tế từ 1986 đến 2002. Được chỉ định làm Thư ký của Bộ Giáo dục công giáo của Tòa thánh ngày 10/11/2007, ngài cũng là cố vấn cho Ủy ban Giáo lý đức tin, cho Bộ Tu sĩ, và cho Ủy ban giáo hoàng về Mỹ Châu La tinh. Ngài là thành viên của hội đồng Giáo hoàng về người di dân và những người lữ hành. Tác phẩm mới nhất của ngài, viết chung với cha G. Bédouelle và P. Becquart có tựa đề “L'Église et la sexualité – Repères historiques et regards actuels” (Cerf, 2006)
***
VATICAN II Ở TRƯỚC MẶT CHÚNG TA
Người ta kể lại rằng khi được hỏi về tầm quan trọng lịch sử của cuộc Cách Mạng Pháp, Chu Ân Lai, thủ tướng của Mao Trạch Đông, đã trả lời : “Vẫn còn quá sớm để nói về cuộc cách mạng này”. Một sự cẩn trong kiểu này phải chăng cũng cần đặt ra khi nói đến việc đánh giá những tác động trở lại của Công Đồng Vatican II ? Tác động của các công đồng chỉ để cho đánh giá với cặp kính của thời hạn rất dài. Phải cần bao lâu để Giáo hội đo lường chiều sâu của những cải tổ mà công đồng Trento mong muốn, hay còn nữa tầm ảnh hưởng của công đồng Latran IV (1215), công đồng đã định nghĩa đức tin công giáo chống lại các lạc giáo Cathare, hay ảnh hưởng của công đồng Nicée, với hào quang cuả thần học, được bổ xung hơn là sửa chữa bởi công đồng Chalcédoine, cho ra đời Kinh Tin Kính nâng đỡ cho đức tin của chúng ta, khoảng một ngàn bảy trăm năm sau ? Điều này có vẻ xác quyết vào lúc này đã bị xóa bỏ sai chỉ mới vài ba năm, trong khi những thế hệ xa hơn sẽ thu hoạch những kết qua bất ngờ từ chúng.
Mang cặp kính nào buộc chúng ta cách hiển nhiên vượt qua những đam mê của thời điểm : còn lại gì ngày mai những tranh cãi thời hiện tại này ? Một sự chọn lựa như thế cũng sẽ cản trở chúng ta làm mất đi một đôi chút cái nhìn thích đáng của thời diểm duy nhất này : không hoàn toàn nhắc đến việc chối bỏ tính quan trọng của sự việc này, không chỉ cho Giáo hội, mà còn cho cả thế giới hiện đại. Tướng De Gaulle người đã nhận định vào ngày triệu tập công đồng rằng Vatican II sẽ là sự kiện quan trọng nhất của thế kỷ XX. Nhưng cuối cùng, thế kỷ này đã trôi qua. Danh sách những chứng nhân trực tiếp, nếu không phải là những tác giả, mỗi ngày mỗi thu ngắn lại, chẳng bao lâu nữa sẽ bị xóa sổ hoàn toàn. Đặc điểm của những biến cố này là biến mất đi và không còn phục vụ được gì hết muốn duy trì một tinh thần nào đó của công đồng đây đó của các thế hệ, và ngay cả trong các bản văn. Tinh thần này không theo thời gian nếu nó không nhập thế vào trong những trang viết hay những sự thực hành. Một ngày nào đó sẽ đến cách tất yếu. Khi những cải cách sâu sắc nhất cần đến, đến lượt chúng, được cải tổ. “Tất cả luôn phải đổi mới”, Maître de Santiago than thở. Mảnh vải lịch sử Giáo hội ở đây như vậy được tạo nên từ một nền tảng cô đọng của những cải cách được đổi mới.
Vatican II trước mặt chúng ta : đây là chủ đề tôi đã được đề nghị. Tôi xin cảm ơn Đức Hồng Y Vingt-Trois cho phép tôi tìm lại toà giảng của nhà thờ Đức Bà nơi tôi đã giảng vào mùa Chay, cách nay ba năm, và kết thúc loạt bài giảng năm nay với chủ đề Vatican II, chiếc la bàn cho thời đại chúng ta. Một chiếc la bàn định hướng cho những bước chân của chúng ta. Tương lai nào Công đồng đã chuẩn bị và phác họa cho Giáo hội chúng ta, mà còn, một cách nào đó, cho cả xã hội chúng ta nữa ?
Thường xảy đến với tôi khi đứng trước một tấm vải căng sẵn. Với những ống màu có sẵn, xám, màu hồng đất hay màu be, bức tranh đề nghị chúng ta phải làm sao đưa các màu sắc này hòa hợp với nhau. Phía trái, phần trên cao của bức tranh, đứng và như được máng trên một dòng nhạc, những bàn tay ẩn giấu dưới những cánh tay áo dài rộng của một chiếc áo dài đơn sơ màu sáng, bốn nhân vật đang nói với nhau. Tuy nhiên ta không thấy mắt hay miệng của họ. Họ hình thành nên một ca đoàn, một bộ tứ. Mỗi người một khuôn mặt được cách điệu hóa nhìn theo một hướng khác nhau, hình như là bốn phương trời. Bên phải, một nhân vật khác xuất hiện ngồi trước dòng nhạc thứ hai được đặt trên dòng thứ nhất. Áo quần của người này sậm hơn khiến ta nghĩ đến vai trò trung tâm của người ấy trong trí tưởng sáng tác của họa sĩ. Người ấy không ngước mặt lên, người ấy cũng cũng không nhìn đi đâu hết, mà cúi đầu xuống những người đang nghiêng mình trước người ấy. Nhân vật này lắng nghe không phải trước tiên với những giác quan của mình – một lần nữa khuôn mặt nhẵn nhụi của người ấy không mảy may động đậy bất cứ bộ phận nào –, nhưng ở sự sâu thẳm của chính người ấy. Có trong tác phẩm này như hồi ức của triết học của Emmanuel Lévinas người nhắc cho chúng ta rằng kẻ khác đang nghiêng mình trước chúng ta luôn luôn và chúng ta đến thế giới này với một món nợ, dưới chân của vách đá đó. Họa sĩ Tong, người Trung quốc định cư tại pháp, gọi tên bức tranh của mình cách giản đơn là Lắng nghe người khác. Lắng nghe trở lại mở cánh cửa của nó cho kẻ khác và cho phép người ấy định cư nơi nhà chúng ta để cùng thực hiện một cuộc phiêu lưu chung. Lắng nghe một trong những từ được dùng nhiều nhất trong Kinh thánh. “Nghe đây hỡi Israel...” (Dt 6, 4) : như thế, bắt đầu trong Giao ước đầu tiên mà Đức Chúa nói với dân của ngài.
Có vẻ như bức tranh này cũng nói đến Công đồng sau hết này của chúng ta. Mà còn hơn thế nữa, nó cung cấp một chìa khóa cho việc diễn dịch : Vatican II đã muốn đặt việc lắng nghe người khác làm trung tâm của Giáo hội, của xã hội, và cuối cùng của toàn thể cuộc đời người ta. Việc lắng nghe này được biến cách qua ba mệnh đề : hương vị của Người Khác, âu lo của người khác, sau hết nhận định về chính mình như người khác. Từng mệnh đề trong số này phải cho phép chúng ta rút ra những “khuynh hướng mạnh mẽ”, để nói như những nhà kinh tế, mà chúng chắc chắn sẽ tưới gội cho tương lai của chúng ta.
Những người khác, nhưng những người khác này là ai ? Kẻ khác, trước tiên là Người Khác, viết hoa, như Lévinas từng nói, Đấng-Khác (Tout-Autre), Thiên Chúa. Nếu ta hỏi các nghị phụ, ngày 8/12/1965, khi bế mạc trọng thể, bản văn nào sẽ có hậu quả lịch sử lâu dài nhất, thì không chắc một phần lớn sẽ trả lời : Dei Verbum. Bốn mươi năm sau, hiến chế này có vai trò như bước chuyến tiếp bắt buộc, của sự mở ra mà ở đó là như được gợi ý những chủ đề chính được khai triển bởi toàn thể vở nhạc kịch. Chính nó đem lại cho Công đồng sắc thái vượt trội. Lắng nghe cách nghiêm túc Lời Chúa, như thế là bắt đầu cho thấy hương vị của Đấng Khác, hương vị của Thiên Chúa trước tiên, rồi đến hương vị của người khác được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, cuối cùng, hương vị của toàn thể công trình của Chúa, của toàn bộ sự tạo dựng.
Chúa nói, làm sao nghe được ngài ? Làm sao diễn dịch Kinh thánh ? Thượng hội đồng các giám mục năm 2008, với chủ để Lời Chúa trong cuộc sống và trong sứ vụ của Giáo hội, đã khơi sâu thêm sự phân biệt về mặt phương pháp luận cốt yếu đã được thực hiện bởi hiến chế công đồng (n°12). Thiên Chúa nói từ trên cao với con người. Bình thường con người dùng mọi nguồn mạch của sự hiểu hiết khoa học của mình, hay chú giải theo lối trường lớp, để nghe những bản văn. Làm sao nói đến lời chúa, thích hợp để dùng điều ta có thể gọi là chú giải quy điển, khi dựa trên truyền thống sống động của toàn thể Giáo Hội. Đức tin là trước hết và sau hết. Đức tin đến giúp ta thực hiện việc biện phân. Không, Kinh thánh không phải cuốn sách của quá khứ. Bốn mươi năm sau công đồng, trong khi chủ nghĩa cá nhân của việc diễn dịch đã được gia tăng, thì chúng ta phải nói lại : vâng, Chúa can thiệp vào trong lịch sử của con người. Không, những tình tiết thêm thắt vào không đi đến một cấu trúc đơn thuần về mặt văn học hay thần học. Vâng, những sự việc được thuật lại là những sự việc thực sự mà bởi đó Thiên Chúa Sáng Tạo khai triển dự định tốt đẹp về tình yêu để cứu vớt mọi người. Vâng, Ngôi Lời đã thực sự nhập thể, không phải là chuyện cổ tích. Vâng, Đức Kitô đã chia sẻ thân phận con người với chúng ta, không phải một lịch sử đẹp được viết lại cho thiếu nhi hay những người có lòng đơn sơ thiếu những điều tuyệt đẹp. Vâng, ngài đã phục sinh và thân xác ngài không còn trong mồ.
Chúng ta hiện diện đông đảo nơi đây để làm chứng cho sự hâm mộ đích thực được khai triển từ bốn mươi năm qua. Sách vở, tạp chí, những bộ sưu tập, những khóa học hỏi, huấn luyện dựa trên những bệ đỡ hiện đại nhất : dân Chúa đã bắt đầu đam mê Kinh thánh. Những nhóm kinh thánh nở rộ khắp nơi, cho đến tận những giáo xứ nghèo nàn nhất. Kinh thánh là linh hồn của thần học, Công đồng nhắc lại. Nó trở nên từ đó thân quen với số lớn những người đã lãnh bí tích rửa tội. Khuynh hướng bền vững đầu tiên này đã được khích lệ bởi sự cải cách phụng vụ mà nó gợi ý một sự chọn lựa rộng rãi hơn những bản văn Kinh thánh trong thánh lễ.
Sự thành công thường gây ra những thái quá. Điều đó đã xảy ra khi sự mở rộng quá đáng của phụng vụ Lời Chúa buộc phụng vụ thánh thể thực chất trở nên một dạng phụ thêm. Vì lý do này, trong không gian của bốn năm nhỏ bé, Giáo hội công giáo đã được làm phong phú với một tập ấn tượng liên quan đến Thánh thể. Ngày 17/04/2003, đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II ký ban hành thông điệp Ecclesia de Eucharistia, nói về mối tương quan giữa Thánh thể và Giáo hội. Ít lâu sau, ngài mở ra năm giành cho Thánh Thể (10/2004 – 10/2005) bằng tông huấn Mane nobiscum Domine, ngày 17/04/2004. Cuối cùng, sau khi triệu tập Thượng hội đồng các giám mục về chủ đề này, đức Benedicto XVI công bố Huấn thị (Exhortation apostolique) Sacramentum Caritatis, ngày 13/03/2007. Đây là một số ít những ví dụ trong lịch sử Giáo hội về một tập vấn đề (corpus) vững chắc được soạn thảo trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên sự nhấn mạnh phải được đọc như sự biểu tỏ của một ý muốn trung thành với Công đồng đã được bàn luận rộng rãi về Thánh thể trong hiến chế tín lý về Giáo hội, Lumen gentium, và trong hiến chế công đồng về phụng vụ, Sacrosanctum concilium. Những chủ định vào lúc này sẽ có vẻ như dựa trên một quan điểm đã trở nên chung : Vatican II đã là công đồng lấy Đức Kitô làm trung tâm một cách chủ yếu. Ta có thể chỉ cho thấy rằng công đồng cũng tìm kiếm phản ứng chống lại một tính quy vể đức Kitô la tinh cực đoan, để tìm lại điều gì đó phong phú về mặt truyền thống của thánh thần học. Chắc hẳn, không tồn tại bất cứ một bản văn công đồng nào giành riêng cho ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Thiên Chúa, nhưng những cột mốc được cắm ra làm cọc tiêu cho những con đường của ngày mai. Sau hết, Đức Kitô chỉ có thể đạt tới nơi chính hữu thể của ngài cũng như trong chính thực tại có nghĩa là trong Thánh Thần. Chính trong Thánh Thần, và duy nhất trong ngài, mà sự quy tụ của người kitô hữu được đón nhận và nhìn nhận như bí tích của Đức Ki-tô (xc. Rm 8, 1tt). Cũng vẫn chính ngài dẫn đưa con người trong cuộc hành trình của mình tiến về Vương Quốc của Chúa Cha. Ngài giúp những người đã lãnh bí tích rửa tội diễn dịch dấu chỉ của thời đại (GS 4), ngài “dẫn đi theo thời gian và canh tân bộ mặt trái đất” (GS 26). chiếc la bàn mà loạt bài thuyết trình này khai triển, đó chính là ngài, nói cho cùng. Như đức Phaolô VI mong ước : “Với kitô học và đặc biệt giáo hội học của Công đồng, phải tiếp tục việc nghiên cứu mới mẻ và một sự tôn thờ mới giành cho Chúa Thánh Thần, cụ thể như thiết yếu cách trọn vẹn của giáo huấn Công đồng” (Buổi tiếp kiến chung 06/06/1973)
Con đường phải đi còn rất dài. Một hôm tôi đến thăm một linh mục già và bệnh. Với lòng đơn sơ của những người từng đối diện với cơn thử thách tột cùng của chân lý, ngài nói với tôi về cuộc đời và về đức tin của mình. “Với Đức Kitô, ngài tin tưởng nơi tôi, tôi luôn hiểu thấu ngài. Tôi thường xuyên tiếp xúc với ngài. Vì thế mà thánh lễ hàng ngày biểu lộ trái tim của đời sống tâm linh của tôi. Khi theo Đức Kitô, tôi không thể không hướng cái nhìn về Chúa Cha. Và thường những lời cầu nguyện của tôi bắt đầu bằng lời kêu gọi, Lạy Cha. Nhưng Thánh Thần ? Tôi tự nhủ rằng tôi đã từng thực sự cầu nguyện với Thánh Thần chưa. Với tôi, Thánh Thần, chính là Sự Kín Đáo To Lớn và tôi e rằng ngài không phải là sự Vắng Mặt Lớn Lao”. Từ lâu tôi tự hỏi rằng Thánh Thần không phải, quả thực, là Sự Kín Đáo To Lớn của cuộc sống của Giáo hội la tinh chúng ta.
Làm sao cho thấy hương vị của Thánh Thần ? Tôi vẫn tiếp tục nói đến khuynh hướng thứ hai được công đồng khởi xướng mạnh mẽ. Đức Gioan-Phaolô II định hoàn tất chỗ trống này với tông huấn (encyclique) Dominum et vivificantem, công bố năm 1986. Nhưng có vẻ như tông huấn này bơ vơ trước sự dửng dưng. Nên trở về với Thánh Thần tỏ hiện theo cách của ngài luôn bất ngờ : ngài gợi lên, ngay vào giữa thập niên sau công đồng, một sự nở rộ những phong trào và những cộng đoàn ở đó trong sự hiệp thông chặt chẽ hơn, ngay cả đôi khi cùng chia sẻ cuộc sống, của các linh lục, các tu sĩ và giáo dân xin làm chứng cho những đặc sủng đón nhận và tìm lại, dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần, hình thức của những cộng đoàn kitô hữu tiên khởi. Người ta đã nói đến một mùa xuân mới cho Giáo hội.
Từ Công Đống Vatican II, huấn quyền gần đây của Giáo hội đã nhấn mạnh đến hoạt động mang tính phổ quát của Thánh Thần trong thế giới. Chính hương vị của Thánh Thần, như chúng ta vừa phác họa, dẫn đưa một cách tự nhiên đến mối ưu tư của người khác. Ai là người khác ? Người khác, trước tiên, chính xa cách nhất phải nói đến việc xích lại gần và nhận ra. Trong những tương quan của kitô giáo với các tôn giáo không quy chiếu về Đức Kitô, công đồng đã nêu lên một cách thức của cuộc cách mạng Copernic. Hai tài liệu được phổ biến vào năm 1965 minh họa cho khúc quanh này : Tuyên ngôn Nostra aetate nói về những mối tương quan của Giáo hội với các tôn giáo không kitô giáo mà, với thời gian, đã trở thành một trong những bản văn quan trong nhất của công đồng, và tuyên ngôn Dignitatis humanae về tự do tôn giáo. Công đồng đã quy chiếu về hai khái niệm trong thực tế rất truyền thống, khái niệm về “những sự gieo giống của Ngôi Lời” (décret Ad Gentes, 11) gợi nhắc đến việc làm của những người thiện tâm (bonne volonté) đây đó sự khác biệt của những sự tuyên xưng đức tin, và khái niệm về sự tôn trọng lương tâm mà lương tâm không hề bị áp đặt, bởi sự gò bó bên ngoài, để gia nhập vào một niềm tin nào đó. Nó tuyên xưng những lời này khi lần lại dấu vết của tương lai chúng ta, rằng “Giáo hội công giáo không loại bỏ điều gì là thật và thánh thiện nơi các tôn giáo này. Giáo hội đánh giá với sự tôn trọng chân thành những cách thức sống và cư xử ...” Công đồng nhắc đến tình huynh đệ phổ quát. Nhiều biến cố có tầm lớn lao đã bắt đầu xây dựng nên tình huynh đệ này : tôi mơ đến cuộc gặp gỡ nổi tiếng ở Assise ngày 27 tháng 10 năm 1986, theo sau đó còn có nhiều buổi tương tự. Từ sau những tuyên bố của Đức Phaolô VI cho đến những chuyến viếng thăm của Đức Benedicto XVI tại Thánh Địa, năm vừa qua, huấn quyền giải trình với sự tiếp tục đáng chú ý, đối với cuộc đối thoại tôn trọng và chân thành giữa những thành viên của các tôn giáo khác.
Âu lo của sự xa nhất, bởi đâu chúng ta chứng tỏ khuynh hướng mạnh mẽ thứ ba, làm phong phú cho sự hiểu biết lẫn nhau và thanh luyện, cách nào đó, sự hiểu biết rằng những tín hữu có tín ngưỡng riêng của họ. Tuy không thiếu cách để khuất phục thần học kitô giáo với những câu khỏi nguy hiểm : đâu là vị thế của Đức Kitô trong việc cứu độ của các tôn giáo không phải kitô giáo ? Sự việc không có nơi những tôn giáo này sự hiểu biết về Đức Kitô phải chăng loại trừ một cách thức tham dự nào đó vào hoạt động của Ngôi Lời Thiên Chúa phát tán khắp các dân tộc ? Thiên Chúa phải chăng ngài có thể chọn lựa những đấng trung gia khác Đức Kitô, như những dòng tư tưởng gọi là đa nguyên tôn giáo ngày hôm nay đang ủng hộ cho lập trường này ? Trái ngược với lập trường đa nguyên tôn giáo, Bộ giáo lý đức tin đã cho ra đời tuyên ngôn Dominus Jesus trong đó nhắc lại “tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu độ cùa Đức Giêsu Kitô và của Giáo hội”.
Những xã hội này được ghi dấu bởi tính đa nguyên tôn giáo, như nước Pháp, không còn có thể diễn ra sự đối thoại tôn giáo, trở nên một yếu tố cốt yếu của sự hào bình trong xã hội. Khi nhắc đến nó, những nhà cầm quyền (pouvoirs publics) phải chăng đã lường hết việc họ đi, cách miễn cưỡng, vào con đường của sự xét lại những sự thực hành cho tới nay đã quen thuộc với chế độ không tôn giáo ? Họ đã quyết định, quả thực, làm cho tôn giáo thành những đối tác xã hội đích thực, điều mà ta gọi từ ít lâu nay là “chế độ không tôn giáo tích cực – laïcité positive”. Không còn có thể giam hãm chúng trong những khoản sân chật hẹp của những niềm tin cá nhân. Những cộng đoàn tôn giáo có quyền được bày tỏ như họ là tại những nơi công cộng.
Kẻ khác, còn chính là người anh em li thân. Nỗi lo của kẻ khác nhắm đến việc tiếp cận những việc thực hành và những niềm tin, vượt qua một cách tiến bộ những rào cản để lại bởi Lịch sử và tội lỗi. Vatican II đã khẳng định trong Sắc lệnh Unitatia redintegratio, thông qua năm 1964, rằng việc tái thiết sự hiệp nhất giữa tất cả những người kitô hữu là một trong những mối bận tâm chính. Giáo hội đã được thiết lập một và duy nhất bởi Đức Kitô. Sự chia rẽ này giữa những người kitô hữu tạo nên sự loại bỏ ý muốn của Chúa và điều đáng chê trách đối với thế gian. Bốn thập kỷ đối thoại đại kết đã làm tan vỡ nhiều thành kiến ; những cây cầu được bắc qua giữa những quan điểm xét là không thể hòa giải. Đó là kết quả của sự hiểu biết tốt hơn những mối liên hệ giữa Kinh thánh và Thánh Truyền, về bản chất của Giáo hội và của các bí tích thanh tẩy và Thánh thể.
Một số lượng đáng nể những tài liệu đã được ban hành. Tôi mơ cách riêng đến Tuyên bố chung về giáo huấn về công chính hóa (Déclaration commune sur la doctrine de la justification), vào năm 1999, cho phép những người công giáo và người theo Tin Lành Luther vượt qua những xung đột gai góc nhất kể từ thế kỷ XVI. Nỗi lo về sự hiệp thông đã trở nên như chủ đề xuyên suốt của huấn quyền kể từ bốn mươi năm nay. Tông huấn của đức Gioan-Phaolô II, Ut unum sint, công bố năm 1995, nhắc lại rằng công đồng nhìn thấy trong phong trào đại kết công trình của Chúa Thánh Thần đấng gợi lên trong lòng tất cả các tin hữu của Đức Kitô một lòng ham muốn nhiệt thành đối với sự hiệp nhất. Khuynh hướng thứ tư có vẻ như ghi dấu cho ngày hôm nay : nhiệt thành của những sự khởi đầu giành chỗ cho những tiến trình đen tối hơn và cẩn trọng hơn. Ngay cả một số đã nói đến khủng hoảng. Nhưng như đức hồng y Kasper giải thích, “một tình trạng khủng hoảng là tình trạng mà những phương pháp cũ đã đạt đến hạn của chúng, nhưng là lúc những không gian mở ra cho những khả năng mới”. Sự hiệp thông lẫn nhau (inter-communion) trong chân lý không phải cho ngày mai. Những vật cản mới đã xuất hiện, như việc truyền chức linh mục cho phụ nữ nơi giáo hội Anh giáo. Tinh thần đại kết vẫn còn, cho ngày hôm nay và ngày mai, lời kêu gọi nhiệt tình cho sự hoán cải những con tim, được đức Gioan-Phaolô II đưa ra.
Kẻ khác, lại nữa, đó là đồ tạp nham, những cư dân của thê giới này. Nỗi lo về kẻ khác dẫn đến nỗi lo về thế giới. Một công đồng không bao giờ có được sức mạnh của Giôsuê : người làm ngưng Lịch sử. Công đồng đã trở nên bình thường trong dòng thời gian của 40 năm qua, sự gia tốc của lịch sử thì không tương tự. Công đồng mới chỉ đoán được sự kết thúc của sự toàn cầu hóa về mặt kinh tế và các nền văn hóa. Công đồng không thể dự báo sự xóa sổ của các ý thức hệ, lẫn sự xụp đổ của bức tường Bá Linh, cũng không nói đến sự xuất hiện của những luận đề gây nên cuộc xung đột của các nền văn minh, cũng không thấy được sự tiến bộ kỳ diệu của ngành sinh học áp dụng trên cơ thể con người, cuối cùng công đồng đã không thấy trước mỗi lo hàng ngày trước sức khỏe của hành tinh của chúng ta. Công đồng còn nói đến chủ nghĩa vô thần khi mà thách đố chính của các tôn giáo đưa ra cho ngày mai sẽ là thách đố về sự dửng dưng và sự đánh mất đi mối quan tâm với những điều có nghĩa. Làm sao Lévinas lại viết, “Chủ nghĩa vô thần hiên đại không phải là sự phủ định Thiên Chúa, nhưng là sự dửng dưng tuyệt đối của “Những nỗi buồn nhiệt đới[1]”. Tôi nghĩ rằng đó là cuốn sách vô thần nhất đã được viết ở thời của chúng ta, lạc hướng nhất và gây mất phương hướng nhất”. Tuy nhiên, chúng ta có thể khẳng định rằng Vatican II đã khắc sâu trong trí não của người kitô hữu điều tôi xin gọi là nguyên tắc của lòng nhân từ đối với thế giới như nó là, bởi đó chúng ta có thể cho thấy khuynh hướng thứ năm trong thời gian dài. Chính trong thế giới này, rất cụ thể, rất phàm trần, đôi khi rất đen tối, và không bao giờ lý tưởng đến độ không tưởng, như Gaudium et spes đã nói, Thánh Thần tiếp tục viết lên lịch sử tươi đẹp của ơn cứu độ. Thế giới này, Thiên Chúa yêu thương : làm sao chúng ta lại không để cho ngài bày tỏ ra sự ân cần ?
Sự ân cần này không mâu thuẫn từ đó. Khi dựa vào hiến chế công đồng, đức Gioan-Phaolô II đã khai triển một luân lý về những quyền của con người ngài đã cho thế giới này một trong lượng mới của ân sủng. Lương tâm của các quốc gia như được gieo hạt. Chủ nghĩa cộng sản Liên xô đã chết vì không có linh hồn. Những kẻ độc tài phải dừng bước trước áp lực của nhân dân. Nhất là khi tôi nghĩ đến Mỹ châu La tinh. Giáo hội đang ở giữa những sức mạnh của sự đổi mới xã hội. Hiện đang cho thấy nguy cơ thực hiện những quyền này một mỹ từ thời trang và hơi xáo rỗng, trong khi điều căn bản nhất giữa họ, quyền sống, như thông điệp Evangelium vitae năm 1995 đã nhắc đến, ở trong tình trạng bị chối từ, mỗi ngày, hàng ngàn người vô tội vào lúc bình minh của cuộc đời. Sự ân cần đối với thế giới này, cuối cùng, buộc Giáo hội nhìn nhận lại về nội dung khi hoàn tất sứ vụ của mình và cách thức hiện diện. Sự tục hóa đã quen thuộc với các xã hội như ta chưa từng biết đến trong quá khứ : những kitô hữu phải hành động – và từ này thì quá mạnh bạo – cho “một cuộc loan báo tin mừng mới”, một cuộc loan báo tin mừng của văn hóa và bởi văn hóa. Cho một xã hội mới, việc loan báo tin mừng phải đổi mới. Ra như, với tôi, mọi sức mạnh sống động của Giáo hội không còn mang biện pháp bắt buộc nhiệt thành.
Lời của đức Benedicto XVI còn can đảm hơn nữa. Nhắc đến tính hiện đại đã xây dựng trên hành vi của đức tin trong lý trí con người. Nên, kể từ Auschwitz, lý trí này biết đến một sự lụi tàn, theo trình bày chính xác của Trường phái Francfort, nó nhấn chìm chủ nghĩa hiện đại trong sự cay dắng của những mối hoài nghi và những cám dỗ của hư vô. Để cứu vớt hiện đại khỏi sự vỡ mộng, phải cho thời đại này lại niềm tin khi dùng đến lý trí đơn giản của con người, với khả năng đạt đến trật tự của chân lý. Chính nhiệm vụ khổng lồ này của việc quay trở về, được phác thảo trong tông huấn Fides et ratio, năm 1998, mà đức đương kim giáo hoàng đã chọn như dòng định hướng cho sứ vụ của mình.
Với con người đòi hỏi điều mà nó phải làm để được hạnh phúc, Đức Giêsu nhắc đến phải mến Chúa với tất cả sức lực và thương người khác như chính mình. Công đồng đã không hành động khác đi, công đồng nói về hương vị của Đấng Khác, về Thiên Chúa, và về mối âu lo của người thân cận. Yêu người thân cận như chính người ấy, đón nhận như chính kẻ ấy, để lấy lại hình ảnh của Paul Ricoeur : vẫn còn phải nhắc đến số phận cuối cùng của tình yêu, tình yêu tiên vàn của nhưng người lãnh bí tích rửa tội đối với Giáo hội. Nếu ta không yếu mến Giáo hội, thì quả thực, tại sao ta lại tin người khác ? Tại sao ta tin vào những tín điều mà Giáo hội định nghĩa và tại sao ta sống theo đạo đức mà Giáo hội dạy ? Nếu ta không yêu mến Giáo hội, thì ở đâu ta kín múc sự can đảm, và lòng tự hào, nói rằng tôi là người kitô hữu trong những xã hội không còn nhắc nhiều đến nguồn gốc kitô giáo trong nền văn hóa của các xã hội ấy ? Yêu mến Giáo hội như một người mẹ, như đức Gioan XXIII đã viết trong tông huấn nổi tiếng, mà ngài triệu tập một công đồng để Giáo hội ý thức đến sứ mệnh làm ánh sáng của mình, ánh sáng cho chính những thành viên trong Giáo hội và ánh sáng cho thế giới, Lumen gentium ?
Ta chỉ thích điều ta hiểu. Trong hiến chế, mà nó mang cái tên này, và tôi xin đề cập đến ở đây, trong giai đoạn cuối, Vatican II chú tâm đến việc làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn về Giáo hội và, nếu tôi có thể nói, “thân thiết” hơn. Trong khi dấu ấn từ lâu được được nhấn trên khía cạnh vô hình và phẩm trật của xã hội Giáo hội, thì Công đồng xuất phát từ mầu nhiệm Giáo hội mà chỉ có đức tin mới có thể nắm bắt được. Chính trong mầu nhiệm này mà Giáo hội đón nhận sự hiệp thông liên kết những ngôi vị của Ba Ngôi và gắn kết với việc chuyển nó cho từng thành viên trong Giáo hội, trước khi chiếu tỏa trên thế giới này. Mỗi thành viên của dân mới, dân Thiên Chúa lữ hành với con người, được xui khiến đón nhận và sống sự sự hiệp thông của Thiên Chúa, vì tất cả, hoàn toàn tất cả, được kêu gọi đến chính sự thánh thiện ấy.
Khi nhấn mạnh trên sự hiệp nhất của sự thánh thiện đã đổi mới từng phần dung mạo của Giáo hội chúng ta : chưa từng có trong suốt lịch sử lâu dài hai ngàn năm, người giáo dân được đánh giá ở điểm này. Vatican II đã nhắc đến những trách nhiệm của họ trong việc xây dựng Thành Thánh. Từ đó, Giáo hội biện hộ không mệt mỏi để những người kitô hữu dấn thân trong những vụ việc lớn và những cuộc tranh luận quan trọng của thời đại chúng ta. Mối lo lắng về công lý, lẫn sự hỗ trợ những người yếu đuối nhất không còn là cách thức chọn lựa. Nó giải thích cho những người cầm quyền rằng đức tin kitô giáo, khi họ tuyên xưng đức tin này, phải làm sáng tỏ quyết định mang tính chính trị của họ và không chỉ cuộc sống riêng tư của họ. Lúc thuận tiện và lúc không thuận tiện, giáo hội khẳng định rằng không gì có thể thay thế cho gia đình, không phải vì lý do mà tôi không biết sự hoài cổ, nhưng bởi vì giáo hội biết rằng, một sự hiểu biết hàng thế kỷ, rằng sức khỏe của một xã hội nổi dậy từ chiếc nôi của gia đình, hiệp thông của những con người, như Gioan-Phaolô II đã nói trong tông huấn Familiaris consortio, năm 1981. Cuối cùng Giáo hội đã đưa người giáo dân lên tiền tuyến của sứ vụ. Lời kêu gọi của Sắc lệnh về truyền giáo Ad Gentes được phát động lại bằng hai tài liệu chính, tông huấn của đức Phaolô VI, Evangelii nuntiandi (1975), và thông điệp Redemptoris missio của đức Gioan-Phaolô II (1990) : “Giờ đây, Giáo hội chưa bao giờ có cơ hội như thế để đạt đến Tin mừng, bằng chứng từ và lời nói, cho mọi người cũng như mọi dân tộc, ta đọc thấy trong tông huấn sau. Tôi thấy xuất hiện ánh bình minh của thời đại mới của sứ vụ đang trở nên một ngày nào đó đầy kết quả cho mọi người kitô hữu (…) đáp trả hào phóng và thánh thiện cho lời kêu gọi và những thách đố của thời đại chúng ta”. Nỗ lực to lớn này, rất mới trong mắt của lịch sử Giáo hội, đòi hỏi phải có một sự đào tạo thích hợp sẵn sàng cho những người giáo dân này. Những học viện được thiết lập, những chi nhánh được mở ra cho họ. Các giáo phận nỗ lực gần như khắp nơi nâng cao thách đố của một tầng lớp giáo dân có khả năng cho một thế giới rất mến chuộng khả năng này.
Trong một số icone, Giáo hội đã được nêu lên dưới hình thức của một tòa nhà mà điểm cao nhất của mái vòm đi sâu đến tận Ba Ngôi Thiên Chúa. Hình ảnh cho cảm thấy rằng sự hiệp thông của các ngôi vị Thiên Chúa phải hạ xuống và ngập tràn toàn thể Giáo hội, được kêu gọi hoán cải sự thực hành và cho đến tận những cấu trúc của nó. Tôi xin diễn dịch : những quản trị hành chánh khác nhau của Giáo hội, từ Giáo triều (Curie romaine) cho đến việc tổ chức giáo xứ, luôn phải phục tùng bản chất mầu nhiệm này, quyền tối cao của sự hiệp thông. Giấc mơ của các Giáo Phụ về một sự quản trị của các giám mục trong sự hiệp thông giữa họ phải chăng đã đi xuyên qua tinh thần của các nghị phụ công đồng ? Dù sao cũng chắc chắn rằng đòi hỏi hiệp thông đã mang tên riêng của tính tập đoàn (collégialité), trong đó chúng ta cho thấy một khuynh hướng cuối cùng, mà nó thúc đẩy các giám mục tập hợp lại, trao đổi quan điểm của họ và càng đưa ra quyết định cho sứ vụ của các giáo hội địa phương. Từ nay họ ở trong những hội đồng giám mục của các tỉnh, các quốc gia, có thể xem như các lục địa. Nhất là, họ đều đặn tham gia vào điều còn là một trong những điểm sáng của công đồng : đặt dưới quyền của thánh Phêrô, được trao trách nhiệm từ sự hiệp thông giữa lòng Giáo hội hoàn vũ, Thượng hội đồng các giám mục nỗ lực hội nhập vào trong Giáo hội của chúng ta và trong thế giới này điều mà chúng ta kêu gọi, chúng ta khao khát bởi bức tranh nói đến lúc ban đầu, văn hóa lắng nghe người khác. Phương pháp đã được cải thiện theo dòng thời gian, nhưng chúng ta đã thấy rằng đối thoại thường xuyên, những cuộc thảo luận và những đề xuất cho đức giáo hoàng, nhằm bảo đảm một sự cân bằng mới giữa Giáo hội hoàn vũ và nhưng giáo hội địa phương. Công giáo thấy ở đó ý thức của sự khác biệt cách đặc biệt trên khắp thế giới.
Những khuynh hướng mà tôi tin đã trình bày – bảy khuynh hướng cả thảy, con số hoàn hảo – phải chăng chúng đã đủ để vẽ lên những đại lộ thênh thang cho ngày mai ? Đôi khi lịch sử đùa giỡn “tương lai có thể - futuribles” : nó đan xen những thất bại và những hy vọng bất ngờ, những trang đen tối và hào nhoáng. Ngày 2/4/2005, đức Gioan-Phao-lô II qua đời. Công trình chính của ngài vẫn sẽ còn chắc chắn Giáo lý Hội thánh công giáo. Giáo lý này nêu lên những trực giác quan trọng với hết tầm của chúng cho mọi người. Ta có thể gọi tên nó là Giáo lý của Công đồng Vatican II. Công trình cải cách của Công đồng Trento chỉ đạt đến việc đụng đến và biến đổi tâm thức công giáo bằng giáo lý của công đồng này mà nó có hiệu lực trong suốt ba thế kỷ. Cũng sẽ như thế với Công đồng Vatican II... nếu giáo lý của công đồng này kết thúc bằng việc được đọc ! Ai biết điều đó, trong thực tế ? Ai nói về nó ? Ai làm việc với nó ? Đâu là lộ trình cho việc học giáo lý khởi đi từ giáo lý này ? Ở Pháp, ít nhất là, khái quát về đức tin vẫn còn chưa được biết đến một cách lộng lẫy. Trong những trường hợp cụ thể hơn, ta cảm thấy phải đề cập đến nó như một sự quý chiếu trong số những điều khác, trong khi nó trở nên là sự quy chiếu của mọi thứ khác... phải chăng sẽ là một thất bại lớn của Đức Gioan-Phaolô II ? Nhưng thất bại này cũng sẽ là thất bại của công đồng.
Sáu ngày sau, ngày 8 tháng tư, trên quảng trường thánh Phêrô, toàn thế giới cùng hẹn nhau đến. Chưa bao giờ trong lịch sử, có một cuộc hò hẹn mang tính quốc tế như vậy, ngay cả ở Liên hiệp quốc, người ta đã sống với nhau cùng một thời điểm một thứ aréopago của các nguyên thủ quốc gia hay chính phủ, tất cả có cùng cảm xúc. Họ đến chào từ biệt vị giáo hoàng đã ghi dấu thời đại của mình. Nhưng cuối cùng cũng chính là thánh lễ mà họ tham dự ! Lúc này, khoảnh khắc thoáng qua, thánh lễ được cử hành trên thế giới. Đỉnh cao của lòng nhân ái đứng tại đó ! Và tôi thấy bằng chính đôi mắt của mình, lúc hôn chúc bình an, tổng thống Syria đã bắt tay tổng thống Israel. Để đáp lại ông đã trao một cái vỗ tình bạn lên vai người đồng cấp. Tôi tự nhủ điều gì đó của tinh thần công đồng, “công đồng của sự lắng nghe người khác”, đã kết thúc bằng việc đi vào vùng đất nơi con người sinh sống, vùng đất của con người (terre des hommes).
TỪ VỰNG CÔNG ĐỒNG VATICAN II
CHÚA BA NGÔI
Thiên Chúa hệ tại nơi duy nhất bản tính thiên chúa trong ba ngôi phân biệt (Cha, Con và Thánh Thần).
CHỮ VIẾT VÀ TINH THẦN
Dei Verbum gọi việc viết ra Kinh thánh trong đó ký gởi điều Thiên Chúa muốn dạy dỗ con người.
CÔNG GIÁO
từ trong tiếng Hy Lạp, katholicos, nghĩa là mở ra cho mọi sự và mọi người, phổ quát.
CÔNG ĐỒNG
Concilium trong tiếng la tinh, nghĩa là cuộc hội họp, đại hội.
CÔNG ÍCH (bien commun)
Thuật ngữ “công ích”, trong học thuyết xã hội của Giáo hội, chỉ định điều mà mọi thành phần của một cộng đoàn chính trị phải xây dựng nhằm hoàn thành trọn vẹn cuộc sống con người.
“Công ích” nói đến một tổng thể những điều kiện – vật chất, văn hóa, tâm linh – mà con người cần đến cho một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa. Thuật ngữ “ích” chỉ cho thấy những điều kiện mang tính luân lý, đồng thời là sự khao khát và là tiêu chuẩn hợp pháp của những điều kiện này. Khái niệm này được phân biệt cách rõ ràng với khái niệm “lợi ích chung” mà khái niệm này không phản ánh hết tính luân lý theo cái nhìn kitô giáo về đời sống trong cộng đồng xã hội.
DÂN THIÊN CHÚA
Một trong những tên gọi của Giáo hội được dùng trong Công đồng Vatican II.
DEI VERBUM
Dei Verbum là hiến chế tín lý về Mặc khải của Thiên Chúa. Giáo huấn có tính huấn quyền cao nhất trong vấn đề này.
ĐẠI KẾT
Phong trào nhắm đến việc hiệp nhất những kitô hữu : công giáo, chính thống giáo và tin lành.
GAUDIUM ET SPES (Vui mừng và hy vọng)
Được trích dẫn nhiều lần trong các buổi thuyết trình mùa Chay “Vatican II : cũ hay mới” này, Gaudium et spes (1965) là một trong bốn hiến chế của công đồng.
GIÁO PHỤ
Những nhân vật ghi đậm dấu ấn về sự thánh thiện, thông thái và cổ xưa trong Giáo hội. Các ngài có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến giáo lý kitô giáo qua giảng thuyết và sách vở của các ngài.
HIẾN CHẾ
Văn bản luật về những vấn đề tín lý hay hành chánh của Giáo hội.
HIẾN CHẾ MỤC VỤ
Thành ngữ ám chỉ Hiến chế Gaudium et spes của Công đồng Vatican II.
HIẾN CHẾ TÍN LÝ
Thành ngữ ám chỉ Hiến chế Lumen gentium của Công đồng Vatican II.
HY VỌNG
Hy vọng hay đức cậy là nhân đức đối thần, tức là một nhân đức quý chiếu trực tiếp đến Thiên Chúa bởi vì nó liên quan đến mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa (như đức tin và đức mến).
KHOA CHÚ GIẢI
Khoa chú giải Kinh Thánh là khoa học về việc diễn dịch bản văn văn học (texte littéraire).
KITÔ HỌC
Chuyên ngành thần học nghiên cứu về con người Đức Kitô và suy tư về việc tuyên xưng đức tin kitô giáo liên quan đến con người này.
LEX ORANDI
Đến từ thành ngữ “Lex orandi, lex credenti”, những từ này được dịch ra là “luật của cầu nguyện là luật của đức tin”.
NOSTRA ÆTATE
Tuyên ngôn Nostra Ætate (1965) hay “Ở thời đại chúng ta” của công đồng Vatican II khai triển mối tương quan giữa Giáo hội và các tôn giáo không phải kitô giáo.
RABBI
Người với kiến thức uyên bác trong việc nghiên cứu Thánh kinh Torah, cho phép quyết định hay xét đoán liên quan đến Luật Do Thái. Rất thường xuyên, người này cũng là lãnh tụ tinh thần của một cộng đoàn (Do thái). (tiếng việt) Luật sĩ.
SÁCH BÀI ĐỌC
Sách bao gồm các bài đọc Kinh thánh được chọn lựa dùng trong thánh lễ chúa nhật và cử hành các bí tích. Các bài đọc này theo chu kỳ ba năm (A, B, C).
SACROSANCTUM CONCILIUM
Bản văn này là một trong bốn hiến chế của công đồng. Hiến chế nói về phụng vụ của Giáo hội công giáo, trong sự tiếp nối với tông huấn Mediator Dei được đức Pio XII công bố năm 1947.
Giáo hội bận tâm khi thấy rằng các tín hữu không tham dự vào mầu nhiêm đức tin như những khán giả xa lạ và câm lặng, nhưng (…) họ tham dự cách ý thức, đạo đức và tích cực vào việc thánh thiêng này, được hình thành từ Lời Chúa, tái hiện bàn tiệc Nhiệm Thể Chúa (…) ; (…) họ học biết trao ban chính mình và được hoàn thành, qua trung gian là Đức Kitô, trong sự hiệp nhất với Chúa Cha và với họ, để sau hết, Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự.” (SC 48).
TRUYỀN THỐNG
Thiên Chúa tự mặc khải trong lời nói được viết ra và trong Kinh thánh. Chúng được đón nhận trong Giáo hội và khai triển trong Truyền thống.
HẾT
[1] xc. Claude Lévi-Strauss, Nhiệt đới buồn, nxb Tri Thức, 2009, 472tr. (ND)