Saturday, 04 April 2020 14:45

Giám Sư Tập Sinh và Những Người Cộng Tác - Vấn Đề 58 Featured

Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 - 709)

***

VẤN ĐỀ 58

GIÁM SƯ TẬP VIỆN VÀ NHỮNG NGƯỜI CỘNG TÁC

(đ. 650-651)

 

A. Giám sư

Theo điều 650 §1: “Mục đích của năm tập đòi hỏi các Tập sinh phải được đào tạo dưới sự điều khiển của một giám sư, dựa theo chương trình đào tạo do luật riêng ấn định”. Triệt hai nói thêm rằng:“việc điều khiển các Tập sinh được dành riêng hoàn toàn cho vị giám sư, dưới dưới quyền hành của các Bề trên cao cấp”.

Các đức tính

- Vị Giáo tập phải là một thành viên của Hội Dòng. Trong những nhà Tập của Tu Hội đang lập, và trong những nhà Tập của một liên hiệp thì có thể xin chuẩn miễn điểm này.

- Phải là một người đã khấn trọn đời. Không thấy đả động gì về tuổi tác.

- Phải được chỉ định bởi bề trên hợp pháp, nghĩa là chiếu theo luật riêng.

- Không thấy quy định rằng trong một Tu Hội giáo sĩ, giám sư buộc phải là một linh mục. Nhưng luật riêng có thể đòi hỏi điều kiện này.

- Bộ Giáo Luật không đi vào chi tiết những đức tính nhân bản và tinh thần của giám sư. Luật riêng có thể nêu ra một vài đức tính đó.

Trách nhiệm

- Theo truyền thống các Dòng Tu, trách nhiệm của giám sư rất quan trọng. Vì thế, tuy vẫn ở dưới quyền của các bề trên cao cấp, nhưng giám sư được rộng quyền để hành động:

- Điều hành việc đào tạo các Tập sinh, dựa theo chương trình đã được luật riêng ấn định.

- Hướng dẫn các Tập sinh, nghĩa là đồng hành thiêng liêng với các Tập sinh.

- Thường xuyên liên lạc với các Bề trên cao cấp và tường trình về nhiệm vụ của mình.

- Chịu trách nhiệm về việc điều hành Tập viện (thực hiện chương trình đào tạo, tổ chức, cách sinh hoạt).

B. Các cộng sự viên

Nếu thấy cần, sẽ đặt những cộng sự viên cho giám sư; những người này tùy thuộc giám sư trong việc đào tạo và điều hành Tập viện. Họ được mời gọi cộng tác bằng nhiều cách tuỳ theo khả năng chuyên môn (phụ trách các môn học, những khóa hội thảo, và các việc khẩn cấp,v.v...). Tuy giám sư vẫn giữ vai trò then chốt, nhưng họ cũng dự phần quan trọng trong việc phân định ơn gọi của các Tập sinh.

Những người chịu trách nhiệm đào tạo

Tất cả những người lãnh trách nhiệm đào tạo – giám sư và các cộng sự viên – đều cần được chuẩn bị thích hợp. Không thể nào do ngẫu nhiên mà trở nên nhà đào tạo. Để có thể chu toàn nhiệm vụ, họ phải dành thời giờ và công sức vào việc này. Vì thế Hội Dòng đừng trao thêm những công tác khác khiến họ không có khả năng chú tâm vào công tác đào tạo.

C. Vài nhận xét

Cộng đoàn đào tạo

Văn kiện Renovationis causam nhấn mạnh đến tầm quan trọng của một cộng đoàn sống động và đoàn kết, giúp cho các Tập sinh nghiệm thấy rằng đời sống huynh đệ là nhân tố của sự tăng trưởng trong ơn gọi. Bộ Giáo Luật không đề cập đến điểm này, bởi vì đã được nhấn mạnh trong các Hội Dòng rồi.[1]

Đội ngũ đào tạo

Nếu một đội ngũ (équipe, team) đào tạo thì người phụ trách là giám sư. Các thành viên có thể gồm bởi những tu sĩ quan tâm đến việc đào tạo; họ có thể sống tại cộng đoàn đào tạo hoặc tại các cộng đoàn khác. Đội ngũ đào tạo có thể giữ vai trò hỗ trợ cho giám sư, nhưng các Tập sinh không được phép nhận một thành viên làm giám sư riêng cho mình.

D. Tương quan giữa giám sư và các Bề trên cao cấp

Mỗi Dòng quy định một thể thức riêng về mối tương quan này. Thông thường gíam sư phải gởi lên Bề trên cao cấp những bản tường trình về các Tập sinh.

 

 


[1]x. Những chỉ dẫn về việc huấn luyện trong các Hội Dòng, số 27.