Friday, 24 January 2020 01:31

Tổng Quan Về Bí Tích Thánh Thể (2) Featured

Tác giả: LUDWIG OTT

***

ĐOẠN II

BÍ TÍCH THÁNH THỂ

 

I. TÍNH BÍ TÍCH CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

 

BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ MỘT BÍ TÍCH THẬT DO CHÍNH ĐỨC GIÊSU KITÔ THIẾT LẬP. De fide. D 844.

Nhóm Duy Lý tân tiến (Rationalismus) phủ nhận việc Chúa Giêsu thiết lập BT TT ; họ cho tường trình thiết lập thiếu tính chất lịch sử. So D 2045.

Tính Bí Tích của BT TT xuất phát từ những đặc trưng mang tính bản chất của ý niệm BT theo Tân Ước:

1. Dấu chỉ khả giác bên ngoài là hình dạng bánh và rượu (Materia) và lời Truyền Phép (Consécration) (Forma) các hình dạng này vẫn tiếp tục tồn tại trong hiệu năng.

2. Ân sủng bề trong được dấu chỉ hướng ý và tác tạo; theo Ga.6,27tt đó chính là sự sống đời đời.

3. Do chính Đức Kitô thiết lập, căn cứ vào lời của Chúa: “Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy !” (Lc 22,19 ; 1 Cr 11, 24). Tính chân thật căn cứ vào sự kiện các cộng đoàn kitô giáo xa xưa đều cử hành Tiệc Thánh, theo đúng như lệnh truyền của Đức Kitô, không có một chút gì phải nghi ngờ cả. Theo ý muốn của Đức Kitô, BT TT là một sự thiết lập trường tồn, điều này được minh chứng qua tường trình thiết lập: “Máu Giao Ước” (Mt 26,28 ; Mc 14,24), “Giao Ước mới, lập bằng máu Thầy” (Lc 22,20 ; 1Cr 11,25). Theo như lời hứa (Ga 6,53tt) BT TT là nguồn sống cho các tín hữu.

SACRAMENTUM TANTUM của BT TT chính là bánh và rượu; RES ET SACRAMENTUM là Mình và Máu thánh Chúa Kitô; RES SACRAMENTI là ơn thánh hóa hay như thánh Tôma, là ơn hiệp nhất của Nhiệm Thể Đức Kitô do ân sủng tạo ra. So S.th. III 73, 3 và 6.

Để phân biệt với các BT khác, BTTT là một BT thường tồn (Sacramentum permanens). Cả ba thời đoạn: hoàn tất (sacramentum in fieri, consecratio, confectio), hiện hữu (sacramentum in esse), lãnh nhận (sacramentum in usu, communio) đều có thể tách rời ra trong một thời gian.

II. DẤU CHỈ BỀ NGOÀI CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Materia
CHẤT LIỆU ĐỂ CỬ HÀNH BT TT LÀ BÁNH VÀ RƯỢU. De fide. D 877,884.

a) Theo cách sử dụng thông thường trong Hội Thánh, chí được phép sử dụng bánh làm bằng lúa mì để truyền phép mà thôi. DECRETUM PRO ARMENIS (1439) đồng thanh với thánh Tôma cùng dạy rằng : CUIUS MATERIA EST PANIS TRITICEUS. D 698 ; CIC 815 $ 1. Nhiều nhà thần học xem việc sử dụng bánh bằng lúa mì là một điều kiện cho việc thành hiệu, nhiều người khác, như B.G. Biel và Cajetan chỉ coi đó như điều kiện hợp lệ.

Việc sử dụng bánh không men hay, như ở giáo hội Đông Phương, bánh có men không gây ảnh hưởng gì cho việc thành hiệu của BT. Công Đồng Hiệp Nhất thành Florenz khẳng định trong DECRETUM PRO GRAECIS: ITEM (DEFFINIMUS,) IN AZYMO SIVE FERMENTATO PANE TRITICEO CORPUS CHRISTI VERACITER CONFICI. D 692 ; CIC 816. Thực hành trong Giáo Hội Latinh được căn cứ rõ ràng trên chứng cứ của các Phúc Âm nhất lãm, là trong bữa tiệc cuối cùng, Đức Kitô đã sử dụng bánh không men, có lẽ là bánh bằng lúa mì. So Mt 26,17 (Mc 14,12 ; Lc 22,7): “Vào ngày đầu trong tuần lễ ăn bánh không men”. Chứng cứ cho thấy, từ thế kỷ thứ 8 người ta đã sử dụng bánh không men trong Giáo Hội Latinh. Vào thời Cổ của Kitô giáo, ngay cả trong giáo hội Tây phương, người ta cũng thường sử dụng bánh ăn hằng ngày, tức là bánh có men, trong thánh lễ (Ambrosius, De sacr. IV 4,14 : panis usitatus).

b) Yếu tố thứ hai trong BT TT là rượu nho tự nhiên (vinum de vite). D 698 ; CIC 815 $ 2. Trong Tiệc Ly, Đức Kitô đã sử dụng rượu nho tự nhiên (Mt 26,29 ; Mc 14,25). Hội Thánh đã tiếp tục theo gương của Người. Sử dụng chất liệu khác, Truyền Phép sẽ không thành hiệu.

Những giáo phái thời Kitô giáo cổ xưa, như Ebioniten và Enkratiten, thay vì sử dụng rượu, họ dùng nước (aquarii). Ý kiến cho rằng vào thế kỷ thứ 2 Hội thánh Công giáo đã dùng nước thay vì dùng rượu như yếu tố của BT TT (như Harnack chủ trương), không đúng với những chứng cứ lịch sử. So Justin, Apol I 65. 67 ; Irênêus, Adv. haer. IV 18,4 ; V 2,3.

Theo thói quen cổ xưa, thường người ta pha một chút nước vào rượu (modicissima aqua ; D 698 ; CIC 814), điều này không ảnh hưởng gì đến việc thành hiệu của BT. Việc pha nước, cũng là phong tục chung ở dân Do Thái, cũng như dân Hy Lạp và La Mã (so Cn 9,5) và được các giao phụ làm chứng (Justin, Apol. I 65.67 ; Irênêus, Adv. haer. V 2,3 ; Aberkios-Inschrift V.16) nói lên ý nghĩa biểu trưng nước chảy ra từ cạnh sườn Chúa bị đâm, hướng ý đến ngôi hiệp giữa nhân tính với thiên tính, đồng thời cũng nói lên sự hiệp thông mầu nhiệm giữa Chúa Kitô với dân thánh. So D 698, 945, 956. Ý kiến của các nhà thần học Kinh viện chia rẽ nhau về vấn đề, nước có biến thành rượu hay không. Có lẽ ý kiến của Đức Giáo Hoàng Innocentê III là có thể chấp nhận được, tất cả rượu nước trộn lẫn này đều biến thể. D 416. S.th. III 74,8.

 

2. Forma (mô thức)
MÔ THỨC LÀ NHỮNG LỜI THIẾT LẬP CỦA ĐỨC KITÔ ĐƯỢC ĐỌC LÚC TRUYỀN PHÉP. Sent.certa.

Trong khi giáo hội Chính Thống Hy Lạp chấp nhận sức biến đổi hoặc nằm trong khi khẩn nguyện Thánh Thần (Epiklese) tiếp nối với tường trình thiết lập hoặc nằm trong liên hệ giữa lời thiết lập với kinh Epiklese (Confessio prth. I 107), thì giáo Hội công giáo xác tín, vị linh mục hoàn tất việc biến đổi chỉ qua việc đọc lời thiết lập mà thôi. Decretum pro Armenis đồng thanh với Thánh Tôma, dạy rằng: “Mô thức của BT này là lời của Đấng Cứu Độ, với lời này Người hoàn tất BT. Vị linh mục cũng hoàn tất BT này, khi ngài đọc nhân danh Chúa Kitô.” D 698. Công đồng Tridentinô dạy rằng, căn cứ vào đức tin vững vàng của Hội Thánh, Mình thật và Máu thật của Chúa Kitô sẽ hiện diện “tức khắc sau lúc Truyền Phép”. D 876.

Căn cứ theo các bài tường trình về việc thiết lập BT TT, phải công nhận rằng, trong buổi Tiệc Ly, Đức Giêsu tác động cuộc biến đổi bằng các lời: “Đây là Mình Thầy”, “Đây là Máu Thầy”, chứ không phải qua việc tỏ lộ ý muốn hay qua một lời chúc lành, một lời tạ ơn, như một số thần học gia đặc biệt ở thời Tiền Kinh Viện, tỉ như Đức Innocent III (De sacro altaris mysterio IV 6) chấp nhận. Căn cứ theo mệnh lệnh: “Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy”, Hội Thánh hoàn tất việc Truyền Phép cũng như chính Đức Kitô qua lời thiết lập.

Truyền thống Cổ Kitô giáo dạy rằng, Đức Kitô dùng lời thiết lập để truyền phép. Tertullian ghi chú thêm: “Người cầm lấy bánh...và biến thành Mình thánh của Người, khi phán: “Đây là Mình Thầy” (Adv. Marcionem IV 40). Khi nói về việc Truyền Phép do Hội Thánh thực hiện, các giáo phụ hoặc cho đó là do cả kinh nguyện Tạ Ơn, trong đó có bài tường trình Thiết Lập hoặc cụ thể hơn do những lời Thiết lập. Theo Justin, Truyền phép “do lời cầu nguyện xuất phát từ chính Người (Đức Kitô)” (Apol. I 66). Theo Irênêus, khi bánh thu nhận “lời khẩn cầu với Thiên Chúa” hay “lời Chúa”, thì nhờ đó biến thành BT TT (Adv. haer. IV 18,5 ; V 2,3).

Theo Origenes, bánh được dâng hiến “bằng lời tạ ơn và kinh nguyện”, sẽ trở thành Mình thánh Chúa Kitô “nhờ lời nguyện” (C. Celsum VIII 33) ; lương thực BT TT được thánh hiến “bằng Lời Chúa và kinh nguyện” (In Matth. comm. 11,14).

Ambrosius, Pseudo-Eusebius thành Emasa, Johannes Chrysostomos đều công nhận việc biến đổi là do lời thiết lập của Chúa Kitô. Ambrosius giải thích: “Lời của chúa Kitô hoàn tất BT này” (De sacr. IV 4,14). Johannes Chrysostomos nói: “Vị linh mục đứng đó và trưng ra dấu chỉ bề ngoài, trong lúc đọc những lời này; nhưng sức lực và ân sủng là do Thiên Chúa. Ngài đọc Đây là Mình Thầy”. Chính lời này biến đổi các lễ vật (De proditio Judae hom. 1,6). Johannes thành Damaskus liệt kê cả lời thiết lập lẫn kinh Epiklese, nhưng nhấn mạnh đến kinh Epiklese nhiều hơn (De fide orth. IV 13).

Theo Hồng Y Bessarion, lời kinh Epiklese không liên kết với thời gian trong lúc được đọc, nhưng lời kinh được đọc cho thời gian đó. Điều đang hiện thực trong giây phút duy nhất của truyền phép, được những lời tiếp nối của kinh Epiklese triển khai và giải thích theo phụng vụ. Lời kinh này không mang ý nghĩa truyền phép nhưng chỉ có tính cách giải thích. H. Schell chống lại tư tưởng này, vì cho rằng người Hy Lạp cho việc truyền phép chỉ do kinh Epiklese mà thôi và người Latinh cũng chỉ cho việc truyền phép do lời thiết lập mà thôi, vì bản chất của BT vượt qua quyền hạn sử dụng của Hội Thánh. D 2147 a.

Để chống lại ý kiến cho rằng, các lời thiết lập trong lễ qui (Messkanon) chỉ có ý nghĩa qui về lịch sử, Hội Thánh cho rằng những lời này có sức lực truyền phép là do ý hướng của vị linh mục. Trong Lễ Qui Rôma, ý hướng Truyền Phép được công bố rõ ràng trong kinh QUAM OBLATIONEM, đi trước liền tường trình thiết lập: UT NOBIS CORPUS ET SANGUIS FIAT DILECTISSIMI FILII TUI DOMINI NOSTRI JESU CHRISTI (theo Jungmann đây là kinh Epiklese Truyền Phép trong lễ qui Rôma).

CONSECRATIO PER CONTACTUM. Vào thế kỷ thứ 9 nảy sinh ra ý kiến không thể chấp nhận được, là việc hòa lẫn yếu tố đã được truyền phép với yếu tố chưa truyền phép sẽ tạo ra việc truyền phép cho yếu tố sau. Amalar thành Metz nhận định căn cứ vào phụng vụ ngày thứ sáu Tuần Thánh : Sanctificatur vinum non consecratum per sanctificatum panem (De eccl.oưưic. I 15). Ý kiến này được nhiều tác phẩm phụng vụ và giáo luật đón nhận cho đến thế kỷ thứ 12, với lý do căn bản là : sacrum trahit ad se non sacrum. Vào giữa thế kỷ 12, ý kiến này bị các nhà thần học và nhà giáo luật phi bác, vì cho rằng việc biến thể chỉ được tác thành do lời truyền phép. So S.th. III 83, 2 ad 2.

 

III. CÁC HIỆU QUẢ CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Kết hiệp với Đức Kitô
a) HIỆU QUẢ CHÍNH CỦA BT TT LÀ NGƯỜI LÃNH NHẬN SẼ ĐƯỢC KẾT HIỆP MẬT THIẾT VỚI ĐỨC KITÔ. Sent.certa.

Decretum pro Armenis đồng thanh với thánh Tôma, dạy rằng: HUIUS SACRAMENTI EFFECTUS, QUEM IN ANIMA OPERATUR DIGNE SUMENTIS, EST ADUNATIO HOMINIS AD CHRISTUM. D 698. Để xác định rõ hơn việc kết hiệp này, chúng ta phải cùng với Kinh viện để phân biệt hai thứ kết hiệp, một thứ kết hiệp BT (unio sacramentalis) chóng qua hiện thực qua việc lãnh nhận BT, kết hiệp này chấm dứt với việc tan rã các hình dạng, và một thứ kết hiệp tinh thần tồn tại mãi (unio spiritualis) trong tình yêu và ân sủng. Đức Kitô là cội nhơ, người lãnh nhận là cành, nơi đó đời sống siêu nhiên của hồng ân tuôn chảy.

Đức Kitô đã hứa ban sự kết hiệp tinh thần ở nội tâm, giống như sự hiệp thông giữa Chúa Con và Chúa Cha, như là hiệu quả cho người lãnh nhận BT TT. Ga 6,56: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở trong người ấy”.

Các giáo phụ Hy Lạp như Cyrill thành Giêrusalem, Johannes Chrysostomos, Cyrill thành Alexandria trình bày rất cụ thể việc kết hiệp của người tín hữu với Chúa Kitô qua việc hiệp lễ. Cyrill thành Giêrusalem dạy rằng, “người Kitô hữu trở thành “người mang Đức Kitô” (Christophoros) qua việc lãnh nhận Mình Máu thánh Chúa” và “trở thành một mình, một máu với Chúa"(Syssomos kai synaimos aũtoũ ; Cat. myst. 4,3). Chrysostomos nói về việc hòa lẫn Mình thánh Chúa Kitô với thân xác chúng ta: “Để cho chúng ta thấy được tình yêu vĩ đại của Người đối với chúng ta, Người đã tự hòa lẫn với chúng ta, Mình Người với chúng ta, để chúng ta có thể trở thành một như một thân xác liên kết với đầu” ( In Ioan.hom. 46,3). Cyrill thành Alexandria so sánh việc hòa nhập giữa người rước lễ với Đức Đức Kitô, tương tợ như hai cây nến sáp chảy ra hòa lẫn vào thành một (In Ioan. 10,2 [15,1]).

b) Từ việc kết hiệp của các tín hữu với Đức Kitô như Đầu của Nhệm thể, sẽ đưa đến việc HIỆP NHẤT GIỮA CÁC TÍN HỮU, như là chi thể của nhiệm thể: HOMO CHRISTO INCORPORATUR ET MEMBRIS EIUS UNITUR (D 698). Thánh Phaolo đặt nền tảng cho sự hiệp nhất các tín hữu căn cứ vào việc cùng chia sẻ chung một tấm bánh Thánh Thể : “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,17).

Các giáo phụ đã nhìn việc chuẩn bị bánh từ muôn hạt lúc và rượu từ ngàn vạn trái nho là hình ảnh cho sự hiệp nhất được tác tạo do việc hiệp lễ của các tín hữu để trở thành nhiệm thể. So Didache 9,4 ; Cyprian, Ep. 63,13 ; Johannes Chrysostomos, In ep. I ad Cor hom. 24,2. Thánh Augustinus thường để cao việc tháp nhận vào nhiệm thể. của Đức Kitô như hiệu quả của việc hiệp lễ, xem việc cử hành Thánh Lễ là “Dấu chỉ sự hiệp nhất” và như là “mối dây tình yêu” : O SACRAMENTUM PIETATIS ! O SIGNUM UNITATIS ! O VINCULUM CARITATIS ! (In Ioan. tr. 26,13). Thánh Tôma cũng nhìn BT TT là “BT hiệp nhất của Hội Thánh” (S.th. III 82, 2 ad 3).

 

2. Nâng đỡ và gia tăng đời sống siêu nhiên
BT TT NHƯ LƯƠNG THỰC CỦA LINH HỒN NÂNG ĐỠ VÀ GIA TĂNG ĐỜI SỐNG SIÊU NHIÊN CỦA LINH HỒN. Sent.certa.

Decretum pro Armenis đồng thanh với thánh Tôma (S.th. III 79,1), dạy rằng : “Hiệu quả mà lương thực và thức uống vật chất nâng đỡ, gia tăng, tái lập và tạo niềm vui cho thân xác như thế nào, thì BT này cũng mang lại cho đời sống tinh thần như thế” (D 698).

a) BT TT nâng đỡ đời sống siêu nhiên của linh hồn nhờ việc trao ban cho người lãnh nhận sức mạnh của đời sống siêu nhiên gián tiếp làm suy yếu những đam mê vô trật tự bằng cách củng cố đức ái, vả củng cố sức lực ý chí để có thể chống lại các cơn cám dỗ. Công đồng Tridentinô gọi BT TT là “phương thuốc giải trừ bảo vệ chúng ta chống lại các tội nặng “(D 875). So S.th. III 79,6.

b) BT TT gia tăng đời sống ân sủng hiện có bằng cách củng cố tình trạng siêu nhiên của ân sủng, cũng như các nhân đức và hồng ân mà Chúa Thánh Thần cùng trao ban với ân sủng. Là một BT của kẻ sống, BT TT đòi buộc tiên quyết tình trạng ân sủng nơi người lãnh nhận. Trừ trường hợp đặc biệt (per accidens) BT TT tha thứ các tội nặng và trao ban những ân sủng đầu tiên. Công đồng Tridentinô kết án ý kiến của nhóm Tin Lành cho rằng hiệu quả chính yếu của BT TT là tha thứ tội lỗi. D 887. So S.th. III 79,3.

c) BT TT chữa lành các bệnh tật của linh hồn khi tha thứ các tội nhẹ và các hình phạt tạm của tội lỗi. Công đồng Tridentinô gọi BT TT là “Phương dược giải thoát chúng ta các tội (nhẹ) phạm hằng ngày” (D 875). Việc tha thứ các lỗi mọn và các hình phạt tạm được thực hiện cách gián tiếp qua hành động của tình yêu thiện hảo nhờ việc lãnh nhận BT đánh thức, và tùy thuộc vào mức độ tình yêu. So S.th. III 79,4 và 5.

d) BT TT đem lại một niềm vui tinh thần được tạo nên trong việc vui sướng sẵn sàng cho Đức Kitô và trong việc sung sướng dấn thân vào trách nhiệm và hy sinh của đời sống kitô giáo. So S.th. III 79, 1 ad 2.

 

3. Bảo chứng cho diễm phúc thiên đàng và việc sống lại trong tương lai
BT TT LÀ BẢO CHỨNG CHO DIỄM PHÚC THIÊN ĐÀNG VÀ CHO VIỆC XÁC SỐNG LẠI TRONG TƯƠNG LAI.

Công đồng Tridentinô gọi BT TT là “Bảo chứng cho vinh quang tương lai của chúng ta và đời sống diễm phúc bất tận” (D 875). Trong lời hứa ban BT, Chúa Giêsu nói : “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6,54).

Khi phải chống lại với lạc thuyết Thông Tri phủ nhận việc loài người ngày sau sống lại, các giáo phụ căn cứ vào lời Thánh Kinh trên thì việc lãnh nhận BT TT là bảo chứng chắc chắn cho việc xác con người sẽ sống lại trong tương lai. Ignatius thành Antiochia gọi BT TT là “phương dược trường sinh” và “thuốc giúp con người khỏi chết, nhưng luôn sống trong Đức Kitô” (Eph. 20,2). Chống nhóm Thông Tri, Irênêus tuyên bố : “Khi thân xác chúng ta đã được chia sẻ với BT TT, nó sẽ không bị hư hoại, chỉ vì nó đã có hy vọng vào cuộc phục sinh vĩnh cửu” (Adv. haer. IV 18,5 ; so V 2,2t).

Những hiệu quả do ex opere operato của việc hiệp lễ đem lại thiện hảo cho người lãnh nhận. Những hiệu quả ex opere operantis, căn cứ vào việc các Thánh thông công, có thể đem lại lợi ích cho kẻ khác, cho kẻ sống cũng như kẻ đã qua đời.

 

IV. SỰ CẦN THIẾT CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Cho người chưa trưởng thành
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA TRƯỞNG THÀNH, VIỆC LÃNH NHẬN BT TT KHÔNG CẦN THIẾT CHO ƠN CỨU ĐỘ. De fide.

Chống lại các giáo thuyết lệch lạc của phái Calvin và các nhà thần học Chính Thống Hy Lạp, Công đồng Tridentinô tuyên bố: SI QUIS DIXERIT, PARVULIS, ANTEQUAM AD ANNOS DISCRETIONIS PERVENERINT, NECESSARIAM ESSE EUCHARISTIAE COMMUNIONEM, ANATHEMA SIT. D 937 .So D 933,1922. Thực tế , không có một sự cần thiết nào căn cứ theo luật (necessitas praecepti), cũng không có sự cần thiết nào xét theo phương tiện (necessitas medii).

Theo giáo lý thống nhất của Thánh Kinh và Thánh Truyền, chỉ có BT Thánh Tẩy đủ để đạt tới phần rỗi đời đời (x. Mc 16,16): “Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ”. Rm 8,1 : “Vậy giờ đây, những ai trong Đức Kitô Giêsu, thì không còn bị lên án nữa.” Sự hiện hữu trong Đức Kitô đã là hiệu quả của BT Thánh Tẩy. Ơn công chính hóa đạt được do BT Rửa tội sẽ không bao giờ mất đi được trước khi em bé sử dụng được lý trí, vì những người chưa trưởng thành không có khả năng phạm tội cá nhân được . D 933.

Thánh Augustinus (De peccat. meritis et remissione I 20,27; 24,34) áp dụng đoạn Ga 6,53 cũng cho các em bé chưa trưởng thành: “Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình.”, ngài không những hiểu theo nghĩa BT, nhưng cả theo ý nghĩa lãnh nhận Mình Máu thánh Chúa Kitô cách tinh thần, có nghĩa là tháp nhập vào Thân thể Chúa Kitô đã được bắt đầu trong BT Thánh Tẩy và được hoàn tất qua BT Thánh Thể (ib. III 4,8). Dựa theo Augustinus, thánh Tôma cũng dạy rằng, theo ý kiến Hội Thánh, những người lãnh nhận BT Thánh Tẩy cũng khao khát BT Thánh Thể, chỉ vì BT Thánh Tẩy được qui hướng vào BT Thánh Thể, nhờ đó cũng đạt được hiệu quả của BT Thánh Thể, là việc tháp nhập vào Thân Thể Chúa Kitô. S.th. III 73,3.

 

2. Cho những người trưởng thành
a) ĐỐI VỚI NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH, VIỆC LÃNH NHẬN BT THÁNH THỂ CẦN THIẾT CHO ƠN CỨU ĐỘ, ĐÂY LÀ SỰ CẦN THIẾT CĂN CỨ THEO MỆNH LỆNH (NECESSITAS PRAECEPTI). Sent.certa.

Luật Chúa gói gọn trong việc thiết lập, phát biểu rõ ràng trong lời hứa của Chúa ở đoạn Ga 6,53, cho thấy tỏ tường việc chiếm hữu đời sống vĩnh cửu tùy thuộc vào việc lãnh nhận BT TT. Hội Thánh xác định rõ hơn lề luật này, khi ra lệnh cho mỗi tín hữu phải rước lễ một năm ít là một lần vào mùa Phục Sinh và xem đây như mức độ trách nhiệm tối thiểu. Hội thánh công bố điều này trong Công đồng chung Latêranô IV (1215) và Công đồng Tridentinô. D 435, 891; CIC 859. Tránh nhiệm này trờ thành luật buộc, khi người tín hữu bước vào tuổi biết phân biệt, có nghĩa là có khả năng sử dụng lý trí, vào khoảng trên dưới 7 tuổi (D 2137).

b) Trong thực tế, điều này không phải là sự cần thiết tuyệt đối đứng về phương diện phương tiện (necessitas medii), tuyệt đối thì không, nhưng tương đối và luân lý thì có. Một tín hữu mà lâu năm chểnh mảng trong việc lãnh nhận BT TT, thì không thể nào gìn giữ được tình trạng ân sủng của mình. So Ga 6,53. Từ việc xác định BT TT là lương thực cho linh hồn đưa đến khẳng định, không có BT TT thì không thể nào gìn giữ đời sống siêu nhiên về lâu về dài được.

 

3. Lý chứng cho việc hiệp lễ dưới một hình dạng
VIỆC HIỆP LỄ DƯỚI HAI HÌNH BÁNH RƯỢU LÀ KHÔNG CẦN THIẾT VÌ KHÔNG CÓ LUẬT THIÊN CHÚA NÀO BUỘC CẢ (NECESSITAS PRAECEPTI) VÀ CŨNG KHÔNG LÀ PHƯƠNG TIỆN CỨU ĐỘ CHO NGƯỜI TÍN HỮU. De fide.

Dựa vào công đồng Constance chống đối nhóm Hussiten và nhóm Tin Lành, hai nhóm này đòi buộc ần thiết phải hiệp lễ dưới hai hình bánh rượu (Utraquisten), Công đồng Tridentinô công bố tính hợp pháp của việc hiệp lễ dưới một hình dạng : SI QUIS DIXERIT, EX DEI PRAECEPTO VEL EX NECESSITATE SALUTIS OMNES ET SINGULOS CHRISTI FIDELES UTRAMQUE SPECIEM SANCTISSIMI EUCHARISTIAE SUMERE DEBERE, ANATHEMA SIT. D 934. So D 626. Nền tảng cho tuyên bố này chính là tính trọn vẹn (totalité) của việc Chúa hiện diện trong mỗi dạng BT.

Các đối thủ nại đến đoạn Ga 6,53tt, nhưng không mấy thuyết phục, vì Đức Kitô trong lời tuyên hứa của Người có đòi buộc ăn thịt và uống máu Người, nhưng không đưa ra một luật bó buộc nào cho việc lãnh nhận. So D 930. Vào thời Kitô giáo cổ cũng có những trường hợp rước lễ dưới một hình dạng như rước lễ tại gia, cho bệnh nhân và khi trao cho các em bé. Vào thời Trong cổ (thế kỷ 12/13) người ta dần dần bỏ đi thói quen “Chén thánh cho giáo dân” (Laienkelch) để tránh sự bất kính với BT TT. So S.th. III 80,12.

V. THỪA TÁC VIÊN CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Người hoàn tất
CHỈ CÓ LINH MỤC ĐƯỢC THỤ PHONG THÀNH SỰ MỚI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN TRUYỀN PHÉP. De fide.

Nhóm Waldenser phủ nhận hàng giáo phẩm và cho mọi tín hữu đều có quyền ngang nhau ; Công đồng Latêranô IV (1215) chống đối lại và xác tín rằng: “Chỉ có linh mục được thụ phong hợp pháp mới có thể hoàn tất BT này” D 430. So D 424. Để chống lại giáo phái Tin lành chỉ nhận chức tư tế cộng đồng của giáo dân, Công Đồng Tridentinô nhấn mạnh đến việc thiết lập một chức tư tế đặc biệt và dành quyền truyền phép cho chức tư tế này. D 961, 949.

Khi nhìn vào quan niệm về hàng giáo phẩm của Hội Thánh, chúng ta phải chấp nhận rằng, mệnh lệnh của Đức Kitô: “Hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19 ; 1 Cr 11,24) hoàn toàn chỉ nhắm vào các Tông Đồ và những người kế nhiệm họ mà thôi. Truyền thống Hội Thánh cũng luôn nhìn nhận, mệnh lệnh này được trao cho các Tông Đồ và những người kế nhiệm họ trong chức tư tế, đó là các giám mục và các linh mục và xem những người này mới có quyền cử hành mầu nhiệm thánh. Theo Justin (Apol. I 65) chỉ có “người lãnh đạo anh em”, có nghĩa là vị giám mục mới cử hành BT TT, trong khi các Phó Tế phân phát cho người hiện diện bánh, rượu nước và cũng đem đến cho những người vắng mặt. So Cyprian, Ep. 63, 14 ; 76,3. Công đồng Nicêa (can. 18) chỉ cho phép thầy Phó Tế mang lễ vật lên bàn thờ, nhưng ngăn cấm rõ ràng quyền truyền phép.

Từ những đoạn Cv 13,1t ; Did. 10,7 ; 13,3 ; 15,1 người ta đoán có lẽ vào thời cổ của Kitô giáo, các “ngôn sứ” được đặc sủng cũng có thể cử hành BT TT. Điều này không đi ngược lại với Công đồng Tridentinô, và có lẽ phải chấp nhận rằng, các ngôn sứ này cũng có quyền tư tế theo một ơn gọi đặc biệt của Thiên Chúa tương tự như các Tông Đồ (so Gl 1,1 ; S.th. III 64,3).

 

2. Người ban phát
LINH MỤC LÀ VỊ BAN PHÁT THÔNG THƯỜNG CỦA BT TT ; NGƯỜI BAN PHÁT NGOẠI THƯỜNG LÀ THẦY PHÓ TẾ (với phép của vị quản nhiệm địa phương hay vị chánh sở vì một lý do chính đáng). CIC 845.

Thánh Tôma đặt nến tảng cho quyền ưu tiên của chức linh mục từ liên hệ giữa sự hiệp lễ và Truyền Phép, từ vị trí trung gian của linh mục giữa Thiên Chúa và dân thánh và từ sự tôn trọng BT TT đòi buộc, chỉ có bàn tay được thánh hiến của linh mục mới được đụng chạm đến BT TT, trừ trường hợp khẩn cấp. S.th. III 82,3. Bao lâu mà việc hiệp lễ được trao ban cả hai hình, thì vị Giám mục hay Linh mục trao ban Mình Thánh và thầy phó tế trao Máu thánh Chúa. So Cyprian, De lapsis 25.

 

VI. NGƯỜI LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Những điều kiện để lãnh nhận thành hiệu Bí Tích Thánh Thể
MỖI NGƯỜI KITÔ HỮU ĐÃ LÃNH NHẬN BT THÁNH TẨY VÀ CẢ NHỮNG EM BÉ CHƯA TRƯỞNG THÀNH, CŨNG CÓ THỂ LÃNH NHẬN THÀNH HIỆU BT TT. De fide. D 933.

Vào thời Kitô giáo Cổ, cả các em bé đã lãnh nhận BT Thánh Tẩy đều được rước lễ. So Cyprian, De Lapsis 25 ; Const. Apost. VIII 13,14.

 

2. Những điều kiện để lãnh nhận xứng đáng Bí Tích Thánh Thể
ĐỂ LÃNH NHẬN CÁCH XỨNG ĐÁNG BT TT, ĐÒI BUỘC NGƯỜI LÃNH NHẬN PHẢI CÒN Ở TRONG TÌNH TRẠNG ÂN SỦNG VÀ PHẢI CÓ Ý THỨC ĐÚNG ĐẮN VÀ ĐẠO ĐỨC. De fide khi nói về tình trạng ân sủng.

Công đồng Tridentinô kết án lý thuyết của nhóm Tin Lành cho rằng chỉ cần có đức tin (fides informis) là đủ để chuẩn bị rước lấy BT TT (D 893). Đồng thời công đồng cũng ra lệnh, người phạm tội trọng phải lãnh nhận BT Thống hối, nếu như có dịp tiện, trước khi lãnh nhận BT TT ; trừ trường hợp khẩn cấp người đó chỉ cần ăn năn tội cách trọn. D 880, 893. CIC 807, 856.

Mặt khác, Hội Thánh cũng kết án những đòi hỏi khắt khe của nhóm Jansenisten, nhóm này đòi buộc người lãnh nhận BT TT phải đền những tội lỗi mình đã phạm cho cân xứng và có một tình yêu Chúa hoàn toàn trong sạch, như là hai điều kiện để chuẩn bị lãnh nhận BT TT (D 1312t). Đức Giáo hoàng Piô X tuyên bố trong Hiến Chế về Hiệp lễ (1905), nếu ai đang ở trong tình trạng ân sủng và có ý hướng đúng đắn và đạo đức có nghĩa là do một động lực siêu nhiên để bước đến bàn Tiệc Thánh, thì không ai được phép ngăn cản họ. D.1985.

Vì lượng ân sủng do hoạt động ex opere operato cũng tùy vào chuẩn bị chủ quan của người lãnh nhận, nên họ cũng phải chuẩn bị trước khi đến lãnh nhận BT TT và tiếp đó là việc tạ ơn cho cân xứng. D 1988.

Việc đòi buộc phải có tình trạng ân sủng là một đòi hỏi có nền tảng Thánh Kinh, dựa vào những lời cảnh cáo của Thánh Phaolô đòi buộc người lãnh nhận phải tự kiểm điểm. Đoạn 1 Cr 11,28: “Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này.” Việc rửa chân diễn ra trước khi Chúa lập BT TT (Ga 13,4tt) thì đấy không phải chỉ là bài học về đức khiêm nhường, nhưng còn là cách diễn tả biểu trưng cho sự thanh khiết lương tâm mà việc lãnh nhận BT TT đòi buộc (so câu 10).

Ngay từ thuở ban đầu, các giáo phụ luôn đòi buộc người lãnh nhận BT TT cần phải đã lãnh nhận BT Thánh Tẩy và có lương tâm trong sạch, là những điều kiện để có thể lãnh nhận BT TT cách xứng đáng. So Didache 9,5 ; 10,6; 14,1; Justin, Apol. I 66. Trong các phụng vụ bên Đông Phương, vị Linh mục (Giám mục) kêu gọi giáo dân trước khi trao ban BT TT: “Của Thánh cho các vị Thánh” (tà hagia toĩs hagiois). Augustinus đòi buộc người lãnh nhận phải có lương tâm thanh sạch trước khi bước tới bàn Thánh Chúa (In Ioan. tr. 26,11).

Việc Hiệp lễ bất xứng là phạm sự thánh. So 1 Cr 11,27.29: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa...Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” Những tội lỗi trực tiếp phạm đến Thiên Chúa (Giận ghét, phạm thượng) và phạm đến nhân tính Đức Kitô ( đóng đinh, phản bội của Giuđa) đều là những tội trọng khách quan tương tự như sự bất kính đối với BT Mình Máu Thánh Chúa Kitô. So S.th. III 80,5.

Từ việc kính trọng BT TT và để tránh những lạm dụng (so 1Cr.11,21), từ xa xưa, Hội Thánh đòi buộc người lãnh nhận phải có một sự chuẩn bị thể xác để có thể lãnh nhận xứng đáng BT TT, đó là việc giữ chay từ nửa đêm. D 626 ; CIC 858. Augustinus dẫn chứng thói quen “lan cùng khắp thế giới” đã có từ thời Tertullian (Ad uxorem II 5) và Hippolyt (trad. Apost.) cho đến thời của ngài, người ta phải giữ chay để lãnh nhận BT TT (trừ ngày kỷ niệm thiết lập) đó là theo luật của Chúa Thánh Thần. Ngài đưa lý do là: “vinh dự mà BT cao vời này xứng đáng lãnh nhận”. Qua Tông Huấn CHRISTUS DOMINUS của Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành ngày 6.1.1953 và Tự Sắc SACRAM COMMUNIONEM ban hành ngày 19.3.1957 luật giữ chay BT TT được sửa đổi lại.

Từ việc kính trọng BT TT và để tránh những lạm dụng (so 1Cr.11,21), từ xa xưa, Hội Thánh đòi buộc người lãnh nhận phải có một sự chuẩn bị thể xác để có thể lãnh nhận xứng đáng BT TT, đó là việc giữ chay từ nửa đêm. D 626 ; CIC 858. Augustinus dẫn chứng thói quen “lan cùng khắp thế giới” đã có từ thời Tertullian (Ad uxorem II 5) và Hippolyt (trad. Apost.) cho đến thời của ngài, người ta phải giữ chay để lãnh nhận BT TT ( trừ ngày kỷ niệm thiết lập) đó là theo luật của Chúa Thánh Thần. Ngài đưa lý do là: “vinh dự mà BT cao vời này xứng đáng lãnh nhận”. Qua Tông Huấn CHRISTUS DOMINUS của Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành ngày 6.1.1953 và Tự Sắc SACRAM COMMUNIONEM ban hành ngày 19.3.1957 luật giữ chay BT TT được sửa đổi lại.

(Còn tiếp)