Saturday, 04 April 2020 15:09

Nhìn Lại Công Đồng Vatican II: Lịch Sử Cứu Độ Featured

LTS: Buổi thuyết trình diễn ra vào chúa nhật 07/03/2010 do cha Benoît-Dominique de La Soujeole và ông Michel Camdessus với chủ đề “Lịch sử cứu độ”.

Dịch giả: Lm. GB. Phạm Hoàng Dũng, OP.

 

Dẫn nhập

Hai bản văn quan trọng của Công đồng về Giáo hội, Lumen gentium Gaudium et spes, được thổi xuyên qua bởi làn gió lịch sử và sự hoàn tất của nó, vì toàn bộ sự tạo dựng được nhắm đến cho sự cứu độ. Tức là nhắc đến những khẳng định chính yếu của hai “hiến chế của công đồng” mà qua đó Giáo hội đã diễn dịch cho chính mình và cho thế giới đức tin của Giáo hội nơi việc làm của Thiên Chúa trong vũ trụ và trong lịch sử.

Tiểu sử cha Benoît-Dominique de La Soujeole

Cha Benoît-Dominique de La Soujeole sinh ngày 21/08/1955 tại Toulouse. Sau một thời gian làm thẩm phán tại tòa, cha gia nhập dòng Đa Minh tại tỉnh dòng Toulouse năm 1984. Lãnh tác vụ linh mục năm 1989, cha bảo vệ thành công luận án tiến sĩ thần học tại Fribourg (Thụy sĩ) vào năm 1997. Từ năm 1992 cha là thành viên của ủy ban biên tập của Revue Thomiste, tạp chí thần học và triết học của tỉnh dòng Đa Minh Toulouse và từ 1999 giữ chức danh giáo sư thứ hai về thần học tín lý (la seconde chaire de théologie dogmatique) phụ trách mảng Giáo hội và các bí tích của Phân khoa thần học của Đại học Fribourg. Cha được chỉ định vào năm 2007, chuyên viên tư vấn (consulteur) của Bộ tu sĩ ở Roma. Cha hiện (2010 - ND) là tu viện trưởng của tu viện thánh Albertô Cả (Albertinum) ở Fribourg.
Bên cạnh các bài báo mang tính khoa học đăng trên Tạp chí Revue Thomiste về nhiều vấn đề giáo hội và thần học bí tích, cha de La Soujeole đã xuất bản một khảo luận về giáo hội học (Introduction au mystère de l'Église, Parole et Silence, 2006), một khảo luận thần học về đức Maria (Initiation à la théologie mariale, Parole et Silence, 2007), và một tiểu luận về linh đạo chức linh mục (Prêtre du Seigneur dans son Église, Parole et Silence, 2009).
 
Tiểu sử ông Michel Camdessus
 
Sinh ngày 01/05/1933 tại Bayonne, ông Michel Camdessus đã lập gia đình và có 6 người con. Ông có bằng kinh tế chính trị và khoa học kinh tế (Đại học Paris, IEP Paris) và cựu học sinh École Nationale d'Administration. Sau khi được bổ nhiệm như nhân viên hành chánh dân sự trong ngạch công chức Pháp, năm 1960, Michel Camdessus đã gia nhập vào Bộ tài chính và các vấn đề kinh tế, quản lý Ngân khố. Rồi ông phục vụ ở Bruxelles rồi trở lại Ngân Khố tiếp tục với vai trò Phó giám đốc (sous-directeur), Giáo đốc phụ tá và Giám đốc vào tháng hai 1982. vào tháng tám 1984, ông được bổ nhiệm làm phó thống đốc (sous-gouverneur), rồi vào tháng 11/1984, Thống đốc Ngân Hàng nhà nước Pháp, chức này ông đã giữ cho đến khi được bổ nhiệm như Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (FMI) vào tháng giêng năm 1987. Nhiệm kỳ của ông được lặp lại hai lần. Michel Camdessus đã rời mọi chức vụ tại FMI vào ngày 14/02/2000. Vào năm 2004, Michel Camdessus đã cùng viết chung với Jean Boissonnat và Michel Albert, “Notre Foi dans ce Siècle” (NXB ARLEA, 2002) trong đó các tác giả đặt vấn đề về tương lai của kitô giáo và về những thách đố của thế kỷ XXI.
 
 
 

Lịch Sử Cứu Độ
 
Cha Benoît-Dominique de La Soujeole
 
 
Kính thưa Đức Tổng giám mục,
Anh chị em thân mến,
 
Hai Hiến chế quan trọng của Công đồng Vatican II, Lumen gentiumGaudium et spes, được ghi dấu ấn cách rất đặc biệt bởi sự nhắc nhớ đến lịch sử, tính vận động và định hướng của lịch sử. Thiên Chúa không chỉ cai trị “từ trên cao”, thời gian trôi qua trong sự tạo dựng của ngài, nhưng ngài bắt đầu ngay bên trong thời gian này, lịch sử, để nối kết mối quan hệ mà ngài muốn có với mỗi người trong chúng ta. Nên trước tiên chúng ta sẽ tự hỏi về điều gì là lịch sử thiên-chúa-loài-người này : đó là một lịch sử, trước tiên lịch sử của ơn cứu độ được ban tặng, đó là trong viễn tượng của Lumen gentium ; rồi đến lịch sử được đón nhận trong những hoàn cảnh của thời đại chúng ta, điều này là viễn tượng của Gaudium et spes.
 
I. Thiên Chúa, bên trong lịch sử của chúng ta.
 
Bằng từ “lịch sử” ta có thể nghe thấy ba điều liên hệ :
a) “điều đã xảy ra”, cho dù ngày hôm nay ta đã mất đi kỷ niệm của rất nhiều sự việc, đến nỗi mà ta sẽ nói rằng nước Pháp ngày hôm nay là kết quả của khoảng mười lăm thế kỷ lịch sử ;
b) “những biến cố” đánh dấu thời gian đã trôi qua mà dấu vết của chúng vẫn còn đấy ; nước Pháp, ngày hôm nay, là gia sản của vua Louis XIV, của Cuộc Cách Mạng Pháp, của những nền Cộng hòa nối tiếp nhau...
c) câu chuyện kể lại và đưa ra giải thích ; như đó là những chương trình lịch sử dạy trong các trường học, những chức danh giáo sư lịch sử tại các trường đại học.
Sự việc mang tính tôn giáo kitô giáo đảm nhận phương diện ba mặt này của lịch sử : cộng đoàn kitô hữu hôm nay có nguồn gốc khoảng bốn thiên niên kỷ lịch sử ; thời gian đã qua chứa đựng những biến cố chính yếu (tuyển chọn Abraham, xuất hành khỏi Ai Cập, nhập thể của Ngôi Lời, sứ vụ các tông đồ, những công đồng lớn, v.v...) ; sự hiểu biết mà chúng ta có được từ dữ liệu này làm đối tượng cho một câu chuyện hết sức đặc biệt.
 
1. Lịch sử cứu độ
Câu chuyện của chúng tôi không liên quan đến lịch sử đặc thù như lịch sử của nước Pháp, nhưng lịch sử cứu độ. Chính lịch sự đích thực này đã cáng đáng thời gian đã qua trên trái đất này, nhưng nó không bắt nguồn từ những công trình hay những biến cố của con người : nó là lịch sử của Thiên Chúa đấng là Tác giả bởi những ý tưởng của ngài, mà Ngài đồng hành cách không thay đổi từ bên trong và Ngài sẽ hoàn tất khi Ngài đặt cho nó một sự kết thúc cuối cùng. Chắc hẳn, con người là những đối tác của lịch sử này, lịch sử được viết cho họ và với họ, nhưng ý nghĩ và sự định hướng của lịch sử này chỉ có thể được nhận thức nhờ vào điều mà Thiên Chúa nói với chúng ta. Và điều mà Thiên Chúa nói, đó là điều ngài đã làm. Lịch sử cứu độ là thực chất thần học.
 
2. Lumen gentiumGaudium et spes : lịch sử nào ?
 
Lumen gentium là một hiến chế tín lý. Những phát ngôn của hiến chế này bắt nguồn trong chính mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi (LG 2-4) : kế hoạch nhân từ của Chúa Cha người vì cứu độ thế giới đã sai Chúa Con hằng hữu và Thánh Thần của ngài. Sự đi vào lịch sử của Ngôi Lời trong xác phàm, là biến cố trung tâm mà biến cố này là chìa khóa để đọc toàn bộ lịch sử cứu độ. Chính là “một lần cho tất cả” như trong thư gởi tín hữu Do Thái (Dt 7, 27 : 9, 12).
Gaudium et spes là hiến chế mục vụ. Nghĩa là ở đây Công đồng khởi đi từ việc đánh giá lịch sử nhân loại với tất cả những sự giàu có và nghèo nàn của nó ; khi tìm kiếm làm rõ nét tình hình hiện tại của thế giới chúng ta, khi chỉ ra những điều kiện của cuộc sống con người tốt hơn trên trái đất này, tức là trong sự hòa điệu với kế hoạch của Thiên Chúa.
 
II. Chỉ có một lịch sử.
 
Cơn cám dỗ đôi khi thật lớn khi tách rời tín lý khỏi mục vụ, điều mặc khải từ chân lý vĩnh cửu và điều mặc khải từ những dấu hiệu thận trọng có giá trị này trong bối cảnh cụ thể và vì thế luôn luôn có thể xét lại. Vatican II không thực hiện sự đoạn tuyệt. Quả thực, Gaudium et spes nhấn mạnh, lịch sử cứu độ và lịch sử phàm trần có chỉ và cùng một Thiên Chúa (GS 41) ; chính nói đến mà những lịch sử này cả hai đều đưa đến sự hoàn tất trong Đức Kitô (GS 10, 38, 45). Không nói đều hai lịch sử song song, nhưng một lịch sử duy nhất : lịch sử của sự cam kết của Thiên Chúa và của sự đáp trả của con người, lịch sử cứu độ được Chúa ban và lịch sử cứu độ đón nhận theo cách con người. Chúng ta nắm giữ di sản của dân Do Thái, cội rễ này mang vác cây (Rm 11, 16-18), mà chỉ có một lịch sử, lịch sử của Thiên Chúa trong cuộc gặp gỡ với con người, và con người gặp gỡ với Chúa. Không có tính nhị nguyên nào giữa lịch sử cứu độ và lịch sử phàm trần bởi chỉ có một số phận của nhân loại : xem và yêu mến cách vĩnh cửu Thiên Chúa. Với những ai chỉ mơ đến lịch sử phàm trần giảm trừ quá thường xuyên vào cơn khao khát quyền lực và tiền bạc, Đức Kitô nói : “Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ?” (Mt 16, 26).
 
III. Lumen gentium hay lịch sử của kế hoạch của Thiên Chúa
 
Hiến chế về Giáo hội bắt đầu bằng những từ này : “ánh sáng muôn dân”. Tuy nhiên không phải chính Giáo hội là ánh sáng của muôn dân, nhưng Đức Kitô. Nơi chính Con Người (Nhân Vị - personne) của ngài là sự gặp gỡ thân mật của Thiên Chúa hằng hữu và bất biến với con người lịch sử. “Thiên Chúa sinh bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”, Chúa con duy nhất đã đi vào lịch sử của chúng ta bởi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria để nâng thế giới của chúng ta từ bên trong và ban lại cho nó cùng đích của ngài là sự đi vào, vào ngày sau hết của lịch sử này, trong sự hiện hữu không thay đổi của mối phúc của Thiên Chúa.
Vào lúc rời bỏ lịch sử của thế giới này, ngày Thăng Thiên, Đức Kitô chính ngài cũng ra đi, nói một cách lạ lùng: “Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 20). Khi đi vào lịch sử, Đức Kitô không đi ra khỏi mà quay trở về với Chúa Cha. Khi gởi Thánh Thần của ngài, ngài làm nảy sinh từ ngài cộng đoàn của các môn đệ của ngài mà trong đó, bởi sự loan báo Tin Mừng và cử hành các bí tích mà những người được sai đi của ngài phục vụ, ngài sẽ luôn hiện diện bằng chính con người của mình. Như thế, như Hiến chế về Giáo hội đã nói, đó là ánh sáng của Đức Kitô chiếu giãi trên khuôn mặt của Giáo hội (LG 1).
Hai chương đầu của Hiến chế Lumen gentium tạo nên như chấn song cho việc đọc tài liệu này. Chương thứ nhất, có tên gọi Mầu nhiệm Giáo hội, giới thiệu lịch sử của chúng ta như được ghi dấu cách thật sự bằng sự hoàn tất những lời hứa của Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Nới ngài, Thiên Chúa đã cho chúng ta, khi làm cho chúng ta thành những chi thể của Nhiệm thể Giáo hội mà ngài là Đầu. Từ nay chính mầu nhiệm này, hiện hữu trong thế giới này, sẽ đi khắp lịch sử, mà lịch sử đó không còn là sự tiếp tục của những khoảnh khắc nhưng là một sự liên tục của Đức Kitô trong sự tiếp nối của các thế hệ. Chúng ta không chờ đợi, kể từ lễ Hiện Xuống, một bí tích thứ tám, cũng không phải một sự mặc khải phụ thêm. Chương hai, có tên gọi Dân Thiên Chúa, định làm rõ một quan điểm bổ xung khác : sự phân phố của sự hoàn tất này ở mọi thời và cho mọi người. “Điểm chạm đích” trần thế, con người, lịch sử của kế hoạch ân sủng của Thiên Chúa đã chạm đến thế giới của chúng ta cách nay hai ngàn năm, tại Giuđê. Ngay lập tức sau khi sai Thánh Thần, đấng đã thúc bách những sự ngại ngần để dẫn đưa những chứng nhân đầu tiên đến tận cùng của thế giới. Lịch sử cứu độ trở nên lịch sử mà con người thực hiện theo yêu cầu với Thiên Chúa. Trong lịch sử này, sự tự do của con người có một chỗ quan trọng, vì nó đóng góp vào việc viết nên lịch sử ấy, đưa lịch sử ấy cách riêng điều mà Thiên Chúa không thể làm cũng không muốn một cách xác thực : tôi lỗi. Mặc cho điều ấy, Thiên Chúa vẫn là Chúa của lịch sử : thu tóm mọi lỗi lầm, mà một trong những điều tồi tệ nhất chắc chắn là sự chia rẽ của những người kitô hữu, không thể đặt lại nghi vấn về sự hiện hữu của Đức Kitô mà tình yêu của ngài vẫn trung thành cho dù chúng ta không phải (2 Tm 2, 13) : Giáo hội vẫn thánh thiện dù cho được tạo thành từ những người tội lỗi (LG 8 §.3).
Lịch sử cứu độ là Lịch Sử Thánh. Những sự kiện đánh dấu lịch sử này, từ lớn nhất, nhập thể cứu độ, cho đến nhỏ nhất, cuộc sống riêng của chúng ta và của Giáo hội, được viết lên một cách cẩn thận trong những sự kiện, nhưng ý nghĩa và tầm quan trọng siêu nhiên của chúng làm nên nội dung cho một lịch sử được mặc khải. Không phải bởi được viết trước, điều làm chúng ta thành những con rối trong tay của một vì Chúa điều khiển, nhưng được hiểu nhờ vào điều mà Thiên Chúa nói với chúng ta về tình yêu và về sự trung tín kiên trì của ngài. Dù cho thảm họa mà tội lỗi có thễ gây ra, thì Thiên Chúa vẫn hiện diện trong Đức Kitô để luôn bảo đảm niềm hy vọng.
Vì thế, sau bốn chương (3, 4, 5, 6) cho chúng ta thấy cuộc sống thân mật và năng động của cộng đoàn giáo hội (phục vụ tông đồ, đời sống giáo dân, lời kêu gọi nên thánh phổ quát và con đường của đời thánh hiến), Hiến hướng toàn thể về chương 7 là sự hoàn thành của lịch sử : đặc tính cánh chung của Giáo hội. Thiên Chúa không chỉ là quá khứ cũng chẳng là hiện tại, mà ngài còn là tương lai mà hướng về đó toàn thể tạo vật được chuộc lại. Không gì có thể hiểu được sự tiến bộ lịch sử của dân Chúa mà không có mặc khải về sự hoàn tất sau hết của lịch sử này. Chúng ta sống “trong những ngày này là những ngày sau hết” (Dt 1,1), không như thể là ngày tận thế xảy đến ngay bây giờ, nhưng theo nghĩa mà chúng ta đang ở trong giai đoạn sau cùng của lịch sử, lịch sử của sự tràn đầy của thời gian, lúc tận thế. Lịch sử ở đấy bị đảo lộn cách nào đó : Ngày Sau Hết được mặc khải, ngày của sự tỏ hiện đầy tràn của vinh quang của Đấng Phục sinh và của tất cả các thánh bên cạnh ngài, chiếu rọi ánh sáng của ngài trong bóng tối hiện tại của chúng ta và cho chúng ta sự định hướng căn bản của lịch sử của chúng ta. Điều này cho ý nghĩa của tiến bước về phía trước của Giáo hội.
Biến cố trong quá khứ và luôn hiện tại, Đức Kitô cũng là tương lai mà hướng về ngài chúng ta bước đi. Lịch sử được chứa đựng tất cả nơi ngài, và lịch sử có Chúa Kitô sở hữu chìa khóa của lịch sử này, không chỉ cho sự hiểu biết nhưng để sống với tất cả sự vận động của nó. Ở đó cách riêng là nhân đức đối thần, đức cậy, hy vọng.
Tiếng pháp, phong phú hơn tiếng la tinh (và tiếng viết ? - ND), có hai từ khá gần nhau : espoir và espérance (đều có nghĩa hy vọng). Hy vọng (espoir) là chờ đợi điều tốt đẹp sắp đến : thái độ chờ đợi. Hy vọng (espérance) còn phong phú hơn nữa. Nó bao gồm một chiều kích chờ đợi một điều gì đó đang đến, nhưng điều phải đến sẽ không phải là mới mẻ không hơn không kém. Ta nói về một người phụ nữ đang mang thai mà chị ta có “những hy vọng” và không phải là chờ đợi ; bởi vì đứa trẻ mà chị sắp sinh ra đã hiện hữu trong lòng chị. Điều chị chờ đợi không hoàn toàn mới mẻ, nhưng hoàn tất của một tiến trình làm mẹ mà chị đã đang sống. Cũng vậy, sự mang thai một cách nào đó, Giáo hội được hoài thai bởi Thánh Thần của Thiên Chúa, chờ đợi sự hoàn tất của sự sống mà giáo hội mang ngay từ bây giờ và chứa đầy trong lòng của Giáo hội. Không vô ích để nhắc lại nhằm kết thúc rằng toàn bộ lịch sử này đã được hoàn tất trong Đức Maria Trinh Nữ. Chương cuối cùng của Lumen gentium cho phép chúng ta chiêm ngắm làm sao ánh sáng của Đức Kitô chiếu sáng người mà ngài đã chọn làm Mẹ. Chân dung và icone của mọi cộng đoàn kitô giáo, vừa bởi sự nhưng không của sự chọn lựa, bởi lòng khiêm hạ của thân phận trần thế và bởi vinh quang mà Mẹ được mặc lấy ngay bây giờ, Mẹ Thiên Chúa thu tóm lại nơi mẹ, loan báo, và bảo đảm cho tất cả anh em của người con đầu lòng của mẹ, sự hoàn tất của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đấng là tất cả lịch sử vũ trụ được chuộc về bởi Đức Kitô. Nhưng niềm hy vọng này, làm sao chúng ta sống ? Đó là đối tượng của Hiến chế Gaudium et spes chính hiến chế này cung cấp cho chúng ta những điểm quy chiếu chính yếu cho thời đại của chúng ta.
 
 
 
Ông Michel Camdessus
 
Chúng ta vừa nghe nói đến : trong dòng Lịch Sử, kế hoạch của Thiên Chúa và những kế hoạch của con người tự do và tội lỗi gắn kết với nhau. Một cái nhìn đơn giản xuống năm mươi năm trôi qua sau Công đồng Vatican II, cũng phải nói là dài. Năm mươi năm : không gian cũ trong lịch sử dài của ơn cứu độ, nhưng đó là thời gian cụ thể của những thế hệ chúng ta. Chúng mở ra trên Lễ Hiện Xuống là công đồng và kết thúc trong cuộc khủng hoảng rất trầm trọng đến nỗi mà lịch sử buộc chúng ta thay đổi con đường đi. Nhưng để đi về đầu ?
Vào thời khủng hoảng, tức là những mối nguy hiểm nhưng cũng là nhưng cơ hội mới, thật tốt để nhắc lại rằng công đồng đã kết thúc bằng việc thông qua văn bản chưa từng có trong lịch sử của Giáo hội, “hiến chế mục vụ” Gaudium et spes về sự hiện diện và hoạt động của Giáo hội và những người kitô hữu trong thế giới hôm nay.
 
Bản văn nói gì với chúng ta ?
Chúng ta làm gì từ bản văn này ?
Bản văn còn nói gì với chúng ta ngày hôm nay ?
 
Bản văn nói gì với chúng ta ?
 
Giữa những năm 60, bản văn này đã dụng chạm đến những con tim. Đó là – từ của đức Benedicto XVI[1] – “một tiếng 'vâng' căn bản cho thời hiện đại”. Phong cách mới. Đó là phong cách tự tin và cởi mở với thế giới. Một phong cách của tình bằng hữu. Nó kêu gọi dấn thân vào mọi cuộc chiến đấu cho con người. Quý vị sẽ thấy điều mới mẻ của ngôn ngữ này khi đọc bản văn ngày hôm nay.
Lần đầu tiên và một cách rõ ràng, Giáo hội không còn nói đến thế giới như bên ngoài, nhưng từ trong chính lòng mình, trong sự liên đới với số phận của thế giới : “Những niềm vui và những niềm hy vọng – đó là những lời đầu tiên –, những buồn bã và những âu lo của con người thời đại này, nhất là những người nghèo và tất cả những ai đau khổ, cũng là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và âu lo của những môn đệ của Đức Kitô, và không có gì thực sự con người hơn tìm thấy tiếng vọng trong lòng họ... Cộng đoàn những người kitô hữu nhìn nhận cách thực sự và liên đới thân mật với con người và với lịch sử nhân loại”.
Bốn chương đầu ở trong mạch văn này. Chúng khởi đi từ một phân tích nhân văn học về thân phận con người trong thế giới ngày hôm nay : phẩm giá và mầu nhiệm của nhân vị tìm thấy nơi Đức Giêsu Kitô sự bày tỏ của điều mà nó là và từ ơn gọi sau cùng của nó là Thiên Chúa. Ơn gọi mang chiều kích cộng đoàn cũng bởi vì “có nét giống nhau nào đó giữa sự kết hợp của các Ngôi Vị Thiên Chúa và sự kết hiệp của con cái Chúa”, từ đó trách nhiệm cho con người xúc tiến công ích khi “kích thích nơi tất cả mọi người ý muốn dự phần vào nỗ lực to lớn mà qua đó con người, qua các thế kỷ, vẫn miệt mài cải thiện điều kiện sống của họ và thích ứng với kế hoạch của Thiên Chúa” vì “luật căn bản của sự toàn hảo của con người là điều răn mới về tình yêu” được Đức Giêsu thông ban... Việc phục vụ trần thế của con người chuẩn bị chính phượng tiện vật chất cho vương quốc trên trời. “Mầu nhiệm, Vương quốc đã hiện diện trên mặt đất này ; nó đạt đến sự trọn hảo khi Chúa đến” (GS, §39), khi quy tụ mọi sự nơi Ngài đấng “là điểm hội tụ của mọi lòng ước muốn của lịch sử và của nền văn minh, trung tâm của nhân loại, niềm vui của mọi con tim đầy tràn khát vọng”. Quý vị  đã nghe nói về Teilherd de Chardin nhưng rất đơn giản (Gaudium et spes, 45)...
Thành công cuối cùng của con người một cách huyền nhiệm là thành công của vũ trụ với nó. Nó ở trong mối liên đới mật thiết. Sự thành công này thực hiện trong những nỗ lực của con người, thế hệ này sang thế hệ khác. Về mặt thời gian đã mở ra vào một phần ba cuối của thế kỷ XX, bản văn đánh dấu cho năm thách đố đặc biệt quan trọng :
1. bảo vệ sự sống, gia đình và hôn nhân,
2. sự cất cánh và chia sẻ ở cấp độ toàn cầu của văn hóa
3. sự phát triển toàn diện của con người và của thế giới vào lúc mà “chủ nghĩa kinh tế” tự khẳng định và với nó, mối nguy của “sự giảm sút của tình trạng xã hội của những người yếu đuối và của sự thù ghét người nghèo”,
4. đời sống của cộng đoàn chính trị quốc gia và quốc tế
5. cuối cùng, và điều này được đặc biệt mạnh mẽ nói đến, bảo vệ hòa bình và xây dựng cộng đồng các quốc gia.
 
Biết bao là công trường mà trên đó người kitô hữu được kêu gọi dấn thân “được nhắc đến – dù sức nặng của tội lỗi – một niềm hy vọng vững chắc”.
 
Chúng ta làm gì từ bản văn này ?
 
Công đồng đã khai mở một thời gian của nồng nhiệt và hy vọng. Tôi nghĩ đến biết bao người kitô hữu mà tôi quen biết ở đất nước này hay tôi gặp gỡ ở Châu Phi, ở Châu Mỹ La tinh, ở châu Á. Toàn thể thế hệ những ngươi nam và nữ đã mở ra chiều kích phổ quát của sự liên đới ; nó được nâng lên để phục vụ cho những người nghèo nhất và nó đã trung tín đôi khi cho đến tận việc tử đạo. Chân dung thật của Giáo hội được mặc khải rõ hơn cho con người. Ai còn có thể nghi ngờ về tính thành thật nơi sự tham gia của Giáo hội trong việc phục vụ người nghèo nhất : những nạn nhân của SIDA/AIDS hay của sự nghèo khó cùng cực tại những nước đang phát triển, loại trừ hay di dân tại những nước châu Âu của chúng ta
Vâng, chúng ta đã biết đến những đổi thay tích cực, vì điều đó ở giữa những căng thẳng và những sự đặt lại vấn đề cho một thế giới bị chao đảo bởi sự lung lay về văn hóa và xã hội 1968... Nhưng những sự căng thẳng này cũng trong Giáo hội giữa những người nhìn thấy nơi công đồng như sự đứt quãng và đoạt tuyệt và những người thấy ở đây như sự đổi mới trong sự tiếp tục. Và sự thụ động mang tính tập thể nào của những người đứng trước sự chệch hướng gian lận của một hệ thống kinh tế khi vượt thoát khỏi một cách ngày càng triệt để, chống lại những giáo huấn của công đồng, của mọi sự đánh giá đạo đức hoài nghi cản trở cho “sự tối đa hóa” ngay tức thì của lợi nhuận. Chúng ta biết về đâu điều này dẫn chúng ta đến : sự hỗn loạn toàn thể của hệ thống và đến một cuộc khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc chưa từng được biết đến kể từ những năm 1930, khi tác động cách đặc biệt, như vẫn luôn xảy ra, cho những người nghèo nhất: với tất cả mọi người đương thời với chúng ta, ngày hôm nay chúng ta đang đối diện với những di hại lâu dài của chúng, làm mồi cho sự nghi ngờ, khi giới thiệu tất cả những gì phải thay đổi nhưng không có chiếc la bàn nào đáng tin tưởng cho việc tìm kiếm một con đường.
Các chính phủ, chắc hẳn, bây giờ đã nhìn nhận ra sự cần thiết cam kết những cuộc cải tổ ở tầm mức rộng lớn và đưa vào những sự điều hòa trong lĩnh vực tài chánh mà chúng đã bị bãi bỏ. Quả thực, đó không thể thiếu nhưng điều ấy chỉ đụng đến một chút những sự hỗn loạn nơi gốc rễ của chúng, trong lòng và trong những thái độ cư xử của con người. Nên, với tất cả những giai đoạn của sự nổi lên của cơn khủng hoảng này, có sự lẫn lỗn không hề thay đổi về những lỗi kỹ thuật và lỗi đạo đức trầm trọng, như thể là ý nghĩa luân lý này đã làm bỏ đi nền kinh tế.
Sự việc mà thế giới của chúng ta được xếp đặt như thế trong “sự dồi dào phi lý”[2], việc không một phản ứng xã hội hay dân sự nào đủ mạnh được tổ chức, việc những nhà lãnh đạo có trách nhiệm để cho bị lôi cuốn theo vào sự tuột dốc thê thảm, gợi lên một câu hỏi mà tôi đã nhắc lại trăm lần : làm sao điều này lại có thể ? Vì nó mà những động thái của các tác giả dính sâu vào trong một bối cảnh văn hóa nơi sự hấp dẫn của tiền bạc là dữ dội đến nỗi nó lôi kéo theo một sự mù quáng tập thể và mọi sự cảnh giác bị loại bỏ, vào lúc mà “kiếm nhiều hơn để tiêu nhiêu hơn” đã trở nên động lực, chắc là không loại trừ ai, nhưng chế ngự hết. Lòng tham trở nên, quả thực, đúng đắn về mặt chính trị, ngự trị khắp nơi trong lòng của văn hóa tập thể. Con người ở vào vị thế bị thu nhỏ, mờ nhạt với chức năng duy nhất về kinh tế của mình. Như triết gia Jean-Claude Eslin nói, “sự tiêu thụ trở thành số phận” ; cuộc đời này trở nên trống rỗng về mặt ý nghĩa. Đây là phó-văn-hóa (sous-culture) – nói cách nghiêm khắc về văn hóa – mà chúng ta đã chia sẻ. Nó ở trong tất cả chúng ta, dẫn đường và riêng biệt một cách đơn giản. Nó trở nên đất mùn màu mỡ cho mọi sự lạm dụng của lãnh vực tài chánh cho đến tận sự xụp đổ hiện nay trong sự trống rỗng về mặt luân lý.
 
Bản văn còn nói gì với chúng ta ngày hôm nay ?
 
Chúng ta nên nhìn nhận điều này, vì việc thoát ra khỏi sự cự tuyệt là bước đầu của toàn bộ việc đặt lại mọi thứ vào hoạt động, chúng ta đã để cho thấm đẫm nền văn hóa này những điều hoàn toàn trái ngược với Gaudium et spes. Chính là lúc trở về với hiến chế này như với một lời sống động hiện nay vì, quý vị sắp thấy điều đó, bản văn này ngày hôm nay thích đáng hơn bao giờ hết để xây dựng một nền kinh tế xứng hợp với con người.
Chắc hẳn, người ta sẽ nói với chúng ta rằng bản văn này nhắm đến, trong một bầu khí khoan khoái, những vấn đề ngay tức thời của những năm 60 và những vấn đề nổi cộm khác như biến đổi khí hậu đã xuất hiện, dân số toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 1965... chắc hẳn ! Nhưng trung tâm của thông điệp là hoàn toàn thực sự và còn khẩn cấp hơn nữa vào ngày hôm nay, vì chúng ta không thể bằng lòng rên rỉ bên dòng sông Seine như, ở thời lưu đầy, dân Israel bên dòng sông Euphrate. Không nên có những trang trắng trong lịch sử cứu độ. Mỗi thế hệ được kêu gọi để bắt đầu lên đường. Gaudium et spes – cách riêng khi ta đọc nó dưới ánh sáng của tông huấn Caritas in Veritate – có thể giúp chúng ta trong chuyện này vì số phận của sự tiêu thụ và cướp đoạt này mà chúng ta sống sự sụp đổ này, nó đưa ra phản-số-phận tiêu biểu : phản số phận của một cuộc đời được định hướng về công ích phổ quát (bien commun universel)[3] Cha de La Soujeole làm chúng ta chú ý rằng công ích được trích dẫn ba mươi lần trong Gaudium et spes. Sự tiếp tục vẫn tiếp diễn, hiển nhiên, bởi những chọn lựa rất cụ thể và triệt để. Ta thấy ba ví dụ ; đây là tất cả những chọn lựa của tự do cho ngày hôm nay trong thực tế của cuộc đời chúng ta :
* Việc chọn lựa trước hết đưa quà tặng (le don) và sự miễn phí (gratuité) vào chính trung tâm của nền kinh tế hàng hóa – Nên như thế để trả lời – tôi lấy lại những từ này trong sự công phẫn của “những bất công về kinh tế và xã hội quá mức giữa các thành viên hay giữa những dân tộc của một gia đình nhân loại duy nhất”. Tại sao lại là quà tặng (don) ? Vì con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa mà quà tặng của Thiên Chúa chính là con người. Quà tặng này, dưới những hình thức đơn sơ nhất, là “sự kéo dài của công trình của Đấng Sáng tạo. Ngài là sự đóng góp cá nhân cho sự thực hiện kế hoạch quan phòng trong lịch sử” (GS 34). Ngài cũng phải dự phần vào trung tâm của một hệ thống kinh tế hiện đại, cũng như hệ thống này phải nhận ra những đóng góp của nhân văn học mà nó gợi ý sát nhập vào một luật đầu tiên của sự sống con người, luật đầu tiên của sự trao đổi “cho, nhận, trả” được đưa ra ánh sáng bởi Marcel Mauss[4]. Sự cho tặng này, chúng ta nhìn nhận nó, thường xuyên nhất, chỉ công bằng, đước những sự bất công hiển nhiên. Lý do nữa để mở rộng chỗ của nó. Ở cấp độ cá nhân, chúng ta biết rõ những hình thức của cho tặng, bao gồm cả hình thức cho tặng của thời đại chúng ta. Ở bậc thang các quốc gia, dưới hình thức của một sự trợ giúp công (viện trợ) cho sự phát triển thực, sự cho tặng này tạo nên “một sự bật dậy... của một giá trị khác mà sự tích lũy khả thể của sự giàu có bề ngoài” ; nó đóng góp cho việc hình thành “từ từ như một cộng đoàn giữa lòng vũ trụ”. Sự cho tặng và sự chia sẻ phải là phần toàn thể của “sự tái phân phối những tài nguyên của hành tinh này” mà đức Benedicto XVI nhấn mạnh đến sự khẩn cấp bằng những từ ngữ mạnh mẽ mà ít có nhà lãnh đạo nào ngày hôm nay còn dám dùng. Tuy nhiên, phải chăng đó không chỉ là đòi hỏi, bên kia của sự tái thiết các quốc gia bị tàn phá bởi thiên tai như Haiti, bên kia việc thực hiện những mục tiêu thiên niên kỷ tại Phi châu nơi sẽ chẳng bao lâu nữa sẽ có một tỉ người sinh sống, sự sinh ra của một nền văn minh mới nơi đó những ngừơi nghèo có được chỗ và tương lai tốt hơn mà họ có thể là những tác giả ?
 
* sự chọn lựa cách thức quản lý có trách nhiệm với môi trường của chúng ta - “Trách nhiệm, đó là sự gánh vác cái mỏng dòn hơn”, triết gia P. Ricoeur nói, nó cũng là ý thức của sự liên đới căn bản của con người và các thế hệ nối tiếp, của con người và vũ trụ. Vào lúc mà chúng ta khám phá ra rằng hình thức tiêu thụ đạt đến bởi các nước giàu – và nó được phổ biến qua những nước đang nổi lên – mục đích kể từ nay trên những giới hạn của những gì mà hành tinh này có thể sản xuất ra một cách bền vững, chúng ta nên học hỏi cách dùng và vui thú với sự tạo dựng “trong một tinh thần nghèo khó và tự do” (GS 37) ; tinh thần này mà nền văn hóa của chúng ta đã ngừng kể đến giữa các giá trị ; khẩn cấp học lấy “tính thanh đạm hạnh phúc” mà Jean-Baptiste de Foucauld đã nói đến rất rõ ; nối kết chúng ta trong tất cả những cuộc đấu tranh nhằm gìn giữ môi trường và trợ giúp các nước nghèo hội nhập với những sự biến đổi khí hậu.
 
* chọn lựa cuối cùng của sự mở cửa cho người ngoại và cho sự cam kết trong đời sống quốc tế để làm thăng tiến tình huynh đệ phổ quát – Vào lúc mà những vấn đề trầm trọng (nghèo đói, môi trường, an ninh lương thực, mối đe dọa hòa bình, v.v...) mặc lấy chiều kích toàn cầu và nơi mà sự lạnh lẽo, của thái độ ngập ngừng vẫn còn dai dẳng trong lãnh vực này, thì sự chọn lựa giành cho chúng ta, trươc tiên ở cửa nhà chúng ta, tại nơi đón tiếp những người di dân. Điều đó cũng chắc đến sự cải tổ và tăng cường của các tổ chức quốc tế. Tiến bộ này hướng đến một “tổ chức tốt hơn của xã hội loài người” trong đó chúng ta được kêu gọi bắt tay làm việc với nhau “rất quan trọng, Gaudium et spes nói với chúng ta, về Vương quốc Thiên Chúa”.
 
Miễn phí, trách nhiệm đối với môi trường sống của chúng ta và các thế hệ tiếp sau chúng ta, mở rộng, cuối cùng, trong tinh thần huynh đệ đối với người di dân và tổ chức quốc tế : ba chọn lựa, nhưng mỗi một trong chúng có thể được phân biệt với cái khác ; chúng sẽ đi trong cùng chiều hướng : nhân bản hóa thế giới này nơi Thiên Chúa đã gieo những hạt giống của tình huynh đệ.
Trở lại với Gaudium et spes, vui mừng và hy vọng ! Chúng ta nên, vào lúc chúng ta muốn thực hiện sự chọn lựa của chúng ta, trở về với nguồn mạch của hy vọng. Hy vọng thì quá thường xuyên được giữ kín ngày hôm nay dưới những lớp xỉ của nền văn minh của cái có, nhưng hy vọng vẫn ở đó, như mạch nước ngầm uốn lượn theo cây đũa của nhà phù thủy. Gaudium et spes có thể chính xác là điều này : cây đũa làm từ cây phỉ này mà nó dẫn chúng ta đến nguồn Hy Vọng, Hy Vọng Cứu Độ, cho mọi người. Hãy đón nhận đà đẩy của Thánh thần đấng là hơi thở là lửa, để sống niềm Hy Vọng này và chia sẻ với anh chị em chúng ta.
 

[1]      Diễn văn ngày 22/12/2005 tại Giáo triều.
[2]     Từ này, thường được nhớ, là của Alan Greenspan, vào năm 1996, khi ông là Thống đốc Kho dự trữ liên bang Mỹ.
[3]     Ta sẽ nhớ định nghĩa rõ ràng của nó này : Việc tìm kiếm của tất cả những điều kiện xã hội cho phép những công đoàn người, như với mỗi người trong số các thành viên của các cộng đoàn này, triển nở trong sự tốt đẹp và, qua đó, để đi vào hạnh phúc và thành công cuối cùng.

[4]     Trong “Essai sur le don” - 1924, Paris PUF hay (tiếng việt) “Luận về biếu tặng”, nxb Tri Thức, 2011.