Tuesday, 10 September 2019 06:09

Tổng Quan Về Thánh Vịnh (2)

Học Viện Đaminh

TỔNG QUAN VỀ THÁNH VỊNH

***

***

THÁNH VỊNH 84

PHÚC THAY NGƯỜI Ở TRONG THÁNH ĐIỆN

1. Thể văn

Tv Xion: khách hành hương nói lên lòng yêu mến đền thờ

2. Bố cục

Hơi khó nhận ra, có thể tạm đề nghị như sau:

1/ C. 2-3: Nói lên lòng yêu mến đền thờ.

2/ C. 4-5: Hạnh phúc của người ở trong đền thờ.

3/ C. 6-8: Hạnh phúc của khách hành hương lên Giêrusalem.

4/ C. 9-10: Khách hành hương cầu cho Đấng được xức dầu.

5/ C. 11-13: Niềm vui được sống trong đền thờ

3. Giải thích

1/ Người ở xa yêu mến đền thờ và tha thiết mong được tới (x.Tv 42,2-3).

2/ Người được ở trong đền thờ 9tư tế? Khách hành hưong?) thật có phúc. Họ ví như chinm sẻ được làm tổ gần bàn thờ.

3/ Gợi lên tinh thần hăng hái của người đi lên Giêrusalem. C.7. “Thung lũng khôn cằn”: ý nghĩa không rõ; bản Phổ thông Latinh dịch là “thung lũng nước mắt”, kiểu nói này được đưa vào kinh Lạy Nữ Vương (nơi khóc lóa).

4/ Hai câu này hơi lạc mạch tư tưởng. Có lẽ là lời cầu của khách hành hương trong đền thờ. Đấng Chúa xức dầu là ai? Là vua? Là tư tế?.

5/ Lại nói lên hạnh phúc được ở trong đền thờ tức là ở gần Chúa, vì Chúa bảo vệ và là nguồn mọi phúc lành cho tín hữu.

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này khá hay, với nhiều hình ảnh và tâm tình. Người tín hữu nói lên lòng tha thiết được tới và ở trong đền thờ, vì đó là nơi “Chúa Trời hằng sống” (c.3) hiện diện, là nguồn sống cho họ (Tv 36,10).

5. Cầu nguyện của TƯ

1/ Chúa Giêsu, như mọi người Do thái đạo đức, cũng yêu mến đền thờ và hành hương lên đó. Người đòi người ta kính trọng đền thờ, nhưng cũng tiên bào đền thờ sẽ bị phá, vì tội người Do thái không tin.

2/ GH là đền thờ mới, vì có Chúa Phục Sinh hiện diện. Vì thế chúng ta nói lên niềm vui được ở trong GH 9 nhà thờ cũng là một hình ảnh của Gh). Đồng thời chúng ta vẫn là khách hành hương đang trên đường tiến về Giêrusalem thiên quốc (Kh 21-22; Dt 13,12-15: tiêu đề).

***

THÁNH VỊNH 85

XIN CHÚA HOÀN THÀNH ƠN CỨU ĐỘ

1. Thể văn

Tv van xin cộng đồng: sau khi từ lưu đày trở về, dân Chúa xin Chúa hòan thành ơn cứu độ

2. Bố cục

1/ C. 2-8: Lời cầu xin

             a/ C. 2-4: Chúa đã thương dân (tha thứ và cho trở về)

             b/ C. 5-8: Xin Chúa tiếp tục ban ơn cứu độ

2/ C. 9-14: Lời sấm của Chúa

3. Giải thích

1/a/ Chúa cho dân trở về, việc đó chứng tỏ Chúa đã nguôi giận và tha tội cho dân.

b/ nhưng hoàn cảnh dân hồi hương còn nhiều khó khăn (phản ảnh trong Kg, Dcr và Is phần III), nên họ xin Chúa tiếp tục tha thứ và ban ơn cứu độ.

2/ Một người (tác giả? một tư tế? một ngôn sứ?) tuyên sấm: Chúa sẵn sàng ban cho dân Người sự bình an, ơn cứu độ, tình thương, lòng thành tín, sự công chính. Đó vừa là những hồng ân của Chúa, vừa là sự đáp ứng của con người. Phúc lộc Chúa ban còn lộ rõ ra trong của cải vật chất: mùa màng (c.13). Vinh quang Chúa, tức là sự hiện diện của Chúa (Xh 24,16; 1V 8,10-11), đã rời bỏ đền thờ và thành thánh trong thời lưu đày (Ed 10,18-19; 11,22-23), nay lại về ngự trong thánh địa (c.10b). Đó sẽ là thời hòa giải giữa TC và con người.

4. Cầu nguyện của Cực ước

Tv diễn tả tâm trạng của những người lưu đày hồi hương: họ biết Chúa đã tỏ lòng thương, nhưng cầu mong Chúa “thương cho trót”. Lời sấm của Chúa hứa hẹn Người sẽ ban phúc lộc thời Mêsia.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

“Khi cho Đấng Cứu Thế sinh xuống trần gian, TC đã chúc lành cho đất nước của Người” (Origiênê: tiêu đề CGKPV). Đức Kitô vừa là quà từ trời xuống, vừa là hoa trái từ đất mọc lên (c.12-13), vì Người là Con TC và là con Đức Maria sinh ra. Người đem bình an cho loài người (Lc 2,14):nơi Người, chúng ta thấy vinh quang TC ở giữa chúng ta (Ga 1,14-18); nơi Người ân tình và tín nghĩa đã gặp nhau, vì Người là Đấng “đầy ân sủng và chân lý” (Ga 1,14.17: “ân tình-tín nghĩa” cũng như “ân sủng-chân lý” đều dịch cặp từ heseđ-emet: “tình thương và lòng thành tín” (x.giải thích ở Tv89,2). Vì thế Tv 85 là Tv của mầu nhiệp nhập thể và đặc biệt được dùng trong Mùa Vọng và Giáng Sinh.

***

THÁNH VỊNH 88

LỜI CẦU CỨU CUỐI CÙNG

1. Thể văn

Tv van xin của một người hoàn toàn bị bỏ rơi

2. Bố cục

Tv gồm những khúc bốn vế thơ, có thể chia như sau:

1/ C. 2-3: Mở: kêu lên Chúa

2/ C. 4-6: Tình trạng của tác giả

3/ C. 7-10: Ngay cả Chúa cũng hành hạ tôi

4/ C. 10b-13: kêu xin Chúa can thiệp

5/ C. 14-17: Đợi Chúa đáp lời

6/ C. 18: Kết: tất cả là đen tối

3. Giải thích

2/ Tác giả bị nệnh sắp chết. Theo c.9, có lẽ là bệnh phong cùi, vì mọi người đều gạt bỏ xa lánh (Ds 12,10-15; Lv 13,46).

3/ ông bị như thể là vì chính Chúa hành hạ ông. Hình ảnh vực thẳm và sóng nước hay được dùng trong Tv để tượng trưng những nguy hiểm lớn lao, chết người (Tv 42,8; 69, 2-3; 130,1; Gn 2,4 …)

4/ Ông xin Chúa can thiệp trước khi ông xuống âm phủ, vì khi đó quá muộn. Theo quan niệm Cựu ước, âm phủ là nơi tối tăm, ở đó người ta hòan tòan bị cắt đứt khỏi ảnh hưởng của Thiên Chúa: không được Chúa săn sóc, cũng không thể ca tụng Chúa (ĐNTHTK âm phủ/ hỏa ngục CƯ I 1).

5/ Ông than khổ và đợi Chúa trả lời

6/ Nhưng tv kết thúc trong đêm tối

4. Cầu nguyện của Cực ước

Đây là Tv buồn thảm nhất trong tòan bộ Tv. Có thể so sánh với những lời than van của Gióp (G3). Tuy nhiên, tác giả không trách móc Chúa, không nổi lọan. Sự kiện ông kêu lên Chúa chứng tỏ ông còn tin, chưa tuyệt vọng. Tin cả khi không có viễn tượng gì về cuộc sống mai sau khi chết: niềm tin đó thật đáng phục.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

1/ Chúa Kitô trong giờ Thương khó, là lúc thần tăm tối hòanh hành (Lc 22,53: tiêu đề), lúc Người bị mọi người bỏ rơi, bị chôn trong mồ, cũng kêu lên Chúa Cha. Vì thế, Giáo hội dùng tv này trong Tuần thánh

2/ Giáo hội trong khi phải chiến đấu với tội lỗi, bị thử thách, lẻ loi, cũng kêu lên Chúa Kitô vì biết Người đã thắng cái chết nhờ mầu nhiệm thương khó và Phục sinh.

3/ Người tín hữu trước khi đi vào giấc ngủ là hình ảnh của sự chết, cũng kêu lên Chúa. Ta cũng có thể dùng tv này để cầu nguyện với những người klhốn khổ, bệnh tật, hấp hối, những người gần như tuyệt vọng.

***

THÁNH VỊNH 91

NÚP BÓNG ĐẤNG TOÀN NĂNG

1. Thể văn

Tv giáo huấn nói về sự quan phòng che chở của Chúa đối với người tín hữu, vì thế cũng có những nét của Tv tín nhiệm.

2. Bố cục

1/ C. 1-2 : Mở : Kêu gọi tin tưởng vào Chúa.

2/ C. 3-13 : Chúa bảo vệ người tín hữu.

               a/ C. 3-10 : Che chở khỏi mọi thứ hiểm nguy.

               b/ C. 11-13 : Sai thiên thần nâng đỡ.

3/ C. 14-16 : Lời sấm của Chúa.

3. Giải thích

C. 1-13 có lẽ là lời một tư tế nói trong đền thờ với một tín hữu.

1/ Trong hai câu này có bốn danh hiệu của Chúa: Đấng Tối cao (Elyôn), Đấng Toàn năng (Sađđai), Đức Chúa (Giavê), Thiên Chúa (Eâlôhim).

2/ Chúa bảo vệ khỏi mọi thứ gian nguy: kẻ thù, ôn dịch, chiến tranh, thú dữ. Cụ thể hóa sự che chở của Chúa là các thiên thần: thiên thần hướng dẫn và bảo vệ người tín hữu trên đường, như đối với dân Ítraen (XhI’3,30; 32,34) hay Tôbia xưa.

3/ Lời sấm xác nhận: Chúa sẽ ở bên, cứu thoát và ban ơn, với điều kiện là người ta phải gắn bó với Người và nhận biết danh Người.

4. Cầu nguyện của Cựu Ước

Tv này nói lên sự che chở của Thiên Chúa bằng một từ vựng rất phong phú : bóng, cánh, đồn lũy, khiên che thuẫn đỡ, nơi trú ẩn, chỗ nương thân, thiên sứ, nâng đỡ, phù trì che chở, giải thoát. Do đó người tín hữu tuyệt đối tin tưởng.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

1/ Chúa Giêsu  đã tuyệt đối tin tưởng vào quyền năng và tình thương của Chúa Cha, đã xác tín rằng cho dù phải trải qua gian nan thử thách, sứ mạng của Người cũng thành tựu, đem lại vinh quang cho Người và ơn cứu độ cho muốn người. Người cũng nhắc tới Tv 91,13 khi nói với các môn đệ: “Thầy ban cho anh em quyền năng để chà đạp rắn rết, bò cạp” (Lc 10,19 : tiêu đề; x. Mc 16,18 ; Cv 28,3-6).

Tuy nhiên khi Xatan dựa vào c.11-12 để cám dỗ Người gieo mình xuống từ nóc đền thờ, thì Người từ chối, vì làm như vậy là thách thức Thiên Chúa, nghĩa là đòi Thiên Chúa phải làm phép lạ (Mt 4,5-7 ; Lc 4,9-12).

2/ Giáo hội dùng Tv 91 trong Kinh Tối Chúa Nhật (và có thể đọc mỗi ngày) để chúng ta cũng đi vào tâm tình và thái độ của Chúa Giêsu: yêu mến, phó thác và chấp nhận ý Cha.

***

THÁNH VỊNH 95

MỜI CA TỤNG THIÊN CHÚA

1. Thể văn

Tv tán tụng: mời gọi dân chúng đến tán tụng TC và sau đó nghe lời Người dạy.

2. Bố cục

Tv chia làm 2 phần:

A/ Tán tụng (c.1-7a):

a/ C. 1-2: Mời đến ca tụng Chúa.

    C. 3-5: Lý do: vì Chúa đã tạo thành vũ trụ.

b/ C. 6: Mời phủ phục trước thánh nhan.

    C. 7a: Lý do: vì Chúa đã tạo thành chúng ta.

B/ Sấm của Chúa (c. 7b-11):

Nhắc lại lịch sử để nhủ bảo dân phải vâng lời.

3. Giải thích

1/a/ C. 1-2.6. Phản ảnh một phụng vụ rất sống động (cử chỉ, lời, ca nhạc, bái gối phủ phục). C.1. “Tung hô Người là Núi đá độ trì ta”. Núi đá là cái gì bền vững, một nơi trú ẩn an toàn. Tv nhiều lần gọi Chúa là núi đá (92,16; 144,2 v.v...) C.3-5. Chúa tạo thành vũ trụ: c.4. Xét theo chiều dọc (vực sâu, núi cao); c.5. Xét theo chiều ngang (đại dương, lục địa).

b/ C.7. Lý do khác để thờ lạy: vì Chúa đã dựng nên dân, nghĩa là đã chọn Ít-ra-en làm dân riêng, làm đàn chiên của Người.

2/ Lời sấm: dạy bảo bằng cách nhắc lại lịch sử, nhất là nhắc lại thời dân đi trong sa mạc (Tv 78; 105; 106). Dân đã thử thách Chúa ờ Massa và Mêriba (Xh 17,1-7; Ds 20,1-13). Khi đó dân khát nước đã tranh tụng (Mêriba=tranh tụng) với Môsê (và qua ông với Chúa) để đòi nước uống, và như thế là họ thử thách Chúa (Massa=thử thách), đòi Chúa tỏ quyền năng bằng cách cho họ nước uống. C.11. Chúa đã thề không cho họ vào nơi an nghĩ của Ngài, nghĩa là Đất Hứa (Ds 14,21-35).

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này chắc dùng trong nghi lễ phụng vụ trong đền thờ; mời dân đến ca tụng, thờ lạy Chúa, và nhắn nhủ dân phải nghe lời Chúa.

5. Cầu nguyện của TƯ

Chúng ta cũng ca tụng TC vì Người đã dựng nên ta và chọn ta làm dân riêng nhờ Đức Giêsu Kitô.

GH dùng Tv này đầu kinh phụng vụ mỗi ngày để nhắn nhủ ta ngày hôm nay phải nghe tiếng Chúa. Chính thư Do thái 3,7-4,11 đã áp dụng Tv 95,7-11 theo chiều hướng đó: ta vẫn còn là khách đi đường như dân Ítraen ngày xưa. Cái “ngày hôm nay” mà Tv nói đến vẫn còn hiệu lực đối với ta. Chúa vẫn mời ta nghe tiếng Người và vẫn hứa ban đất, là Nước trời cho ta. Vì thế đừng có ai cứng lòng và yếu tin như dân Ítraen, kẻo không được vào nơi an nghỉ của Chúa.

***

THÁNH VỊNH 96

CHÚA LÀ VUA THẨM PHÁN

1. Thể văn

Tv vương quyền Giavê: ca tụng Chúa, Đấng cao cả, thống trị muôn dân. Tv này được lặp lại gần như y nguyên ở 1Sb 16,23-33, và có một số câu giống Tv 98.

2. Bố cục

1/ C. 1-3: Mời ca tụng Chúa.

2/ C. 4-6: Lý do: vì Chúa cao cả và siêu việt.

3/ C. 7-10: mời muôn dân tôn vinh Chúa.

4/ C. 11-13: Mời vũ trụ tôn vinh Chúa.

3. Giải thích

1/ Ítraen đã kinh nghiệm ơn cứu độ của TC trong lịch sử, từ việc Xuất hành đến việc giải thoát khỏi lưu đày, nay cũng làm chứng cho các dân tộc khác nữa. Bài ca mới: x. giải thích ở Tv 33,3; ngoài ra còn gặp ở Tv 40,4; 98,1; 144,9; 149,1; Is 42,10; Kh 5,9; 14,3.

2/ C. 5. “Chư thần các nứoc là hư ảo”: một đề tài năng gặp trong phần II sách Isaia (40,17-20; 41,21-29; 43,8-13; 44,6-20).

3/ C. 7-8a giống Tv 29,1-2a, một Tv rất cổ, nhưng thay vì “hỡi chư thần chu thánh”, thì nói “hỡi các dân các nước”.

4/ C. 11b-13 giống Tv 98,7a-9.

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này có lẽ thuộc thời sau lưu đày, vì có chịu ảnh hưởng của phần II sách Isaia: việc Chúa cứu dân chứng tỏ chỉ có Chúa là Chúa duy nhất, Người sẽ thiết lập triều đại khắp nơi. Ítraen kêu gọi các dân nhìn nhận điều đó.

5. Cầu nguyện của TƯ

TC đã thực hiện kì công là ơn cứu độ khi cho Con Chúa nhập thể. Vì thế trời đất nhảy mừng và những người được ơn cứu chuộc hát bài ca mới (Kh 5,9; 14,3: tiêu đề). GH cũng kêu gọi muôn dân nhìn nhận Chúa là Đấng thống lĩnh vũ trụ, đồng thời GH vui mừng trông đợi ngày Chúa Kitô sẽ đến phán xét công minh.

***

THÁNH VỊNH 98

CHÚA CHIẾN THẮNG VÀ XÉT XỬ

1. Thể văn

Tv vương quyền Giavê. Giống Tv 96.

2. Bố cục

1/ C. 1-3. Ítraen hãy hát mừng Chúa vì Người đã chiến thắng để cứu họ.

2/ C. 4-6: Mọi dân địa cầu hãy tung hô Chúa.

3/ C. 7-9: Vũ trụ tạo thành cũng hãy chung tiếng ca ngợi.

3. Giải thích

Tv này có lời văn hứng khởi, nhiều chỗ nhân cách hóa (c.3-4.7-8).

1/ “Bài ca mới”, x.Tv 33,3. Cuộc chiến thắng và ơn cứu độ nói đây có lẽ là cuộc giải phóng khỏi lưu đày Babylon, qua đó Chúa mạc khải đức công chính của Người, nghĩa là lòng trung thành với các lời hứa.

2/ Ơn cứu độ này báo trước ngày Chúa sẽ đến để lập nước vĩnh cửu. Vì thế muôn dân được mời tung hô Chúa bằng tiếng reo hò, tiếng hát và các thứ nhạc cụ.

3/ Vũ trụ cũng mời được tham gia lời ngợi khen.

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này có nhiều nét giống phần Ii sách Isaia (ch.40-55), cũng nói về cuộc giải phóng hỏi lưu đày babylon: vì lòng yêu thương và thành tín, Chúa đã cứu độ dân người. Vì thế, tác giả ca tụng, cảm tạ Chúa, và từ chỗ đó hướng về ngày Tc sẽ đến xét xử (=cai trị) vũ trụ trong công bình và chính trực.

5. Cầu nguyện của TƯ

Ca tụng Đức Kitô, Vua vũ trụ. Do tình thương và lòng trung thành, TC đã cho Đức Kitô đến thế gian để ban ơn cứu độ (lễ GS; lời thánh Athanaxio: tiêu đề Tv) và chiến thắng sự chết.

Đức Kitô sẽ còn trở lại trong ngày sau hết để xét xử. Và Người cũng cho chúng ta được tham dự vào cuộc chiến thắng của Người, như Đức Maria (lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, lễ chung Đức Mẹ).

***

THÁNH VỊNH 100

HÃY ĐẾN CA TỤNG CHÚA

1. Thể văn

Tv tán tụng, dùng trong một nghi lễ đi rước vào đền thờ.

2. Bố cục

A. C. 1-3: Hãy đến ca tụng Chúa.

                       a. C. 1-2: Mời ca tụng.

                       b. C. 3: Lý do: vì Chúa dựng nên ta.

B. C. 4-5: Hãy vào đền thờ tạ ơn.

                       a. C. 4: mời vào

                       b. C. 5: Lý do: vì Chúa yêu thương và thành tín.

3. Giải thích

Kết cấu khá cân đối, gồm bốn khúc, mỗi khúc ba vế.

1/a/ Đám rước lên đền thờ. Điểm nổi bật là bầu khí vui tười (tung hô, hoan hỷ, reo hò). “Phụng thờ Chúa”: dịch sát là “hãy phục vụ Chúa”, nghĩa là thờ phượng trong tế tự và sẵn sàng phục vụ trong cuộc sống (Gs 24, 15-21).

b/ Lý do ca tụng Chúa: vì Chúa đã cho ta được gia nhập minh ước để trở nên dân Người. “Người dựng nên ta”: đây có lẽ không nói đến việc tạo dựng tự nhiên, cho bằng việc Chúa lập nên dân nhờ minh ước (Tv 95,6; Đnl 32,6.15; Is 43,1.21).

2/a/ Đây có thể là lời các tư tế mời đám rước vào đền thờ.

b/ Lý do để ca tụng: vì Chúa là Đấng đầy yêu thương và thành tín.

Tình thương và lòng thành tín là một cặp từ năng gặp trong CƯ và cách riêng trong TV (Vd 25,10; 40,12; 57,4; 61,8). “Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” cũng là một điệp khúc năng dùng trong Tv (106,1; 107,1; 118,1-4; 136).

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này có nhiều nét giống Tv 95,1-7, ca tụng Chúa đã lập giao ước vì tình thương vĩnh cửu của Người.

5. Cầu nguyện của TƯ

Chúng ta lại càng có lý do để ca tụng Chúa, vì do lòng yêu thương nhân hậu, Chúa đã dựng nên ta, cứu chuộc ta, cho ta làm dân thánh của Người (tiêu đề). Vì thế, ta hân hoan ca tụng tạ ơn, nhất là trong các Giờ Kinh Phụng Vụ (giáo đầu), và trong thánh lễ tạ ơn.

***

THÁNH VỊNH 114

KỲ CÔNG CỦA THIÊN CHÚA TRONG THỜI XUẤT HÀNH

1. Thể văn

Tán tụng Chúa vì những kỳ công Người thực hiện trong thời Xuất hành.

2. Bố cục

Chia thành bốn khúc

1/ C. 1-2: mục đích của việc Xuất hành: để Ítraen trở thành dân TC.

2/ C. 3-4: Những kỳ công của thời Xuất hành.

3/ C. 5-6: Câu hỏi của tác giả.

4/ C. 7-8: Câu trả lời.

3. Giải thích

Tv này là Tv tán tụng nhưng không nói rõ ý tưởng tán tụng, mà chỉ hiểu ngầm. Toàn bài, các câu thơ đều theo lối biền ngẫu đồng nghĩa.

1/ C. 1-2. Ngay từ đầu đã nói mục đích của việc Xuất hành là gì: để Ítraen trở thành dân Chúa.

2/ C. 3-4. Nhắc lại một số biến cố điển hình của thời Xuất hành. Tác giả dùng lối phóng đại và nhân cách hóa cho thêm thú vị:

- Biển Đỏ trốn chạy: biến cố đầu tiên (Xh 14).

- Giođan chảy ngược: biến cố kết thúc (Gs 3,16).

- Núi non nhảy nhót: thần hiện trên núi Xinai (Xh 19).

3/ C. 5-6. Tác giả tiếp tục nhân cách hóa thiên nhiên, nhưng đặt câu hỏi hóm hỉnh. Một trật làm suy nghĩ về ý nghĩa sâu xa của các biến cố.

4/ C. 7-8. Trả lời: vì Chúa xuất hiện. Tất cả là công trình củaChúa. Đá thành ao, suối: Xh 17,1-7; Ds 20,1-13.

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này thuộc bộ Hallel (Tv 113-118) mà người Do thái đọc mỗi năm trong bữa ăn vượt qua (Tv 113-114 đọc ở đầu bữa, Tv 115-118 đọc ở cuối bữa). Xuất hành là biến cố quan trọng nhất, biến cố căn bản của lịch sử Ítraen, vì đã khai sinh cho dân Chúa. Một trật cũng là bảo đảm cho sự vững bền của minh ước và tiên bào mọi cuộc cứu thoát khác trong lịch sử.

5. Cầu nguyện của TƯ

1/ Chúa Kitô đã sống cuộc Xuất hành và Vượt qua trong đời Người:

- Người đã muốn bị thử thách 40 ngày trong sa mạc (như dân 40 năm trong sa mạc), sau khi chịu thanh tẩy trong sông Giođan. Qua những việc đó, Người muốn chứng tỏ Người là Môsê mới, là Giosuê mới, và khởi đầu cho dân ítraen mới.

- Nhất là Người đã thực hiện cuộc Xuất hành (Lc 9,31) và cuộc Vượt qua của Người (Ga 13,1: qua từ trần gian về với Cha) trong chính lễ Vượt qua của dân Do thái, để lập giao ước mới.

2/ Chúng ta: nhờ quyền lực và ân huệ TC tỏ ra trong Đức Kitô, khi qua nước Thánh tẩy, ta cũng được cứu thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi và trở thành dân thánh của Chúa. Vì thế GH đọc Tv này trong Kinh Chiều Chúa Nhật và suốt tuần PS, để mừng cuộc Vượt qua của Đức Kitô và tưởng niệm cuộc Vượt qua của chúng ta trong bí tích Thánh tẩy (tiêu đề: “Anh em cũng được ra khỏi Aicập khi tuyên bố từ bỏ thế gian”, thánh Âutinh).

***

THÁNH VỊNH 116

TẠ ƠN SAU KHI THOÁT CHẾT

1. Thể văn

Lời tạ ơn của một cá nhân trước mặt công đoàn sau khi thoát nguy hiểm đén tính mạng (có lẽ là một cơn bệnh nặng). Theo bản Hy lạp và La tinh là hai Tv, nhưng theo bản Hip ri là một Tv.

2. Bố cục

1/ c. 1-2: mở đầu: cảm mến vì Chúa đã nghe lời.

2/ c. 3-6: nhắc lại nguy hiểm đã qua và lời kêu cầu Chúa.

3/ c. 7-11: niềm tin tưởng nơi Chúa và sự bình an trong tâm hồn.

4/ c. 12-19: tôi xin lễ tạ ơn giữa cộng đoàn.

3. Giải thích

1/ Đây là một trong những chỗ rất hiếm của các Tv nói đến lòng yêu mến Chúa (18,2)

2/ Tác giả gặp một nguy hiểm đến tính mạng (c. 3-4.8.15 nói đến cái chết), nhưng không nói đến thù địch, nen có thể là một bệnh nặng.

3/ Bây giờ thoát chết, được sống trên dương gian (c.9: cõi đất dành cho kẻ sống), tác giả  được bình an. Nhưng cả khi gặp nguy hiểm ông cũng đã vững tin.

4/ Sau khi được ơn, tác giả dâng lễ tạ ơn, mà ông đã khấn hưa khi gặp tai nạn (c.14,18), gồm có việc dâng “chén cứu độ” (c.13), có lẽ là chén rượu dâng để tạ ơn Chúa vì đã ban ơn cứu độ, và những lễ hy sinh (chiên bò). Tạ ơn vì Chúa đã coi là quí cái chết của những người hiếu trung với Chúa (c.15). C. 16 “Concủa nữ tỳ”, x. giải thích ở Tv 86,16.

4. Cầu nguyện của Cựu ước

Tv này nói lên tâm tình yêu mến và biết ơn đối với Chúa cảu người tín hữu, một trật lòng tin tưởng trong mọi hoàn cảnh.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

Có thể phân biệt hai Tv như trong phụng vụ:

- 116A (114): Chúng ta gặp nhiều gian khổ, lại bị tội lỗi xiềng xích nhưng nhờ Đức Kitô, Thiên Chúa cứu chúng ta và cho ta được phục sinh và sống mãi trước nhan người.

- 116B (115):

1/ Chúa Kitô trước khi chịu Thương khó cũng nâng chén cứu độ của Chúa Kitô để tạ ơn Thiên Chúa (Dt 13, 15: tiêu đề), và

2/ Mong được về uống chén rượu nho mới trên thiên quốc (Mt 26,19).

***

THÁNH VỊNH 118

LỜI TẠ ƠN LONG TRỌNG

1. Thể văn

Lời tạ ơn sau kkhi được cứu thoát, dâng lên trong một nghi lễ tại đền thờ. Không rõ ngườicảm tạ là ai: một thường dân? Một ông tướng? Một ông vua? Hay một người đại diện cho toàn dân?

2. Bố cục

1/  c. 1-4: mời cộng đoàn tạ ơn Thiên Chúa

2/ c. 5-18: Đương sự kể lại việc Chúa cứu thoát: ông đã bị dân ngoại vay tứ bề, nhưng thắng được nhờ Chúa phù giúp.

3/ c. 19-21: đối đáp trươc cửa đền thờ giữa đương sự và các tư tế: chỉ người công chính mới được vào.

4/ c. 22-25: ý  nghĩa của việc cứu thoát. Đương sự được ví như viên đá bị thowj xây loại bỏ nay đã trở nên đá góc tường: có lẽ ông là một nhân vật quan trọng trong cộng đoàn, đã được cứu thoát qua thử thách.

5/ c. 26-28: đám rước vào trong đền thờ với các ngành lá. Đương sự tạ ơn.

6/ c. 29: lặp lại câu đầu.

3. Giải thích

1/ Những câu mời và mời và đáp có hình thức giống như kinh cầu (x. Tv 136).

2/ c. 25. “xin ban ơn cứu độ”: tiếng Hipri là hosianna, sau trỏ thành như một lời tung hô: hosanna!.

3/ c. 26.”Chúc tụng Đấng đến nhân danh Chúa”, cũng có thể dịch: “Chúc tụng nhân danh Chúa Đấng đang đến”.

4. Cầu nguyện của Cựu ước

Tv này thuộc bộ Hallel, đọc sau bữa ăn Vượt qua (x. Tv 114). Tv này có thể là của một cá nhân, nhưng được mở rộng để tỏ lòng biết ơn của dân Chúa về những ơn Chúa đã ban trong lịch sử, lòng tin tưởng chắc chắn được Chúa giúp và lòng trông đợi ngày ơn cứu độ được thực hiện hoàn toàn. Qua Tv này ta cũng có thể nhìn thấy Chúa hiện diện trong đời sống cá nhân cũng như trong thế giới.

5. Cầu nguyện của Ki-tô giáo

1/ Trong nghi thức bữa ăn vượt qua, Chúa Giêsu đã đọc Tv này. Với Người Tv này có ý nghĩa sâu xa: Ngưới chính là viên đá bị loại bỏ nay trở thành đá góc, ý nói về cái chết và việc phục sinh của Người. chính Chúa Giêsu đã nhắc tới Tv này trong dụ ngôn tá điền vườn nho sát nhân. (Mt 21,33-42). Giáo hội sơ khai cũng áp dụng Tv này về Chúa Giêsu Đấng đã bị người Do thái đóng đinh, đã trở nên đá góc và ai được cứu phải nhờ Người (Cv 4,11: tiêu đề; 1 Pr 2,2.7-8).

Dân chúng khi rước Chúa Giêsu và Giêrusalem đã dùng c. 25-26: “Hosanna. Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Mt 21,9), và chính Chúa Giêsu cũng dùng c.26 để chỉ ngày khải hoàn cánh chung, khi mà mọi người thực sự đón rước người (Mt 23,29).

2/ Theo những chỉ dẫn dẫn trên của Tân Ước, Giáo hội đọc Tv này dưới ánh sáng phục sinh của Chúa Kitô: ngày Thiên Chúa đã làm ra (c.24) là ngày phục sinh; người thoát khỏi cái chết (c.17)và chiến thắng là Chúa Kitô, đám rước hân hoan là đám rước người vào vinh quang, đem theo các anh em được người cứu. Tất cả cuộc chiến thắng đó, của Chúa Kitô và của chúng ta, là do tình thương của Thiên Chúa, vì “muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (c.1-4.29).

Vì thế Tv 118 là Bài ca Phục sinh, ta đọc trong mùa Phục sinh và mỗi Chúa nhật(trong kinh sáng hoặc kinh trưa) để cảm tạ về ơn cứu độ và chắc chắn về ơn đó.

***

THÁNH VỊNH 119

GẮN BÓ VỚI LUẬT CHÚA

1. Thể văn

Tv giáo huấn, nói nói lên lòng gắn bó với luật Chúa.

2. Bố cục

Tv này có một kết cấu đặc biệt:

- Gồm 22 đoạn, mỗi đoạn 8 câu (tổng cộng 176 câu), mỗi câu của một đoạn đều cùng bắt đầu bằng một chữ cái tiếng Hipri (Tv ABC). Một số Tv khác cũng theo khuôn khổ ABC, nhưng chỉ mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái tiếng Hipri: Tv 9-10; 25; 34; 37; 111; 112; 145. một số đoạn Cựu Ước cũng vậy, ví dụ : Ac 1-4; cn 31, 10-31.

- Mỗi câu đều có một trong 8 chữ nói về luật Chúa: luật, lời, thánh ngôn, mệnh lệnh, thánh chỉ, thánh ý, lời hứa, quyết định. Do kết cấu gò bó như trên, nên ý tưởng thường không có mạch lạc và cũng không có tiến triển, khiến người đọc dễ chán. Nhưng lặp lại cũng là một hình thức cầu nguyện (như các kinh cầu, chuỗi Môi khôi của ta) nhằm gây một bầu khí cầu nguyện và đặt người tín hữu vào thái độ sẵn sàng đón nhận (kinh Tâm nguyện [Prière du coeur] của Giáo hội Hy lạp cũng tương tự: lặp đi lặp lại một lời nguyện duy nhất: “Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, xin thương xót con”).

4. Cầu nguyện của Cựu Ước

Đối với người Do thái, luật không phải chỉ là những quy định về luân lý. Luật là năm cuốn đầu của Cựu Ước (Ngữ thư), có luật pháp nhưng cũng có lịch sử cứu độ, từ sáng tạo qua các tổ phụ đến thời Xuất hành. Chính vì Thiên Chúa đã thực hiện tất cả những điều đó cho dân, nên họ phải vâng theo lời Người. Bởi vì luật biểu lộ tình thương của Chúa, nên các tín hữu Do thái mến yêu, học hỏi luật Chúa và quyết trung thành.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

1/ Đức Kitô đã yêu mến thánh ý Cha: đó là của ăn của Người (Ga 4,34), Người đã chu toàn cho đến phải chết (Mc 14,36; Pl 2,8; Dt 10,4-10: Chính sự vâng phục ấy thay thế các tế lễ của Cựu Ước). Ý đó là kế hoạch cứu độ mà Đức Kitô hoàn toàn chấp nhận. Người đã cầu nguyện Tv này theo hướng đó.

2/ Chúng ta cầu nguyện cùng với Đức Kitô đề xin ơn được hiểu kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa và được sức trung thành.

Ta cũng dâng lên Đức Kitô là Lời Thiên Chúa, là Đấng mạc khải Chúa Cha, là Bậc Thầy, để xin được gắn bó với Người.

***

THÁNH VỊNH 122

CHÀO MỪNG GIÊRUSALEM

1. Thể văn

Tv tán tụng, với đề tài đặc biệt ca tụng Giêrusalem. Thuộc bộ Tv lên đền (Tv 120-134; x.giải thích ở Tv 130).

2. Bố cục

Năm khúc, chia như sau:

1/ C. 1-2: Niềm vui của khách hành hương.

              I. Ca tụng Giêrusalem.

2/ C. 3-4ab: Giêrusalem, thành của sự hiệp nhất.

3/ C. 4cd-5: Giêrusalem, thành của tế tự và công lý.

              II. Cầu chúc cho Giêrusalem

4/ C. 6-7: Cầu cho thành.

5/ C. 8-9: Cầu cho dân và đền thờ.

3. Giải thích

1/ C. 1. Nhắc lại niềm vui ở quê nhà khi rủ nhau đi hành hương.

2/ Thành xây nên một khối với tường lũy, đền đài, gợi lên sự đoàn kết của các chi tộc Ítraen đi hành hương về đó.

3/ Thành là trung tâm tế tự vì hằng năm dân phải lên trình diện Chúa (Xh 23,17), và cũng là kinh đô của nhà Đavít.

4/ Cầu cho thành nhưng là vì dân (nơi hiệp nhất) và vì đền.

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này nói lên lòng yêu mến của người Ítraen đối với Giêrusalem. Vì thế họ vui mừng khi được lên đó, và cầu chúc bình an cho thành. Chúa Giêsu cũng đã đọc Tv này mỗi khi Người lên Giêrusalem. Người cũng yêu mến và mong cho Giêrusalem được bình an (Mt 23, 37-39; Lc 19,42).

5. Cầu nguyện của TƯ

Giêrusalem cũ, Giêrusalem dưới đất, đã hết thời. Chúng ta được ở trong Giêrusalem mới là GH, nơi TC hiện diện và dân Chúa được qui tụ. Giêrusalem này hoàn thành trên thiên quốc (Dt 12,22: tiêu đề).

1/ Ta cầu cho GH, thành đô TC, xin Chúa ban bình an, hiệp nhất cho GH thế giới cũng như GH tại địa phương (giáo phận, giáo xứ).

2/ Cầu để hướng về Giêrusalem thiên quốc, nơi mọi niềm vui được trọn vẹn (lễ an táng).

3/ Mừng Đức Mẹ là Nhà TC, là Cửa Trời, là Tháp (lâu đài) Đavít, là Nữ Vương hòa bình, là Đấng tập hợp mọi con cái TC trong tình yêu.

***

THÁNH VỊNH 125 (124)

TIN TƯỞNG VỮNG VÀNG NƠI CHÚA

1. Thể văn

Tv tính nhiệm công đồng : dân Chúa nói lên lòng tin tưởng vững vàng nơi Chúa. Thuộc bô Tv lên đền.

2. Bố cục

1/ C. 1-3 : Chúa hằng che chơ dân và cho họ được vững vàng không lay chuyển.

2/ C. 4-5 : Xin Chúa xét xử người lành kẻ dữ.

3. Giải thích

1/ Núi Xi-on: là hình ảnh người tin vững vàng nơi Chúa và là hình ảnh dân được Chúa bao bọc chung quanh. Vì thế tác giả tin tưởng rằng quyền lực ác nhân sẽ không mãi thống trị trên đất Ít-ra-en.

2/ Xin Chúa xét sử, nghĩa là ban ơn cho người lành, trừng phạt kẻ dữ.

4. Cầu nguyện của Cựu Ước

Đầy là lời cầu nguyện của những người tin tưởng vì biết có Chúa là Đấng che chở và xét xử công minh.

5. Cầu nguyện của người Kitô giáo

Trên đường về Giê-ru-sa-lem thiên quốc, Giáo hội không lay chuyển, vì có Chúa Kitô bao bọc chở che (Gl 6,16 : tiêu đề). Người không phó mặc Gíao hội vào tay Xa-tan nhưng sẽ ban ơn cho người công chính.

***

THÁNH VỊNH 126

VUI MỪNG VÀ HY VỌNG

1. Thể văn

Tv van xin cộng đồng. Trong hòanh cảnh khó khăn khi mới lưu đày về, cộng đòan xin Chúa hoàn thành công việc ngài đã khởi sự. Thuộc bộ Tv lên đền

2. Bố cục

1/ C. 1-3: Nhắc lại niềm vui của cuộc trở về

2/ c. 4-6: Xin Chúa hàon thành việc phục hưng

3. Giải thích

1/ niềm vui rộn rã khi được thóat khỏi cảnh lưu đày và trở về quê hương

2/ Tình trạng hiện tại của người hồi hương chưa được tốt đẹp lắm. Tv dùng hình ảnh suối cạn Miền nam đây nước khi mưa, và người nông dân vất vã gieo lúa nhưng vui  mừng trong mùa gặt, để xin chúa biến đổi số phận họ.

4. Cầu nguyện của Cực ước

Đây là một trong những Tv hay nhất của Cựu ước, vì tâm tình dạt dào và hình ảnh sống động: đoàn người trở về, suối nước, mùa gieo, mùa gặt.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

1/ Chúa Kitô đã sống mầu nhiệm vượt qua: chết để giải thóat muôn người khỏi tội lỗi và đem lại sự sống cho họ. Người đã ví mình như hạt giống mục nát, chết đi, mới đem lại mùa gặt (Ga 12,24-25).

2/ Giáo hội, nhờ mầu nhiện chết và phục sinh của Chúa Kitô, đã được giải thóat khỏi nô lệ Xatan. Giáo hội biết bây giờ còn phải vừa gieo vừa khóc, nhưng sẽ được gặt trong tiếng reo vui.

3/ Người Kitô hữu cũng biết mình cũng phải thực hiện mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô trong đời mình: phải đồng lao cộng khổ mới được chung phần ủi an và vinh quang (2 Cr 1,7: tiêu đề CGKPV).

Có thể sử dụng trong lễ an táng.

***

THÁNH VỊNH 130

THỐNG HỐI VÀ TIN TƯỞNG

1. Thể văn

Tv van xin cá nhân: một người có tội xin ơn tha thứ. Tv này thuộc Tv “lên đền” (Tv 120-134): có lẽ là những bài ca ngợi người Dothái xưa dùng khi hành hương lên Giêrusalem. Ngòai Tv 132, các Tv này thường ngắn, dùng thể thơ “ca thương” (3+2 chủ âm) và có những từ ngữ lặp lại từ cân này sang cân khác như những nấc đi lên (trong tv này: tiếng con / lời con, mong đợi / mong chờ, cậy trông / trông cậy, lính canh đợi hừng đông, cứu độ / cứu chuộc).

Ta quen dùng Tv này đề cầu cho người chết (Kinh vực sâu, hoặc “Ớ Chúa tôi, tôi ở chốn thẳm sâu”), vì thế ta cho ý nghĩa Tv này một ý nghĩa buồn thảm. Nhưng thực ra đây là một Tv hân hoan và hy vọng.

2. Bố cục

Gồm 4 khúc:

1/ C. 1-2: kêu cứu

2/ C. 3-4: Xin tha thứ

3/ C. 5-6: Cậy trông

4/ C. 7-8: Mở rộng cái nhìn ra Israel.

3. Giải thích

1/ Trong Cựu ước, vực thẳm tượng trưng cho một sự nguy hiểm lớn lao (Tv 69,2-3.15-16; Gn 2). Ở đây tác giả ví tình trạng tội lỗi của mình như ở trong một vực thẳm không thóat ra được. Đó là một lời kêu cứu cấp bách.

2/ Tác giả không dám xin tha cách trực tiếp, nhưng các giáng tiếp, khi đối chọi với thánh khiết của Thiên Chúa và thân phận tội lỗi yếu hèn của con người. Ông tin tưởng vào lòng tha thứ của Chúa, nhưng biết rằng ơn tha thứ không phải là để ru ngủ mình trong thói quen phạm tội, mà là để ý thức sâu sắc hơn về Chúa và quyết tâm chừa bỏ tội lỗi.

3/ tâm tình cậy trông được diễn tả bằng hình ảnh  người lính canh. Trong sự sợ hãi của đêm tối, người lính canh trông chờ rạng đông; cũng vậy; trong đêm tối của tội lỗi, tội nhân trông chờ ơn tha thứ. Cũng như rạng đông chắc chắn sẽ đến, ơn tha thứ của Chúa cũng chắc chắn sẽ đến.

4/ Ơn tha thứ mà tác giả thụ hưởng được đặt liên lạc với ơn cứu thóat của cả cộng đòan. Ở đây cũng như nhiều chỗ khác, ta thấy lòng đạo đức của Israel có chiều hướng cộng đồng rõ rệt.

4. Cầu nguyện của Cực ước

Tv này nói lên tâm tình thống hối ăn nan, gồm ba yếu tố:

1/ Ý thức về tội lỗi và sự yếu đuối của con người

2/ ý thức về sự thánh thiện của Thiên Chúa sẽ xét xử con người.

3/ Tin tưởng vào ơn tha thứ: ơn này do Chúa chứ không phải do ta xứng đáng.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

Những gì vừa nói đều đúng trong nhiệm cục Kitô giáo: mọi người đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa, nhưng được tha tội nhưng không, nhờ ơn cứu chuộc dồi dào trong Chúa Kitô (Rm 3,23-24). Do đó ta dùng Tv này:

1/ làm lời nguyện thống hối: từ vực thẳm tội lỗi, ta kêu lên và hy vọng nơi Chúa

2/ để nói lên lòng tin tưởng vào ơn cứu chuộc dồi dào: ơn cứu chuộc đã bừng lên như rạng đông trong mầu nhiệm nhập thể và giáng sinh (tiêu đề: Mt 1,21: Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi); do đó Giáo hội dùng tv này trong mùa Giáng sinh.

3/để cùng Giáo hội cầu cho các tín hữu đã qua đời: xin Chúa đừng Chấp tội họ, họ đang trông chờ hừng đông của ngày sống lại.

***

THÁNH VỊNH 137

TRÊN BỜ SÔNG BABYLON

1. Thể văn

Tv van xin công đồng: lời than van của người Giuđa bị lưu đày tại Babylon sau năm 587.

2. Bố cục

1/ C. 1-3: Nỗi khổ tâm của thân phân lưu đày

2/ C. 4-6: Rủa độc chính mình để quên Giêrusalem

3/ C. 7-9: Xin Chúa trả thù các kẻ thù của dân tộc

3. Giải thích

1/ C.1-2 dùng những hình ảnh cụ thể để diễn tả nỗi buồn nhớp của dân lưu đày: ngồi khóac, không ca hát nữa. C. 3. Người Babylon mời họ hát những bài ca Xion, nghỉa là bài ca quen hát ở Xion để kính Giavê.

2/ Họ không thể hát được: lý do là vì đất dân ngọai là đất ô uế do việc thờ các thần. Họ rủa mình: Nếu quên Giêrusalem mà đờn và hát, thì tay (gảy đờn) và lưỡi (hát) sẽ bị tê bại khô héo.

3/ nói lê lòng căm thù với dân babylon và Eâđom đã làm hại Giêrusalem trong và sau khi hạ thành: xin Chúa xử với chúng như chúng đã xử với chúng tôi khi đó (luật mắt đền mắt, răng đền răng).

4. Cầu nguyện của Cựu ước

Đây là một trong những tv chứa nhiều hứng thơ, với tâm tình dạt dà và hình ảnh linh động. Tác giả nói lên lòng gắn bó tha thiết với quê hương, với đền thờ, với lòng căm phẫn với kẻ thù.

5. Cầu nguyện của Kitô giáo

1/ “Cảnh tù đày của thân xác ám chỉ cảnh tù đày của tâm hồn” (thánh Hilariô: tiêu đề). Do tội lỗi, chúng ta phải làm nô lệ ma quỉ (x Rm 6,17), nên chúng ta cũng tha thiết mong được giải thóat. Chúng ta có căm hờn, là căm hờn ma quỉ, tội lỗi, và xin Chúa điệt trừ nó.

2/ Giáo hội ở trần gian cũng là thân phận lưu đày xa Chúa (2 Cr 5,6), nên cũng mong được Giêrusalem thiên quốc.

***

THÁNH VỊNH 147

CA TỤNG CHÚA SÁNG TẠO VÀ CỨU GIÚP

1. Thể văn

Tv tán tụng: ca ngợi Chúa, Đấng tạo thành muôn loài và nhân hậu, nhất là đối với ítraen.

2. Bố cục

Ba phần, mỗi phầnmở bằng lời ca tụng:

1/ C. 1-6: Chúa giải thoát Ítraen.

2/ C. 7-11: Chúa nuôi sống muôn loài.

3/ C. 12-20: Chúa ưu ái Ítraen

3. Giải thích

1/ C.2. Chúa cho dân lưu đày trở về và Người xây dựng lại giêrusalem. C.4. Chúa đặt tên cho các ngôi sao, nghĩa là Chúa dựng nên chúng và có quyền trên chúng (x. Is 40,26).

2/ C.8-9. Chúa ban nước, khiến thảo mộc trổ sinh, cho các loài có cái ăn. C.10-11. Ý tưởng rất gần Tv 20,8-9 và nhất là 33,16-18: người ta không được cứu nhờ sức người sức ngựa, tức là những thế lực tự niên, nhưng nhờ tin tưởng vào Chúa.

3/ Mời gọi Giêrusalem ca tụng Chúa vì được Người chúc phúc, ban hòa bình, làm cho vững chắc, và ban lời Người cho. Những cái đó chứng tỏ lòng Chúa ưu ái dân riêng. Đồng thời tác giả cũng ca ngợi quyền năng TC biểu lộ trong hiện tượng băng và tuyết của mùa đông.

4. Cầu nguyện của CƯ

Tv này ca ngợi quyền năng Chúa biểu lộ cả trong việc sáng tạo và điều khiển muôn loài, cả trong việc cứu giúp và phục hồi Ítraen. Tác giả cho xen kẻ hai đề tài ấy.

Tv này được soạn vào thời sau lưu đày, và bởi vì nói đến việc xây lại tường thành (c.2.13), nên có lẽ vào thời Nơkhemia (Nkm 3,1-4,7; 6,1-15; 12,27-43).

5. Cầu nguyện của TƯ

-  Tv 147A (146): Chúng ta ca tụng Chúa vì nhờ Đức Kitô, Chúa ban sức sống cho loài người, Chúa xây dựng GH và thương đến kẻ thấp hèn.

- Tv 147B (147): GH là Giêrusalem mới (tiêu đề: Kh 21,9; cả đoạn Kh 21,9-22 mô tả thành Giêrusalem mới, tức là GH trong tình trạng viên mãn cánh chung), là dân được Chúa ưu ái, ca tụng Chúa đã ban Ngôi Lời xuống trần gian để thực hiện cuộc tạo thành mới, xây dựng và củng cố GH, ban bình an và lúa mì tinh hảo là bí tích Thánh Thể.

 

***

THÁNH VỊNH 149

BÀI CA CHIẾN THẮNG

 

1. Thể văn

Tv tán tụng, kêu gọi cộng đoàn ca tụng Chúa.

2. Bố cục

1/ C. 1-3: Mời cộng đoàn hoan hỷ ca tụng Chúa.

2/ C. 4-6: Lý do để ca tụng.

3/ C. 7-9: Ítraen là dụng cụ để Chúa xét xử.

3. Giải thích

1/ Mời cộng đoàn ca tụng Chúa là vua, là Đấng tạo thành nên dân. Lời ca tụng biểu lộ ra trong niềm vui: tiếng hát, điệu múa, bản nhạc.

2/ Lý do để ca tụng: Chúa cho dân được chiến thắng thù địch.

3/ Ítraen là dụng cụ thi hành quyền xét xử của Chúa đối với các dân ngoại, trừng phạt chúng.

4. Cầu nguyện của CƯ

Bài ca này phán ánh một quan niệm thần học của CƯ: vì Ítraen là dân của Chúa, nên kẻ thù Chúa cũng là kẻ thù dân, kẻ thù dân cũng là kẻ thù Chúa. Chiến tranh của Ítraen là “thánh chiến” chống lại những kẻ thù của Chúa.

5. Cầu nguyện của TƯ

Nếu hiểu theo nghĩa CƯ thì ta khó cầu nguyện được với Tv có tính cách “võ biền”này. Nhưng GH lại năng dùng Tv này: trong Kinh Sáng CN tuần I và trong các lễ kính và đại lễ, nghĩa là nhiều lần trong năm.

Tiêu đề giúp ta kitô hóa Tv này: “Hỡi con cái GH, nghĩa là dân mới của TC, hãy vui mừng vì được Đức Kitô làm vua hiển trị”. Đức Kitô nhờ cuộc Khổ nạn và Phục sinh đã trói buộc các quyền lực sự ác, và Người cho GH cũng được tham dự vào cuộc chiến thắng đó. Vì thế, GH, dân Chúa thương đặc biệt, hoan hô ca tụng Đấng cứu mình, nhất là trong thánh lễ tạ ơn.

 

(HẾT)