THIÊN CHÚA TRONG ISAIA
GOD IN ISAIAH
Tác giả: Pamela A. Foulkes
Chuyển ngữ: Piô Phan Văn Tình
***
***
THIÊN CHÚA XÉT XỬ
Phần lớn sách Isaia nói về án phạt của Thiên Chúa đối với Israel. Như chúng ta đã biết, các đoạn văn này thuộc những giai đoạn thay đổi đột ngột về chính trị, kinh tế và xã hội trong lịch sử Israel. Họ nói về những cuộc chinh phục Giuđa và cuộc tàn phá Giêrusalem, diễn tả nỗi đau, sự chết và cuộc lưu đày của dân Chúa. Vị ngôn sứ làm sáng tỏ mỗi thời điểm điều đang xảy ra cho Israel, không chỉ là vấn đề thiếu may mắn hay xấu số hoặc của những quyền lực lịch sử bàng quan nằm ngoài tầm kiểm soát. Vận mệnh Israel dù tốt dù xấu vẫn luôn ở trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Nếu như dân tộc bị hủy diệt hay được chúc phúc và gặp thuận lợi thì cũng là do Thiên Chúa:
“Ai đã để cho Gia-cóp chịu cảnh bóc lột,
đã trao Israel vào tay bọn cướp?
Há chẳng phải là Đức Chúa hay sao?
Quả thật, chúng ta đã đắc tội với Người:
đường lối Người, không ai chịu bước theo
luật pháp Người, chẳng ai buồn tuân giữ.
Chính vì thế, Người trút cơn thịnh nộ xuống dân Người,
cho lan tràn cảnh chiến tranh khốc liệt.
Khắp xung quanh, lửa bừng bừng cháy,
mà dân chẳng hiểu gì,
lửa thiêu hủy nó, mà nó chẳng quan tâm” (42,24-25).
Vị ngôn sứ diễn tả về Thiên Chúa như ông chủ ưu ái chăm sóc vườn nho của Israel. Ông chủ này cũng có quyền biến vườn nho trở nên hoang tàn:
“Vậy bây giờ tôi cho các ông biết
tôi đối xử thế nào với vườn nho của tôi:
hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang,
bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo.
Tôi sẽ biến thửa ruộng thành mảnh đất hoang vu,
không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm;
sẽ truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống” (5,5-6).
Tuy nhiên, đây không phải là sự hủy diệt ngẫu nhiên và bất cẩn do một Thiên Chúa bạo lực. Ông chủ không làm cho vườn nho mình hằng ấp ủ ra hoang tàn chỉ vì cơn giận mù quáng hoặc do một khát vọng thù hận. Trong sách Isaia, sự trừng phạt dành cho Israel được xác tín trong mạch văn tương quan tình thương giữa cha mẹ với con cái. Có quan tâm và yêu thương thì Thiên Chúa mới trừng phạt khi con cái nổi loạn và bất phục. Đây là trách nhiệm của một người cha biết quan tâm chăm sóc con cái.
Trong cái nhìn này, sự xét xử của vị ngôn sứ trên dân là rất gay gắt:
“Vì chúng là một dân phản nghịch,
là những đứa con gian dối,
những đứa con không muốn nghe luật của Đức Chúa.
Chúng bảo các thầy chiêm: ‘Đừng chiêm ngưỡng nữa’,
bảo các thầy thị kiến: ‘đừng nói cho chúng tôi
những điều chân thật thấy trong thị kiến;
hãy nói cho chúng tôi những chuyện bùi tai,
hãy kể cho chúng tôi
những điều huyền hoặc thấy trong thị kiến.
Hãy bỏ lối rời đường,
đừng nói đến Đức Thánh của Israel
trước mặt chúng tôi nữa” (30,9-11).
Đây không đơn thuần chỉ là sự công bằng của Thiên Chúa: chúc lành điều tốt và luận phạt điều xấu xa. Các ngôn sứ nhấn mạnh sự kiện này là dân Chúa đều là những kiến trúc sư của số phận đời mình. Thiên Chúa phạt họ vì những hình ảnh tội lỗi của họ.
Vườn nho của Israel bị hủy diệt vì họ không tuân giữ lề luật liên quan đến mối tình dành cho họ như dân được Thiên Chúa tuyển chọn. Thiên Chúa đã tình nguyện đi vào mối tình này, đây là một hành động của lòng từ bi và xót thương. Nhưng tất cả các mối tương quan này đều đi liền với bổn phận dành cho cả hai người bạn, thế mà Israel đã quay lưng lại với ông chủ và khước từ những giới hạn ràng buộc giữa họ. Các ngôn sứ đã lên án dân về hành động không nhận trách nhiệm của mình trong giao ước. Những cuộc nổi loạn tiếp theo có thể đem lại hủy diệt mà thôi. Đáp trả của Thiên Chúa đối với sự bất trung của họ là một vấn đề của sự công bình chứ không phải do giận hờn hoặc thù hận. Họ không tin và hệ quả tất yếu sẽ phát sinh.
I. TỘI LỖI CỦA ISRAEL
Các ngôn sứ rất rõ ràng về nguồn gốc của sự nổi loạn. Những chi tiết về tội Israel là rất chính xác và nói cho chúng ta biết nhiều về Thiên Chúa Đấng mà họ hằng liên kết trong một mối tình. Trong một bài ca tán tụng, Isaia I đã định nghĩa về vị Thiên Chúa này như sau:
“Quả thật Ngài là chốn dung thân cho người hèn yếu,
là nơi nương náu cho kẻ khó nghèo
khi gặp bước gian truân.
Ngài là nơi trú ẩn trong cơn bão táp,
là bóng mát giữa buổi nắng thiêu,
vì sát khí của quân cường bạo
chẳng khác nào mưa bão đập vào tường” (25,4).
Vị ngôn sứ đã diễn tả một cách chua xót về dân tộc đã không thực thi điều Thiên Chúa đòi hỏi về họ, chúng ta bắt gặp sự chống lại mối quan tâm chăm sóc thiêng liêng này như sau:
“Vườn nho của Đức Chúa các đạo binh,
chính là nhà Israel đó;
cây nho Chúa mến yêu quý chuộng,
ấy chính là người xứ Giuđa.
Người những mong họ sống công bằng,
mà chỉ thấy toàn đổ máu;
đợi chờ họ làm điều chính trực,
mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than” (5,7).
Con đường này sẽ xác định thời đại thịnh vượng về kinh tế của Giuđa trong nữa đầu thế kỷ thứ VIII, được tiếp tục bằng một cuộc tấn công trên một tội khá đặc biệt do khai thác bóc lột kinh tế:
“Khốn thay những kẻ tậu hết nhà nọ đến nhà kia
nối thêm ruộng này đến ruộng khác,
tới mức không còn chỗ trống nào
và chỉ còn một mình các người trong xứ!” (5,8).
Rõ ràng kẻ giàu có sẽ đầu cơ trích trữ tài sản, cho nên không có gì lạ khi xảy ra chuyện cá lớn nuốt cá bé!
Tất cả những con đường này trong sách Isaia đều kể chi tiết tội lỗi của Israel, nó đặt chúng ta trong một bối cảnh công bằng xã hội. Đối với các ngôn sứ, tội không nguyên một vấn đề đạo đức. Cần phải thực thi trách nhiệm cá nhân trong cộng đoàn. Điều có liên quan đến những nội dung này là tin rằng điều Thiên Chúa truyền là bảo vệ những thành phần dễ bị tổn thương nhất của xã hội. Những người cần được chăm sóc là cô nhi, quả phụ, người nghèo. Đây là một chủ đề thường thấy trong tất cả các bản văn Kinh Thánh. Họ là những yếu đuối không có khả năng để tự bảo bệ mình cho nên những người có khả năng cần phải bảo vệ và chăm sóc họ. Toàn thể cộng đồng sẽ được xét xử theo cách mà họ đem lại hạnh phúc cho những thành phần nghèo túng nhất. Hoạt động cộng đồng phải dành ưu tiên cho họ, chứ không phải đẩy họ ra bên lề. Thiên Chúa sẽ đến với những con người bị tổn thương, vì vị ngôn sứ đã tiếp nhận án phạt công bình đối với Israel. Rõ ràng sự bất tín của Israel được tỏ lộ nơi những hành động bất công của mình.
Xét xử được tiên báo gay gắt chống lại những người có thế lực chính trị và xã hội khiến cho họ phải có trách nhiệm đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của kẻ yếu thế. Tầng lớp thượng lưu giàu có ở Giêrusalem đã bị Isaia công kích:
“Các thủ lãnh của ngươi là những kẻ phản nghịch,
đồng lõa cùng trộm cướp.
Tất cả bọn chúng đều thích ăn hối lộ,
và chạy theo quà cáp.
Chúng không phân xử công minh cho cô nhi,
cũng chẳng quan tâm đến quyền lợi quả phụ” (1,23).
“Đức Chúa đưa ra tòa xét xử
hàng kỳ mục và những kẻ lãnh đạo dân Người:
‘chính các ngươi đã ăn hại vườn nho.
Của cải người nghèo các ngươi đã bóc lột
còn đang ở trong nhà các ngươi.
Cớ sao các ngươi lại chà đạp dân Ta,
làm tan nát mặt mày những kẻ nghèo khó?’
Sấm ngôn của Chúa Thượng,
Đức Chúa các đạo binh!” (3,14-15).
Những nhà lập pháp quyền lực được mời gọi quảng bá. Luật được làm ra là để bảo vệ người yếu thế, chứ không phải để bóc lột họ. Vị ngôn sứ đang xót xa vì sự khước từ công bình mà họ là những người mời gọi để phục vụ:
“Khốn thay những kẻ đặt ra các luật lệ bất công,
những kẻ viết nên các chỉ thị áp bức,
để cản người yếu hèn hưởng công lý,
tước đoạt quyền lợi người nghèo khó trong dân tôi,
để biến bà góa thành mồi ngon cho chúng,
và bóc lột kẻ mồ côi” (10,1-20).
Quyền lực mà họ đã dùng sai trái, sẽ không cứu được họ vào ngày cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống:
“Các người sẽ làm chi khi đến ngày trừng phạt,
khi bão tố từ xa ập tới?
Các người sẽ chạy đến với ai mà xin giúp đỡ?
Các người sẽ để vinh hoa phú quý nơi đâu?
Chỉ còn có việc khom lưng giữa đám tù
và ngã gục giữa những người bị giết.
Dẫu thế, Người vẫn chưa nguôi cơn thịnh nộ,
và tay Người vẫn còn giơ lên” (10,3-4).
Những người thi hành đức công bình cách ép buộc trong miền đất cũng sẽ bị trả lẽ như sau:
“Những kẻ vì nhận quà hối lộ
mà tuyên bố kẻ có tội là công chính,
và phủ nhận sự công chính của người công chính” (5,23).
“Thật vậy, loài bạo chúa đã không còn nữa,
quân ngạo mãn sẽ phải tiêu vong,
và mọi kẻ rắp tâm làm điều ác ắt sẽ phải diệt trừ:
đó là những kẻ dùng lời nói
làm cho người ta bị kết tội,
và cho người xử án tại cửa công phải mắc bẫy;
chúng dùng những lời lẽ vô căn cứ
mà làm cho người công chính bị gạt ra ngoài” (29,20-21).
Đức công bình cần phải được nhìn nhận và thực thi trên hết. Lề luật không bị bóp méo hay bị lèo lái theo lợi ích cá nhân. Vì những người nghèo và những người không được giúp đỡ sẽ được một vị thẩm phán chung cuộc xét xử theo lẽ công bình; đức công bình của Người là cố vấn tối cao:
“Những ai nghèo hèn, khốn khổ,
tìm nước không ra, lưỡi khô vì khát,
Ta, Đức Chúa, Ta sẽ đáp lời,
Ta, Thiên Chúa của Israel,
Ta sẽ không bỏ rơi chúng” (41,17).
II. TỘI TÔN GIÁO
Các ngôn sứ công bố rất rõ ràng chỉ có luật hình thức thực hành tôn giáo thì chưa đủ. Sự kiện toàn luật lệ hình thức của tôn giáo nguyên thủy khiến cho người tuân giữ có cảm giác công chính, nhưng vẫn không dấu được Thiên Chúa sự bất công mà vị ngôn sứ tìm thấy nơi lòng xã hội của ngài. Cầu nguyện và hy sinh có thể là đạo đức giả, không thể lừa gạt được Thiên Chúa:
“Đức Chúa phán: ‘Ngần ấy hy lễ của các ngươi,
đối với Ta, nào nghĩa lý gì?
Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã ngấy.
Máu bò, máu chiên dê, Ta chẳng thèm!
Khi các ngươi đến trình diện Ta,
ai khiến các ngươi giẫm lên khuôn viên của Ta?
Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa.
Ta ghê tởm khói hương;
Ta không chịu nổi ngày đầu tháng,
ngày Sa-bát, ngày đại hội,
không chịu nổi những người cứ phạm tội ác
rồi lại cứ lễ lạt linh đình” (1,11-13).
Ngài tiếp:
“Khi các ngươi dang tay cầu nguyện,
Ta bịt mắt không nhìn;
các ngươi đọc kinh cho nhiều,
Ta cũng chẳng thèm nghe.
Vì tay các ngươi đầy những máu” (1,15).
Thiên Chúa Israel không đòi những hy lễ tôn giáo, cũng không đòi hỏi thực thi những hình thức tỉ mỉ. Nhưng cần tuân giữ với lòng đơn sơ và trong sáng. Đây là một Thiên Chúa yêu chuộng sự công bình, và mời gọi dân Chúa thực thi như vậy. Sự tán tụng và nghi lễ mà Thiên Chúa đòi chính là sự thiện hảo thuần khiết. Thay vì đôi mắt thảo hiếu hướng về thiên đàng thì dân Chúa được mời gọi quan sát xung quanh họ và bảo đảm rằng tất cả các thành phần trong cộng đồng họ có khả năng tìm thấy đức công bình, lòng từ bi và bình an:
“Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết,
và vất bỏ tội ác của các ngươi khỏi chướng mắt Ta.
đừng làm điều ác nữa.
Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bằng,
sửa phạt người áp bức, xử công bình cho cô nhi,
biện hộ cho quả phụ” (1,16-17).
Điều quan trọng cần chú ý ở đây là ngừng làm điều dữ và học làm điều thiện, tất cả đã được minh định trong những thuật ngữ được sử dụng riêng cho đức công bằng xã hội. Điều cần được tuân giữ không chỉ là một vấn đề nội tại dành cho mỗi cá nhân. Cầu nguyện, và chăm lo đến linh hồn của mỗi người thì vẫn chưa đủ. Đối với các ngôn sứ, thực hành tôn giáo đích thực là thuộc hành động mang lại sự hợp lý và công bằng xã hội cho tất cả các thành phần của cộng đồng.
Xét đoán hình thức tôn giáo vô nghĩa thuộc thế kỷ thứ VIII của Isaia I sẽ được những vị kế tục ngài lặp lại. Sau cuộc trở về từ lưu đày Babylon, vị ngôn sứ thế kỷ thứ VI không bị lừa gạt bởi những người phô trương lòng đạo đức của mình như một thứ mặt nạ che đẩy sự bất công của mình:
“Chúng nói: ‘Chúng tôi ăn chay, sao Ngài không thấy,
chúng tôi hãm mình, sao Ngài chẳng hay?’
Này, các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã,
để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn.
Chính ngày các ngươi muốn ăn chay
để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm,
thì các ngươi lại ăn chay không đúng cách” (58,3-4).
Lệnh truyền của Thiên Chúa sẽ bất biến:
“Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải thế này sao:
mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả tự do cho người bị áp bức,
đập tan mọi gông cùm?” (58,6).
Và thực hành tôn giáo đích thực vẫn được minh định trong thuật ngữ thuộc công bình xã hội:
“Chẳng phải là chia cơm cho người đói,
rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ;
thấy ai mình trần thì cho áo che thân,
không ngoảnh mặt làm ngơ
trước người anh em cốt nhục” (58,7).
Do đó, thông điệp của vị ngôn sứ là rất rõ ràng. Điều bạn đã nhìn thấy, bạn cũng sẽ được hưởng. Isaia I tuyên bố:
“Khốn thay kẻ gian ác, thật khốn thay,
vì hậu quả việc tay nó làm, nó sẽ phải chuốc lấy” (3,11).
Lời tiên tri của các ngài về sự hủy diệt sẽ vượt trên khả năng nhận thức sự thối nát trong xã hội đồng thời biết rằng những hậu quả xảy ra không thể tránh khỏi được. Các ngài mời gọi dân nhận trách nhiệm về những hành động của mình, và trở về với Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi họ:
“Vì vậy, Đức Chúa đợi chờ để thi ân cho anh em,
Người sẽ đứng lên để tỏ lòng thương xót,
vì Đức Chúa là Thiên Chúa công minh,
hạnh phúc thay mọi kẻ đợi chờ Người!” (30,18).
Có nghĩa là lời mời gọi nhìn nhận trách nhiệm cho trình trạng xã hội con người và cũng được xác định cho cả chúng ta nữa. Vì đây là một lời mời gọi che chở những người yếu thế và bất lực trong dân. Cũng như Israel, chúng ta cũng phải trả lẽ đối với cuộc vượt qua thiêng liêng để sống công bình. Như những người đó đã nói qua sự nhận thức của sách Isaia, thì chính trách nhiệm của mỗi thành phần xã hội đảm bảo rằng những thể chế chính trị, pháp luật, tôn giáo mà chúng ta xây dựng thành mẫu mực rồi lãnh đạo xã hội đó thực thi công bình không quang tỏa giữa chúng ta, thì sự hỗn loạn hiển nhiên chắc chắn sẽ hủy diệt thế giới chúng ta.