J. M. Perrin, OP.
Thế giới siêu nhiên là duy nhất, không lệ thuộc chúng ta, và bản chất nó là như thế. Cũng vậy, đức tin mang lại cho chúng ta lương tâm khách quan cũng là một, nó làm chúng ta tham dự vào chính nhận thức của Thiên Chúa. Đức tin định mệnh của chúng ta và phép rửa cũng là một, và Thiên Chúa trổi vượt trên tất cả.
Kế hoạch của Thiên Chúa thì thống nhất và khôn ngoan: Thiên Chúa dám trao ban chính mình cho những ai mà Người muốn biến họ nên con cái Người. Người muốn quy tụ tất cả làm một trong Đức Kitô, “thâu hồi mọi sự dưới quyền thủ lãnh duy nhất là Đức Kitô, cả vạn vật trên trời và dưới đất” (Ep 1,10).
Không có một sự thống nhất nào thực sự và toàn thiện như sự thống nhất Đức Kitô đòi hỏi với những ai thuộc về Người, những người đã được kêu gọi đến cùng sự sống, trong cùng một ánh sáng. Do đó, đức tin, đức cậy và đức mến của mọi Kitô hữu là một ngày sẽ đến và đức mến sẽ đạt đến trọn hảo trong chiêm ngưỡng, cũng là cả một đời sống của họ trong sự vĩnh cửu của Người, hiệp thông với vinh quang mà Cha ban cho Con Một, trong sự thống nhất của Thánh Linh: “Lạy Cha, những người Cha đã ban cho Con, Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang mà Cha đã ban cho Con” (Ga 17,24).
Điều đáng ngạc nhiên ở đây, đó là sự thống nhất giữa tất cả, được thực hiện do Thiên Chúa và kế hoạch duy nhất thâu hồi vạn sự trong Đức Kitô, đồng thời sự thống nhất này có tính duy nhất và cũng một đối tượng nhận thức là điều hứa hẹn để chúng ta nỗ lực và ban cho chúng ta tình yêu.
Dẫu sao, đời sống duy nhất sẽ triển nở trong sự đa dạng phong phú vô biên; tất cả đều được kêu gọi đến cùng một sự thiện, nhưng mỗi vật được kêu gọi theo danh hiệu của chúng; mỗi sự hiệp thông được kêu gọi đến cùng một mầu nhiệm, nhưng sự hiệp thông lại đồng hóa với mầu nhiệm tùy theo ân sủng được ban; tất cả đều có cùng một kiểu mẫu, nhưng theo điều được trình bày cho chúng; tất cả yêu cũng một Thiên Chúa và yêu điều Người yêu, nhưng mỗi người do được yêu bằng danh hiệu của mình, yêu với cá tính riêng của họ.
Do đó, thân thể huyền nhiệm, một sự thống nhất khắng khít nhất là thước đo sự đa dạng phong phú nhất; thế giới này, nơi tất cả được ánh sáng độc nhất soi chiếu, bây giờ là thứ ánh sáng của đức tin, nhưng sau này là thứ ánh sáng của vinh quang, là một thế giới của những hữu thể cá vị và độc đáo nhất.
Do đó, người ta có thể nói về những linh đạo khác nhau, về sự thánh thiện độc đáo và về ơn gọi cá vị. Hạn từ “linh đạo” thì hàm hồ, nhưng qua đó nó diễn tả khá đầy đủ toàn bộ những phản ứng, những cách thế đối diện và hành động, đáp trả mầu nhiệm. Nếu một linh đạo đích thực, nó sẽ là cách thế giúp người ta đạt tới mầu nhiệm được mạc khải trong cuộc sống và nó sẽ nói lên một lần nữa, sự thống nhất giữa đức tin và cuộc sống, cũng như sự thống nhất giữa luân lý và huyền bí mà người ta phân cách quá lạm dụng: Đối với một Kitô hữu, đó là cái duy nhất để sống theo lương tâm, sống với Thiên Chúa và cho Thiên Chúa; khi một hành động ngay thẳng, trước hết là phải tìm làm vui lòng Thiên Chúa đang khi thông hiệp với Người.
Người ta nói về linh đạo bằng hai cách: hoặc điều đó nói lên những hậu quả của đời sống mầu nhiệm (người ta cũng nói về “linh đạo theo phép Rửa Tội”); hoặc một cách sống đặc biệt đời Kitô hữu, một tinh thần và một cái nhìn nào đó tô sắc thắm cho toàn bộ cuộc sống; theo nghĩa đó, người ta nói về linh đạo theo Đức Maria (Spiritualité Mariale).
Để là một linh đạo đích thực, đòi phải có khả năng nội tâm và khả năng thống nhất hóa, khả năng soi sáng và rộng mở; trên hết nó phải là điểm trung tâm. Tất cả mọi sự đều phát xuất bởi Thiên Chúa và đều dẫn tới Thiên Chúa, đồng thời chìm đắm trong chiều sâu thẳm nơi Thiên Chúa hiện diện... Những gì dẫn tới việc thực hành thuần túy ngoại tại và đa tạp, dẫn tới sự đa ngôn đa quá và những câu chuyện trống rỗng, thì không xứng danh hiệu linh đạo. Sự thống nhất vừa là khát vọng sâu xa của hữu thể sống động, vừa là ý định của Thiên Chúa; một linh đạo phải mang lại cho đời sống tâm hồn tăng trưởng trong sự thống nhất cũng như trong chiều sâu. Đó không bao giờ là việc thực hành được thêm vào những công việc thực hành khác, một tư tưởng nối kết những tư tưởng khác, nhưng là một sự sâu thẳm mang lại nhiều nghị lực, do đó, cũng củng cố sự thống nhất.
Lương thực nuôi dưỡng cuộc sống khi người ta lạc lối là chính lương thực làm cho cuộc đời trở nên phong phú. Luật đồng hóa thống nhất là luật của những hoạt động nội tại, điều đó là sự tiến bộ trong sự thống nhất nội tâm, vả lại càng được tiến bộ trong đời sống tâm hồn bao nhiêu lại càng tiến bộ trong đời sống tâm hồn bấy nhiêu, lại càng tiến bộ trong sự thống nhất nội tâm bấy nhiêu – trong lãnh vực tư tưởng cũng như trong lãnh vực tình yêu.
Do đó, một linh đạo đích thực phải có khả năng soi sáng, nó là ánh quang làm sáng tỏ những khía cạnh khác của Kitô giáo. Một điều gì tự xưng là linh đạo mà che lấp những thực tại siêu nhiên khác thì là giả hiệu hay chưa đạt tới sự chín muồi; chẳng hạn, so sánh ngoài để một chút, một lòng mộ mến Thánh Thể mà không chiếu giãi ánh Tin Mừng, một đời sống phụngvụ mà không đào sâu bí tích Thánh Thể, một lòng tôn sùng Thánh Tâm mà quên đi ngôi vị Thiên Chúa, đều là những méo mó. Sự khám phá một chân lý sống động sẽ giãi ánh sáng của nó trên mọi yếu tố khác của tổng hợp.
Như thế, một linh đạo đích thực phải có khả năng rộng mở, cởi mở đối với những ý tưởng của người khác, làm cho họ hiểu rõ hơn những ý tưởng đó, và cảm nhận tính cách bổ khuyết của họ; không cô lập một ai, nhưng ngược lại, gần gũi với họ: Sự thật vẫn là sự thật, điều mà ta yêu vì Chúa thì hợp nhất và cởi mở với tất cả những điều Thiên Chúa yêu. Một linh đạo cách biệt trong Giáo Hội thì giả hiệu.
Sau hết, và nhất nữa, nó phải là điều trung tâm, nó dẫn tới Thiên Chúa qua con đường của Đức Kitô, nó gắn bó với Đức Kitô, Thiên Chúa làm người để con người làm con Thiên Chúa.
Khi người ta coi Đức Maria như một sự khác thường, một chuyển tiếp, thì người ta đã vật chất hóa mọi sự đồng thời làm cho mình và cho người khác hiểu sai các sự vật. Tâm trí con người, nếu muốn biết phải phân tích, mổ xẻ từng phần và lần lần những tư tưởng khác nhau. Nhưng thực tế, điều gì phát xuất bởi Thiên Chúa thì sống động, đơn thuần và duy nhất.
Một linh đạo theo Đức Maria mà không làm cho người ta cảm thấy được sự toàn diện của Thiên Chúa, tính cách nhưng không của tình yêu Người, đòi hỏi của Người muốn hiệp nhất chúng ta với Người bằng một tình yêu hoàn toàn, thì đó là giả hiệu không thật, làm mất lòng Đức Maria, Đấng hoàn toàn trong suốt. Người ta có thể định nghĩa linh đạo trong tương quan sống động với Ngôi Lời Nhập Thể.
Có một cách nói dễ dàng nhưng sai, tình yêu Thiên Chúa là sự hạ cố vô cùng, nó chứng tỏ nhân tính của Người thực sự đến độ khi trao ban Đức Maria cho chúng ta như một người Mẹ, nhưng nó là và chỉ là thúc bách hoàn toàn, vì nó muốn chúng ta thuộc về Người. Đức Maria không được ban cho chúng ta như một sự hòa giải với bầu trời, nhưng trái lại, như sự xâm chiếm của bầu trời trên chúng ta; không phải để hạ giá cuộc đời Kitô hữu bằng những sự thực hành hời hợt, nhưng trái lại, để thăng hoa nó đang khi lôi kéo chúng ta trở nên “những Kitô khác”.
Những lời hứa cao trọng mà các thánh nhân danh Thiên Chúa thực hiện cho những ai gắn bó với Đức Maria phải làm cho họ hiểu rằng Đức Maria là phương tiện tuyệt diệu để dẫn đưa tất cả chúng ta tới Chúa Kitô để tiếp nhận từ Người ân sủng.
Linh đạo theo Đức Maria hệ tại cố gắng nối kết những ý định của Thiên Chúa, áp dụng bằng cách cho Đức Maria chiếm một vị trí trong cuộc đời của chúng ta theo như chương trình của Thiên Chúa.
Theo Dante, người ta tự ý tự nguyện nói rằng ước muốn vượt qua Đức Maria là ước muốn bay mà không có cánh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, còn tệ hơn nữa.
Kế hoạch của Thiên Chúa là thâu hồi vạn sự trong Đức Kitô. Đức Kitô là Đầu và là thủ lãnh tất cả. Như thế, tất cả phải phục tùng Người, thuộc về Người, sống động nhờ Người, đi đến với Người và tiếp nhận đời sống Thiên Chúa từ Người. Song Thiên Chúa đã muốn rằng Đức Kitô, trung tâm của vạn sự, trở thành người trong Đức Maria. Chính vì mối dây liên kết duy nhất với mầu nhiệm nhập thể mà Đức Maria chiếm vị trí quan trọng trong chương trình của Thiên Chúa: nếu qua Bà, Thiên Chúa đã trao ban Đức Kitô, thì qua Bà, Thiên Chúa cũng muốn trao ban tất cả chúngt a với con của Người.
Ý định này được diễn tả rõ ràng trong Kinh Thánh, người ta có thể nói rằng Thiên Chúa đã gìn giữ Đức Maria trong “bí mật” và trong trật tự thuộc về Người, thì cũng chỉ làm cho Bà xuất hiện để hoàn tất vai trò cảu mình là đón nhận và trao ban Đức Kitô: Qua biến cố truyền tin, tiếng “xin vâng” của Bà đã đón nhận Ngôi Lời nhập thể, qua thăm viếng, Bà đã mang ân sủng thánh hóa cho vị Tiền Hô; Giáng sinh, nơi Đức Maria trao ban Đức Kitô cho trần gian, tại Cana, nơi sự can thiệp của Bà mở ngõ cho Đức Kitô đi vào cuộc đời công khai, biểu lộ vinh quang của Con Thiên Chúa và tạo nên niềm tin nơi các môn đệ tiên khởi qua phép lạ đầu tiên; Thập giá nơi Bà tham phần vào sự cứu độ. Sau hết, tại nhà Tiệc Ly, nơi cộng đoàn tiên khởi, đó là hình thái hữu hình của Giáo Hội hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Maria, Mẹ của Đức Giêsu để kêu cầu Thánh Linh.
Kế hoạch của Thiên Chúa là trao cho Đức Maria vai trò làm Mẹ mỗi một con cái Người, đó là một chân lý khách quan. Để đáp trả, mỗi người phải tín thác và đón nhận vai trò của Đức Maria có trong tư thế kế hoạch phổ quát vào cuộc đời mỗi người. Thánh Bernard nói: Thiên Chúa muốn rằng chúng ta được tất cả qua Đức Maria.
Dẫu sao, cần nhấn mạnh đến những thực tại linh thiêng, và do đó cũng cần quan tâm đến trật tự thuộc về con người, đó là trật tự đức ái. Không có gì mất lòng và sỉ nhục hơn là vật chất hóa những sự việc của tâm hồn. Như thế, thật là sai lầm khi tưởng tượng ra một con đường cần phải bỏ qua Đức Maria để đến với Đức Giêsu. Một số người theo con đường này, những đứa trẻ gắn liền cơn đói khát yêu thương của trái trim non trẻ với Bà như là với một sự tuyệt đối; những tội nhân thoát khỏi lỗi lầm của mình nhờ sự tình trong tuyệt đối của người nữ này. Thật ra không ít người đến với Đức Maria qua Đức Giêsu: thân mật thâm sâu với Đức Kitô, suy nhiệm chăm chú những lời Người, gây nên những tình cảm dẫn họ – đôi khi mãi sau này – đến chỗ cảm thấy điều Đức Maria đã thực hiện cho họ Đức Kitô và điều Bà phải thực hiện cho họ, trong Người.
Không có một cách thức nào ấn định những con đường cho Thánh Linh dẫn đưa các con cái Thiên Chúa, cần phải tin tưởng vào Người và để mặc Người tha hồ dẫn đưa. Cũng như mọi tạo vật, Đức Maria là lời của Thiên Chúa; là tạo vật duy nhất, Bà là lời, trong đó Thiên Chúa nói lên những ý tưởng mà Người không thể thông đạt nơi nào khác.
Là chi thể của thân thể huyền nhiệm, Đức Maria được nối kết với toàn thân thể; là chi thể tuyệt đối duy nhất qua sự hiệp nhất bất đồng với Đầu, Bà có tương quan cá vị với mỗi một chi thể của cùng một thân thể này, nhưng trong trật tự đức ái, nơi tất cả được thiết lập từng người một, mỗi người có ơn gọi của mình, mỗi người có tên tuổi của mình và có con đường riêng để đáp trả lời mời gọi đó.
Linh đạo theo Đức Maria phải gắn liền với những hậu quả cuộc đời huyền nhiệm của Đức Maria, hoặc đối với Mẹ Thiên Chúa, hoặc trong thần hứng mà đời sống Kitô hữu tìm thấy ở đó. Dù Thiên Chúa đã muốn Ngôi Lời nhập thể qua mẫu tính của Đức Maria hoặc Người ban cho Bà vị trí này trong kế hoạch của Người, thì đối với chúng ta, điều đó tạo nên một tình trạng mới đối với Bà, và điều đó phải thay đổi cái gì đó trong cuộc đời chúng ta.
Cũng cần đề ra một vài trong số những khía cạnh thiết yếu này, còn những cái khác thì tùy cá nhân, mầu nhiệm này thật vĩ đại, khôn dò, phong phú, đa dạng, phổ quát, áp dụng được dưới nhiều hình thức: người ta so sánh thánh Bernard với thánh Gabriel de l’Addolorate, thánh Gringnion de Montfort với thánh Bernadette, được coi như gương mẫu điển hình giữa các thánh thời danh nhất. Và người ta sẽ không sai lầm khi xác tín rằng tình yêu Đức Maria có thể nâng đỡ, gợi hứng, thánh hóa những cuộc đời rất khác biệt nhau và như thế sự thánh thiện cũng có những hình thức khác nhau.
Mặc dù mọi người có ân sủng và cách sống Tin Mừng vinh quang Thiên Chúa duy nhất thì linh đạo theo Đức Maria không phải là một điều không tưởng đâu, nó là phần thiết yếu của ơn gọi Kitô hữu của chúng ta.
Chắc chắn rằng Chúa Cứu Thế đã trao Đức Maria cho những ai thuộc về Người để thuận tiện cho con đường hướng tới tuyệt đỉnh sự thánh thiện của họ. Người đã tạo ra Đức Maria để nói lên một điều gì về Người mà chỉ có Bà mới diễn tả đầy đủ (so với các vật khác). Lòng thương xót của Thiên Chúa được chứng tỏ gần gũi hơn, niềm nở hơn, và được mang lại do trái tim người Mẹ, một người đàn bà nghèo khó, đã chịu đau khổ hơn bất cứ người đàn bà nào khác. Nhưng có một cách nói dễ dàng nhưng sai lầm hoàn toàn và thay đổi vì giúp đỡ lại làm cho người ta rơi vào sự tuyệt vọng hoặc ảo tưởng; không phải người ta không thể giải thích được điều đó. Lòng thương xót của Đức Maria không thêm gì vào lòng thương xót của Chúa Cứu Thế; nó là sự biểu lộ thôi, đối với chúng ta nó có thể khả giác hơn; thực tế, nó chỉ là một giọt nước của đại dương.
Tất cả được định vị theo mức độ của lòng tin và đòi hỏi sự trung tín, trổi vượt hẳn giác quan. Rất thường, một vài cách nói làm cho người ta nghĩ rằng đó là chuyển động của một tâm hồn trực giác, là niềm vui bộc phát hoặc ân huệ của Thiên Chúa là sự “thành toàn trong vạn sự”.
Đôi khi có thể là như thế, và cũng có thể là những thử thách nào đó. Thời thơ ấu làm người ta khát vọng tình mẫu tử được Thiên Chúa tạo nên này. Vì đó là những ân sủng được ban tặng rộng rãi, nên người ta không thể nghi ngờ gì. Nhưng đừng bao giờ quên rằng ân sủng đã được ban cho như một hạt giống hoặc như một mầm sống mà sự trung tín của chúng ta vun trồng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta đến nỗi muốn nỗ lực của chúng ta cộng tác với hành động của Người. Một số những khó khăn nội tâm, một số cách trình bày lòng mộ mến Đức Maria làm cho quan niệm đích xác về vai trò của Đức Maria trong đời sống thiêng liêng trở nên khó khăn hơn. Vả lại, việc khám phá ra Đức Maria sẽ được thiết lập nếu đó là đích thực – theo kế hoạch của Thiên Chúa trong đức tin, theo mức độ tất cả đều là tinh thần và chân lý.
Hơn nữa, thật là ảo tưởng khi giả thiết một sự dễ dàng giảm thiểu những đòi hỏi toàn diện của Tin Mừng: người ta tìm cách để từ bỏ mình hơn để dám hiến mình trong chân lý hơn, chứ không phải bảo vệ cái tôi và lưu lại trong sự tầm thường ủy mị. Nếu tình yêu Đức Maria không thay đổi điều gì đó nơi chúng ta, nếu chúng ta không học từ Bà lòng yêu mến tha nhân hơn nữa, quảng đại hơn nữa với người phục vụ mình, thì đó không phải là chúng ta yêu chính Mẹ Đức Giêsu, hoặc có thể là chúng ta chưa yêu mến Bà.
Ngược lại, một số người cảm thấy khó khăn hay cả bất lợi để biến tình cảm của họ thành lòng đạo đức, điều đó không làm cho người ta nghi ngờ về giá trị lời cầu nguyện của họ. Người ta thừa nhận giá trị này nhờ sự thuận theo mầu nhiệm của họ, nhờ cố gắng chọn lựa tốt hơn, nhờ thi hành ý muốn của Thiên Chúa, làm hài lòng Người mà không nghĩ đến mình, nhờ sự thanh cao theo lương tâm của họ.
Tóm lại, người ta xem quả biết cây. Hoa trái của linh đạo theo Đức Maria phải là sự bắt chước thực sự đời sống bên trong cũng như bên ngoài của Đức Trinh Nữ Maria, qua Bà, để đi vào trong tâm tình của Đức Giêsu Kitô. “Ước gì tâm hồn của Đức Maria nơi mỗi người để làm vinh danh Thiên Chúa. Ước gì tinh thần của Đức Maria nơi mỗi người để tán dương Thiên Chúa” (Thánh Ambrosio).
Tìm gặp Đức Maria
Theo thánh Gringnion de Montfort, “tất cả mọi sự đều bị lôi cuốn để tìm một phương tiện dễ dàng đạt được an sủng từ Thiên Chúa hầu nên thánh. Đó là điều tôi muốn các bạn học lấy. Song tôi nói rằng để tìm gặp ân sủng của Thiên Chúa cần phải tìm gặp Đức Maria”.
Như thế, tìm gặp Đức Maria là sao? Tiếng này có nhiều điển cứ Kinh Thánh và nó không nói đến việc lãnh hội một kiến thức cho bằng một sự gặp gỡ cá vị. Tìm gặp Thiên Chúa, không phải chỉ là tin vào Người, nhưng là khám phá ra Người như một ngôi vị sống động. Đó không phải là từ một sự nhận thức do đã nghe nói, qua tiếng tăm và những chứng nhân xứng danh với một cuộc chạm trán làm cho người ta khám phá ra một người; xưa kia nếu người ta nhận biết Người qua những người khác và qua những người trung gian, thì bây giờ người ta phải nhận biết Người qua chính Người, cánh cửa mở rộng tới tình bạn, theo nghĩa mạnh của hạn từ.
Ý niệm tổng quát này có thể làm sáng tỏ vấn đề của chúng ta và hé mở cho chúng ta thấy tìm gặp Đức Maria sẽ là cái gì. Từ những lời đơn giản và đầy đủ của Đức Kitô đã dùng khi hấp hối để đặt quan hệ sống động giữa chúng ta với Mẹ của Người, dường như người ta có thể khám phá ra biến chuyển của đời sống Đức Maria. Một số người đã đi từ đó để chắp nối Đức Maria có lợi cho chính mình; một số khác lại đi sâu vào trong sự hiểu biết mầu nhiệm của Người. Sau hết, một số khác lại đạt tới chân lý của một tình con thảo.
Đối với loại người thứ nhất, nghe nói về “tình mẫu tử” trước hết, không phải là một đòi hỏi của nhận thức, của sự khởi động lại, nhưng là một sự tiện lợi hợp với sự ích kỷ của họ hoặc ít ra hợp với một tình yêu mà đã không biết thăng hoa vượt trên những tầm thường phàm tục. Từ đó phát sinh ra mọi hình thức sùng kính của những người chỉ nghĩ tới xin xỏ giúp đỡ trong đời sống trần thế của họ, trong những lợi ích phàm tục, đi từ những công việc làm ăn thương mại đến những thành công tạm bợ, cũng là của những người khi đau khổ mới biết cầu nguyện, khi bị khổ cực, khi con tim rướm máu mới biết nhớ tới Mẹ.
Không phải Mẹ Chúa Cứu Thế hấp dẫn họ đâu, nhưng là chính họ. Họ nói rằng cầu nguyện chỉ là một nhiệm vụ mà họ băn khoăn để rút ra điều cần cho nhu cầu của họ. Còn lại những gì của niềm tin, của tình cảm tôn giáo, của tinh thần Kitô giáo trong số những việc cầu nguyện như thế? Chỉ có Chúa mới biết. người bàng quan không hề thấy sự khác biệt giữa những tiến trình như thế và điều mà bản năng sơ thủy nhất gợi lên dưới những tôn giáo khác... Đó là một lòng đạo đức đòi là Kitô hữu mà chỉ tìm cách đi bên cạnh thập giá.
Dẫu sao những cử chỉ như thế có lẽ cũng có một điều gì đó là đích thực hoặc chuẩn bị một sự gặp gỡ: đó là khuynh hướng còn quá ấu trĩ vẫn quy hướng về ánh sáng cứu độ. Nhưng người ta đã không tìm gặp Đức Maria.
Để đi đến với Mẹ, cần phải dấn bước vào trong lãnh vực của đức tin. Thần chân lý sẽ cho chúng ta những ý tưởng đích xác về Bà, về sự thánh thiện của Bà, về vai trò của Bà trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa; Đó cũng chính là những tư tưởng của Thiên Chúa. Giáo Hội dùng quyền vô ngộ dạy chúng ta. Những gì đích thực dù xa xưa hay mới đây, vẫn có giá trị cao; chúng dẫn chúng ta tới mầu nhiệm. Dù đó là vấn đề Mẹ Thiên Chúa hay vô nhiễm nguyên tội, thì cũng là những giáo huấn cần phải thấu triệt ý nghĩa của chúng và tìm tòi để hiểu những thực tại đã được mạc khải như thế. Hiển nhiên đối với vấn đề Đức Maria hồn xác lên trời: sự kiện định tín của Đức Pio XII đang khi đảm bảo cho chúng ta rằng mầu nhiệm này đã được dành giữ trong kho tàng được trao phó cho Giáo Hội, làm cho chúng ta chăm chú nhìn ngắm cách hoàn toàn mới mẻ để điều mà chúng ta đã tin từ hồi thơ ấu. Chúng ta tự hỏi qua đó, Thiên Chúa muốn nói gì với chúng ta.
Công việc suy tư của cá nhân mỗi người để hiểu và thấu triệt những chân lý đức tin thì cần thiết; để biết thực sự Đức Maria là ai, đối với Thiên Chúa, Bà là gì; đối với chúng ta, Bà phải là gì; không có một con đường nào khác ngoài đức tin, vì tất cả điều đó thuộc lãnh vực thoát khỏi giác quan và vượt quá tâm trí chúng ta.
Để quan niệm đích xác này trở nên sống động, không phải là bám víu vào những ý tưởng trừu tượng tuy chúng có thể là rất đích xác; những quan điểm đức tin của chúng ta diễn tả một hoàn cảnh cụ thể, mặc dù không thuộc về thế giới giác quan; nó vén mở những tương quan sống động; ý thức để đi vào sự hiểu biết mầu nhiệm Đức Maria thì cần thiết. Giản lược sự nhận thức Đức Maria vào những ý tưởng, dù được diễn tả cách tuyệt diệu thế nào đi nữa, thì cũng không thể tìm gặp Người. Cần phải khám phá Bà là gì đối với Thiên Chúa, như chúng ta vừa nói, vị trí mà Người ban cho Bà trong công trình của Người và đối với Bà, Người là gì?
Những đặc ân của Đức Nữ Trinh được biểu lộ như những lối diễn tả tình yêu Thiên Chúa đối với Bà; trong cuộc đời Bà chỉ là bác ái, người ta có thể nhận thấy mọi hoạt động của Bà đều quy hướng về Đức Kitô. Không ai được yêu như Bà, không ai đáng yêu như Bà, không phải là sự trừu tượng mà các đầu óc thần học quan niệm, Bà là một tạo vật sống động nhất trong các tạo vật, linh hoạt và thông minh nhất. Không phải như một người bị tách biệt và đáng tách biẹt, Bà đi vào trong lòng nhân loại, Bà nối kết với toàn Giáo Hội, và trên hết với Đức Giêsu Kitô. Danh hiệu “Eva mới” theo nghĩa bóng có ý nói lên Bà thuộc về nhân loại cũng như phẩm chức Thánh Mẫu nói lên điều đó trong thực tại của Thiên Chúa. Khi bàn về Thiên Chúa về sự nhập thể và về Mẹ Người, tất cả đều vượt tầm mức chúng ta.
Do đó, một trực giác linh thiêng cũng chưa đủ để tìm gặp Đức Maria; cần phải sống và đáp trả mầu nhiệm đó. Những thực hành bề ngoài lòng sùng kinh đối với Bà – cầu nguyện hay hành hương – những bài tán tụng dài dòng, những tình cảm nồng nhiệt cũng không đủ. Hiệp thông với tâm hồn Bà đòi phải đi sâu vào trong vận hành riêng của Bà; trong các tạo vật, Bà là tạo vật xứng đáng nhất để người ta đặt tình cảm và có khả năng thỏa mãn cảm tình đó. Bà xứng đáng nhất với niềm tin tưởng phó thác và giàu có nhất trong trái tim và tinh thần; nhưng Bà cũng là tạo vật ít bị chộp bắt nhất, ít bị chiếm đoạt nhất; vì Bà hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa.
Tình yêu nhân loại thường pha trộn tính ích kỷ, trước các nhà phân tâm học hiện đại, các nhà luân lý của mọi thời đã biết rõ điều đó. Tình yêu tuyệt đối là Thiên Chúa, là ân huệ thuần túy chính là mầu nhiệm Ba Ngôi. Đức ái phát sinh từ trên cao này, và Đức Maria, theo nhân tính của con mình, là người đầu tiên thấu hiểu nó.
Trọn cuộc đời Đức Maria mà không đặt tâm điểm ở đó thì cũng chưa mang lại hoa quả đích thực.