Học Viện Đaminh
DẪN NHẬP
Nhìn vào Lịch Sử Cứu độ, ngang qua lịch sử Israen, chúng ta nhận ra một đề tài Thần Học vĩ đại, đó là: “Tội là do thất trung; vì thế, họ bị Thiên Chúa phạt. Họ nhận ra và ăn năn thống hối. nhờ đó, họ lại được Thiên Chúa thương cứu chữa”. Đề tài này như một điệp thức làm nổi bật cái yếu đuối của con người bất trung trước tình yêu thương bao la của Thiên Chúa, trải dài trong Kinh Thánh. Đặc biệt, đề tài này chúng ta đã gặp thấy trong Sáng Thế ngay từ buổi ban sơ theo như một cung cách có tầm mức phổ quát (St 2 – 3). Vườn địa đàng như là hình bóng miền Đất Hứa. Lệnh truyền của Thiên Chúa không được ăn quả cây biết lành dữ, như là giới Luật cho toàn thể dân tộc phải tuân theo. Từ khi phạm tội, Ađam phải đuổi ra khỏi vườn địa đàng, đây là hình ảnh báo trước dân tộc thất trung phải đuổi khỏi giang sơn, bị bắt trói giong đi lưu đầy nơi đất khách quê người.
Đọc Sáng Thế, chúng ta gặp một sợi dây xuyên suốt Kinh Thánh đó là Lời Hứa, sau này là giao ước với các tổ phụ; và cuối cùng là giao ước vĩnh cửu bằng máu Đức Giêsu Kitô, đưa nhân loại đến miền Đất Hứa viên mãn.
Suy nghĩ về các chứng nhân tiên khởi của văn chương Kinh Thánh, chúng ta cảm thấy như dân tộc này thích nhìn nhận Thiên Chúa dưới khía cạnh Đấng Cứu tinh Ítraen và là tác giả giao ước hơn là nhận Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ và con người trong Sáng Thế. Tuy nhiên, việc tin nhận Thiên Chúa sáng tạo vũ hoàn đã có từ cổ xưa trước thời Abraham: bên Ai Cập, chuyện sáng tạo của thần Atum đã được khắc trên tường Kim Tự Tháp. Ở vùng Mêsôpôtamia, nhiều bản văn Akkađia, chịu ảnh hưởng truyền thống Sumer, ghi lại nhiều câu chuyện về sáng tạo[1] . Như vậy, nguồn gốc vũ trụ đã được gắn với quan niệm đa thần. Dân Ítraen không thể không biết đến những khái niệm về sáng tạo trong vùng, và họ còn quan niệm Thiên Chúa vượt trên tất cả các thần. Khi viết Sáng Thế, tác giả đã dệt những ý định qua thần thoại để làm nổi bật văn hóa triết lý Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo. Đọc sáng Thế, chúng ta gặp thấy Mekisêđê chúc phúc cho Abraham nhân danh Thiên Chúa Tối cao, Đấng sáng tạo trời đất (St 14,19). Abraham cũng chạy đến cầu khẩn Thiên Chúa, Đấng Sáng tạo trời đất (St 14,22). Như vậy, các tổ phụ cũng đã nhận ra Thiên Chúa của mình là Vị Thần sáng tạo của thành Salem.
Nhìn qua Bố Cục của Sách Sáng Thế, chúng ta sẽ thấy 11 chương đầu dường như tách biệt 39 chương sau. Nhưng 39 chương sau lại đặt nền trên 11 chương đầu. Để sáng tỏ điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu Sáng Thế qua các văn kiện, và quan niệm về tạo dựng, như văn kiện Tư-Tế, Gia-vít, hay Ê-lô-hit. Mỗi truyền thống sẽ làm sáng tỏ những vấn đề riêng biệt và cùng bổ túc cho nhau. Cụ thể, chúng ta thấy có những trình thuật khác nhau rõ ràng như: Bản văn cổ, Sáng Thế đề cập đến việc tạo dựng đôi vợ chồng nhân loại đầu tiên. Thiên Chúa dùng bùn đất nắn nên thân xác người nam, rồi tạo dựng muông thú. Từ thân xác người nam, Thiên Chúa tạo thành người nữ (St 2,4-25). Thiên Chúa chúc phúc cho họ, sau đó, tội lỗi đã làm cho lời chúc phúc thành lời chúc dữ.
Nhưng trình thuật Tư tế đã vẽ lại một khung cảnh tạo dựng rất vĩ đại : Trước hết, Thiên Chúa tách ra, làm cho vũ trụ ra khỏi tình trạng hỗn mang sơ khai. Ngài tạo dựng tất cả mọi thứ rồi mới dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Trình thuật không nói đến tạo dựng người nam trước, mà chỉ nói Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa: (St 1,1).
Như vậy, khi tìm hiểu Sách Sáng Thế, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về xuất xứ, để biết lịch sử khai sinh, tìm hiểu về văn chương, bố cục, các trường phái, để từ bản văn bên ngoài khám phá ra ý nghĩa Thần học bên trong. Đặc biệt, khi nghiên cứu về nội dung, nhất là trình thuật về các tổ phụ, sẽ làm nổi bật tình yêu thương bao la của Thiên Chúa về Lời Hứa với các tổ phụ. Đồng thời cũng giúp chúng ta thấy rõ tội bất trung và yếu đuối của con người trước lòng khoan dung cao vời của Thiên Chúa qua Lịch Sử Cứu Độ, mà khởi đầu là sách Sáng Thế.
I. TÊN SÁCH VÀ TÁC GIẢ
Sách Sáng thế bắt đầu bằng việc tạo dựng thế giới với công thức: ~yhi_l{a/ ar'äB' tyviÞareB. (Bürë´šît Bärä´ ´élöhîm) [“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo” (St 1,1)]. Chính từ tyviÞareB. (Bürë´šît) được dùng để đặt tên cho cuốn đầu tiên trong bộ Torah này là “Sáng thế”.
Đối với đức tin, thì chúng ta có thể tin nhận một cuốn sách được viết dưới ơn linh hứng mà vẫn có thể không biết ai là tác giả, ví dụ như sách Thủ Lãnh và sách Các Vua chẳng hạn, chúng ta không hề biết tác giả là ai. Nhưng theo truyền thống Do-thái cũng như Ki-tô giáo cho tới thế kỷ XVI đều coi ông Mô-sê là tác giả soạn ra Ngũ Thư. Cũng trong thế kỷ này có người bắt đầu hoài nghi về nguồn gốc xác thực của Ngũ Thư: phải chăng ông Mô-sê đã sáng tác toàn bộ sách này? Hoài nghi về điều này thì cũng có nghĩa là hoài nghi về tác giả của sách Sáng Thế.
Sách Thánh khởi đi từ một lịch sử bao gồm toàn thể nhân loại, vì kể việc sáng tạo thế giới và con người. Sánh Sáng thế là phần đầu của một toàn bộ rộng lớn, còn tiếp tục trong sách Xuất hành, Lêvi, Dân số, Đệ nhị luật. Nếu sách Sáng thế có mặt như một khúc dạo dẫn vào trình thuật chính là cuộc giải phóng và việc dẫn dân tới đất hứa là đề tài của bốn sách kia thì quyển đầu của sách Thánh này có một sự thuần nhất nào đó và những đặc nét về văn phong làm cho nó khác với các sách kia.
Cũng như tất cả các sách của Ngũ thư, sách Sáng thế không phải được sáng tác một lần là xong. Nó được kết tinh của một công trình văn học kéo dài qua nhiều thế hệ. Điều khá rõ là tập anh hùng ca về ông Gia-cop được kể ở miền Bắc, còn lịch sử ông Ap-ra-ham, người đã định cư ở Khép-rôn, thì là lịch sử miền Nam của dân tộc Giu-đa. Việc gom lại các truyền thống khác nhau về các Tổ phụ, rồi ráp lại với tập truyện về thời nguyên thủy đã được thực hiện dần dần nhờ sự can thiệp của nhiều soạn giả. Khó mà biết được ai là người đầu tiên đã góp lại các truyền thống trong sách Sáng thế.
II. CẤU TRÚC SÁCH SÁNG THẾ[2]
1 – 11 : Lịch sử thời sơ khai
1 – 2 : Hai trình thuật tạo dựng
3 – 4 : Con người sa ngã, tội lỗi, hình phạt
4,17 – 5,32 : Gia phả từ Ađam đến Nôe
6,1-4 : Con trai Thiên Chúa và con gái loài người
6,5 – 9 : Nôe và lụt Hồng thuỷ
10 : Các quốc gia trên thế giới
11,1-9 : Tháp Baben
11,10-32 : Các tổ phụ từ Nôe đến Ápraham
12 – 50 : Trình thuật các tổ phụ
12 – 25 : Ápraham
26 – 36 : Isaác và Giacóp
37 – 50 : Giuse
Phần đầu gồm 11 chương bắt nguồn từ hai tư liệu: Ja-vit (J) và Tư Tế (P), là trình thuật sáng tạo. Đây là phần trình bày lịch sử loài người trước thời Abraham theo kiểu lược sử, sáng tạo con người; tội lỗi du nhập vào thế giới. Tác giả thu tập các lưu truyền dân gian về lịch sử Mêsôpôtamia thời cổ, và nguồn gốc các chủng tộc, ráp nối các gia phả để cho Ađam và Abraham có liên hệ huyết thống.
Phần hai, từ chương 12 đến 50 là các trình thuật về tổ phụ, quy hướng về lịch sử dân được tuyển chọn. Hậu quả của tội nguyên tổ kết tụ trong thần giáo, là thứ đạo mà dân Ítraen lưu đày ở Babylon du nhập về. Họ tiếp thu được qua biểu tượng tháp Babel; các bản gia phả hướng đến Abraham, hiền phụ của dân tộc được tuyển chọn; ngang qua các tổ phụ, Thiên Chúa ban lời Hứa cho dân Người.
III. CÁCH ĐỌC SÁCH SÁNG THẾ
Sách Sáng thế trình bày về một lịch sử thực sự của thời sơ khai, nên cần đọc sách này như một sứ điệp của Thiên Chúa nói với dân Người. “Sách sáng thế là sách lịch sử, nhưng mọi thứ trong đó không phải đều là lịch sử, và lịch sử chứa đựng trong sách này là lịch sử có một mục đích. Tác giả chắc chắn không nghĩ mình là một sử gia theo nghĩa hiện đại ngày nay, và tác giả sử dụng các nguồn theo những cách mà không một sử gia hiện đại nào nghĩ đến…. Nguyên tắc đầu tiên khi đọc sách Sáng thế là chúng ta phải khám phá ra xem tác giả vận dụng lịch sử thế nào, để từ đó tìm ra ý nghĩa của sách.”[3]
Có những sự kiện trong sách Sáng thế gây nhiều tranh cãi mà trong phần dẫn nhập sách Sáng thế (1951) của bản dịch “Kinh thánh Giê-ru-sa-lem”, cha Roland de Vaux đã nói: “ Có những sự kiện không thể chối bỏ được. Trong Ngũ thư, chúng ta thấy có những nhị bội (doublets), sự nhắc lại (repetitions), sự bất đồng thuận (discordances) của bản văn này so với bản văn khác. Sách Sáng thế bắt đầu bằng hai trình thuật kề nhau về tạo dựng. Có hai gia phả Cain (4,17 tt và 5,12-17). Hai câu chuyện lụt hồng thuỷ với ý nghĩa khác nhau, thời gian khác nhau, số thú vật Nôe đưa vào tàu cũng khác nhau (6 – 8). Hai trình thuật nói về việc Aùpraham bảo vợ mình là Saray giả làm em gái mình (12,13tt và 20,1tt), kiểu nói này cũng xuất hiện trong truyện Isaác và Rê-béc-ca vợ ông (26,7tt). Việc Giuse bị bắt cóc cũng được nói theo hai cách: một cách do người Mêđian có sự can thiệp của Ru-ben, một cách do người Ít-ma-en có sự can thiệp của Giu-đa (37,18-35). Việc Giuse ở Aicập có hai trình thuật khác nhau: ông được Potiphar trao tù binh cho (39,1-6), còn trong 37,7-20 ông bị một người Ai-cập vô danh bỏ tù. Tương tự với hành trình của các con ông Gia-cóp đến Ai-cập: Ru-ben bảo lãnh cho Ben-gia-min (42,37), còn trong 43,9 thì Giu-đa bảo lãnh...”[4] Vì sao như vậy? Cha de Vaux trả lời rằng “vì các trình thuật truyền khẩu thích sự lập lại và tâm tính của người thời xưa không bị giới hạn như tính lô-gíc ngày nay. Nhưng lý giải như thế chưa thoả đáng. Những trình thuật song song này thực sự là cách làm nên thuật truyện. Chúng sẽ khác nhau về văn phong và từ ngữ, nhưng theo cách mà họ trình bày về Thiên Chúa và tương quan của Thiên Chúa với con người. Những trình thuật song song này làm thành các nhóm vì có sự giống nhau về cấu trúc của ngôn ngữ, phong cách, quan niệm, và nhất là sự kiên định (constants) của họ quyết định có những trình thuật song song như vậy trong Ngũ thư.”[5] Và như cha de Vaux đã nói về “tính kiên định” (constants) của từng văn kiện J, E, P, nên khi các tài liệu đến tay từng văn kiện khác nhau thì cũng có những khác nhau về chi tiết khi thuật truyện.[6] Và đây chính là loại tài liệu mà những người đã thâu tập lại, làm việc trên các tài liệu này, đã liên kết các truyền thống về Mô-sê thành một thuật truyện là cuốn sách Sáng thế. Và đây là nét đặc trưng của phương pháp lịch sử Sê-mít. Vì thế khi đọc hay chú giải sách thánh, thông điệp “Divino afflante Spiritu (1943)” đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Nhà chú giải phải tuyệt đối cần thiết trở về với tinh thần của các thế kỷ xa xưa của phương Đông, cũng nhờ hỗ trợ của sử học, khảo cổ học, dân tộc học và các khoa học khác, để khám phá ra những dạng văn chương các tác giả thời xưa sử dụng và nhắm vào ý nghĩa gì.”
Đối với sách Sáng thế, như bao sách khác, là chính cách diễn đạt tâm tình (mind) của tác giả. Nhưng tác giả sách Sáng thế muốn diễn tả tâm tình trong cách dùng các nhị bội (doublets), sự lập lại (repetitions) và sự bất đồng thuận (discordances) khi dùng các nguồn thế nào? Cũng một nội dung nhưng nguồn E nói khác và nguồn J nói khác. Điều quan trọng là tác giả dùng các nguồn để nói lên một ý nghĩa khác mà không chú trọng đến tính cách hợp lý của lịch sử. Điều chính yếu là khi đọc chúng ta cần để tâm đến việc tác giả sử dụng các nguồn, và việc sử dụng các nguồn thế nào thì đã nằm trong mục đích của tác giả rồi. Đây chính là sự diễn đạt tâm tình của tác giả. Chính điều này là điểm được linh hứng, còn bất cứ điều gì không ăn khớp với mục đích của tác giả thì chẳng đem lại ý nghĩa gì trong sách. Điều tác giả muốn chỉ dạy chính là ý nghĩa của sách Sáng thế.[7]
Ta đơn cử trường hợp trong Thánh vịnh 13,1: “Kẻ ngu si tự nhủ: ‘Làm chi có Chúa trời’”. Vậy cụm từ “làm chi có Chúa trời” có được linh hứng không? Chắc chắn là có. Huấn quyền Công giáo đã ủng hộ việc ngôn từ được linh hứng trong Kinh thánh. Thế chúng có được bảo đảm không sai lầm chăng? Có, vì trong văn mạch và mục đích tác giả sử dụng ngôn từ đó, tác giả rõ ràng đã đặt lời nói trên vào miệng của kẻ ngu si. Tách biệt điều này khỏi văn mạch và mục đích tác giả muốn nhắm đến thì trở thành sai lầm ngay chính bản chất. Chúng ta phải sử dụng nguyên tắc này cho việc đọc sách Sáng thế, đó là tách biệt ý nghĩa tác giả muốn nhắm đến với các nguồn mà tác giả sử dụng, hay nói khác đi, khám phá ra ý nghĩa của tác giả nhắm đến khi các ngài sử dụng các nguồn văn.
Như vậy, phải tránh hai thái cực tai hại khi đọc hoặc chú giải sách Sáng thế: thứ nhất, coi tất cả như những huyền thoại không có giá trị lịch sử; thứ hai, giải thích hay đọc theo sát chữ. Vì vậy cần phân biệt: sự việc khách quan hàm chứa một đạo lý mạc khải và tính chủ quan của tác giả Sách thánh khi trình bày.[8]
IV. LỊCH SỬ THỜI SƠ KHAI (1-11)
1. Bố cục
Lịch sử sơ khai được hình thành từ hai văn kiện chính là P và J, các văn kiện này đan xen nhau trong các trình thuật trải dài trong 11 chương đầu nói về lịch sử thời sơ khai.
Bố cục của 11 chương đầu như sau:[9]
1 – 2 : Hai trình thuật tạo dựng
3 – 4 : Con người sa ngã, tội lỗi, hình phạt
4,17 – 5,32 : Gia phả (từ A-đam đến Nôe)
6,1-4 : Con trai Thiên Chúa và con gái loài người
6,5 – 9,29 : Lụt Hồng thuỷ
10 : Các quốc gia
11.1-9 : Tháp Ba-ben
11,10-32 : Các tổ phụ (từ Nôe đến Áp-ra-ham)
2. Quan niệm của các văn kiện P và J trong trình thuật tạo dựng
Về trình thuật tạo dựng, nguồn J được coi là có trước nguồn P, đã nối kết các câu truyện và huyền thoại cổ xưa, rồi viết lại chúng cho phù hợp với sứ điệp đạo lý về YHWH. Ta có thể đối chiếu hai nguồn này trong 11 chương đầu sách Sáng thế như sau:
Yahwist (J) |
Priestly (P) |
Tạo dựng con người (ch 2) Tội lỗi và ra khỏi vườn E-đen (ch 3) Tội lỗi của Ca-in (ch 4)
Những người khổng lồ (ch 6) Truyện lụt Hồng thuỷ (ch 6 – 9) Các quốc gia (ch 10) Tháp Ba-ben (ch 11)
Câu chuyện Áp-ra-ham |
Tạo dựng vũ trụ (ch 1)
Danh sách các Tổ phụ (A-đam đến Nôe) (ch 5)
Truyện lụt Hồng thuỷ (ch 6 – 9)
Danh sách các Tổ phụ (từ Nôe đến Áp-ra-ham) (ch 11) Câu chuyện Áp-ra-ham |
Các văn kiện trong các trình thuật thuộc 11 chương đầu của sách Sáng thế này thuộc hai trình thuật J và Pauline đan xen nhau như bảng sau, dựa theo cha John J. Scullion, SJ:[10]
Trình thuật |
Jahwist (J) |
Priestly (P) |
Tạo dựng vũ trụ và các dân cư |
1,1 – 2,3 2,4 (câu nối) |
|
Tạo dựng con người, tội lỗi |
2,4b – 3,24 |
|
Tội lỗi |
4,1-16 |
|
Gia phả có các ghi chú |
4,17-22 |
|
Bài ca thách thức (defiance) |
4,23-24 |
|
Gia phả có các ghi chú |
4,25-26 |
|
Gia phả: Thiên Chúa chúc phúc |
5,1-28, 30-32 |
|
Ghi chú gia phả |
5,29 |
|
Tội lỗi: lời mở đầu về lụt Hồng thuỷ |
6,1-4 |
|
Giới thiệu lụt Hồng thuỷ |
6,5-8; 7,1-5 |
6,9-22 |
Lụt Hồng thuỷ |
7,6-24 |
|
Kết thúc trận lụt |
8,2b-3a, 6-12, 13b |
8,1-2a, 3b-5, 13a, 14-19 |
Kết luận về câu chuyện lụt Hồng thuỷ |
8,20-22 |
9,1-17 |
Tội lỗi |
9,20-27 |
|
Kết luận về gia phả (trong ch. 5) |
9,28-29 |
|
Các quốc gia |
10,1b. 8-19. 21. 24-30 |
10,1a. 2-7. 20. 22-23. 31. 32 |
Tội lỗi |
11,1-9 |
|
Gia phả |
11,20-26 |
2.1. Câu truyện tạo dựng theo văn kiện Tư tế (P) (1 – 2,4a)
2.1.1. Phân tích
Văn kiện này trình bày việc tạo dựng trong 7 ngày, dùng lại sát từ của các văn phong, thi ca, thần thoại của người xưa, với cách viết lập đi lập lại những hạn từ chính yếu, để gây ảnh hưởng nhiều cho độc giả và thính giả. Cuộc tạo dựng được sắp xếp hài hoà, cân bằng trong một tuần lễ: 6 ngày làm việc, ngày thứ 7 Thiên Chúa nghỉ. Ba ngày đầu tương xứng với 3 ngày sau. Cách sắp xếp như vậy lá cách thức quen thuộc của người Do thái xưa, mục đích là giúp người đọc dễ thuộc và nhớ lâu, đồng thời cũng bảo đảm được sự lưu truyền dễ dàng hơn. Hơn nữa, kiểu trình bày (làm việc trong 6 ngày, nghỉ ngày thứ 7) này mang ý nghĩa phụng tự và không căn cứ trên thực tại sự vật. Dân Tây Á xưa nhìn con số như điều gì thơ mộng, rất hợp với nghệ thuật, sự phối hợp giữa số 6 và số 1 (6+1) mang nghĩa thời gian cho một công trình được hoàn tất tốt đẹp. Mặt khác, không phải việc Thiên Chúa sáng tạo và nghỉ ngơi trong một tuần lễ bảy ngày, mà từ đó chúng ta có tuần lễ bảy ngày như hiện nay, nhưng đó là do Sách Thánh đã dựa vào tuần lễ có sẵn để trình bày việc tạo dựng.
Ngày |
Sáng tạo |
Ngày |
Trang trí |
1 |
Ánh sáng (trời) |
4 |
Các tinh tú (trời) |
2 |
Trời và nước (trời) |
5 |
Các sinh vật (đất) |
3 |
Đất và thảo mộc (đất) |
6 |
Sự sống trên đất, thức ăn hoa quả, con người (đất) |
Ngày thứ 7 : Thiên Chúa nghỉ ngơi |
Mặt khác, vũ trụ ở đây không giống quan điểm vũ trụ của chúng ta ngày nay. Người xưa quan niệm trái đất như hình cái chén có nước bao quanh tứ phía, có các van cho nước, tuyết, mưa lọt qua. Các tinh tú di chuyển trên vòm (chén). Trái đất đứng cố định trên các trụ đỡ. Nằm sâu trong trái đất là Sheol. Người Ít-ra-en xưa quan niệm về vũ trụ không khác mấy so với các dân cổ xưa chung quanh họ. Trình thuật tạo dựng cũng tương tự như trình thuật tạo dựng đã được người Ba-bi-lon nói đến, mà chúng ta gọi là Enuma Elish. Trình thuật Enuma Elish này có từ 1700 BC, tức trước trình thuật Tư tế, quan niệm rằng thế giới này xuất phát từ các thần nước và thịt là Apsu và Tiamat.Từ sự phối hợp các nguồn nước nguyên sơ đã sản sinh ra các thần nam nữ khác. Thế rồi có sự tranh chấp giữa các thần con này khiến hai vị thần Apsu và Tiamat quyết định giết tất cả con cái của họ. Các thần con đều hay biết được ý định của thần cha (Apsu) và thần mẹ (Tiamat), nên một trong số họ là Ea, thần khôn ngoan, đã giết chết Apsu. Còn lại mình Tiamat, biểu tượng của bóng tối hỗn mang, đã đứng lên tuyên chiến với các thần con mình. Các thần con sợ hãi liền chọn lấy một thần chiến tranh trẻ tuổi tên là Marduk để dẫn dắt họ chống lại mẹ. Nhưng trước khi nhận lời, Marduk yêu cầu các thần phải tôn phong mình là vua của các thần. Thần Marduk dùng sấm chớp, gió bão và đã giết chết Tiamat. Oâng lấy nửa thân của Tiamat mà làm ra trái đất, còn nửa thân kia làm ra trời. Ông cũng dựng nên con người từ máu của các thần chết trận, sắp đặt vai trò của các thần, thiết lập trật tự vũ trụ, và cuối cùng thết đãi các thần và con người bằng bữa tiệc về tước vị vua của mình.
Trình thuật Enuma Elish về tạo dựng tương tự như trình thuật tạo dựng trong chương 1 sách Sáng thế. Ta đối chiếu St 1 với trình thuật Enuma Elish[11] như sau:
Sáng thế I |
Enuma Elish (ANET[12] 66-69) |
- Thần khí Thiên Chúa, nhờ Lời, sáng tạo mọi sự, nhưng không lệ thuộc vào mọi sự. - Trái đất hoang vắng trong bóng tối bao trùm - Ngày th. 1: tạo dựng ánh sáng - Ngày th. 2: tạo dựng vòm trời - Ngày th. 3: tạo dựng đất khô - Ngày th. 4: tạo dựng tinh tú trên trời - Ngày th. 6: tạo dựng con người - Ngày th. 7: Thiên Chúa nghỉ và thánh hoá ngày Sa-bát |
- Các thần khí và các vật vũ trụ đồng hiện hữu và đồng hằng cửu. - Hỗn mang nguyên khởi; các thần chiến đấu chống Tiamat, thần biển. - Ánh sáng lưu xuất từ các thần - tạo dựng bầu trời (vòm) - tạo dựng đất khô - tạo dựng tinh tú trên trời - tạo dựng con người - các thần nghỉ và tổ chức đại tiệc
|
Chúng ta thấy, nguồn P chắc chắn biết đến trình thuật tạo dựng của người Ba-bi-lon, đã sử dụng nhưng không chấp nhận thần học của trình thuật này. Văn kiện P cũng không nói đến chiến trận giữa YHWH và các sức mạnh hỗn mang được biểu trưng là nước, cũng không nói đến việc con người được dựng nên bởi thịt của vị thần, không nói đến việc con người chỉ là nô lệ cho các thần hay YHWH xuất hiện như một vị thần trong số các vị thần do cuộc tranh giành giữa các thần. Hơn nữa, văn kiện này cũng bác bỏ việc người Ba-bi-lon nắm quyền trên vũ trụ, đặc biệt việc họ xưng tụng vị thần thành phố của mình là Marduk, chúa tể các thần.
Qua St 1 – 2,4a, văn kiện P chỉ muốn khẳng định niềm tin vững chắc của dân Ít-ra-en rằng:
- Chỉ có một Thiên Chúa, không giới tính, một mình Người là khởi đầu.
- Người là Đấng sáng tạo nên vũ trụ có trật tự do sự thiện hảo và kế hoạch khôn ngoan của Người.
- Trong vũ trụ này, mọi sự là tốt đẹp và không do sự mảy may (whim) hay ma thuật mà có.
- Lời Thiên Chúa quyết định cái gì được hiện hữu và giới hạn phạm vi của từng loại.
- Người đặt con người vào nơi vinh dự, tạo dựng con người giống hình ảnh Người
- Con người phải có trách nhiệm trên mọi vật
- Con người được chia sẻ hồng ân sự sống của Thiên Chúa, yên nghỉ ngày Sa-bát và nhận biết chính Thiên Chúa.
Như vậy văn kiện P trình bày một Thiên Chúa có quyền năng, tự do và điều khiển trên vũ trụ do Người dựng nên, bằng lối văn bình dị và có chủ ý với công thức căn bản sau:
Thiên Chúa phán: -> phải có …
liền có như thế -> Thiên Chúa thấy nó là tốt đẹp.
Qua một buổi chiều và một buổi sáng -> đó là ngày …
2.1.2. Những khúc mắc trong trình thuật
- Hạn từ “lúc khởi đầu…” có nghĩa là từ nguyên thuỷ
- Tác giả quan niệm thế giới nguyên thuỷ lúc đó là một khối gồm 3 yếu tố: bóng tối bao bọc tất cả, rồi đến nước, và trong cùng là đất.
- Thần khí đi liền với Lời tạo dựng nên hiểu là sức mạnh Thiên Chúa dùng để sáng tạo muôn vật và truyền sự sống cho chúng.
- Lời Thiên Chúa sáng tạo mọi sự: tại Ai-cập và Ba-bi-lon xưa, lời nói được coi như việc biểu lộ ý muốn hữu hiệu của các thần; người Tây Á cổ xưa cũng hiểu lời nói không chỉ là tiếng mà còn là khởi điểm của hành động.
- Quan niệm xưa cho rằng ánh sáng tự lập, không do mặt trời phát ra; tối tăm cũng là điều tích cực, chứ không chỉ là tình trạng thiếu ánh sáng. Từ đây ta hiểu ánh sáng biểu hiện vinh quang Thiên Chúa nơi thụ tạo.
- Đặt tên (nói ba lần) là một hình thức ám chỉ chủ quyền trên vật được đặt tên.
- Người Tây Á xưa coi mặt trời mặt trăng là những vị thần, nên tác giả sách cũng chỉ nói đến ‘những vầng sáng’ để ám chỉ thọ tạo của Thiên Chúa để phục vụ con người. Đây cũng là cách chống lại việc thờ tinh tú rất thịnh thời xưa, nhất là ở Ba-tư.
- Thảo mộc không được chúc phúc, vì quan niệm người xưa, thảo mộc không truyền sinh. Quan niệm Kinh thánh cho rằng phúc lành không chỉ là hồng ân mà còn biểu lộ qua việc truyền sinh.
- Các súc vật được Thiên Chúa ban sự sống, nhưng không được chúc phúc, vì có lẽ chúng được tạo dựng cùng ngày với con người, nên Thiên Chúa chỉ dành phúc lành cho con người, còn súc vật chỉ ăn theo.
- Các vạn vật được dựng nên trước để chuẩn bị cho con người xuất hiện và là tột đỉnh của công trình sáng tạo, mọi vật phải hướng về con người như cùng đích của chúng.
- Dân Sem cũng như Su-me cổ xưa coi những biến cố dưới đất là phản ảnh những gì xảy ra trên trời. Lao động trong ngày Sa-bát vẫn bị coi là chuyện xui xẻo, nên bị cấm kỵ. Tục này trở thành luật Thiên Chúa trong sách Thánh, nó mang ý nghĩa thần học đối với người Do thái (gợi nhớ việc sáng tạo, Thiên Chúa nêu gương cho con người nghỉ ngơi, là thời gian dưỡng sức cho người và vật, là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người, con người được tham dự sự nghỉ ngơi vĩnh cửu của Thiên Chúa). Thiên Chúa ban phúc và thánh hoá ngày này, nghĩa là tách nó khỏi các ngày khác để dành riêng cho Thiên Chúa.
- Tác giả nói đến mười “tô-lê-đốt” (sự sinh ra, thế hệ) nhằm làm nổi bật hành động sáng tạo của Thiên Chúa và xoá đi huyền thoại của Su-me và Ai-cập về vũ trụ: tạo thành là khởi đầu một thế hệ, chứ không là chuỗi những cuộc sinh đẻ của các thần.
+ Tôledôth của trời và đất (1 – 2,4a)
+ Tôledôth của A-đam (5,1)
+ Tôledôth của Nô-ê (6,9)
+ Tôledôth của các con cái Nô-ê (10,1)
+ Tôledôth của của Sem (11,10)
+ Tôledôth của Tê-ra (11,27) (Áp-ra-ham)
+ Tôledôth của Ít-ma-en (25,12)
+ Tôledôth của I-sa-ác (25,19)
+ Tôledôth của Ê-sau (36,1)
+ Tôledôth của Gia-cóp (37,2)
- Việc lập lại cụm từ “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” để ca ngợi công trình của Thiên Chúa: tất cả làm vinh danh Chúa và mưu ích cho con người.
- Việc con người được dựng nên trực tiếp từ không (ch. 1), còn trong ch. 2 con người được dựng nên gián tiếp từ bụi đất, để ám chỉ tới thân phận mong manh của con người trong tay ông Thợ Gốm toàn năng và rất quan tâm đến sản phẩm của mình (tác giả đã quan sát thân xác người ta trong những ngôi mộ được cải táng trên đất Pa-lét-tin và chẳng thấy gì ngoài xương và bụi vàng khô; và theo quan niệm cổ truyền Ai-cập, thần Khnum cũng là thợ gốm đang nhào nắn trên bàn xoay của mình).
2.1.3. Đạo lý
Cốt lõi của St 1 – 2,4a chứa đựng toàn bộ chân dung của một Thiên Chúa có bản tính YHWH, là Thiên Chúa của Ít-ra-en, trổi vượt trên mọi lời sấm của dân ngoại. Ta có thể tóm tắt các điểm chính về đạo lý của trình thuật này như sau:[13]
- Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vũ trụ. Đây là mục tiêu của trình thuật này.
- Thiên Chúa làm cho vũ trụ từ không thành có. Thụ tạo không lưu xuất từ bản tính Thiên Chúa. Người không dùng yếu tố nào có sẵn để làm nên vũ trụ, cũng không cần ai cộng tác trong việc sáng tạo, chỉ một ý muốn toàn năng của Người là đủ.
- Chân lý căn bản của Cựu ước là Thiên Chúa duy nhất, Đấng tạo thành.
- Thiên Chúa đặt tên cho các vật là Người ban cho chúng bản tính không thay đổi và Người là chủ tuyệt đối của chúng.
- Ngoài Thiên Chúa, không còn chúa tể nào khác.
2.2. Câu truyện tạo dựng theo Văn kiện Giavít (J) (2,4b-25)
2.2.1. Phân tích
Sau trình thuật về tạo dựng của văn kiện P, độc giả thấy có thay đổi trong cách thức trình thuật của văn kiện J. Trình thuật J này trình bày về cuộc sáng tạo con người như đỉnh điểm. Tác giả này trước hết trình bày việc Thiên Chúa sáng tạo con người, rồi miêu tả cách thức Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ là thụ tạo mới của Người. Thực ra, trình thuật J bàn đến hai câu truyện:
- Thứ nhất là truyện Thiên Chúa tạo dựng con người thế nào, nhưng Người thấy nó cần người đồng bạn. Thiên Chúa làm ra khu vườn nhưng vẫn chưa đủ. Người làm ra các thú vật, nhưng vẫn chưa đủ. Cuối cùng, Thiên Chúa làm ra người đàn bà từ xương thịt người đàn ông. Như vậy cộng đồng nhân loại được hình thành và thế là đủ.
- Thứ hai là truyện kể về việc Thiên Chúa cho con người được quyền cai quản khu vườn, Người cũng làm ra mọi thứ tuyệt hảo để phục vụ con người.
Từ đây đánh dấu giai đoạn tội lỗi của con người đầu tiên xâm nhập trần gian. Tác giả kể chuyện như một câu chuyện thần tiên: Thiên Chúa đi dạo với con người, nói chuyện với họ, làm việc như một thợ gốm, nặn nên con người từ bụi đất, thổi sinh khí vào chúng.
Như trong trình thuật P, trình thuật này có nhiều yếu tố lấy từ huyền thoại phổ thông nơi vùng cận Đông cổ xưa.
Trình thuật J |
Huyền thoại cận đông cổ xưa |
Cây sự sống |
Người Ba-bi-lon nói đến cây sự sống như biểu tượng trường sinh hay sự bất tử |
Khung cảnh vườn địa đàng |
Thơ của người Su-me đã nói đến khu vươn này; thơ của người Ba-bi-lon cũng ca tụng sức mạnh thần bí của hai con sông Ti-gơ và Êu-phơ-rát |
Cây biết lành biết dữ |
Không nói đến (vẫn đang khám phá) |
Việc con người ăn trái cây để khôn ngoan như Thiên Chúa |
Huyền thoại Mê-sô-pô-ta-mi-a đã nói đến việc một người đầu tiên được phép đến tham dự hội đồng của các thần mà ăn bánh và uống nước sự sống để trở thành bất tử và nên giống các thần. Nhưng anh ta từ chối vì nghĩ đó là chuyện lừa lọc, đùa giỡn, nên đã đánh mất cơ hội để trở thành thần linh mãi mãi. |
Hình cây sự sống được tìm thấy trên triện của người Át-si-ri
Thần học của trình thuật J đã sử dụng các yếu tố này của các huyền thoại dân ngoại và mặc vào một sứ điệp cho người Ít-ra-en:
- YHWH Thiên Chúa khởi sự việc tạo dựng bằng công cụ con người và hình thành một vũ trụ để con người sinh sống và chăm nom
- Người dựng nên các súc vật cho con người cai quản
- Thiên Chúa thiết lập hôn nhân và cộng đồng nhân loại từ hai phái tính khác nhau để bổ túc cho nhau.
Trong các nguồn của Ngũ thư thì nguồn J này được xác định là cổ xưa nhất. Đây không phải là truyện Thiên Chúa tạo thành vũ trụ cho bằng việc Người sáng tạo con người trong hạnh phúc. Hai trình thuật tạo dựng của P và J chỉ song song phần nào. Đề tài chính của trình thuật J này là việc Thiên Chúa tạo hình con người ra sao, đàn ông, đàn bà. Đề tài này còn liên hệ đến hai đề tài nữa là vườn Ê-đen (2,9.15-16) và con người sa ngã (3).
2.2.2. Vấn đề thuyết tiến hoá của Darwin[14]
- Khi đọc sách Sáng thế, một số người xem thân xác con người đã được phát sinh từ một số dạng sống thấp hơn như thuyết tiến hoá sinh học Darwin quan niệm. Chắc chắn tác giả sách Sáng thế tin rằng con người được Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo nên.
- Qua thông điệp Humani generis (1950), Đức Giáo hoàng Pi-ô XII tuyên bố rằng có thể chấp nhận thuyết tiến hoá và ngài cũng khẳng định rằng vấn đề phải được đặt ra để rộng đường tranh luận nếu cần thiết cho tiến bộ hiểu biết con người.
- Tác giả sách Sáng thế không nói với chúng ta về “cách thức” con người được dựng nên, nhưng về sự kiện có con người. Oâng dạy chúng ta rằng con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và do ý muốn của Người, khác biệt với cầm thú là loài được chia sẻ một điều gì đó giống Thiên Chúa.
2.2.3. Những khúc mắc trong trình thuật J[15]
- Tại sao khi mặt đất chưa có gì, tác giả đã nói tới dòng nước từ đất trào lên? Một là nó gợi lên bầu nước nguyên thuỷ trong các truyện cổ xưa về nguồn gốc vũ trụ, từ đó xuất hiện trái đất còn là bùn; hai là nó biểu hiện ân huệ đầu tiên Thiên Chúa ban để thấm nhuần trái đất khô cằn.
- Từ “sinh khí” chỉ hơi thở của Thiên Chúa tạo thành gió (G 37,10), cơn giận của Người (Is 10,33), hơi thở của Người ban sự sống (St 6,7; G 27,3), ơn soi sáng, nguồn mạch khôn ngoan (G 32,8). Ở đây tác giả nói tới hơi thở của Thiên Chúa ban sự sống cho con người, chứ không ám chỉ linh hồn con người,[16] do vậy sinh khí vừa là nguyên tố vừa là dấu hiệu sự sống.
- Quan niệm cổ truyền Ai-cập, thần Khnum cũng là thợ gốm đang nhào nắn trên bàn xoay của mình. Trong sách Sáng thế, Thiên Chúa như thợ gốm là hình ảnh rất sinh động để nói lên Thiên Chúa toàn năng và hoàn toàn tự do trong việc sáng tạo con người và vạt vật. Quan niệm hơi thở là sự sống rất quen thuộc đối với người xưa trong sách Thánh. Họ coi hơi thở có 3 khía cạnh: bởi Thiên Chúa (St 2,7), được Thiên Chúa duy trì trong con người từng giây phút (G 12,10), Thiên Chúa rút lại là con người chết ngay (G 34,14-15; Tv 104,29-30). Điều này làm nổi bật việc con người lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa.
- Quan niệm Do thái xưa không phân biệt linh hồn tự tồn và thân xác bất động như quan niệm Hy-lạp. Người sống, thì nói là linh hồn sống; người chết, thì nói linh hồn chết. Hơn nữa, họ cũng quan niệm linh hồn ở trong máu (Lv 17,10tt) hoặc đồng hoá linh hồn với máu (Lv 17,14). Vậy linh hồn chính là người sống.
- Việc đặt người nữ được tạo dựng ở sau việc tạo dựng người nam, tác giả muốn chuẩn bị cho câu truyện sa ngã được nói ở chương 3 liền sau, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính.
- Vườn “Ê-đen” có nghĩa là “thảo nguyên”, nhưng từ Híp-ri này có gốc từ tiếng Su-me có nghĩa gợi lên sự vui sướng. Ở đây, Ê-đen trở thành tên riêng chỉ một miền nào đó về phía Đông (đối với người Pa-lét-tin), một nơi bên kia sông Gio-đan.
- “Sườn” trong tiếng Su-me cổ xưa còn có nghĩa là sự sống, “xương sườn” theo quan niệm người Tây Á nói lên sự thân mật. Tác giả ngụ ý bản tính và phẩm giá của người nam và người nữ thì như nhau. Ý định của Thiên Chúa ngay từ đầu là dựng nên loài người cả nam lẫn nữ, nhưng kiểu nói Thiên Chúa suy tính và quyết định dựng nên người nữ làm bạn trợ tá cho người nam chỉ là lối viết hoa mỹ và nhân cách hoá.
- Kiểu nói: “Đây là xương bởi …” là kiểu nói thông thường trong sách Thánh để chỉ tình họ hàng ruột thịt (St 29,14; Tl 9,2; 2Sm 5,1; …).
- Kiểu nói “trần truồng” ám chỉ con người bên trong và bên ngoài không có một xáo trộn nào, hoàn toàn quân bình, vì con người còn thân hữu với Thiên Chúa.
- Cây biết lành biết dữ: đây là thành ngữ của người Do thái nói đến một hành động biết (chứ không phải việc hiểu như lý trí chúng ta quan niệm) phân biệt lành và dữ. Kiểu nói “ngày nào ngươi phạm tội, ngươi sẽ phải chết” không ám chỉ nghĩa tiêu cực, nhưng chỉ muốn nói: để tránh tội lỗi, người ta phải làm việc lành.
3. Con người sa ngã (3 – 4)
3.1. Cám dỗ và sa ngã
Con người được Thiên Chúa dựng nên cho hưởng mọi đặc ân, nhưng con người đã không giữ được những đặc ân đó mãi cho mình. Họ đã nghe con rắn[17] mà phạm tội nghịch với Thiên Chúa. Con rắn đã đánh đúng chỗ yếu nhất của con người để lừa đảo người đàn bà bằng cách bôi nhọ Thiên Chúa. Nó không giục bà ăn trái cấm, nó chỉ quả quyết dứt khoát rằng không có một hình phạt nào như thế. Lời răn đe lành mạnh của Thiên Chúa, nó biến thành một lời nói dối, đồng thời ngụ ý rằng Thiên Chúa muốn độc chiếm sự hiểu biết, chứ chẳng thương yêu gì con người. Nó tìm cách gợi lên trong người phụ nữ tham vọng biết, nhưng trước tiên, phải gieo vào lòng bà sự ngờ vực về sự chân thật và lòng nhân hậu của Thiên Chúa, đồng thời gây tin tưởng mạnh mẽ vào sự hiểu biết của chính nó.
Trong khi đó, mắt người phụ nữ vẫn không rời những trái cây thật là hấp dẫn. Người đàn bà đã hành động một cách hoàn toàn tỉnh táo và tự do. Trước khi quyết định, bà đã cân nhắc kỹ nguyên nhân và hậu quả, bên hơn bên thiệt của hành động. Kết cuộc, bà đã tin con Rắn hơn là tin Thiên Chúa. Bà đã hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó cùng ăn với mình.
3.2. Hậu quả của tội
Bây giờ mắt hai người mở ra... Nhưng mỉa mai thay: thay vì... nên như những vị thần biết điều thiện điều ác, thì ông bà thấy mình trần truồng. Phản bội Thiên Chúa, lương tâm con người bị lột trần trước mặt Người. Những gì là cao quý, tốt đẹp trước đó, giờ đây không còn nữa. Việc con người ý thức mình trần truồng đã lộ ra sự xáo trộn do tội du nhập vào thế giới tạo thành vốn rất hài hòa từ thuở ban đầu. Lương tâm con người bị lột trần vì đã phản bội Thiên Chúa. Tình dục nổi loạn làm con người tự thẹn với chính mình và với tha nhân. Hai ông bà phải kết lá vả làm khố che thân. Sự trần trụi ở đây tiêu biểu cho tất cả sự mất mát vật chất cũng như tinh thần. Cái mất lớn lao nhất là mất tình thân hữu với Đấng Tạo Hóa. Từ đây, con người bị giày vò bởi một sự lo sợ không cùng, không phải chỉ vì Thiên Chúa là Đấng chí công, nhưng còn vì Người là Đấng chí thánh. Tất cả những điều ấy được tác giả diễn tả, thật khéo léo nhưng cũng không kém tàn bạo, trong một trình thuật đầy tính nhân cách hóa. Với những hình ảnh thật chính xác và ăn khớp với nhau, câu truyện cho thấy những hậu quả thảm khốc từ khi con người phản bội lời Chúa: thấy mình trần trụi, con người tránh xa nhau và lìa xa Thiên Chúa nữa. Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi... Với những từ này, phải chăng tác giả muốn gợi lại môi trường sự sống, nơi Thiên Chúa đã gặp gỡ con người trước đây để thông cho con người chính hơi thở của Người, nhờ đó con ngưỡi được sống và làm chủ muôn loài. Giờ đây thì con người đã tự ý lìa xa môi trường ấy.
3.3. Thiên Chúa xét xử kẻ có tội
Thiên Chúa bắt đầu hỏi tội từ người đàn ông, rồi đến người đàn bà và sau cùng mới đến con Rắn. Bị Thiên Chúa tra hỏi, ông A-đam dựa vào sự bất xứng của mình để chữa tội, chứ không tự thú, cũng chẳng xin được thứ tha. Khi bị cật vấn thêm nữa, ông lại đổ trách nhiệm cho người vợ. Ông còn ngụ ý rằng chính tại Thiên Chúa đã ban bà E-và cho ông, nên mới nên nông nỗi như thế! Đến lượt bà, bà nhận lỗi, nhưng cũng lại quy trách nhiệm cho con Rắn. Với con Rắn, Thiên Chúa không hỏi tội nó, vì vốn nó đã gian ác và xảo quyệt rồi.
Chúng ta biết rằng, hình ảnh con rắn là biểu tượng của vị thần Rắn mà người Canaan và các dân ngoại tôn thờ. Người Do thái coi con rắn như kẻ thù của con người và sau này văn kiện J gọi là Xatan và đồng hoá với thiên thần dữ.
Thiên Chúa nguyền rủa và lên án con Rắn, nhưng đồng thời hé mở cho loài người một tia hy vọng le lói cho con người: “…. Dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ rình cắn vào gót nó”(3,15). Như vậy, ta thấy Thiên Chúa không bỏ rơi con người. Chính Người là thợ gốm nhào nặn ra con người và hơn thế nữa Thiên Chúa còn hứa ban ơn cứu độ cho họ. Cử chỉ nhân hoá này nói lên lòng thương xót ân cần của Thiên Chúa, không bỏ rơi những kẻ đã xúc phạm đến Người. Tuy nhiên, Thiên Chúa thánh thiện không thể để cho hai ông bà tiếp tục hưởng những hồng ân như trước nữa. Thiên Chúa quyết định đuổi ông bà ra khỏi vườn địa đàng: “Đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh...”. Như vậy từ đây con người vĩnh viễn mất ơn bất tử Thiên Chúa đã ban.
4. Gia phả trong sách Sáng thế (từ Ađam đến Nôe 4 - 5,23)
4.1. Dòng dõi ông Ca-in (4, 17-26)
Bị lên án, Ca-in[18] vẫn phát triển và đạt được những tiến bộ lớn về vật chất. Anh xây thành và lấy tên con mình là Kha-nốc mà đặt tên cho thành. Sau đó con cháu Ca-in bắt đầu sinh sôi và gia tăng lên nhiều, đồng thời nếp sống của họ ngày một văn minh hơn. Ba người con của ông La-méc tiêu biểu cho ba nghề khác nhau: ở lều và chăn nuôi (Gia-van), thổi sáo và chơi đàn (Giu-van), thợ rèn đồng và sắt (Tu-van Ca-in). Xét về mặt luân lý và tôn giáo, trình thuật cũng cho thấy dòng dõi Ca-in sa sút rõ ràng. Thực tế họ trở thành những kẻ chối bỏ Thiên Chúa. La-méc lấy hai vợ, mở màn cho thói đa thê. A-ben, kẻ tôn thờ Thiên Chúa, cũng phải có người nối tiếp. Vì thế, Thiên Chúa lại ban cho hai ông bà A-đam/E-và một người con nữa, và bà mẹ đặt tên cho là Sết[19], có nghĩa là sắp đặt-trao ban.
Gia phả của Cain như sau [St 4,17-22 (J)]:
1. A-đam (´ädäm) sống 930 năm
2. Ca-in (qaºyin) 912 năm
3. Kha-nốc (Hánôk) 905 năm
4. I-rát (`îräd) 910 năm
5. Mơ-khu-gia-ên (müHû|yä´ël) 895 năm
6. Mơ-thu-sa-ên (mütûºšä´ël) 962 năm
7. La-méc (läºmek) 365 năm
8. Gia-van (yäbäl) 969 năm
9. Giu-van (yûbäl) 777 năm
10. Tu-van Ca-in (Tûºbal qaºyin) 950 năm
Qua gia phả này, tác giả Pauline muốn chúng ta lưu ý đến thời gian sống lâu của các tổ phụ. Điều này tác giả không muốn nói các tác giả sống lâu như vậy trong những ngày đầu tiên của lịch sử, nhưng muốn trình bày một khoảng cách phân tách thế giới kinh nghiệm của chúng ta khỏi thế giới của chính câu chuyện. Truyền thuyết về việc sống lâu đã được thế giới cổ xưa sử dụng rộng rãi nhằm nói lên tính ưu việt (superiority) của những thời gian đầu tiên. Truyền thuyết này, chẳng hạn, được áp dụng để nói về tên tuổi và thời gian sống của các vua Sumê ở Cận đông trước lụt Hồng thuỷ như sau:
1. Alulim sống 28000 năm 2. Alalgar 36000 năm 3. Enmenluanna 43200 năm 4. Enmengalanna 28800 năm 5. Dumuzi sống 36000 năm 6. Ensipazianna 28800 năm 7. Enmenduranna 21000 năm 8. Ubartutu 18600 năm |
4.2. Gia phả các tổ phụ (ông Sết) (5,1-32)
Chương năm là gia phả của dòng họ ông Sết cho tới đại Hồng thủy. Tất cả có mười đời với các nhân vật đều mang tên Do–thái. Tuổi của mỗi tổ phụ được ghi đều đặn như sau: bao nhiêu tuổi khi sinh đứa con đầu lòng, sau đó sống được bao nhiêu năm nữa, cuối cùng tổng cộng tuổi đời được bao nhiêu trước khi chết. Riêng về ông Kha-nốc, tác giả nói là ông đi với Thiên Chúa (5, 22), nghĩa là ông sống thân mật với Thiên Chúa (như ông Nô-e 6, 9), nên Người đã đem ông đi (5, 24). Ngoài ra, so với các tổ phụ khác trước Hồng thủy thì đời ông ngắn nhất. Sau này, ngôn sứ Ê-li-a cũng sẽ được đưa đi như vậy (2 V 14, 8).
Sau Hồng thủy, thánh ký lại kể gia phả của dòng họ Sêm (11,10-32) theo cùng một khuôn khổ như trên và cũng gồm tất cả mười đời, chỉ khác là không nói tới tổng số năm cả đời của mỗi vị, và không nhắc đến cái chết. Điều đáng để ý là tuổi của các tổ phụ sau Hồng thủy giảm hẳn so với các vị trước Hồng thủy[20] . Trong bảng thống kê dưới đây cột I ghi năm tổ phụ sinh con nối dòng, cột II số năm còn sống thêm, cột III tổng số năm cả đời.
Bản Híp-ri |
Tên tổ phụ [St 5,1-32 (P)] |
Bản LXX |
||||
I |
II |
III |
Trước Hồng thủy |
I |
II |
III |
130 |
800 |
930 |
1. A-đam (´ädäm) |
230 |
700 |
930 |
105 |
807 |
912 |
2. Sết (šët) |
205 |
707 |
912 |
90 |
815 |
905 |
3. Enốt (´énôš) |
190 |
715 |
905 |
70 |
840 |
910 |
4. Kê-nan (qênän) |
170 |
740 |
910 |
65 |
830 |
895 |
5. Ma-ha-lan-ên (ma|hálal´ël) |
165 |
730 |
895 |
162 |
800 |
962 |
6. Gie-rét (yäºred) |
162 |
800 |
962 |
65 |
300 |
365 |
7. Kha-nốc (Hánôk) |
165 |
200 |
365 |
187 |
782 |
969 |
8. Ma-thu-se-lác (mütûšäºlaH) |
187 |
782 |
969 |
182 |
595 |
777 |
9. La-méc (läºmek) |
188 |
585 |
773 |
500 |
450 |
950 |
10. Nô-e (nöªH) |
500 |
450 |
950 |
Mục đích của việc kê khai là để xác định thành viên của một chi tộc, được thừa hưởng những quyền lợi, cũng như có những nghĩa vụ trong chi tộc ấy. Trong các gia phả này, thường thường người ta rút bớt đi những tên ở giữa không cần thiết nữa, hoặc để cho gọn, dễ nhớ, hoặc vì muốn giữ đủ số nào đó theo nghĩa tượng trưng. Do đó, có khi kiểu nói người nọ sinh ra người kia, ông này là con ông nọ không được hiểu sát nghĩa về cha-con ruột, nhưng về một liên hệ nào đó mà thôi, có khi liên hệ xa xôi, hay chỉ là liên hệ pháp lý.
Chúng ta cũng thấy được hai bản gia phả của dòng họ Cain (St 4,17-22) và dòng họ Sết (St 5,1-32) có sự tương đương nhau giữa hai trường phái J và P:
St 4,17-22 (J) |
St 5,1-32 (P) |
Thời gian sống |
1. A-đam (´ädäm) 2. Ca-in (qaºyin) 3. Kha-nốc (Hánôk) 4. I-rát (`îräd) 5. Mơ-khu-gia-ên (müHû|yä´ël) 6. Mơ-thu-sa-ên (mütûºšä´ël) 7. La-méc (läºmek) 8. Gia-van (yäbäl) 9. Giu-van (yûbäl) 10. Tu-van Ca-in (Tûºbal qaºyin) |
1. A-đam (´ädäm) 2. Sết (šët) 3. Enốt (´énôš) 4. Kê-nan (qênän) 5. Ma-ha-lan-ên (ma|hálal´ël) 6. Gie-rét (yäºred) 7. Kha-nốc (Hánôk) 8. Ma-thu-se-lác (mütûšäºlaH) 9. La-méc (läºmek) 10. Nô-e (nöªH) |
930 năm 912 năm 905 năm 910 năm 895 năm 962 năm 365 năm 969 năm 777 năm 950 năm |
Bảy tên gọi đầu trong gia phả thuộc J rất giống với bảy tên gọi trong gia phả thuộc P, nhưng điều tác giả muốn độc giả lưu tâm là thời gian sống của các tổ phụ mà thôi.
1. A-đam (´ädäm) = 1. A-đam (´ädäm) ;
2. Ca-in (qaºyin) = 4. Kê-nan (qênän)
3. Kha-nốc (Hánôk) = 7. Kha-nốc (Hánôk)
4. I-rát (`îräd) = 6. Gie-rét (yäºred)
5. Mơ-khu-gia-ên (müHû|yä´ël) = 5. Ma-ha-lan-ên (ma|hálal´ël)
6. Mơ-thu-sa-ên (mütûºšä´ël) = 8. Ma-thu-se-lác (mütûšäºlaH)
7. La-méc (läºmek) = 9. La-méc (läºmek)
5. Con trai Thiên Chúa và con gái loài người (6,1-4)
Câu chuyện thuộc văn chương J và làm nên lý do cho câu chuyện lụt Hồng thuỷ sắp đến. Về nguồn gốc, câu chuyện muốn giải thích tại sao có những người khổng lồ vào những ngày xa xưa. Niềm tin cổ thời này xuất hiện trong Đnl 2,20 và 3,11. Văn kiện J cho rằng việc xuất hiện những người khổng lồ này là do tội gây ra trong thế giới.
Trước kia, các học giả Do-thái cũng như Ki-tô giáo, trong ba thế kỷ đầu, đã coi các con trai của Thiên Chúa là các thiên thần, như có thể thấy ở những chỗ như G 1,6; 2,1; 38,7; v.v. và bản Hy-lạp LXX đã dịch rõ như vậy. Ngày xưa vua chúa cũng được coi là con Thiên Chúa (x. 2 Sm 7,14; Tv 2,7; 89,27) mà quyền lực được biểu lộ cách đăïc biệt qua các cuộc hôn nhân, và thường thường sự sa đọa của các ông hoàng này là do những cuộc hôn nhân như thế (vd. Sa-lô-mon). Nhưng rồi từ thế kỷ IV trở đi, vì các thiên thần là những bậc thần thiêng, nên người ta đã giải thích các con trai Thiên Chúa trong câu truyện như là dòng dõi ông Sết, còn con gái loài người là dòng dõi Ca-in. Quả thật, trong Sách Thánh con trai Thiên Chúa cũng chỉ những tín hữu sống thân mật với Người (x. Tv 73,15; Kn 2,13-18).
Về con gái loài người, các thành của người Ca-na-an xưa đôi khi được gọi bằng danh xưng này, với ý nghĩa là vợ của các thần địa phương (x. thêm Ed 16 và 23).
6. Nô ê và lụt hồng thủy (6 – 9)
Cả hai trình thuật J và P đều nói đến lụt Hồng thuỷ. P đã xây dựng thuật truyện dựa trên J để nối kết hợp lý lời chúc phúc của Thiên Chúa được canh tân và được ban cho nhân loại trong St 9 với lời chúc phúc trong St 1,29 được ban cho Ápraham.
Ta cũng thấy có 2 trình thuật về lụt Hồng thuỷ (St 6,13 và 7,4), 2 lời hứa không bao giờ có lụt lội nữa (St 8,21 và 9,15). Điều quan trọng là hai trình thuật muốn trình bày về một Thiên Chúa nhân hậu đầy lòng thương xót bất kể con người phản bội. Những người Ítraen cổ xưa và các dân lân bang cũng tin có một trận lụt phá huỷ trái đất. Nhưng dân Ítraen hiểu rằng câu chuyện về ông Nôe không mang tính lịch sử bình thường: nó là một bài học tôn giáo được kể theo ngôn ngữ huyền thoại nhằm nói về một Thiên Chúa luôn thương xót và thực hiện lời hứa vượt quá những nguy hại xảy đến cho con người.[21]
Năm 1872, anh hùng ca Gilgamesh[22] (Epic of Gilgamesh) của người Babilon đã được tìm thấy và trở thành nền tảng cho việc hiểu các trình thuật về lụt Hồng thuỷ trong sách Sáng thế, vì cũng nói đến câu chuyện lụt trong khoảng thời gian 2000 – 1000 BC. Người Sumê ở vùng Mêsôpotamia cũng nói đến câu chuyện này khoảng năm 2000 BC. Chúng ta có thể đối chiếu hai câu chuyện lụt trong St 6 – 9 và Anh hùng ca Gilgamesh.
St 6 – 9 |
Anh hùng ca Gilgamesh (Gilgamesh Epic) |
YHWH dự tính huỷ diệt con người vì họ tội lỗi |
Các thần dự tính huỷ diệt con người vì họ lầm đường lạc lối |
YHWH ra lệnh ông Nôe đóng tàu (ark) và lấy nhựa đen ma trám tàu |
Thần Ea ra lệnh cho Utnapishtim đóng thuyền (boat) và lấy nhựa đen mà trám |
Từng loại động vật và cả gia đình Nôe vào tàu |
Từng loại động vật và thợ thủ công bị giết đều được cứu, kể cả gia đình Utnapishtim |
Lụt đến và tiêu diệt mọi sự trên mặt đất |
Lụt đến và tiêu diệt mọi sự trên mặt đất |
Nước cạn dần và Nôe thả một con quạ và một con bồ câu ra |
Nước cạn từ từ và Utnapishtim thả một con bồ câu, một chim sẻ và một con quạ ra |
Tàu nằm trên đỉnh núi Ararat |
Thuyền nằm trên đỉnh núi Nisir |
Nôe lập bàn thờ dâng lễ toàn thiêu kính YHWH |
Utnapishtim lập bàn thờ dâng lễ toàn thiêu kính các thần |
YHWH ngửi mùi thơm ngon |
Các thần ngửi mùi thơm ngon |
YHWH không nguyền rủa đất đai nữa và hứa không bao giờ giáng phạt lụt lội nữa |
Enlil hoà giải với Utnapishtim và hối hận vì đã hấp tấp quyết định tiêu diệt trái đất |
YHWH chúc phúc cho Nôe và con cái ông để sinh sôi nảy nở đầy mặt đất |
Enlil chúc phúc cho Utnapishtim và vợ ông được bất tử |
Người Babilon tin rằng có một sự căng thẳng bí nhiệm giữa các thần và con người vốn hay chọc giận các thần và khuấy động sự an bình của các thần. Họ cảm thấy điều gì các thần muốn và điều gì làm hài lòng các thần. Trái lại, Ítraen xác tín có một Thiên Chúa bất biến, luôn trung tín, công bình và hằng yêu thương mọi thọ tạo Người đã làm ra. Người chỉ trách phạt những kẻ gian ác, nhưng mau tha thứ. Cả hai bản văn trên đều nói đến mối liên hệ của con người với thần thánh, nhưng Ítraen chối bỏ mọi ý nghĩ về một vị thần hay buồn rầu hờn tủi, để tuyên xưng một Thiên Chúa luôn thực hiện ý định, hướng dẫn và chúc phúc cho con người.
7. Các dân trên thế giới (10)
Sáng thế chương 10 liệt kê các dân trên mặt đất sau Hồng thủy. Do đó, lịch sử nhân loại tiếp tục được diễn tiến trên gia đình ông Nô-ê và các con của ông. Vì thế, các quốc gia trên thế giới được chia cho các con ông No-ê là Sêm, Kham và Gia-phét. Những quốc gia này được chia thành 3 nhóm chính thuộc vùng địa lý của dân tộc Do thái:
- Dòng họ Sêm: gồm dân Aram, Assyri, Ảrập và toàn dân Sê-mít ở phía Đông.
- Dòng họ Kham: gồm những dân Sê-mít phía Tây: dân Ca-na-an và các dân Bắc Phi (Ai cập, Liban và Sudan).
- Dòng họ Gia-phét: gồm những dân phía Nam không thuộc Sêmít và người Aegean (Hy lạp, Hít-tít và các dân đảo Cyprus).
Có tất cả là bảy mươi quốc gia. Bảy mươi quốc gia là con số biểu tượng để mô tả các quốc gia trên thế giới. Các soạn giả thuộc nhóm Tư tế sau này thêm vào (10,1-7) danh sách các quốc gia cổ xưa đã được Gia-vít nói đến. Mục đích của nhóm Tư tế muốn cho thấy Thiên Chúa thực thi lời hứa sau Hồng thuỷ và cho sinh sôi và hoàn trọn hơn trước đó.[23]
Lịch sử nhân loại được tiếp nối trong thời gian và trải dài trong không gian cho tới thời các con ông Nô-ê là Sêm, Kham và Gia-phét, những người sống sót sau Hồng thuỷ, được nhận lại lời chúc phúc (9,1-7) là một sự thực. “Phả hệ” này ghi dấu sự tác động của lời chúc phúc trong toàn bộ Kinh thánh. Các dân tộc thuộc về dòng dõi con cái loài người. Các tổ phụ sau Hồng thuỷ được nối kết với các tổ phụ trước trước đó (x. 5,32) và bắt nguồn từ những con cái loài người trong lần tạo dựng đầu tiên (x. 1,27; 5,1-5; 10,1b; 32b).
Các tác giả thuộc trường phái Tư tế đưa vào Tôleêdot con cháu của các con ông Nô-ê. Các con của Gia-phét (cc. 2-4) thuộc các dân tộc ở phía Bắc; ông Kham (cc. 6-7) thuộc các dân tộc ở phía Nam và ông Sêm (cc.22-23) thuộc các dân tộc ở phía Đông. Các quốc gia và các dân tộc này được phân chia cho “mỗi người (Gia-phét, Kham và Sêm) có đất riêng tuỳ theo tiếng nói, dòng họ và dân tộc của mình” (cc. 5.20.21). Chỉ có Gia-phét, Kham và Sêm có tên riêng, còn lại mang tên của các dân tộc, các quốc gia và các tôn giáo, cho dầu có các tên Ác-pắc-sát, Se-lác, Ê-ve và Pe-lác (c. 24) xuất hiện như những tên riêng trong chương 11, 10-15. Thế giới được biết đến lúc bấy giờ là Ít-ra-en trong thời của Sa-lô-môn (giữa thế kỷ X tcn). Tác giả sử dụng trung gian và dạng thức gia phả để trình bày nguồn gốc và cách phân bố các dân tộc. Điều này cho thấy sự hiện diện của nhân loại như một gia đình.[24]
Cấu trúc của chương 10 được chia làm ba phần và mỗi phần được trình bày ứng với một người con của ông No-ê. Cách hành văn cũng giống nhau ở mỗi phần mở và phần kết : “Các con của ông X là...”; “Đó là các con ông X, theo dòng họ, tiếng nói, theo đất nước, dân tộc của họ”. (cc. 2, 6, 20, 22, 31). Các hành văn của phần kết khi nói về ông Gia-phét hơi khác, vì không nhắc tới các con của ông Gia-phét và cũng không xếp đặt trật tự của các quốc gia, ngôn ngữ, dân tộc.
8. Tháp Baben (11,1-9)
Câu chuyện có nguồn gốc ở Đông Mêsôpotamia và chắc chắn được đưa vàp Paléttin. “Babel” là một từ Do thái chỉ tên thành phố Babilon và Sennaar và cũng là tên chỉ nước Babilon và Nam Mêsôpotamia. Toà nhà được gọi là “tháp” chính là cấu trúc đặc biệt của người Mêsôpotamia và được gọi là “ziggurat” (một toà xây theo bậc có tháp cao nhất so với các toà nhà khác trong từng thành phố). Đằng sau câu chuyện tháp Babel có lẽ là một biến cố lịch sử thật sự, nhưng mọi nỗ lực để khám phá sâu xa hơn thì cũng chưa có kết quả gì. Babilon có một “ziggurat”, nhưng không có một sự ghi nhận nào về việc xây cất bị sụp đổ hay bị ngưng lại được để lại cả. Thành phố trong câu chuyện được gọi là là Babel vì trong tâm tưởng người Do thái: Babilon là thành phố cổ xưa nhất trên thế giới này.[25]
Việc cho rằng lúc đầu toàn thế giới có một ngôn ngữ và một tiếng nói, nhưng Thiên Chúa đã phá tan kế hoạch của những người xây tháp và làm cho họ bất đồng về ngôn ngữ. Lối hiểu này trong câu chuyện là do từ Balal (nghĩa là lộn xộn) đọc lên nghe như âm từ Babel, điều này cho thấy một khoa “từ nguyên học dân gian” (folk etymology).
Tác giả không sử dụng truyện để dạy chúng ta về nguồn gốc các ngôn ngữ, vì trong chương 10,5.20.31, tác giả đã nói đến việc có nhiều ngôn ngữ và nhiều quốc gia trên thế giới rồi. Nhưng tác giả muốn cho thấy Nhân loại vẫn tiếp tục kiêu ngạo và nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Tôn thờ ngẫu tượng và chống lại Thiên Chúa bằng cách xây tháp cao, có khi lên đến hai trăm, mà những người Babilon đã xây, để tôn thờ các thần của họ. Văn kiện Gia-vít cho thấy Thiên Chúa đã phạt nhân loại vì tội kiêu ngạo. Các dân tộc bị phân tán và xuất hiện nhiều ngôn ngữ khác biệt nhau, mà không bao giờ có một sự thống nhất, vì con người đã thách thức Thiên Chúa. Sự mỉa mai của câu chuyện tháp Ba-ben cho thấy, trong khi con người nghĩ rằng sẽ xây một ngọn tháp vĩ đại, thì Thiên Chúa cho thấy đó chỉ là điều tầm thường và nó sẽ sụp đổ.[26]
Câu chuyện “Tháp Babel” làm nên sự thống nhất của các nguồn Kinh thánh. Câu chuyện có một cấu trúc mạch lạc : “Thuở ấy, (trên trái đất) mọi người đều nói một thứ tiếng và dùng những từ như nhau …”(c. 1) và “Đức Chúa đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên trái đất … (c. 9). Bản văn cho thấy có sự khởi đầu và kết thúc. Cụm từ một ngôn ngữ xuất hiện năm lần trong các câu 1,6,7 (2 lần) và 9; cụm từ toàn trái đất nhắc tới bốn lần trong các câu 1,4,8,9. Cụm từ trên toàn mặt đất xuất hiện ba lần trong các câu 4,8,9. Câu chuyện một lần nữa nhắc đến từ con cái loài người, những con người có sáng kiến (c. 5). Có ba điều riêng biệt và khác hẳn nhau trong những chủ đề này:
(1) việc xây dựng thành với một cái tháp;
(2) tính duy nhất và bất đồng của ngôn ngữ;
(3) việc phân tán của các dân tộc.
Nhưng trong những chủ đề này phải được đọc trong sự đồng nhất của câu chuyện như nó được đặt trong bản văn từ chương 1-11 của Sách Sáng thế.
H. Gunkel cho thấy sự kết nối giữa hai câu chuyện, câu chuyện thứ nhất có liên quan tới việc xây thành phố, đây là cách để nhân loại không bị phân tán (cc. 1, 3a, 41c, 6a, 7, 8b, 9a); câu chuyện thứ hai liên quan đến việc xây tháp, để nhân loại ghi danh mình trên mặt đất (cc. 2, 4b, 5, 6b, 8a, 9b). Nhiều người cho rằng đây là một câu chuyện huyền hoặc mang tính truy nguyên, nên đưa ra cách giải thích : (a) Nguồn gốc các ngôn ngữ; (b) sự phân tán các dân tộc trên thế giới; (c) Gốc tích tên và thành Ba-bi-lon; (d) Sự tích một cây tháp bên Ba-bi-lon bị bỏ dở hoặc đã đổ nát. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là một câu chuyện tiêu biểu cho cả lịch sử nhân loại chống lại Thiên Chúa. Người ta toa rập với nhau để làm nên lịch sử mà không cần đến Thiên Chúa.[27]
Mặc dù câu chuyện thuộc cổ thời, nhưng nó xác định và đề cập tới các vùng địa lý, một vùng đồng bằng Si-na ở miền Nam lưỡng hà địa. Đây là sự hợp lý cho thấy không có sự song chiếu rõ ràng từ các tôn giáo của vùng này. Vì vậy, câu chuyện tách rời theo ba phương thức kể khác nhau như trên đã trình bày. Câu chuyện nhằm nói lên sự đồng nhất và phân tán lịch sử thế giới sau Hồng thuỷ. Cũng vậy, việc xây một cái tháp chọc trời mang văn phong của các miền ở Châu Phi, Ấn Độ và những nguồn lịch sử khác, bởi vì nó không nối kết với việc ngôn ngữ bất đồng.[28]
9. Danh sách các tổ phụ (từ No-ê đến Áp-ra-ham) (11,10-32)
Cuối 11 chương đầu của Sách Sáng thế tiếp tục cho chúng ta thấy danh sách gia phả mà các soạn giả thuộc văn kiện Tư tế đã trình bày trong chương 5. Văn kiện Tư tế móc nối từ các câu chuyện mang tính thần thoại tới câu chuyện mang tính lịch sử, bằng cách đưa ra danh sách các thế hệ từ ông No-ê tới lúc ông Áp-ra-ham được Thiên Chúa gọi.
Trong bảng thống kê dưới đây cột I ghi năm tổ phụ sinh con nối dòng, cột II số năm còn sống thêm, cột III tổng số năm cả đời.
Bản Híp-ri |
Tên tổ phụ [St 11,10-32 (P)] |
Bản LXX |
||||
I |
II |
III |
Sau Hồng thủy |
I |
II |
III |
100 |
500 |
600 |
Sêm (šëm) |
100 |
500 |
600 |
35 |
403 |
438 |
Ắc-pắc-sát (´arPakšäd ) |
135 |
430 |
565 |
30 |
403 |
433 |
Se-lác (šäºlaH) |
130 |
330 |
460 |
34 |
430 |
464 |
Ê-ve (`ëºber) |
134 |
370 |
504 |
30 |
209 |
239 |
Pe-léc (Päºleg) |
130 |
209 |
339 |
32 |
207 |
239 |
Rơ-u (rü`û) |
132 |
207 |
339 |
30 |
200 |
230 |
Xơ-rúc (Sürûg) |
130 |
200 |
330 |
29 |
119 |
148 |
Na-kho (näHôr) |
79 |
129 |
208 |
70 |
135 |
205 |
Te-ra (TäºraH) |
70 |
135 |
205 |
100 |
75 |
175 |
Áp-ram (´abräm) ([29] ) |
Về thần học, văn kiện Tư tế cho thấy Thiên Chúa hầu như ruồng bỏ toàn thể nhân loại sau sự kiện tháp Ba-ben và giới hạn việc chọn lựa của mình vào một con người và một dân tộc biết vâng lời và trung thành với Thiên Chúa, ngõ hầu nhờ đó, các dân tộc khác cũng được thừa hưởng lời chúc phúc. Vì vậy, bắt đầu từ ông Áp-ra-ham, Kinh thánh mới đề cập đến một dân và những nơi cụ thể. Khoa khảo cổ học ngày nay cho thấy nhiều tên được ghi trong Sách Sáng thế 11,27-32, có những liên hệ gần gũi với ông Áp-ra-ham, là tên của các thành gần Kha-ran ở vùng Lưỡng hà: Na-kho, Te-ra và Kha-ran. Đây là cách để diễn tả nguồn gốc của ông Áp-ra-ham khi ông ở trong vùng đó. Với sự khởi đầu mới này, chúng ta loại bỏ giai đoạn thần thoại và đi vào lịch sử thế giới của hai ngàn năm trước Đức Ki-tô, như là một cái gì đó lờ mờ, chắp vá và không rõ ràng lắm, nhưng vẫn đáng cho chúng ta quan tâm.
Sáng thế 11,10-26 theo văn kiện Tư tế là phần kế tiếp của gia phả ông Sêm, nhưng gia phả này không có sự liên tục như trong 5,1-32 đã trình bày, nhưng có mối liên hệ tới nguồn gốc nhân loại từ những cặp đầu tiên trong thời Hồng thuỷ. Bản văn cho thấy mối liên hệ của một dòng giống từ ông Ápraham ngược lên tới những người sống sót sau Hồng thuỷ. Bản gia phả trong chương 11,10-26 được trình bày tương tự như chương 5, nhưng có một vài sự khác biệt, nhưng không nhắc tới các tổ phụ và cũng không nói tới cái chết của họ (x. 5,5,8,11). Bản LXX nhắc tới cái chết ở cuối các câu 11, 13, 15, 17,19, 21, 23, 25, đồng thời thêm 100 tuổi vào số tuổi các tổ phụ trong các câu 12, 14, 16, 18, 20, 22.
Bản LXX còn cho thấy có 10 thế hệ từ ông Sêm tới ông Te-ra (chương 5 ghi từ Ađam tới No-ê), trong khi đó bản văn Ma-sô-rít[30] chỉ ghi có 9 thế hệ. Giả phả của ông No-ê kết thúc ở ba người con và từ đó nhân loại xuất hiện (5,32; 9,18-19). Dòng dõi của ông Sêm kết thúc nơi ông Áp-ram, Na-kho và Ha-ran và từ đó sinh ra các tổ phụ.
Theo văn kiện Tư tế, lời chúc lành trong ngày sáng tạo của Thiên Chúa đã được khôi phục cho ông Nô-ê và các con ông là những người sống sót sau Hồng thuỷ (9,1.7). Tổ tiên của Ít-ra-en trong Kinh thánh đã tồn tại lâu năm “khi còn ở bên kia Sông Cả, đã thờ các thần khác”(Gs 24,2). Và lời chúc lành của Thiên Chúa đã được thực hiện giữa họ.
10. Những điểm thần học chính yếu trong St 1 – 11[31]
10.1. Theo văn kiện P
Các chương thuộc P này cho chúng ta thấy một kế hoạch đã được hoạch định trước: Thiên Chúa mạc khải qua 4 giai đoạn: Sáng tạo, những giao ước khác nhau với Nôe, với Ápraham, và với Môsê.
- Trình thuật P về sáng tạo không phải là một nghiên cứu khoa học về nguồn gốc vũ trụ và con người. Nó chỉ muốn khẳng định cách đơn giản rằng: sự hiện hữu và ý nghĩa của mọi loài là xuất phát từ Thiên Chúa.
- Con người được sáng tạo giống hình ảnh Thiên Chúa và được cai quản muôn loài.
- Trình thuật P tự hạn định việc thiết lập ngày Sabát: Thiên Chúa nghỉ ngơi khi hoàn thành việc tạo dựng. Con người phải giữ luật ngày này. Ngày Sabát này có một ý nghĩa thâm sâu: giữa công trình của Đấng Sáng Tạo và chính Đấng Sáng Tạo có một mối tương quan chặt chẽ với nhau.
- Việc thiết lập ngày Sabát này dẫn đến lời mời gọi và chọn một dân Ítraen. Các gia phả cho thấy lời mời gọi và chọn lựa được thực hiện thế nào. Tác giả đi từ trình thuật tạo dựng chuyển sang giai đoạn 3 của kế hoạch Thiên Chúa: thiết lập giao ước với Nôe.
- Việc giảm thiểu thời gian sống của con người có liên hệ đến sự tiến triển sự ác, trái lại cuộc sống lâu dài lại nói lên lời chúc phúc của Thiên Chúa (Pr 10,27) và ân huệ của thời Mêsia (Is 65,20).
- Theo P, lụt lội là hệ quả của tội lỗi con người (la corruption des hommes). Chỉ có Nôe được nhìn nhận là công chính.
- P còn đạt đến đỉnh điểm khi nói về giao ước giữa Thiên Chúa và Nôe, và lời hứa từ nay Thiên Chúa không giáng phạt trái đất nữa. Một đặc ân mới xuất hiện: từ đây con người có thể ăn thịt động vật, miễn là đừng giết hại phạm đến luật. Vì máu nói lên sự sống đã được Thiên Chúa ấn định, con người chỉ được giết hại thú vật làm lễ toàn thiêu dâng kính Thiên Chúa theo thể chế tôn giáo (St 9,1-5). Lại nữa, con người không được giết hại nhau vì là hình ảnh Thiên Chúa (9,6): con người là vật cầm cố của giao ước được niêm ấn giữa Thiên Chúa và chính con người (9,8-17).
- Giao ước này liên quan đến toàn nhân loại. Qua trình thuật về gia phả (11,10-32), P nói đến một người bao trùm cả giai đoạn thứ ba là Ápraham.
10.2. Theo văn kiện J
- J nói đến những quan hệ giữa Thiên Chúa và dân người không bị trói buộc mà là mở ra từ lịch sử của một dân tộc đến lịch sử của toàn nhân loại. Văn kiện này cho thấy, một mặt tội lỗi xuất hiện là do sự ác và sa ngã (dépravation) đã len lỏi nơi con người; mặt khác trước sự sa ngã tội lỗi của con người, Thiên Chúa lại tỏ ra là đấng rất mực yêu thương.
- Các câu đầu trong 2,4b-6 không chỉ là lời giới thiệu vì mối quan tâm của tác giả là tập trung vào con người và việc tạo dựng: Thiên Chúa sáng tạo nên con người có nam có nữ, bình đẳng và hỗ trợ nhau: hiệp nhất với nhau trong hôn nhân. Con người được đặt tên cho muôn vật là có quyền bá chủ trên muôn vật.
- Con người hiện hữu không chỉ lệ thuộc vào Thiên Chúa và có tương quan với nhau, mà còn phải chiến đấu với sự dữ mà biểu tượng là con rắn luôn tìm cách phản loạn chống lại Đấng Tạo Hoá.
- Từ đây tội lỗi đã xâm nhập trần gian do hai nguyên tổ đầu tiên: con người luôn bị cám dỗ không muốn làm con người, nhưng muốn trở thành Thiên Chúa. Con người luôn đổ lỗi cho nhau (3,12): con người bị trục xuất khỏi vườn (bị tội lỗi thống trị và đánh mất sự sống bất tử – phải đau khổ và phải chết). Hậu quả này không do Thiên Chúa mà do chính tội con người gây ra.
- Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người, nhưng Người đã hứa ban ơn cứu độ cho con người (3,15).
- Tội lỗi vẫn cứ lan tràn (6,1-4), và Thiên Chúa không còn kiên nhẫn, Người “thấy rằng trên mặt đất sự gian ác của con người quả là nhiều, và suốt ngày lòng nó chỉ toan tính những ý định xấu” (6,5). Người hối tiếc vì đã sáng tạo nên con người và muốn xoá sạch con người và muôn thú khỏi mặt đất (6,6-7). Nhưng lòng thương Thiên Chúa lại biểu tỏ khi thấy Nôe đẹp lòng Thiên Chúa (6,8).
- Con tàu của gia đình Nôe và những cặp thú kèm theo là một dấu chỉ cho thấy: Thiên Chúa muốn cứu độ số còn sót lại (Reste): cứu giúp họ trong một khởi đầu của lịch sử mới.
- Nhưng rồ con người vẫn tiếp tục chống lại Thiên Chúa, kiêu ngạo, tôn thờ ngẫu tượng qua hình ảnh xây tháp Baben (11,1-9). Chính vì vậy, Thiên Chúa “đã làm xáo trộn tiếng nói của mọi người trên mặt đất, và cũng từ chỗ đó, ĐỨC CHÚA đã phân tán họ ra khắp nơi trên mặt đất” (11,9).
- Nhưng Ápraham được kêu gọi làm người kết nối muôn dân nước đã bị phân tán lại, để nhờ ông “mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (12,1-3). Thiên Chúa đã chọn một người là Ápraham làm cha muôn dân nước, là kho báu của lời hứa cứu độ vô điều kiện mà Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Tóm lại, văn kiện P đã tạo hình cuối cùng cho trình thuật St 1 – 11 bằng cách phối hợp công thức : tội – phạt – cứu của văn kiện J thành một khung rộng lớn hơn về lời chúc phúc của Thiên Chúa đối với công trình tạo dựng của Người. Lịch sử thời sơ khai không tự đóng lại bằng một hình ảnh lu mờ của sự sa ngã không có thuốc chữa, mà trái lại lịch sử này mở ra mở trang sử mới: ân sủng cứu độ của Thiên Chúa. Lời hứa cứu độ được mở ra trong 12,1-3 bằng việc chọn một tổ phụ sẽ được hoàn trọn nơi người con của Ápraham, người con này sẽ đạp nát đầu con rắn và kéo toàn thể nhân loại lên cùng nó – Đức Giêsu Kitô (Ga 12,32).
-----------------------------
THƯ MỤC
1. Lawrence Boadt, Reading the Old Testament – An Introduction (New York: Paulist Press, 1984)
2. Joseph Blenkinsopp and John Challenor, Pentateuch (Chicago: ACTA Foundation, 1971)
3. John J. Scullion, SJ, Genesis – A Commentary for Students, Teachers, and Preachers (Minnesota: The Liturgical Press, 1992)
4. Bruce Vawter, CM, A path through Genesis (New York: Sheed and Ward, 1965)
5. Nguyễn Ngọc Rao, OP, Tìm hiểu ngũ thư (Học viện Đa Minh, 2005)
6. Vũ Phan Long, OFM, Bộ Ngũ thư – Nội dung và văn chương (Sài Gòn: Lời Chúa, 2004)
[1] L. Dufour, SJ, Điển ngữ Thần Học Kinh Thánh, Giáo Hoàng Học Viên Pio X Đàlạt chuyển ngữ (Paris: du Cerf, 1971) Tập III, 371.
[2] Cf. Lawrence Boadt, Reading the Old Testament – An Introduction (New York: Paulist Press, 1984) 110.
[3] Bruce Vawter, CM, A path through Genesis (New York: Sheed and Ward, 1965) 20.
[4] Ibid., 21-22.
[5] Ibid., 22
[6] Ibid., 23.
[7] Ibid., 27.
[8] Nguyễn Ngọc Rao, OP, Tìm hiểu ngũ thư (Sài Gòn: Học viện Đa Minh, 2005) 47.
[9] Lawrence Boadt, Op. cit., 110.
[10] John J. Scullion, SJ, Genesis – A Commentary for Students, Teachers, and Preachers (Minnesota: The Liturgical Press, 1992) 11.
[11] Enuma Elish là Anh hùng ca về tạo dựng của người Babilon ghi lại trận chiến lớn giữa các sức mạnh của Trật tự và các sức mạnh của Hỗn mang trong số các vị thần. Anh hùng ca này có nhiều chỗ tương tự với St 1.
[12] Viết tắt của “Ancient Near East Texts” (các bản văn Cận đông cổ xưa), các bản văn này có liên quan đến Cựu ước và được James Pritchard biên tập.
[13] Nguyễn Ngọc Rao, OP, Op. cit., 58.
[14] Bruce Vawter, CM, Op. cit., 51-52.
[15] Nguyễn Ngọc Rao, OP, Op. cit., 63.
[16] Bruce Vawter, CM, Op. cit., 53.
[17] Con rắn này cũng là một thọ tạo được Thiên Chúa dựng nên, nhưng nó không những có trí khôn, hiểu biết điều Thiên Chúa truyền, mà còn xảo quyệt nữa.
[18] Hai người con của Adam là Cain và Aben mang tên Do-thái, mẹ đặt cho theo phong tục mẫu hệ thời Do-thái cổ. Sách Thánh giải thích theo nghĩa bình dân, Ca-in do động từ qanah với nhiều nghĩa khác nhau: có được, sắm được, tạo dựng, sinh con. Tên A-ben không được giải thích, nhưng trong tiếng Híp-ri hebel có nghĩa là phù vân, hư vô, hơi nước, đại khái n đưa về gốclà cái gì mau tan. Các học giả chuyên môn lại muố của từ ngữ Su-me cổ thời: Ca-in là thợ rèn (tiếng Ả-rập hiện nay vẫn còn từ qain cùng một nghĩa), A-ben là con hoặc người thừa tự. Hai anh em bộc lộ tín ngưỡng của mình qua việc dâng lễ vật kính Thiên Chúa. Mặc dầu chọn A-ben, nhưng Thiên Chúa không bỏ mặc Ca-in, anh này không bị tiền định phải làm chuyện bất chính. Nhưng chính Cain đã giết Aben và Thiên Chúa cật vấn anh về tội giết người. Các yếu tố về câu chuyện này đã được vay mượn từ cuộc xung đột truyền thống giữa chủ nông trại và người chăn cừu. Tác giả J chỉ muốn phác thảo ngắn các chi tiết và thêm phần đối thoại giữa YHWH và Cain để khắc ghi niềm tin của Ítraen rằng tội lỗi của con người không chỉ làm cho Thiên Chúa giáng phạt mà còn làm cho Người thể hiện lòng thương xót tột cùng (X. Lawrence Boadt, Op. cit., 122).
[19] Ở đây, tác giả lập gia phả dòng họ ông Sết là có ý chứng minh rằng ông Nô-e là người chính thức được thừa hưởng những lời Thiên Chúa hứa với ông A-đam. Nhờ gia phả ông Sêm, chúng ta biết được ông Áp-ra-ham quản lý những lời Chúa hứa cho ông Sêm. Như vậy, cả hai gia phả đã nối liền tổ phụ dân Ít-ra-en với công cuộc Thiên Chúa tạo thành vũ trụ. Cả trước lẫn sau nạn Hồng thủy, chỉ vỏn vẹn có mười đời người. Hẳn thánh ký đã muốn rút gọn lại như vậy cho dễ nhớ, có nghĩa là những gia phả này chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà thôi.
[20] Bản Hy-lạp LXX khác biệt nhiều so với bản Híp-ri truyền thống, gọi là Ma-xo-rét (M), về số tuổi của các tổ phụ trước cũng như sau Hồng thủy
[21] Cf. Lawrence Boad, Op. cit., 124-126.
[22] Câu chuyện về một ông vua cổ xưa tên là Gilgamesh. Ông đi tìm sự bất tử nhưng không tìm được. Trên đường tìm kiếm sự bất tử, ông đã được Utnapishtim, người được các thần trao cho sứ mệnh đóng tàu và cứu vớt con người, kể cho nghe biết về câu chuyện lụt Hồng thuỷ khai nguyên. Có nhiều chi tiết song song với St 6 – 9, Nôe và tàu Nôe.
[23] Cf. Lawrence Boad, Op. cit., 128.
[24] John J. Scullion, SJ, Op. cit., 89.
[25] Cf. Bruce vawter C.M., Op. cit., 106-107.
[26] Lawrence Boadt, Op. cit., 128-129.
[27] Nguyễn Ngọc Rao, Op. cit., 128.
[28] Xc. Westerman, C. Genesis 1-11, Genesis 12-36, Genesis 37-50, trans. J.J. Scullion from German, (Minneapolis: Augsburb, 1984) 535-536.
[29] LXX và Lc 3,36 cũng ghi 10 tổ phụ, nhưng không kể Áp-ra-ham, vì sau Ắc-pắc-sát lại thêm Kê-nan. Ở đây, bản Híp-ri phải được coi là chính xác hơn.
[30] Truyền thống Masorah của những người Do thái, chuyên sưu tầm, sao chép và chú giải Kinh thánh Cựu ước bằng tiếng Híp-ri, sống sau thời Đức Giê-su, họ nổi tiếng về tính cẩn thận và về những chú giải liên quan đến tính chính xác của bản văn.
[31] Cf. Wilfrid Harrington, Nouvelle introduction à la Bible – Traduit de l’Anglais par Jacques Winandy (Paris: Éditions du Seuil, 1971) 295-303.