SỨ ĐIỆP
NGÀY THẾ GIỚI BỆNH NHÂN THỨ XIV
CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI
Ngày 11 Tháng 02 Năm 2006
***
***
Anh chị em thân mến,
Ngày 11/02/2006, Phụng vụ kính nhớ Đức Trinh Nữ Chí Thánh Lộ Đức, sẽ là Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần thứ XIV. Năm ngoái, Ngày này được cử hành tại đền Đức Maria thuộc Mvolyé Yaoundé, và nhân dịp này, các tín hữu và những mục tử của họ, nhân danh tất cả lục địa châu Phi, đã tái khẳng định sự dấn thân mục vụ của mình cho người bệnh. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân lần tới sẽ được cử hành tại Adélade, Úc Châu, và những buổi lễ sẽ được kết thúc bằng việc Cử Hành Thánh Thể trong nhà thờ chánh tòa dâng kính thánh Phanxicô Xaviê, vị thừa sai không biết mỏi mệt đối với những dân cư Phương Đông. Nhân dịp này, Giáo Hội muốn cúi xuống, với một sự chăm sóc đặc biệt trên những Bệnh Nhân, bằng cách đông viên sự chú ý của công luận về những vấn đề liên kết với những rối loạn thần kinh, đang làm khổ sở vào một phần năm nhân loại và tạo thành một sự khẩn cấp y tế thật sự. Khi nhớ tới sự quan tâm mà vị tiền nhiệm đáng kính của tôi Đức Gioan Phaolô II đã dành cho sự cử hành hằng năm này, tôi cũng vậy, thưa các anh chị em thân yêu, tôi muốn hiện diện cách thiêng liêng trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, để suy tư trong sự đồng hướng với những người tham gia vào tình huống những bệnh nhân tâm thần trong thế giới, và để khơi lên sự dấn thân của những cộng đồng Giáo Hội hầu bày tỏ cho họ lòng thương xót hiền dịu của Chúa.
Trong nhiều Quốc Gia, không có luật pháp trong những lãnh vực này, và tại những quốc gia khác, không có một chính sách rõ rệt đối với bệnh tâm thần. Sau đó, phải ghi nhận rằng những xung đột vũ trang trong nhiều vùng khác nhau trên mặt đất, sự nối tiếp những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp, sự bành trướng nạn khủng bố, không những đã khơi lên một số ấn tượng nhiều người chết, mà còn đã sinh những chấn thương tâm thần, mà đối khi rất khó để chữa trị cho những người thoát nạn. Kế tiếp, trong những quốc gia có một sự sự phát triển kinh tế quan trọng, các nhà chuyên môn công nhận hậu quả tiêu cực của cơn khủng hoảng các giá trị luân lý như là nguồn gốc của những hình thức mới của bệnh tinh thần. Điều đó làm gia tăng cảm giác cô đơn, xói mòn những hình thức truyền thống cố kết xã hội, và hình thành những rạn nứt, bắt đầu trong thể chế gia đình, và loại trừ những người bệnh, nhất là những người mắc bệnh tâm thần, mà họ thường được coi là một gánh nặng cho gia đình và cho cộng đồng. Tôi muốn ca ngợi ở đây công nghiệp của tất cả những ai, bằng nhiều cách và trên những mức độ khác nhau, sao cho tình liên đới không thể thiếu và cho người ta kiên trì chăm sóc những anh chị em mình, bằng cách dựa theo những lý tưởng và những nguyên tắc nhân bản và Tin Mừng.
Đó là lý do tôi khuyến khích những cố gắng của tất cả những ai hiến thân cung cấp những chăm sóc cần thiết cho các bệnh nhân tâm thần. Vô phúc thay, trong nhiều phần trên thế giới, những phục vụ cho các bệnh nhân này xem ra thiếu, những phục vụ đó không đủ hay là ở trong tình trạng tan rã. Bối cảnh xã hội không luôn luôn thừa nhận các bệnh nhân tâm thần với những giới hạn của họ, cũng vì lẽ đó mà người ta khó đạt tới chỗ để tìm ra những phương tiện nhân bản và tài chánh cần thiết. Con người nhận thức nhu cầu hoà nhập qua hai cách là sự điều trị thích hợp và sự nhạy cảm mới trước căn bệnh, hầu cho phép nhân viên của khu vực này đối phó một cách hữu hiệu với người đau yếu và gia đình họ, là những người tự mình không thể chăm sóc đầy đủ cho thân nhân của họ đang gặp khó khăn. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân tới đây là một dịp thuận tiện để bày tỏ tình liên đới tới những gia đình mà họ có những người mắc bệnh tâm thần phải lệ thuộc vào gia đình.
Bây giờ, tôi muốn ngỏ lời với anh chị em, hỡi những anh chị em mắc bệnh, hầu mời anh chị em dâng lên với Chúa Kitô điều kiện đau khổ của anh chị em cho Chúa Cha, trong sự tin chắc rằng mỗi một thử thách mà chấp nhận với sư cam chịu thì có công và lôi kéo lòng lành của Chúa xuống trên nhân loại. Tôi bày tỏ sự cảm kích của tôi đối với những người giúp anh chị em trong các trung tâm tiếp nhận, trong các bệnh viện ban ngày, trong các trung tâm chẩn đoán và điều trị, và tôi khuyên họ phấn đấu ngõ hầu không có sự thiếu thốn đối với những ai cần một sự giúp đỡ y tế, xã hội và mục vụ, biết tôn trọng phẩm giá riêng của mỗi người. Giáo Hội, đặc biệt qua công việc của các vị tuyên úy, sẽ không thất bại để cống hiến anh chị em sự gìúp đỡ của Giáo Hội, bởi vì Giáo Hội rất ý thức được kêu gọi bày tỏ tình yêu và sự lo lắng của Chúa Kitô đối với tất cả những ai đau khổ và đối với những người chăm sóc họ. Với nhân viên y tế, với những tổ chức và hiệp hội tình nguyện, tôi khuyên hãy nâng đỡ bằng những hình thức và sáng kiến cụ thể, tới các gia đình có người mắc bệnh tâm thần phải lệ thuộc vào gia đình. Tôi hy vọng rằng nền văn hóa chấp nhận và chia sẻ sẽ lớn mạnh và truyền đến tới họ. Cũng cám ơn đến tới luật pháp thích hợp và các chương trình chăm lo sức khoẻ mà nó sẽ cung cấp hữu hữu hiệu để áp dụng cụ thể những chương trình đó. Sự đào tạo, và sự đào tạo liên tục các nhân viên làm việc trong một khu vực tế nhị như thế của xã hội càng khẩn thiết hơn bao giờ hết. Tùy theo sứ vụ và trách nhiệm của mình, mọi người Kitô hữu được kêu gọi cống hiến sự đóng góp của mình ngõ hầu phẩm giá của các anh chị em mình được thừa nhận, được tôn trọng và được khích lệ.
Duc in altum! Hãy chèo ra chỗ nước sâu. Lời khuyên này của Chúa Kitô cho Thánh Phêrô và các tông đồ, tôi gửi tới các cộng đồng Giáo Hội rải rác khắp thế giới và, cách riêng, tới những người phục vụ các bệnh nhân, hầu với sự giúp đỡ của Đức Maria, Salus infirmorum, Đức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn, họ chứng tỏ lòng tốt và sự chăm sóc phụ tử của Chúa. Xin Đức Thánh Trinh Nữ an ủi tất cả những người bị bệnh này và nâng đỡ những kẻ, như anh Samaritano nhân hậu, đỡ nặng cho những vết thương thân xác và thiêng liêng của họ. Với mỗi người, tôi bảo đảm một sự nhớ tới trong kinh nguyện, đang khi tôi vui lòng ban cho tất cả phép lành của tôi.
Ban hành tại Điện Vatican, ngày 8 tháng 12 năm 2005,
Lễ Đức Maria Vô Nhiễm.
+ BENEDICTUS XVI
Giáo Hoàng