Saturday, 04 April 2020 15:08

Vatican II: Mới Hay Cũ ? Featured

LTS: Bài thuyết trình được Đức cha Éric de Moulins-Beaufort thực hiện vào chúa nhật 21/02/2010 với chủ đề “Vatican II : mới hay cũ ?”

Dịch giả: Lm. GB. Phạm Hoàng Dũng, OP.

 

Dẫn nhập

Vaitican II : vì “một thời đại mới của lịch sử nhân loại” (Gaudium et spes 54)

Trong giai đoạn đã lập trình sẵn này, phải nói đến việc định vị Công đồng vào trong lịch sử như một cử chỉ được gợi hứng từ mặc khải của những mối thách đố mang tính tin mừng của thời hiện đại, như đức Gioan XXIII, đức Phao lô VI và các nghị phụ công đồng đã hiểu. Thơi hiện đại trước tiên theo họ không phải là một thời đại của những chao đảo và khủng hoảng, nhưng là thời mà cơ hội được trao cho thể giới để nhận thức rõ hơn Tin mừng. Vì sự trung thành thực sự luôn đổi mới – đủ để quan sát những việc làm và lời nói của Đức Giêsu để hiểu ngài – và thông điệp của Đức Ki-tô hiện đại cách thiết yếu.

Tiểu sử đức giám mục Éric de Moulins-Beaufort

Đức cha Éric de Moulins-Beaufort sinh năm 1962. sau khi học Khoa học chính trị (IEP de Paris) và khoa học kinh tế, ngài gia nhập Đại chủng viện Paris. Quá trình đào tạo thần học đưa ngài đến Bruxelles (Institut d'Etudes Théologiques – Học viện nghiên cứu thần học) và Roma (Đại học Gregoriana). Vào năm 2000, ngài nhận bằng tiến sĩ thần học tại Institut Catholique de Toulouse. Chịu chức linh mục năm 1991, ngài được chỉ định giám đốc Đại chủng viện Paris và giảng dạy tại Faculté Notre-Dame và Ecole Cathédrale[1], đồng thời làm tuyên úy cho trường trung học Montaigne rồi Louis-le-Grand. Vào năm 2000, ngài trở thành cha sở của nhà thờ St-Paul-St-Louis (Paris IV°), rồi vào năm 2005, làm bí thư riêng của đức tổng giám mục Paris, Đức hồng y André Vingt-Trois. Vào năm 2008, ngài được chỉ định làm giám mục phụ tá của giáo phận Paris. Bên cạnh trách nhiệm của giám mục phụ tá và tổng đại diện của giáo phận Paris, hiện ngài còn giảng dạy trong khuôn khổ của seminar “Un théologien : Henri de Lubac – Nhà thần học Henri de Lubac” tại Faculté Notre-Dame.

***

Một cái nhìn mới

Đức giáo hoàng Gioan XXIII nổi tiếng khi ngài qua đời. Khi bắt đầu đời linh mục, một con người rất sáng chói và đầy hứa hẹn. Cha thư ký của Đức cha Radini Tedeschi, tân giám mục giáo phận Bergame, đã chứng kiên con người này đột ngột ngã bệnh và qua đời, ở tuổi chỉ mới ngoài năm mươi. Từ lúc đó mà chính ngài đến tuổi ấy, ngài đã xem mỗi giai đoạn của cuộc đời mình như là cuối cùng. Ngài ghi lại điều này cách rất khách quan trong Journal de l'âme (Nhật ký tâm hồn) trong đó ngài thu thập những bài suy niệm tĩnh tâm của mình. Ngài trở thành đại diện tông tòa tại Thổ Nhĩ Kỳ, sứ thần tòa thánh tại Paris, Thượng phụ Venise. Nhưng khi được bầu làm giáo hoàng, thì mọi sự ám chỉ đến cái chết đều biến hết. Ngài không còn viết rằng ngài chỉ còn vài năm nữa để chuẩn bị đi gặp Chúa. Từ nay, ngài không còn phải tự hỏi khi nào và thế nào ngài nên rút lui, ngài đã đón nhận một nhiệm vụ, mà ngài phải hoàn tất cho đến hơi thở cuối cùng. Ngài không con đơn độc để chuẩn bị một cách khiêm nhường cho việc tính sổ mọi việc đã làm trước mặt Chúa : điều ngài đã sống liên quan đến cả Giáo hội.

Chính trong trạng thái tinh thần này mà ngài triệu tập Công đồng. Và một cách rất rõ ràng, ngài không muốn rằng con người này không nhìn thế giới bằng cái nhìn của một người già nua lỗi thời. Ngài muốn rằng Công đồng diễn tả điều mà ngài gọi từ rất lâu rồi, khi dùng lại một công thức của thánh Irênê người Lyon, “tuổi trẻ vĩnh cửu của Giáo hội”.

Người ta đã nói đến sự lạc quan của công đồng Vatican II, đôi khi người ta cũng chế giễu công đồng với điều ấy. Ta nói, ta viết rằng những bản văn của công đồng mang nhãn hiệu của sự ngây thơ. Nếu ta muốn hiểu điều gì đó về công đồng, thì tốt hơn hết nên bỏ đi mọi thứ thành kiến. Công đồng không bi quan, một cách chắc chắn ; nó không lạc quan hơn. Trái lại, cái nhìn của công đồng đầy sự trong sáng : công đồng muốn thấy và cho thấy rằng Thiên Chúa đang hoạt động trong lịch sử và việc làm của ngài được dựa trên sức mạnh chiến thắng của Đấng Phục Sinh. Không phải bầu khí của thời đại điều khiển cái nhìn này, mà chính là đức tin. Đức Gioan XXIII được sống một cách sâu sắc bởi cái nhìn đức tin này, mà ngài đã vun trồng suốt cuộc đời của mình. Khi trở thành đấng kế vị tông đồ Phêrô, ngài chia sẻ cái nhìn đức tin cho toàn Giáo hội và tặng nó cho mọi người thành tâm thiện chí.

Ta nói một cách tự nguyện về Công đồng Vatican II rằng đây không phải là công đồng mang tính học thuyết nhưng là công đồng mục vụ và cách nào đó có thể rút ra mọi hình thức của những hệ quả mang tính thực hành. Một công đồng thì luôn là một sự kiện rất đặc biệt. Những nghị phụ[2], - vì không có các phụ nữ trong số họ -, qui tụ lại không phải để các ý kiến của họ đương đầu với nhau và đồng thuận bởi một loạt những thỏa hiệp, được trả giá bằng những sự nhượng bộ qua lại, nhưng để tìm kiếm điều thống nhất họ một cách sâu sắc hơn và thực tế hơn mọi điều làm khác biệt giữa họ trong cách nói, cách hành xử, cử hành... Dĩ nhiên : những phương pháp thảo luận thì cũng chính là những phương pháp dùng trong nghị trường hay những cuộc hội họp chính trị mà ta muốn, những kỹ thuật dùng để giành lấy niềm tin tưởng của kẻ khác là như nhau, những chiến thuật nhắm đến việc thu hút về những yếu tố ảnh hưởng hơn tới những phe phái khác là như nhau. Nhưng đối tượng về nội dung thì hoàn toàn khác : ngay cả khi các công đồng hầu như luôn sẵn sàng cho việc thực hành hay kỷ luật mà nó xác định đời sống cụ thể của Giáo hội và cộng đoàn kitô hữu, điều cốt yếu là tìm kiếm ở đây để nói lên cách rõ ràng nhất, sáng tỏ nhất, chính xác nhất có thể, nội dung của đức tin, điều liên quan tới Chúa đấng không thể diễn tả bằng lời tuy nhiên và việc làm của ngài đối với con người mà phải đồng thời thú nhận rằng vượt chúng thoát khỏi những khả năng nắm bắt của chúng ta. Vì thế hệ quả của công đồng thì hiếm khi là hệ quả được chờ đợi. Nội dung giáo huấn của công đồng có thể vượt khỏi cái nhìn đầu tiên.

Khi đức Gioan XXIII được bầu, thì các hồng y đã mau chóng đến với ngài và đề nghị triệu tập một công đồng. Trong tinh thần của một số hồng y, thì phải nói đến việc kết thúc Vatican I mà chiến tranh Pháp-Phổ và việc vương quốc Italia chiếm Roma đã làm gián đoạn ; đối với một số khác, thì cần khẩn cấp kết án những sai lạc của chủ nghĩa hiện đại (tân thời thuyết). Chủ nghĩa hiện đại hay thuyết tân thời là gì ? Một tổng thể những trào lưu, những suy tư, các tác giả, mà thật khó để khoanh vùng hoàn toàn, một trạng thái tinh thần (état d'esprit), mà chủ nghĩa này hiện hữu ở việc ghi lại mọi thực tại trong ý thức về sự tiến triển của lịch sử. Điều nguy hiểm là mất đi cái nhìn trên sự siêu việt, trên tính tuyệt đối của chân lý của sự vật, nhất là toàn bộ khẳng định chân lý khách quan phụ thuộc vào những điều kiện trình bày của sự vật. Trong một cái nhìn như vậy về sự vật, thì đâu là chỗ còn lại cho mặc khải đến từ trên cao ? Đâu là khả năng đón nhận một chân lý tên điều là Vĩnh cửu, sự bền vững nào có thể có một hành vi đức tin mà đức tin này sẽ là chính đức tin ở vào thời kỳ hoàn kim của đế quốc La Mã cũng như ở thời của những cuộc du lịch theo đám đông ? Nhưng Đức Gioan XXIII không muốn có một tổng luận những bản kết án. Ngài muốn rằng Công đồng nên là một sự tuyên xưng vui tươi của Tin Mừng ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Ngài ít nhiều biết đến mối nguy hiểm của sự ăn mòn mà trạng thái tinh thần được nuôi dưỡng bởi chủ nghĩa hiện đại thực hiện trên năng lực nhận thức và ý thức của những người tin. Cuộc đời của ngài đã làm sống lại ở  những giai đoạn khác nhau cũng như mối quan tâm riêng tư đối với lịch sử. Theo đó, công đồng chỉ  phải là sự bày tỏ niềm vui của Giáo hội để nhận biết Đức Kitô và phải làm cho những người khác, mọi người nhận ra ngài. Công đồng phải mang tính mục vụ trong điều mà công đồng diễn tả ý thức của Giáo hội được sai đi đến với toàn thể nhân loại để dẫn đưa về với Đức Kitô, vị Mục Tử duy nhất.

“Mục vụ” không thể nói cách đơn giản là thực hành, tổ chức, quay về với việc cần làm ngay. “Mục vụ” mong muốn diễn dịch cái nhìn của Vị Mục Tử Nhân Hậu và cách thức của ngài đi đến với những con chiên của mình khi trao ban cuộc sống của ngài cho chúng. Trong diễn văn khai mạc Công đồng, ngày 11 tháng mười 1962, đức Gioan XXIII khích lệ niềm vui mừng trong Giáo hội, đã được sống trong từng công đồng của 20 công đồng trước đó, để thấy sự hiệp nhất hữu hình của Giáo hội làm chứng cho Vị Mục Tử Nhân Hậu duy nhất của các linh hồn, Chúa Kitô. Chính cái nhìn mới và cũ này mà công đồng được mời mang đến cho thế giới. Cũ bởi vì Vị Mục Tử Nhân Hậu  thực hiện từ muôn thủa, mới bởi vì phải nói đến việc này, nói đến giữa các kitô hữu để ngày càng thích hợp hơn và tuyên xưng nó trước mọi người, theo cách làm sáng lên niềm hy vọng mà Đức Kitô mở ra, để cũng gia tăng sự cam kết của Giáo hội nơi mỗi thành viên để phục vụ tốt hơn cho niềm hy vọng này cho mọi người.

Một số phận duy nhất của toàn nhân loại

Những ngày đầu tiên của Công đồng Vatican II được đánh dấu bằng những sự kiện ngoại dự kiến. Tất cả đã được chuẩn bị tốt đẹp và ít là đã ba năm, điều mà đức Gioan XXIII rất vui mừng bởi, giữa sự loan báo và phiên khai mạc công đồng Vatican I phải kéo dài đến sáu năm. Bảy mươi bản văn đã được đặt trước mặt các Nghị phụ công đồng, một số rất chăm chỉ, số khác, phải nói là vậy, chỉ như người làm thuê. Việc tổ chức làm việc đã được định nghĩa. Nhưng ngay ngày thứ hai, mọi thứ đã đi lệch hướng : đa số các Nghị Phụ từ chối chuẩn nhận những gì mà các ủy ban đã chuẩn bị như dự trù. Họ kêu ca có ít thời gian để làm quen nhau. Nhất là đa số tỏ ra sự không bằng lòng trước con số, cấu trúc và giọng điệu của các bản văn đưa ra. Số nghị phụ hy vọng công đồng nhanh chóng, kéo dài độ chừng vài tuần, chấp thuận với vài thay đổi những bản văn soạn thảo sẵn bởi các nhà thần học quen thuộc của giáo triều rôma và chấp nhận bởi đức giáo hoàng, hiểu rằng những điều này sẽ không xảy ra như thế. Thực tế, đã có một thời gian lộn xộn : làm sao lấy lại được toàn bộ vấn đề chuẩn bị và tổ chức nó cách hợp lý hơn ? Phải áp dụng giọng điệu nào, muốn nói với ai và bằng cách nào, và vì mục đích gì?

Những thay đổi đột ngột thì rất nhiều. Cơn khủng hoảng được tháo nút bằng việc can thiệp của đức hồng y Suenens, khi ấy là tổng giám mục Malines-Bruxelles, được sự ủng hộ của đức hồng y Montini, tổng giám mục Milan, người rất được quý mến. Đức hồng y Suenens đề nghị lấy lại cả hai lựa chọn : Giáo hội ad intra, Giáo hội nơi chính nó và tự giới thiệu chính mình để hiểu và tự cải tổ ; Giáo hội ad extra, trong những mối tương quan của nó với thế giới dưới những dạng thức khác nhau và Giáo hội tự giới thiệu với thế giới. Ở đó chắc chắn có chìa khóa để hiểu sự liên kết chặt chẽ của bốn hiến chế, chín sắc lệnh, ba tuyên ngôn và hai thông điệp được hình thành trong suốt bốn phiên diễn ra trong thời gian từ 11 tháng 10 /1962 và 8/12/1965. Khi đức giáo hoàng Gioan Phaolô II qui tụ thượng hội đồng các giám mục để cử hành hai mươi năm kết thúc công đồng Vatican II, các nghị phụ đã đồng ý để ôn lại sự đóng góp của công đồng trong khai niệm “hiệp thông”. Thuật ngữ này vừa nói lên sự hiệp nhất và sự tự do, trong khi, trong việc làm của con người, quá thường, sự hiệp nhất và tự do là ở trong mối tương quan biện chứng ở đó cái này chống lại cái kia. “Hiệp thông” cũng nói đến ân sủng mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban cho con người tội lỗi, ân sủng của sự sống trong sự hiệp nhất của chính tình yêu khi đón nhận sự tha thứ và sự chữa lành và một khả năng mới của việc yêu thương bởi tình yêu của chính Thiên Chúa lan tràn xuống trên con người. Từ này còn nói nữa về hy vọng như thực tại của con người hoàn toàn đơn giản và quan trọng : gia đình, tổ quốc, gặp gỡ với người khác. Với ánh sáng này, tôi xin đề nghị với quí vị hiểu trực giác chung của Công đồng như một lời khẳng định đơn giản hơn và quả quyết hơn : có một số phận duy nhất của nhân loại, rất thay đổi và trải rộng trong không gian và thời gian ; trong bước tiến dọc theo số phận này, mọi người đứng gần nhau xuyên qua không gian và ngay cả thời gian ; số phận này là Thiên Chúa và Giáo hội, trong cấu trúc rõ rệt của nó, là hình thức mà Thiên Chúa ban cho nhân loại để đi vào trong số phận của ngài.

Chú ý đến số phận của toàn nhân loại ra như đã được kêu gọi bởi sự quy chiếu đến “những dấu chỉ thời đại”. Đức Gioan XXIII đã dùng thuật ngữ này nhằm nhấn rằng nhiều thay đổi sẽ xảy đến trong đời sống của con người, những thay đổi mà Giáo hội phải kể đến nhằm loan báo Tin mừng. Đối với đức giáo hoàng, việc chú ý đến “dấu chỉ thời đại” không phải là một dạng cải thiện tùy ý trong hoạt động của Giáo hội nhưng là một sự cần thiết thực chất trong sứ vụ của Giáo hội, một nghĩa vụ đến từ “tuổi trẻ vĩnh cữu” của Giáo hội. Chính trong Tin mừng theo thánh Mátthêu, chương 16, câu 4, mà Đức Giêsu dùng thành ngữ này : “Cảnh sắc bầu trời các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi. Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giôna.”

Đôi khi ta chế giễu “những dấu chỉ thời đại” nổi tiếng này. Ta có thể nhấn mạnh rằng chúng trên miệng của Chúa Giêsu đấng cứu độ mang chiều kích cánh chung mạnh mẽ. Chúng loan báo thời sau hết, lúc phán xét, trong khi ra như có thể việc sử dụng này của Đức Gioan XXIII và của chính Công đồng nhắm đến việc thích ứng hội nhập của Giáo hội để trở nên đáng chấp nhận hơn trong thế giới ngày càng xa lìa khỏi Giáo hội và thế giới không còn biết đến Giáo hội nữa. Nhưng chính tại đó mà sự căng thẳng mang chiều kích cánh chung giữ vai trò mạnh mẽ nhất. Chăm chú đến những dấu chỉ thời đại không hệ tại ở việc tìm kiếm những lời loan báo về ngày kết thúc của lịch sử : dự báo trước những thảm họa không có chi là ngoại lệ. Diễn dịch các dấu chỉ thời đại, đó là biện phân điều gì chỉ ra việc làm của Thiên Chúa mà người, trong lịch sử, đã làm việc để dẫn đưa con người vượt qua bên kia của lịch sử và, bởi Đức Kitô phục sinh đã có, nếu ta có thể nói như vậy, quyền hành động triệt để nhất của mỗi người bên kia mọi biên giới. Đối với Giáo hội, đó là ưng thuận cho “việc đón nhận lịch sử và phát triển của loài người”, theo điều mà hiến chế Gaudium et Spec khẳng định (n° 44). Vì những dấu chỉ thời đại, trên miệng Đức Giêsu, là cho các thành viên của dân Thiên Chúa. Dấu chỉ của Giona được ban cho Israel và nó mang dấu hiệu kép : ba ngày và ba đêm của ngôn sứ trong bụng cá, chắc chắn, và cũng cuộc hoán cải của người dân thành Ninivê, dân cư của một thành lớn ngoại đạo. Nhưng vì thế, làm sao tìm thấy những dấu chỉ thời đại trong thế kỷ XX này khi mà, đồng thời xảy ra hai lần sự tàn bạo có tổ chức nhất mà nhân loại chứng kiến,  củng cố cho kế hoạch xây dựng một xã hội thịnh vượng và bình an. Trong một xã hội như thế, con người phải chăng còn có thể còn thấy nhiệm vụ vượt qua những niềm ham muốn trong ý thức của họ ? Một nhân loại đã sở hữu những phương tiện tự tạo ra chính mình thì liệu còn có thể tự mở lòng ra cho sự tha thứ và những ơn lành của Chúa hay cứng đầu chống lại ngài với tất cả sức mạnh quảng đại nhất của nó ? Ta thấy trong những bản văn của công đồng nhiều công thức về dấu chỉ thời đại (GS 4) nhưng ta có thể gom chúng lại trong ba thành ngữ chính : hiệp nhất, tự do, hiệu quả của hoạt động con người.

Hiệp nhất là điều được công đồng nhấn mạnh nhất. Ta tìm thấy ở đây sự đánh giá ngay số đầu tiên của hiến chế Lumen gentium về Giáo hội, điều này được đặt trên hàng đầu của mọi tài liệu. Công đồng thực hiện sự bất biến mà con người “từ nay liên kết chặt chẽ với nhau bởi những mối liên hệ xã hội, kỹ thuật, văn hóa”. Rồi, điều mà chúng ta gọi là “toàn cầu hóa” hay “thế giới hóa” đã được thực hiện : mặc cho sự chia rẽ của thế giới thành hai khối ý thức hệ đối lập, những tiến triển về mặt kỹ thuật có vẻ như dẫn đưa một cách tất yếu đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những con người không hể quen biết nhau mà cho đến lúc đó không ai và chưa hề được nghĩ đến. Khi nhìn thấy ở đây một dấu chỉ thời đại, Công đồng không chỉ bằng lòng ghi nhận một sự kiện mang tính vật chất : công đồng nhận ra một niềm khát vọng của nhân loại. Không lơ là với những tác nhân của sự chia rẽ, của sự thiếu hiểu biết, của sự thù oán mà chúng đã diễn ra trong lịch sử của loài người và không thiếu trong thập niên 60. Công đồng hiểu rằng một giai đoạn mới của lịch sử nhân loại đang diễn ra : hiệp nhất nhân loại không chỉ còn là cái nhìn đức tin mà từ thế kỷ XVII và suốt dọc theo thế kỷ XIX và XX đã thấy nơi hàng ngàn những người trẻ, nam và nữ, trong cuộc phiêu lưu lạ lùng để ra đi gặp gỡ với những dân tộc xa xôi nhất để loan báo cho họ về Đức Ki-tô ; đức tin trở thành một thực tại hiển nhiên, hàng ngày, một nhiệm vụ của con người. Nó tạo nên kết quả là một thách đố kép cho Giáo hội : ad extra, giúp đỡ những con người không bằng lòng với việc hiệp nhất về phương diện vật chất mà sự tiêu chuẩn hóa những kỹ thuật và sự hợp nhất các nền văn hóa có thể phát sinh ra nhưng luôn nhắm đến sự hiệp nhất của những sự tự do mà chỉ duy nhất Đức Kitô mới có thể thực hiện ; ad intra, chính Giáo hội phải trở nên dấu chỉ trong sáng nhất của sự hiệp nhất trong đó Thiên Chúa muốn qui tụ mọi người.

Dấu chỉ thời đại thứ hai là tự do. Vào thế kỷ XX, nhất là khi bước ra khỏi hai cuộc thế chiến, tự do đã trở thành yêu sách lớn lao của con người, của mọi người thuộc mọi dân tộc và trong mọi lãnh vực của cuộc sống của họ : tự do luân lý, tự do kinh tế, tự do xã hội và chính trị. Người ta không còn muốn bị dẫn dắt như trẻ con chưa trưởng thành, trong bất cứ lãnh vực nào. Cám dỗ thật đáng sợ của yêu sách này, điều chính yếu của sự ghen tương và bạo lực, cũng là điều chính yếu trong việc từ chối mọi sự vâng phục. Thấy ở đây dấu chỉ thời đại, thì đó không thể không lơ là có ở đó những mối hiểm nguy. Cũng chính là nhận ra sự tự do trong đời sống tâm linh, tự do mà Chúa muốn cho mọi người và Đức Kitô đã đến để làm cho trở nên có thể mặc cho tội lỗi, khi khai thông một con đường trong lương tâm vẫn thường bị khuấy động của con người. Nhiệm vụ kép của Giáo hội : khích lệ người ta đi đến tận cùng của điều có nghĩa là tự do khi giải thoát khỏi mọi sự tuân phục mà nó không phải, cách này hay cách khác, sự tuân phục Thiên Chúa. Làm cho trở nên một cộng đoàn tự do trong lời đáp trả luôn chính xác hơn với Thiên Chúa đấng mặc khải.

Tại nguồn mạch của hai dấu ấn của thời đại mới một sự việc mang tính quyết định : hiệu quả không thể tin nổi của hoạt động con người. Con người ở thế kỷ XX không còn bằng lòng chịu đựng số phận của mình nhưng ra sức cải thiện số phận đó nếu có thể. Và đôi khi, thường, gây thiệt hại cho kẻ khác. Số phận của mình, con người tự nắm giữ và xây dựng khi triển khai với sự khéo léo không thể tưởng tượng nổi cho phép nó tạo nên số phận riêng trong tất cả mọi lãnh vực : chính trị trở nên một cấu trúc của lý trí và ý chí và không còn là kết quả của lịch sử ; sức khỏe trở thành cuộc chinh phục thường kỳ và không phải là ân ban từ trời khó mà để chia sẻ ; sự giàu có gia tăng và số tiền của họ ra như có thể được chia sẻ cho mọi người không có sự bất công nào là hệ quả tất yếu của sự khan hiếm. Lại nữa, dấu chỉ thời đại, vì Giáo hội ở trong sự sẵn sàng cho việc ra đi thi hành sứ vụ của mình nếu những con người không còn muốn Thiên Chúa trước tiên để đối diện với sự bấp bênh của họ. Niềm tin tuyệt vời của Giáo hội : không phải trên sự khốn khó của nhân loại mà Thiên Chúa trở nên thịnh vượng.

Qui chiến đến những dấu chỉ thời đại, “nhắm hướng đến” chúng (GS 4), đối với Giáo hội chính vì tin rằng thời gian không chỉ là một tác nhân hao mòn, mà lịch sử không phải được đọc như  sự suy tàn chậm chạp từ đỉnh cao ngự trị một cách lãng mạn trong quá khứ. Đó là nhận ra “sự phong nhiêu của thời gian” (Henri de Lubac). Đối với Giáo hội, có cách thức khác để nhìn ngắm thời gian với sự tin tưởng, đó là cám dỗ khả dĩ, cơn cám dỗ của chủ nghĩa bách chiến bách thắng. Cám dỗ này là bất biến, tuy nhiên vào những năm 60 nó có cường độ đặc biệt : trong khi công đồng Vatican I, một thế kỷ trước, qui tụ 7 đến 800 giám mục, chủ yếu ở châu Âu ngay cả khi đó họ đến từ những lục địa khác, 2500 Nghị phụ đã làm việc trong suốt bốn phiên và họ đại diện cho tất cả mọi chủng tộc. Chắc chắn những mối ưu tư không thiếu : các Nghị phụ đã ý thức đến sự gia tăng của sự không vô tín ngưỡng tại các nước phương Tây và sự thiết lập tại một nửa châu Âu và tại Trung Quốc một chế độ vô thần triệt để trước những nỗi đau mà nó gây ra được giữ lại trong tâm hồn. Dù sao, sự kiện Công đồng tỏ ra một cách ấn tượng về sự phổ quát của Giáo hội, kết quả của sự năng động trong sứ vụ truyền giáo, trong khi sự hiện diện huynh đệ của những quan sát viên thuộc các giáo hội kitô khác tạo nên niềm hy vọng về sự hiệp nhất hữu hình. Chưa bao giờ Giáo hội công giáo lại tự do để quy tụ các giám mục của mình lại mà không tính đến bất cứ Nhà nước nào. Ngay cả “vấn đề Rôma” đã được giải quyết, và cuối cùng là thỏa mãn cho mọi bên. Một số Nghị phụ có thể nghĩ rằng sự lặp lại mạnh mẽ chân lý công giáo bởi hội đồng các giám mục xếp hàng cách trung thành sau đức giáo hoàng có hệ quả thu hút ; số khác nghĩ đến việc cho rằng những thay đổi về ngôn ngữ và cách thức thực hiện mà Công đồng đi đến việc làm cho khả dĩ sẽ đổi mới lòng nhiệt thành tông đồ của các kitô hữu dấn thân nhất và tạo điều kiện dễ dàng cho việc hòa giải với Giáo hội những khu vực trơ lì nhất của các xã hội. Cám dỗ này, Đức cha Smedt, giám mục Bruges, đã tố cáo mạnh mẽ và toàn thể Công đồng đi theo ngài.

Chính trên con đường hoàn toàn khác, như quý vị thấy, mà công đồng chọn đi khi hướng sự chú ý đến những “dấu chỉ thời đại”. Giáo hội biết rõ, quả thực, - Giáo hội biết điều này từ muôn thủa dù vẫn có chuyện một số thành viên của Giáo hội quên đi điều ấy -, rằng sứ vụ của giáo hội không ngừng cạn trong những thành công của Giáo hội, cũng không trong việc gia tăng mở rộng về mặt địa lý cũng như trong sức mạnh nơi những cơ chế của nó. Đức Gioan XXIII qua đời ngày 3/06/1963. Ngày 21, đức hồng y Montini, khi đó làm tổng giám mục Milan, được bầu. Ngay những năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của đức Piô XII, trong khi ngài còn chưa làm hồng y, trước khi được bổ nhiệm về Milan, - và sự bổ nhiệm này được một số người hiểu là sự gạt bỏ -, điều này đã nhiều lần lặp lại. Khả năng làm việc của ngài thì to lớn bao phủ cả sự nhạy cảm rung động đến tất cả những gì sống động trong Giáo hội và trên thế giới. Trong phiên họp đầu tiên, ngài đã nói ít về công đồng, nhưng ngài viết cho các giáo dân trong giáo phận của mình và chúng ta đoán được nơi ngài tinh thần đồng thuận nhất với toàn thể các nghị phụ trong sự hiệp nhất phức tạp giữa họ. Ngài lấy tên Phaolô VI. Ngài nắm lấy nhiệm vụ thuộc phận sự của mình : tiếp tục công việc giởi giang, lèo lái công đồng đi đến kết thúc. Trong phiên họp công khai kết thúc Công đồng, ngày 7/12/1965, ngài trở lại với  những từ ngữ bắt được vào lúc công đồng đang diễn ra : “Chính vào thời điểm này, đức giáo hoàng thốt lên, mà tất cả đều nhìn nhận như được hướng về việc chinh phục vương quốc trần thế hơn là hướng đến Thiên Quốc.” Và đi xa hơn, ngài nói : “Chủ nghĩa nhân bản thế tục và phàm tục cuối cùng đã xuất hiện với tầm vóc kinh khủng của nó và theo nghĩa nào đó, đã thách thức cho công đồng. Tôn giáo của Thiên Chúa Đấng làm người đã gặp gỡ với tôn giáo (vì nó là một trong số) của con người kẻ trở nên Thiên Chúa.”

Thường trong đầu chúng ta ý niệm về Vatican II là một công đồng mang tính hòa giải. Đó là như thế theo nghĩa nào đó, nhưng những từ ngữ kết thúc của đức Phaolô VI chỉ ra cho chúng ta rằng không nên mù quáng trước thách đố to lớn về mặt tâm linh của thời đại. Khi con người có được những phương tiện định hướng cho số phận của họ, mà toàn thể nhân loại nắm bắt như một và có thể xây dựng nơi cư ngụ dưới trần thế của nhân loại, khi khẩn cấp không bao giờ giúp đỡ những người mở mắt, tự giải phóng khỏi ảo ảnh. Khẩn cấp tìm kiếm những con đường cho phép họ thực hiện rằng, sức mạnh của họ rất lớn, họ không bao giờ có thể giải quyết vấn đề của chính con người, việc trộn lẫn sự cao cả và sự khố khổ là con người. Giáo hội không muốn phá vỡ niềm khát khao và năng lượng của con người, nó muốn đồng hành với họ bởi giáo hội nhận ra nơi chúng một mầu nhiệm, sự chờ đợi một sự cao cả và một cường độ sống mà Thiên Chúa hứa và nó vượt khỏi tất cả những gì nhân loại có thể không bao giờ có được. Số 1 của hiến chế Lumen gentium nói các rõ ràng : “ Phải (...) mọi người, từ nay kết hợp chặt chẽ với nhau hơn bằng những mối liên hệ xã hội, kỹ thuật, văn hóa, cũng thực hiện sự hiệp nhất của họ trong Đức Ki-tô”. Dấu chỉ Giôna, chúng ta đừng quên, cũng là việc hoán cải của dân thành Ninivê.

Trong thời đó, Giáo hội dám tuyên xưng đức tin muôn đời : Thiên Chúa là Chủ của lịch sử, Đức Kitô là Alpha và Omêga của lịch sử, với cấu trúc mạnh mẽ thừa hưởng từ các Tông đồ của Đức Giêsu, là Dân Thiên Chúa, được quy tụ lại trong Thánh Thần để hình thành thông qua lịch sử Nhiệm Thể Đức Kitô. Và để hiểu chính xác giáo huấn và cường độ của Công đồng, thì đừng quên rằng các thành viên của Giáo hội không tham dự ít là với những người khác vào tinh thần của thời đại. Họ cần đến ân sủng của đức Kitô để sống trong thế giới này khi hoán cải những năng lực và những ham muốn mà họ kín múc được từ đó.

Lịch sử cũ”

Công đồng Vatican II đã dạy nhiều thứ. Nó đã làm rõ cấu trúc của Giáo hội khi mô tả với sự rõ ràng mối liên hệ của hội đồng các giám mục với hội đồng của các Tông đồ và mối tương quan giữa đấng kế vị thánh Phêrô tập hợp của những người kế vị các tông đồ, anh em của Phêrô. Công đồng đã đưa vào một cách tuyệt vời những lời khuyên phúc âm trong tính năng động của cuộc sống trong Đức Kitô, công đồng đã giới thiệu Đức Maria như khuôn mẫu và phần thưởng cho toàn bộ thực tại của Giáo hội. Công đồng đã đào sâu khái niệm hiệp nhất bằng cách dự phần vào sự dấn thân mang tính đại kết hướng đến sự hiệp nhất hữu hình với các giáo hội và những nhóm không công giáo.

Nhưng nhất là những giáo huấn của công đồng liên quan đến những mối liên hệ của Giáo hội với các thực tại bên ngoài với Giáo hội mà nó gây nên sự chú ý và bất ngờ rất nhiều, chúng gây buồn phiền hay vui sướng. Như thế Công đồng đã có can đảm giới thiệu mối tương quan với các tôn giáo của Giáo hội không thuộc kitô giáo, điều này là một cách thức không xem nơi các tôn giáo là sản phẩm của ma quỉ. Công đồng dùng lại chủ đề gây tranh cãi về tự do tôn giáo khi phát xuất từ khái niệm cũ về lòng bao dung đối với việc tuyên bố quyền của mọi người trong sự tự do tôn giáo. Trong hiến chế Gaudium et spes, Công đồng xem xét đến tổng thể những hoạt động của con người khi phác họa với sự thiện cảm và sự khuyến khích những cứu cánh mà hoạt động của con người tiếp tục theo từng hoạt động.

Ta đã tin rằng thông qua sự giáo huấn ba lần, công đồng tương đối hóa kết cục tối hậu của con người mà đó là sự hiệp thông với Thiên Chúa hay không đả động đến sự tuyệt đối của Thiên Chúa mà con người phải thuần phục. Nhưng đó là sự hoàn toàn trái ngược : mỗi lần, công đồng nói đến, việc làm sáng tỏ bởi đâu mà những sức mạnh lớn lao mà chúng làm nên đời sống con người trên trái đất này có thể đóng góp cho việc đưa con người vào trong số phận duy nhất mà nó là số phận của Giáo hội và nó là số phận của toàn nhân loại. Mỗi lần, công đồng nói đến việc làm sáng tỏ những con đường mà qua đó người kitô hữu dùng đạt đến những tiến trình của con người khi mang họ đến tận cứu cánh đích thực, khi giải thoát họ khỏi những ràng buộc của tội lỗi và không bằng lòng với những kết quả mà chúng chỉ là phản ảnh trần thế của điều mà từ đó Thiên Chúa mang lại cho con người.

Ta có thể nói, tôi tin thế, rằng công đồng Vatican II có hai thái cực : Giáo hội và con người. Khẳng định điều này có thể tỏ ra hơi tầm thường. Nhưng một mặt, đó là định vị trong sự phân cực của những thái cực khả thể khác, cách riêng là những quốc  gia, và nữa là những phẩm trật gọi là tự nhiên hay những nền văn hóa hay những sự tuyên xưng niềm tin khác nhau và các tôn giáo. Mặt khác, sức mạnh của giáo huấn của công đồng nằm ở chỗ này : công đồng bóc trần mọi mối quan hệ của Giáo hội. Công trình của Thiên Chúa mà, thông qua lịch sử, tập trung lại nơi Đức Kitô, không muốn mất đi bất cứ điều gì, với loài người, với mỗi người, để tất cả mọi thọ tạo khác đã được mong muốn, với họ Thiên Chúa cho quyền hành động trong thời gian để tất cả đều có thể được nắm bắt trong sự vĩnh cửu. Đoạn diễn văn kết thúc công đồng của đức Phao lô VI mà chúng ta đã trích dẫn đáng được đọc lại toàn bộ : “Chủ nghĩa nhân bản thế tục và phàm trần cuối cùng đã xuất hiện với vẻ bề ngoài khủng khiếp của nó và trong một nghĩa nào đó, đã thách thức Công đồng. Tôn giáo của Thiên Chúa đấng làm người đã gặp gỡ với tôn giáo (bởi vì đó là một trong số) của con người những kẻ muốn làm thượng đế. Điều gì đã xảy ra ? Một cú sốc, một sự tránh đấu, một sự cắt phép thông công ? Điều ấy có thể xảy ra ; nhưng điều ấy đã không xảy đến. Câu chuyện cũ về người Samaritano làm mẫu và làm thước đo cho đời sống tâm linh của Công đồng.”

Khi công đồng, trong hiến chế Gaudium et Spes, gợi nhắc đến một nhân học, tức là một sự diễn tả con người như là chính nó, độc lập với những điều kiện về chủng tộc, văn hóa, độc lập ở cấp độ của những nhận thức của nó, công đồng không tìm kiếm một dạng của mẫu số chung nhỏ hơn mà trên đó mọi người có thể đồng thuận với nhau một cách không phân biệt. Công đồng chỉ ra cho biết con người là ai, để giúp con người không tự chiều theo ý trong những cơn khốn cùng và nhắm đến sự huy hoàng nơi Thiên Chúa kêu gọi họ tới. Con người không phải là bản chất cố định nhưng có khả năng đón nhận tất cả và tái bố trí điều đến với nó từ sự mở rộng cốt yếu được ghi lại trong lòng của chính nó mà công đồng gọi là “lương tâm” (GS 16). Lần đầu tiên, nhưng bởi vì thời gian đã đến, Giáo hội mô tả như thế dưới ánh sáng của Mặc khải và của kinh nghiệm lịch sử của nó là con người trong đó nó đã làm vui lòng Chúa khi thân thưa với ngài “như với một người bạn” (DV 2).

Chính con người đó, con người mà Thiên Chúa đã nói chuyện với nó, đã biết đến cơn cám dỗ của chủ nghĩa vô thần. Người ta có thể nói rằng điều này đã là “sự khích lệ của Công đồng”[3]. Vì, cách nào đó mọi lý do mà ta có thể tìm thấy ở đây, chủ nghã vô thần chỉ ra rằng con người tin phải, tin có thể hay ngay cả muốn triệt để vượt qua khỏi Chúa. Toàn bộ tiến trình của Công đồng hệ tại việc khải triển sự huy hoàng của ơn gọi làm người như nó được ban cho để sống trong Giáo hội, khi tham dự ngay từ bây giờ điều mà Đức Kitô Giêsu đã có được bởi sự nhập thể của ngài, cái chết của ngài và sự phục sinh của ngài xét đến tất cả mọi người, và như đã được loan báo trong bản chất của chính con người và trong những mối liên hệ mà con người đã được dệt gắn vào.

Về phần Giáo hội, công đồng không tìm kiếm để nói điều gì đó mới mẻ. Nếu muốn đóng góp một vài những chuyện làm sáng tỏ cho sự mô tả cấu trúc của Giáo hội, như trong báo cáo về hội đồng giám mục ở ngay đầu, công đồng đã muốn đặt Giáo hội song song với bản chất và cấu trúc riêng của nó. Khi đặt ở trung tâm những mối bận tâm phổ quát sự hiệp nhất nhân loại và tự do, những “thời đại mới” khi mà Công đồng được triệu tập đóng góp cho Giáo hội một thời kỳ rất đặc biệt : để lần đầu tiên kể từ cuộc tăng trưởng đầu tiên, nó có thể tự nhìn như Lời Chúa đã làm mặc lấy xác phàm nơi Đức Giêsu và hoạt động thông qua những trái tim. Giáo hội tìm thấy tự do của tình bằng hữu gây phiền phức của các ông hoàng và của những quốc gia, được giải thoát khỏi âu lo mang lại cho các quốc gia sự bền vững. Công đồng đã có thể khai triển những hình thức nhân văn của xã hội, nhưng, đó là điểm dễ đụng chạm, không phải khi cô lập nó, trái với khi gắn nối nó vào trong dòng lịch sử của con người. Vì lịch sử này ở trong tay của Thiên Chúa vượt khỏi mọi vẻ bề ngoài.

Chính ở chiều sâu thẳm này, tôi tin, mà chúng ta phải lắng nghe chủ đề về “sự hội nhập”. Sự diễn dịch không toàn hảo của “aggiornamento”, thuật ngữ này thường được dùng đến để nói về điều mà công đồng đã thực hiện. Có nguy cơ là ta chỉ hiểu thuật ngữ như một công việc mơ hồ của việc viết lại cái có sẵn của đức tin và tu chính lại một số việc thực hành kitô giáo để cho chúng dễ dàng được chấp nhận hơn với tinh thần hiện đại. Quả thực, phong trào này đã đi ngược lại, mà đúng ra, phải đi đến tận cùng của phong trào như đã bắt đầu. Công việc mà Công đồng khởi xướng hệ tại ở việc dùng lại mọi sự có sẵn của đức tin để một cách nào đó làm cho sắc bén hơn, khơi dậy nơi chúng ta những người tin, hoàn toàn sắc bén để đụng chạm đến con người ngày hôm nay trong những sức mạnh và năng lượng và những đau khổ mà họ đang sống. Niềm tin của Công đồng, niềm tin của Giáo hội lúc ban đầu, là ân sủng Thiên Chúa ban làm biến đổi con người và toàn nhân loại và mở ra từ bên trong cho ơn ban luôn lớn hơn được chuẩn bị nơi Đức Kitô. Vì thế việc đi đến cùng của suy tư của Công đồng về Giáo hội hệ tại ở chỗ xác định rõ ràng nhờ đâu giáo hội là “semper reformanda”, luôn đổi mới : trong nỗ lực không đổi để gắn kết với cấu trúc riêng của Giáo hội trong việc phục vụ cho sự hiệp nhất của bác ái.

Nên, chuyện mới hay chuyện cũ ?

Bảo đảm là chuyện mới, theo nghĩa lịch sử của từ, theo nghĩa của tính hiện đại của chủ đề. Vì ở thời điểm đó khi con người trước tiên không còn thuộc về những phạm trù mang tính giới hạn : gia đình, phe phái, dân tộc,... nhưng là chính mình, với nguy cơ cho con người khi ở trong tình trạng giam mình trong sự cô độc không thể khắc phục và mệt mỏi trong khi tìm cho mình hàng ngàn sự bù trừ. Đó cũng là kinh nghiệm của sự lệ thuộc luôn khả dĩ của lý trí được lý luận hay nhất với sức mạnh đen tối nổi lên từ tận đáy lòng của con người.

Câu chuyện cũ, dĩ nhiên, bởi vì nó tương ứng với một giai đoạn trong lịch sử loài người đã hoàn toàn bị vượt qua. Nhân loại trải qua tột cùng khả năng để giữ được cho chính mình toàn thể và được tổ chức, khéo léo cách không thể tin được để xuyên thủng những bí mật của thiên nhiên và tự xây dựng nên chính nhân loại, và dễ tổn thương bởi những vận động của vũ trụ đến nỗi mà nhân loại không thể làm chủ và bởi những cách cư xử mâu thuẫn của tính ích kỷ và của những nỗi sợ hãi giằng xé con người.

Nhưng còn có câu chuyện cổ hơn nửa bởi vì nó diễn tả sự vận động của Giáo hội từ lúc bắt đầu, sự bắt đầu này Giáo hội đã nhận từ Thiên Chúa và trong đó cấu trúc của Giáo hội lúc mạnh nhất tương ứng cách chính xác, với sự vận hành của việc phục vụ con người để làm cho Giáo hội nhận ra phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho.

Câu chuyện không mới, nhưng lại mới, luôn luôn mới, bởi vì nó mời gọi con người đặt mình vào mà không dè dặt nhưng với tất cả tự do và nhận thức của nó trước Lời hằng sống của Chúa. Để được như thế, công đồng chỉ định cho Giáo hội nhiệm vụ kép : làm lắng nghe Lời đó, khi luôn trở lại nguồn mạch, được truyền qua các thế hệ trước chúng ta nhưng không tắc nghẽn bởi chính những thế hệ đó ; đón nhận và tuân theo chính lời này với một sự chính xác hào hiệp (exactitude généreuse).

Ngày hôm nay, 45 năm sau ngày kết thúc công đồng, hơn bao giờ hết chúng ta biết : sức mạnh của chúng ta để hoàn tất công trình không phải ở việc tìm kiếm nơi sự hỗ trợ bên ngoài, áp lực xã hội, truyền thống văn hóa, luật của mỗi quốc gia. Sức mạnh ở trong những nguồn mạch ẩn giấu sự tự do của chúng ta được sống bởi ân sủng, được đụng chạm bởi Lời Chúa mà lời này làm chao đảo và động viên sự tự do, trong mối hiệp thông của Giáo hội ở đó chúng ta mang lại cho, ngay từ lúc ban đầu cho đến cuối, những người tin và trong tình bác ái, tình yêu, có thể làm cho ta muốn cho mỗi người, ngày nào đó, có được niềm vui của sự hiệp thông mà chúng ta cảm thấy sẽ xảy ra.

Bởi Công đồng Vatican II, Giáo hội cách nào đó đã giữ lại chính mình để hành động tốt hơn cho công trình của Thiên Chúa. Điều này là hồng ân riêng của đức giáo hoàng Gioan, với một cái nhìn của tuổi trẻ về thế giới, đã được công đồng làm cho trở nên điều tốt đẹp cho Giáo hội hoàn vũ. Cái nhìn tuổi trẻ này không phải là cái nhìn ngây thơ. Đó đúng hơn là một cái nhìn thấu suốt, một cái nhìn được gạt bỏ đi khỏi sự chán chường và những sự méo mó mà cuộc đời quá dài mang lại, một cái nhìn có khả năng qui hướng về Chúa khi hành xử với sự thân mật của loài người và của mỗi người để thấy làm sao tham dự vào công trình của Thiên Chúa để cùng hợp tác. Công đồng Vatican II đã không nói lên tất cả ; những bản văn của công đồng vẫn chưa trọn vẹn. Điều này không phải là có nghĩa. Nhưng những bản văn này cũng không bị lỗi thời. Nơi chúng, Truyền thống của Giáo hội, tức là việc truyền lại điều mà Chúa Kitô đã để lại cho các tông đồ, được diễn tả và truyền thống này không được thực hiện mà không có sự tham dự của Thánh Thần. Đấng vẫn ở với Giáo hội để chiếm giữ và làm cho sống động. Ở nơi mỗi người tín hữu đã lãnh bí tích rửa tội, nơi các mục tử cũng như nới các người giáo dân, để đưa tất cả vào trong sự vận hành theo vai trò riêng phù hợp của mỗi người. Ta nhận ra rằng những bản văn này gây nên nhiều vấn đề. Nhất là chúng mời những người kitô hữu một nhiệm vụ được mô tả rõ ràng hơn khi đặt dưới mắt họ những sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho. Những bài thuyết trình tiếp theo sẽ làm rõ hơn điều này. Vắn tắt, chúng tôi nên nói rằng vấn đề lớn nhất, - nhưng còn hơn cả vấn đề, đó là sự sống của Giáo hội trong thời điểm hiện tại, - được đặt ra bởi mối liên hệ bên trong quy tụ sứ vụ đưa tất cả về với Đức Kitô và cuộc đối thoại tìm kiếm với tất cả những người khác những con đường để xây dựng thế giới này. Trong phụng vụ, trong việc cử hành các bí tích, Giáo hội cử hành chiến thắng cuối cùng của Chúa chúng ta và nó gọi lịch sử của con người đến từ Thánh Thần. Chỉ chính ngài hoán cải những con tim bằng đá thành những trái tim bằng thịt. Giáo hội không tự thay đổi công trình của mình. Mà phải phục vụ và cho thấy hoa trái của công trình này.

Ra như một số người thấy rằng câu chuyện cũ về người Samaritano nhân hậu có hơi hướng của tính gia trưởng. Họ nên lắng nghe như lắng nghe Origène, nhà thần học chuyên nghiệp đầu tiên. Người Samaritano nhân hậu chăm sóc người bị ăn cướp đánh cho gần chết, chính là Đức Giêsu và duy chỉ có ngài. Giáo hội là quán trọ và người chủ quán trọ của ngài. Quán tiếp đón người mà Chúa của người ấy mang tới, quán chăm sóc và nuôi dưỡng, quán chia sẻ những điều tốt đẹp nhận được từ người ấy. Nhưng người duy nhất cứu độ, chính là Đấng chịu đóng đinh và phục sinh, đấng hoạt động bởi Thánh Thần của đấng ấy trong lòng của tất cả mọi người, như đấng ấy muốn, và dẫn đưa họ, qua những con đường mà đấng ấy chọn lựa, hướng đến Bác ái vĩnh cửu.

Có hai cực trong các bản văn của Công đồng, Giáo hội, công trình của Thiên Chúa bởi Đức Kitô thông qua lịch sử, và con người trong mầu nhiệm của sự tự do ương ngạnh của chính nó tuy nhiên được thực hiện bởi ân sủng. Nhưng hai cực này bao lấy nhau hướng về Đấng Cứu thế. Sứ vụ của Giáo hội là cử hành Vị hôn phu của mình với lòng nhẫn nại và kiên trì bởi sự giảng thuyết và bởi những công trình của nó và đón nhận với niềm tin tưởng tất cả những gì được ban cho để sống. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi sự.

 

[1] Faculté Notre-Dame và École Cathédrale tạm dịch theo nghĩa chữ là Phân khoa Nhà-thờ-Đức-Bà và Trường Vương cung thánh đường. Đây là những phân khoa thần học nổi tiếng có lịch sử lâu dài từ thời Trung Cổ của Giáo phận Paris và lịch sử Giáo hội. Chúng ta có thể tham khảo đôi chút trên trang bách khoa toàn thư mở Wikipédia hay bài giáo lý thứ tư hàng tuần của Đức Biển Đức XVI về thời trung cổ vào năm 2008. (ND)

[2]     Des hommes từ trong nguyên văn, nhằm làm tương phản với des femmes ở phần giải thích sau đó. (ND)

[3]     Hồng y KÖNIG, trích bởi HENRI DE LUBAC, Athéisme et Sens de l'homme, trong Œuvres Complètes, t. IV, Paris, Ed. du Cerf, 2006, tr. 412.