Đó phải là những sự kiện nghiêm trọng, xuất hiện ra bên ngoài (nhiều ngưòi đã biết hoặc có thể biết), có thể quy trách cho tu sĩ (nghĩa là tu sĩ có trách nhiệm luân lý) và có thể chứng minh theo pháp luật
Việc trục xuất đương nhiên do chính bộ giáo luật tuyên bố. Cần phải ghi chép sự kiện và giữ lấy các bằng chứng.
Việc trục xuất chỉ có hiệu lực sau khi được sự xác nhận của Tòa Thánh. Tu sĩ bị trục xuất vẫn phải giữ các lời khấn, trừ khi nào Hội Dòng của đương sự được hưởng một “đặc ân” trong lãnh vực này.
Một tập sinh không tuyên khấn sau khi đã mãn tập kỳ, hoặc một tu sĩ đã khấn tạm hoặc khấn trọn đời mà rời bỏ Tu Hội cách hợp pháp (chứ không bị đuổi), thì có thể được nhận lại vào Dòng mình mà không buộc phải lặp lại tập kỳ,
Nếu tu sĩ hồi tục là một giáo sĩ thì vẫn phải giữ các nghĩa vụ của bậc giáo sĩ. Ai không mất “hộ tịch” (việc nhập tịch) trong giáo phận của mình do việc khấn Dòng, thì phải trở về Giáo phận của mình
Đặc ân hồi tục được ban cấp cho một tu sĩ (khấn tạm hay khấn đơn) sẽ miễn chuẩn cho đương sự khỏi các lời khấn Dòng và các nghĩa vụ phát sinh từ đó.
Chính tu sĩ phải làm đơn xin hồi tục. Bề trên không được áp đặt hồi tục, dù cách trực tiếp hay gián tiếp; nếu không thì sự miễn chuẩn sẽ vô hiệu.
Trong một Dòng Giáo Hoàng, nếu Bề trên Tổng Quyền xét thấy thích hợp thì sẽ cho phép hồi tục, sau khi có sự ưng thuận của hội đồng cố vấn. Đặc ân ấy cần được cấp bằng văn bản.
Trước Bộ Giáo Luật 1917, người ta phân biệt việc rời bỏ Dòng “tạm thời” và rời bỏ Dòng “vĩnh viễn”. Với hình thức thứ nhất, đặc ân miễn chuẩn cho phép tu sĩ sống một thời gian ngoài tu viện