Nguyên tác: Eric Fuchs, le désir et la tendresse, Labor et Fides, 6 éd. Genève 1979. t. 37-41.
Chuyển ngữ: Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.
Chuyển ngữ: Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.
Tính dục như chúng ta đã trình bày quả là một hiện tượng vốn hàm hồ. Nhưng không đơn giản như thế, nếu nó là một cách thức qua đó cái mất trật tự đi vào cộng đoàn, (vì thế, có các cấm kỵ như trong sách Lêvi), thì nó cũng là một cơ hội để người nam và người nữ cảm nghiệm được cái trật tự mà Thiên Chúa đã đặt ra khi sáng tạo thế giới. Thật vậy, Thiên Chúa đã tách biệt các vật các loài, và khẳng định sự khác biệt của nó. Hơn nữa, qua phái tính, người nam và người nữ còn tham dự vào phúc lành Thiên Chúa khi ngài cho họ khả năng cộng tác với ngài để lưu truyền sự sống. Như vậy, họ có cảm nghiệm về năng lực sáng tạo của mối tương quan.
Mộ số bản văn trong Kinh Thánh đã đào sâu điều chúng ta vừa nói. Đặc biệt những đoạn liên đới một cách chặt chẽ hơn suy tư thần học với những nghiên cứu nhân học. Trong đó những câu hỏi chẳng hạn phái tính có liên hệ thế nào với việc con người là thụ tạo của Thiên Chúa? Làm thế nào tương quan người nam với người nữ có thể đưa họ đến tương quan với Thiên Chúa ?
1. Điều Thiên Chúa đã phối hợp
Đức Giêsu ít nói về vấn đề phái tính. Giáo huấn của ngài về vấn đề phái tính ít hơn nhiều so với những gì liên hệ tới tiền bạc, quyền bính, bạo lực, hay thái độ giả hình. Chỉ có một nhắc nhở chống lại vấn đề phái tính là tường hờp ngài chỉ trích việc ham muốn, dĩ nhiên sự ham muốn có thể do phái tính, nhưng không chỉ do phái tính. Trong bài giảng trên núi “ai nhìn người nữ với lòng ham muốn là đã phạm tội ngoại tình trong lòng” (Mt 5,27 câu này được đặt trong bối cảnh về chủ đề phá vỡ quan hệ với người khác).
Tự nó phái tính không phải là vấn đề đối với các sách Tin Mừng. Là một vấn đề của con người, phái tính được nhìn trong tất cả tính cách hàm hồ của nó. Nếu con người trở nên đúng nghĩa nhân tính, theo lời mời gọi của Tin Mừng, thì phái tính sẽ tìm được chiều kích đích thực của mối tương quan. Cần lưu ý khi đức Kitô nói về tiền bạc, ngài chỉ trích một cách quyết liệt hơn : thần “Mamon” của bất công (Lc 16,9) chống lại với chính Thiên Chúa (Mt 6,24 và Lc 16,13).
Nói như thế không có nghĩa là phái tính không được đề cập tới trong Tin Mừng. Ngược lại, đoạn Mt 19,4-6 (// Mc 10,6-9) cho ta thấy điều đó. Có thể nói đây là đọan Tin Mừng về vấn đề phái tính. Khi câu hỏi về vấn đề li dị, hay chồng bỏ vợ, được đặt ra, đức Kitô trả lời một cách gián tiếp : “từ thuở ban đầu”; ngài trở về với nền tảng sự sống con người, tức là trở về với ý định sáng tạo của Thiên Chúa, như được trình bày trong sách Sáng Thế (1,27 và 2,24). Đức Kitô trưng dẫn ý định của Thiên Chúa để đối lại với lề luật Moisen mà những người Pharisêu viện dẫn. Như vậy ngài muốn khẳng định lề luật tự nhiên, tức là Luật Thiên Chúa có giá trị hơn những khoản luật bất tất, và có tính lịch sử; trong đó có những khoản luật mà ông Môisen đã phải chấp nhận do người ta cứng lòng (câu 8). Như vậy đức Giêsu cho thấy đối với ngài, qui luật chung là phải trở về với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
Và ngài đã chọn trong truyền thống Cựu uớc những đoạn nói về ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, để dựa trên ý định này ngài phán quyết về những điều mà dân Do thái đã can thiệp vào lề luật qua dòng lịch sử. Lề luật Moisen cũng phải giải thích dưới ánh sáng này, cụ thể là trình thuật sáng tạo.
Đức Kitô trưng ra hai đoạn : St 1,27, cao điểm của trình thuật Sáng tạo 1, và St 2,24, đoạn kết của trình thuật sáng tạo 2. sự lựa chọn này cũng đã nói lên cách giải thích của ngài. Vì thế thiết tưởng cần trở lại với bản văn và tìm hiểu những điểm nào đức Giêsu muốn nhấn mạnh, những điểm nào ngài bỏ qua.
2. Vẻ đẹp của phái tính
Tự nó phái tính không phải là vấn đề đối với các sách Tin Mừng. Là một vấn đề của con người, phái tính được nhìn trong tất cả tính cách hàm hồ của nó. Nếu con người trở nên đúng nghĩa nhân tính, theo lời mời gọi của Tin Mừng, thì phái tính sẽ tìm được chiều kích đích thực của mối tương quan. Cần lưu ý khi đức Kitô nói về tiền bạc, ngài chỉ trích một cách quyết liệt hơn : thần “Mamon” của bất công (Lc 16,9) chống lại với chính Thiên Chúa (Mt 6,24 và Lc 16,13).
Nói như thế không có nghĩa là phái tính không được đề cập tới trong Tin Mừng. Ngược lại, đoạn Mt 19,4-6 (// Mc 10,6-9) cho ta thấy điều đó. Có thể nói đây là đọan Tin Mừng về vấn đề phái tính. Khi câu hỏi về vấn đề li dị, hay chồng bỏ vợ, được đặt ra, đức Kitô trả lời một cách gián tiếp : “từ thuở ban đầu”; ngài trở về với nền tảng sự sống con người, tức là trở về với ý định sáng tạo của Thiên Chúa, như được trình bày trong sách Sáng Thế (1,27 và 2,24). Đức Kitô trưng dẫn ý định của Thiên Chúa để đối lại với lề luật Moisen mà những người Pharisêu viện dẫn. Như vậy ngài muốn khẳng định lề luật tự nhiên, tức là Luật Thiên Chúa có giá trị hơn những khoản luật bất tất, và có tính lịch sử; trong đó có những khoản luật mà ông Môisen đã phải chấp nhận do người ta cứng lòng (câu 8). Như vậy đức Giêsu cho thấy đối với ngài, qui luật chung là phải trở về với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa.
Và ngài đã chọn trong truyền thống Cựu uớc những đoạn nói về ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, để dựa trên ý định này ngài phán quyết về những điều mà dân Do thái đã can thiệp vào lề luật qua dòng lịch sử. Lề luật Moisen cũng phải giải thích dưới ánh sáng này, cụ thể là trình thuật sáng tạo.
Đức Kitô trưng ra hai đoạn : St 1,27, cao điểm của trình thuật Sáng tạo 1, và St 2,24, đoạn kết của trình thuật sáng tạo 2. sự lựa chọn này cũng đã nói lên cách giải thích của ngài. Vì thế thiết tưởng cần trở lại với bản văn và tìm hiểu những điểm nào đức Giêsu muốn nhấn mạnh, những điểm nào ngài bỏ qua.
2. Vẻ đẹp của phái tính
Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ. (Mt 19,4/St 1,27) – đó là điều Thiên Chúa muốn như là cơ cấu nền tảng của con người. phái tính không phải là một cái xấu hay tại nạn rủi ro, bất hạnh, nhưng là một ơn ban của chính Thiên Chúa. Điểm này rất quan trọng vì có nhiều khuynh hướng, ngay cả trong kitô giáo đã coi thường phái tính. Truyền thống Kinh Thánh cho thấy vẻ đẹp độc đáo của phái tính. Dường như đức Kitô khẳng định điều đó hơn nữa khi không nhắc tới câu kế tiếp (St 1,28) trong đó phái tính được giải thích như một khả năng truyền sinh, “làm đầy mặt đất”. Tin Mừng không nhắc tới câu này. Các trích dẫn như thế cho thấy rõ khác biệt phái tính là do ý định Thiên Chúa khi ngài sáng tạo con người theo hình ảnh ngài (1,26). Kinh nghiệm về tha thể trong kinh nghiệm về khác biệt phái tính đưa chúng ta đến ý nghĩa của sự khác biệt giữa Thiên Chúa và con người. Rõ ràng, chống lại những chủ trương bi quan hóa hay nhị nguyên cho rằng phái tính là xấu xa, bất hạnh, tội lỗi, thì truyền thống Tin Mừng dựa vào uy thế đức Kitô nhìn nhận phái tính là do Thiên Chúa muốn nơi con người nguyên thủy.
3. Phái tính và nhân hóa
3. Phái tính và nhân hóa
Thứ hai, phái tính được ban cho con người như một cách thức để nhân hóa chính mình, nói cách khác là để làm người, tức là để thể hiện chính mình. Tác giả G. Crespy[1] nhận xét rằng việc Tin Mừng Mt 19,4-5 và Mc 10,6-7 đã tập hợp hai trích dẫn của St (1,27 và 2,24) cho phép hiểu tiến trình thành nhân phải ngang qua việc nhìn nhận phái tính : trước tiên là nam/nữ và sau đó là đàn ông/đàn bà, một thực tại mới phức tạp hơn nhiều. Có thể nói đó là tiến trình từ cái tự nhiên đến văn hóa. Phái tính chỉ thực sự có tính con người khi ngang qua tiến trình này, tức là nhìn nhận người khác, nam hoặc nữ, trong ước muốn của phái tính. Đoạn cuối câu trích cho thấy điều đó St 2,24 : “cả hai nên một xương một thịt”. Mục đích của phái tính nằm ở việc kết hiệp này, mà tác động phái tính diễn tả và cho phép.
Như thế phái tính trước tiên thuộc trật tự của tương quan, chứ không phải chủ yếu nhắm đến chức năng sinh học. Người nam và nữ đến với nhau trước tiên không phải để sinh con đẻ cái, nhưng là để gặp gỡ nhau qua cách thức này, và qua phái tính, họ nhận ra một điều gì sâu xa thân thiết của đới sống con người, như được Thiên Chúa mời gọi thể hiện. Kinh Thánh không có ý nói rằng, như người ta đã lầm tưởng, việc truyền sinh là mục đích duy nhất của phái tính. Khi nói về phái tính, đức Kitô không đả động tới việc truyền sinh ! nghĩa là phái tính có một ý nghĩa sâu xa vượt qua ý nghĩa sinh học. Vì nó nằm ở chiều kích tương quan, gặp gỡ, được diễn tả bằng kiểu nói “một xương một thịt”. Ơû đây không chỉ là ghi nhận năng lực của ước muốn, vốn mạnh hơn những liên hệ gia đình cha mẹ, nhưng còn cho thấy phái tính được gắn liền với lời hứa nào. Vì đức Kitô nhắc tới câu này khi người ta hỏi về việc li dị, tức là về sự thất bại của tương quan. Ước muốn (tình dục) phải và có thể đi đến cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ nhờ việc kết hiệp thân xác biểu tượng và cho phép kết hiệp hai sự hiện diện. Như thế, dường như đức Kitô đi xa hơn ý nghĩa của đoạn Sáng thế, khi ngài cho thấy ước muốn tình dục không thể bị giản lược vào chức năng truyền sinh, hay chức năng xã hội tức là giúp tạo lập một gia đình mới (St 2,24) : ngài nói tới một điều gì đó trên chính bản thể của con người, điều chỉ có được qua việc thiết lập tương quan với người khác.
Điều oái oăm là cái tương quan này rất dễ bị xúc phạm. St 2 cho thấy điều đó : Adam, điển hình của những người đàn ông, đã kêu lên cách sung sướng khi nhìn thấy Eva, hình ảnh của người phụ nữ, được Thiên Chúa đưa đến cho ông. Chỉ có bà mới là nơi để ông thiết lập mối tương quan đích thực, khác với các vật khác trên mặt đất : “đây thực là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (2,23). Tiếng kêu này chứa đựng một lời hứa thiết lập mối tương quan nhờ nhìn nhận sự giống nhau. Nhưng đồng thời, nó cũng cho thấy tính hàm hồ của mối tương quan một khi nó chỉ được xây dựng trên sự giống nhau : chỉ có một trong hai người lên tiếng, người đàn bà im lặng ! Dường như trình thuật muốn nói rằng cái bẫy của nguy cơ phá hủy tương quan luôn rình rập. Một trong hai người đang giản lược người kia vào chính mình : người kia là của tôi, là do tôi, xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Phái tính là một lời hứa tương quan đích thực, nhưng chỉ có khi nào cả hai người nhìn nhận nhau, người này không thể thiếu người kia trong sự khác biệt không thể giản lược của mình.
4. Phái tính và sự trưởng thành
Phái tính là một khả năng, và là một kết quả của việc từ bỏ tình trạng ấu trĩ, như con đường dẫn đến trưởng thành. “vì thế người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ và gắn bó với vợ mình…”. Việc người đàn ông hướng đến người phụ nữ, và ngược lại, cho thấy để đạt tới sự trưởng thành, con người cần dứt khỏi tình trạng ấu trĩ trước kia. Họ phải rời khỏi sự an toàn của khung cảnh gia đình, để lập một gia đình mới với những thử thách nguy hiểm của nó. Việc hai người giúp nhau trở thành nguời, việc trưởng thành nà cần một cuộc dứt bỏ ban đầu đầy đau đớn mà không phải ai cũng vượt qua được.
Nếu phái tính gíup người ta rời khỏi tình trạng ấu trĩ của sự an toàn và lệ thuộc, thì trong thực tế cụ thể, nó cũng phải là kết quả của sự cắt đứt này. Nếu không có sự cắt đứt thực sự, ở mọi cấp độ của cuộc sống, cho dù được ý thức hay không, phái tính sẽ trở thành sai lạc, bế tắc. Bao nhiêu cặp vợ chồng đã có kinh nghiệm về thảm kịch này.
Như thế truyền thống Kinh Thánh đặt phái tính vào trong một tiến trình thành nhân tổng thể, trong đó phái tính giữ một vị trí tích cực. Để có thể thực hiện sự cắt đứt trên, về khía cạnh phái tính, cần người nam và người nữ đạt tới tình trạng trưởng thành. Đó là những đòi hỏi hợp lý của phái tính, vì buộc hai người phải từ bỏ khung cảnh gia đình gốc của mình vốn không thể thỏa mãn khát vọng của họ. Là khả năng đạt tới sự trưởng thành, không chỉ ở bình diện phái tính nhưng cả xã hội nữa, phái tính là kết quả của việc thay đổi tình trạng này. Nếu người nam và người nữ không ra khỏi tình trạng ấu trĩ, phái tính không thể cho phép thiết lập một tương quan đích thực. Đó là điều truyền thống Kinh Thánh muốn làm nổi bật khi liên đới đôi vợ chồng với việc họ chia sẻ hoàn toàn và thực sự đời sống của nhau. “Phái tính đòi hỏi rất nhiều, họ chia sẻ cuộc sống của nhau, không chỉ trên giường, nhưng mọi giây phút của một ngày, khi cùng nhau đối diện với trách nhiệm và giúp nhau đạt tới trọn vẹn niềm vui sống.” (G. Crespy, op. cit., t. 27)
Sau cùng, Tin Mừng ghi lại nhận định của đức Kitô : “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6). Trong hôn nhân, tương quan của con người luôn gắn liền với tương quan với Thiên Chúa. Như thế phái tính là dấu chỉ ơn gọi con người buớc vào tương quan với Thiên Chúa, và đời sống tình dục được mời gọi diễn tả trong mỗi giây phút của cuộc sống đôi bạn, tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa. Thất bại trong hôn nhân được coi như thất bại của công trình sáng tạo, và được coi như dấu chỉ của một sự hỗn độn căn bản hơn, đó là rạn nứt trong mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người. Như thế phái tính có thể là dụ ngôn cho tương quan tình yêu của Thiên Chúa với dân người trong CƯ, và đức Kitô với Giáo hội trong TƯ. Phái tính trong viễn tượng thần học, giúp ta hiểu được ý nghĩa : Thiên Chúa với dân người cũng như người chồng với người vợ. Phái tính được giải thích bằng ý nghĩa thần học và nguợc lại cũng làm giàu cho ý nghĩa đó.
Như thế phái tính trước tiên thuộc trật tự của tương quan, chứ không phải chủ yếu nhắm đến chức năng sinh học. Người nam và nữ đến với nhau trước tiên không phải để sinh con đẻ cái, nhưng là để gặp gỡ nhau qua cách thức này, và qua phái tính, họ nhận ra một điều gì sâu xa thân thiết của đới sống con người, như được Thiên Chúa mời gọi thể hiện. Kinh Thánh không có ý nói rằng, như người ta đã lầm tưởng, việc truyền sinh là mục đích duy nhất của phái tính. Khi nói về phái tính, đức Kitô không đả động tới việc truyền sinh ! nghĩa là phái tính có một ý nghĩa sâu xa vượt qua ý nghĩa sinh học. Vì nó nằm ở chiều kích tương quan, gặp gỡ, được diễn tả bằng kiểu nói “một xương một thịt”. Ơû đây không chỉ là ghi nhận năng lực của ước muốn, vốn mạnh hơn những liên hệ gia đình cha mẹ, nhưng còn cho thấy phái tính được gắn liền với lời hứa nào. Vì đức Kitô nhắc tới câu này khi người ta hỏi về việc li dị, tức là về sự thất bại của tương quan. Ước muốn (tình dục) phải và có thể đi đến cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ nhờ việc kết hiệp thân xác biểu tượng và cho phép kết hiệp hai sự hiện diện. Như thế, dường như đức Kitô đi xa hơn ý nghĩa của đoạn Sáng thế, khi ngài cho thấy ước muốn tình dục không thể bị giản lược vào chức năng truyền sinh, hay chức năng xã hội tức là giúp tạo lập một gia đình mới (St 2,24) : ngài nói tới một điều gì đó trên chính bản thể của con người, điều chỉ có được qua việc thiết lập tương quan với người khác.
Điều oái oăm là cái tương quan này rất dễ bị xúc phạm. St 2 cho thấy điều đó : Adam, điển hình của những người đàn ông, đã kêu lên cách sung sướng khi nhìn thấy Eva, hình ảnh của người phụ nữ, được Thiên Chúa đưa đến cho ông. Chỉ có bà mới là nơi để ông thiết lập mối tương quan đích thực, khác với các vật khác trên mặt đất : “đây thực là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (2,23). Tiếng kêu này chứa đựng một lời hứa thiết lập mối tương quan nhờ nhìn nhận sự giống nhau. Nhưng đồng thời, nó cũng cho thấy tính hàm hồ của mối tương quan một khi nó chỉ được xây dựng trên sự giống nhau : chỉ có một trong hai người lên tiếng, người đàn bà im lặng ! Dường như trình thuật muốn nói rằng cái bẫy của nguy cơ phá hủy tương quan luôn rình rập. Một trong hai người đang giản lược người kia vào chính mình : người kia là của tôi, là do tôi, xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Phái tính là một lời hứa tương quan đích thực, nhưng chỉ có khi nào cả hai người nhìn nhận nhau, người này không thể thiếu người kia trong sự khác biệt không thể giản lược của mình.
4. Phái tính và sự trưởng thành
Phái tính là một khả năng, và là một kết quả của việc từ bỏ tình trạng ấu trĩ, như con đường dẫn đến trưởng thành. “vì thế người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ và gắn bó với vợ mình…”. Việc người đàn ông hướng đến người phụ nữ, và ngược lại, cho thấy để đạt tới sự trưởng thành, con người cần dứt khỏi tình trạng ấu trĩ trước kia. Họ phải rời khỏi sự an toàn của khung cảnh gia đình, để lập một gia đình mới với những thử thách nguy hiểm của nó. Việc hai người giúp nhau trở thành nguời, việc trưởng thành nà cần một cuộc dứt bỏ ban đầu đầy đau đớn mà không phải ai cũng vượt qua được.
Nếu phái tính gíup người ta rời khỏi tình trạng ấu trĩ của sự an toàn và lệ thuộc, thì trong thực tế cụ thể, nó cũng phải là kết quả của sự cắt đứt này. Nếu không có sự cắt đứt thực sự, ở mọi cấp độ của cuộc sống, cho dù được ý thức hay không, phái tính sẽ trở thành sai lạc, bế tắc. Bao nhiêu cặp vợ chồng đã có kinh nghiệm về thảm kịch này.
Như thế truyền thống Kinh Thánh đặt phái tính vào trong một tiến trình thành nhân tổng thể, trong đó phái tính giữ một vị trí tích cực. Để có thể thực hiện sự cắt đứt trên, về khía cạnh phái tính, cần người nam và người nữ đạt tới tình trạng trưởng thành. Đó là những đòi hỏi hợp lý của phái tính, vì buộc hai người phải từ bỏ khung cảnh gia đình gốc của mình vốn không thể thỏa mãn khát vọng của họ. Là khả năng đạt tới sự trưởng thành, không chỉ ở bình diện phái tính nhưng cả xã hội nữa, phái tính là kết quả của việc thay đổi tình trạng này. Nếu người nam và người nữ không ra khỏi tình trạng ấu trĩ, phái tính không thể cho phép thiết lập một tương quan đích thực. Đó là điều truyền thống Kinh Thánh muốn làm nổi bật khi liên đới đôi vợ chồng với việc họ chia sẻ hoàn toàn và thực sự đời sống của nhau. “Phái tính đòi hỏi rất nhiều, họ chia sẻ cuộc sống của nhau, không chỉ trên giường, nhưng mọi giây phút của một ngày, khi cùng nhau đối diện với trách nhiệm và giúp nhau đạt tới trọn vẹn niềm vui sống.” (G. Crespy, op. cit., t. 27)
Sau cùng, Tin Mừng ghi lại nhận định của đức Kitô : “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6). Trong hôn nhân, tương quan của con người luôn gắn liền với tương quan với Thiên Chúa. Như thế phái tính là dấu chỉ ơn gọi con người buớc vào tương quan với Thiên Chúa, và đời sống tình dục được mời gọi diễn tả trong mỗi giây phút của cuộc sống đôi bạn, tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa. Thất bại trong hôn nhân được coi như thất bại của công trình sáng tạo, và được coi như dấu chỉ của một sự hỗn độn căn bản hơn, đó là rạn nứt trong mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người. Như thế phái tính có thể là dụ ngôn cho tương quan tình yêu của Thiên Chúa với dân người trong CƯ, và đức Kitô với Giáo hội trong TƯ. Phái tính trong viễn tượng thần học, giúp ta hiểu được ý nghĩa : Thiên Chúa với dân người cũng như người chồng với người vợ. Phái tính được giải thích bằng ý nghĩa thần học và nguợc lại cũng làm giàu cho ý nghĩa đó.
[1] “sur la grâce du mariage” trong G.Crespy, P, Dvdokimov, D.Duquoc, Le mariage, Tours 1966, Coll. Eglises en dialogue, 4, p,21 truyền thống.