Fr. Joseph Nguyễn Hiển, OP.
Hôm nay ngày 4 tháng 12, đánh dấu 50 năm ngày Công đồng Vatican II công bố Hiến chế đầu tiên của Giáo Hội Sacrosanctum concilium về Phụng vụ (4/12/1963-4/12/2013). Nhân dịp này chúng ta thử tóm tắt một vài điểm quan trọng trong tiến trình cải cách phụng vụ của Công Đồng Vatican II.
I. TIẾN TRÌNH CẢI TỔ PHỤNG VỤ
1. Một quá trình dài chuẩn bị : phong trào phụng vụ trong lịch sử.
2. Những thần học gia tiêu biểu về phụng vụ
a/. Dom Prosper Gué: việc trở về nguồn của phụng vụ Roma.
b/. Dom Lambert Beauduin : việc cử hành phụng vụ là công việc của Cộng đoàn tụ họp.
c/. Dom Odon Casel và Romano Guardini : Phụng vụ là một mầu nhiệm, nó không thể đơn thuần là một tập hợp những cử chỉ đựơc thực hành.
3. Dười thời các Đức Giáo Hoàng
a/. Đức Giáo Hoàng Piô X : "Các tín hữu cần tham dự tích cực vào các mầu nhiệm thánh và vào lời cầu nguyện chung của Giáo hội" ( "Motu proprio Tra le collecitudini" năm 1903).
b/. Đức Giáo Hoàng Piô XI : Các tín hữu « không thể là những tham dự viên xa lạ và câm nín » trong các cử hành phụng vụ (Hiến chế "Divini cultus", năm 1928).
c/. Đức Giáo Hoàng Piô XII : Với Tông huấn Mediator Dei về phụng vụ năm 1947, Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong khi làm giảm bớt những căng thẳng liên quan đến các phong trào về phụng vụ, đã thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơn về thần học phụng vụ đang được thực hiện bởi những nhà phụng vụ và thần học. Bên cạnh đó, Đức Giáo Hoàng cũng thiết lập và điều chỉnh những hình thức cử hành phụng vụ : luật ăn chay, việc cử hành Tuần Thánh và tầm quan trọng của thánh nhạc trong phụng vụ.
II- NHỮNG TÀI LIỆU CHUẨN BỊ VÀ NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II
1. Tài liệu của Uỷ ban trù bị bao gồm những đề nghị :
a/. Khẳng định về việc tham dự cách tích cực của tín hữu vào phụng vụ
b/. Tìm hiểu cách kỹ càng và và thích ứng cách khôn ngoan giữa các nghi thức phụng vụ và sự đơn giản của nghi thức.
c/. Khẳng định sự hiện diện của Đức Kitô trong bí tích Thánh thể và trong Lời. Phụng vụ Lời Chúa cần được đón nhận trong một vị trí mới.
d/. Cần dánh giá xứng đáng về sự cần thiết của việc hội nhập phụng vụ vào nền văn hóa bản địa.
e/. Khẳng định vai trò đặc biệt của giám mục địa phương trong việc áp dụng những thay đổi cũng như việc thích nghi phụng vụ vào nền văn hóa bản địa.
2. Những thảo luận tại các công nghị
a/. Ba điều khó khăn : tiếng la tinh, việc rước lễ dưới hai hình (bánh và rượu) và việc đồng tế.
b/. Việc bỏ phiếu để tiến hành bàn thảo : (2162 thuận, 46 không thuận).
c/. Việc bỏ phiếu lần cuối ngày 4.12.1963 : (2147 thuận, 4 không thuận).
III. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA HIẾN CHẾ VỀ PHỤNG VỤ SACROSANCTUM CONCILIUM
a/. Phụng vụ là nguồn mạch và chóp đỉnh của những hoạt động của Hội thánh (SC n. 10).
b/. Phụng vụ là cử hành Màu nhiệm Vượt Qua (SC n. 2).
c/. Sự hiện diện của Đức Kitô trong phụng vụ, đảm bảo tính hiệu qủa của nghi thức (SC n. 7).
d/. Việc tham dự tích cực vào phụng vụ của mọi tín hữu : vừa là quyền, vừa trách nhiệm (SC nn. 7, 11, 14, 26, 28, 99-100).
e/. Vị trí của Lời Chúa trong cử hành phụng vụ (SC n. 24).
IV. ÁP DỤNG NHỮNG CẢI TỔ PHỤNG VỤ
1. Linh mục hướng mặt về cộng đoàn.
2. Tiếng la tinh và việc tham dự tích cực vào cử hành phụng vụ. Mặc dù tiếng la tinh vẫn được coi là ngôn ngữ đặc trưng của Giáo hội, nhưng tiếng bản địa từng bước được áp dụng tối đa trong những cử hành phụng vụ.
V. NHỮNG DẤU ẤN QUAN TRỌNG CỦA TIẾN TRÌNH CẢI TỔ PHỤNG VỤ
- 4.12.1963 : Công bố Hiến chế về Phụng vụ (Sacrosanctum concilium)
- 3.1.1964 : Một Ủy ban về áp dụng việc cải tổ phụng vụ được thiết lập (đứng đầu Uỷ ban là linh mục Bugnini, Tổng thư ký).
- 1964 : Thánh lễ được cử hành hướng về cộng đoàn tụ họp. Tiếng bản địa được dùng trong thánh lễ, trừ lời nguyện Thánh thể.
- 1965 : Đức Giáo hoàng cho phép sử dụng tiếng bản địa trong các lời nguyện tiền tụng (lời nguyện dẫn vào Kinh nguyện Thánh Thể).
- 1969 : Công bố Sách lễ Roma mới. Cho phép rước lễ bằng tay.
- 1970 : Giáo dân có thể trao Mình Thánh (như một tác vụ ngoại thường).
- 1969-1977 : Công bố sách các Nghi thức.