Bác Sĩ Đào Xuân Viên, M.D.
Trong thời gian gần đây những tin tức về tạo sinh ra con người bằng dòng vô tính đã gây nhiều tranh luận trong mọi giới. Để có được một sự suy luận chính thống của người Công giáo, sau đây Bác sĩ Đào xuân Viên chuyển dịch bài “The Magisterium and Modern Genetics” của ông Tomasz Kraj viết trong tạp chí The National Catholic Bioethics Quaterly - mùa Đông 2002 dựa trên những văn kiện của Tòa Thánh Vaticanô và nhất là của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
***
Giên học hiện đại hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích lớn lao nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi các cơ quan lập pháp tham gia cùng nhau giải quyết. Nhiều nhóm tôn giáo khác nhau trao đổi những lo âu của họ.(1)
Giáo hội Công giáo và nhiều giáo hội khác thường xuyên nói lên lập trường của mình. Nhiều người cho rằng lập trường đó của Giáo hội liên quan đến những vấn đề giên học tân tiến là quá cứng nhắc và nghịch laị sự phát triển nhanh chóng của ngành khoa học này. Mục đích của bài này là chứng minh thực chất của huấn giáo của Giáo hội trong lĩnh vực này.
Quan điểm của huấn quyền về những vấn đề liên quan đến sự phát triển của giên học hiện đại được tìm thấy trong những văn kiện chính thức (một số ít thôi) của Giáo hội và trong các bài diễn văn và thông tư của Đức Thánh Cha.
VĂN KIỆN CỦA GIÁO HỘI
Giáo huấn đề cập đến ở đây là chung cho cả Giáo hội mà mọi người phải chấp nhận vì đức vâng lời. Vài giáo hội điạ phương có giáo huấn riêng nhưng không có giá trị cho cả Giáo hội (ví dụ giáo huấn của một Hôị đồng Giám mục nào đó) hoặc không là một phần của Giáo huấn (ví dụ Giáo hoàng Học viện về Sự sống) (2)
Những văn kiện giáo huấn của Giáo hội liên quan đến giên học hiện đại có thể được chia ra làm hai loại. Có văn kiện chỉ nói đến những khám phá của giên học hay những ứng dụng của chúng để giúp nhận định những vấn đề quan trọng khác.
Loại thứ nhất gồm có Tuyên ngôn của Bộ Giáo lý Đức tin De abortu procurato (3); văn kiện của Đức Thánh Cha Từ Lúc Bang Sơ, phổ biến nhân dịp Kỷ niệm Năm Người Tàn Tật Quốc tế (4); văn kiện Thành kiến Chủng tộc do Ủy ban Giáo Hoàng về "Công lý và Hòa bình" phổ biến; và Thông điệp Evangelium Veritatis. (6).
Loại thứ hai gồm có 3 văn kiện, đưa ra những giải pháp cho vấn đề đạo đức do tiến bộ của giên học đem lại. Tuy nhiên hai trong ba văn kiện đó không nhắm trực tiếp vào giên học (7). Hai tài liệu đầu là Tôn trọng Sự sống Từ Nguồn gốc và Phẩm giá của Truyền chủng hay Donum Vitae do Bộ Giáo lý Đức tin phát hành; lời kêu gọi Hậu Công Nghị Tông đồ Christifideles laici của ĐTC Gioan Phaolô II; vàvăn kiện thứ ba là bản "Nhận định về Lời Tuyên bố Chung về Bộ Giên của người và Nhân quyền" của Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh.
Chu toàn trách nhiệm của mình, Giáo hội tuyên bố giáo huấn luân lý về khởi điểm của sự sống trong Tông huấn “Donum vitae”. Cũng như trong các văn kiện nói trên, tông huấn này nhận định rằng những khám phá mới của giên học chứng minh rằng sự sống của con người bắt đầu từ lúc thụ tinh. Tông huấn này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phát triển trong khoa sinh y và kỹ thuật; tuy nhiên, tông huấn lưu ý đến sự áp dụng kiến thức mới như con dao hai lưỡi.(13). Có những áp dụng của các phát minh ấy đe dọa đến đặc tính sinh lý của con người, đặt biệt là những loại nhằm thay đổi cái di sản giên của cá nhân và của các thế hệ loài người nói chung.(14)
Bài "Nhận định về Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Bộ giên của con người và Nhân quyền" do Bộ Nội vụ của Toà Thánh phổ biến nói rằng những nhận định trong văn kiện của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá LHQ (UNESCO) không được chính xác.. Đặc biệt là phẩm giá của bộ giên sở dĩ có là do phẩm giá của con người chứ không phải ngược lại. Văn kiện của UNESCO cũng nhận định rằng bộ giên của người là gia nghiệp của nhân loại nhưng không đi vào chi tiết và không nói ai có trách nhiệm bảo vệ nó. Hơn nữa, văn kiện này làm tổn hại đến khía cạnh cá thể của vấn đề vì không nói gì đến phôi người hay bào thai thường bị dùng làm vật liệu nghiên cưú và thử nghiệm. Bài "nhân định" cũng nói rõ những điều kiện cần thiết cho cho sự thao tác trên bộ giên của con người không có khả năng để cho phép.(15) Những góp ý khác liên quan đến những hiểu biết thu thập được về giên và quyền từ chối tham gia công tác vì lương tâm của các nhà nghiên cưú và nhân viên y tế phải được tôn trọng. Văn kiện này của Tòa Thánh cũng nhận định rằng tự do tư tưởng không đủ để biện minh cho nghiên cưú. Phải luôn kèm theo sự tôn trọng tiếng lương tâm và tự do tôn giáo. Tuyên ngôn của UNESCO nhận định rằng tạo sinh vô tính (cloning) tể tạo nên con người cần bị cấm chỉ nhưng bài "Nhận định" của Toà Thánh xác định rằng mọi taọ sinh vô tính nhằm những mục đích khác (nghiên cưú hay điều trị) cũng đều phải bị cấm chỉ.
DIỄN TỪ VÀ HUẤN TỪ CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Loại văn kiện thứ hai (16) liên quan đến giên học hiện đại gồm những diễn từ và huấn từ của ĐTC Gioan Phaolô II (17). Tổng cọng có hơn 70 bài đề cập đến giên học nhưng trong số đó chỉ có hơn 30 bài có giải pháp cho những vấn đề do sự phát triển của giên học đặt ra. Hơn nữa, thật khó mà trình bày từng vấn đề riêng rẻ nhất là vì nhiều vấn đề đụng đến cùng một giải pháp luân lý không rõ ràng. Vì vậy, những vấn đề đó sẽ được trình bày như những thành phần của một nghiên cưú lớn gọi là giáo huấn của ĐTC Gioan Phaolô II liên quan đến những vấn đề đạo đức do sự phát triển của giên học đặt ra.
Những vấn đề ĐTC đề cập đến trong những văn kiện Ngài viết có thể xếp thành 6 chủ đề chính sau đây:
* vai trò của Giáo hội
* áp dụng giên học vào thảo mộc và súc vật
* những thành tựu của giên học
* những hiểm nguy của giên học
* những tiêu chuẩn luân lý tích cực (cái gì được làm)
* những tiêu chuẩn luân lý tiêu cực (cái gì không được làm).
VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI
Trong diễn văn nhân dịp kỷ niệm đệ bách chu niên ngày tu sĩ Gregor Mendel qua đời, ĐTC ca tụng những thành quả của khoa giên học. Ngài nhấn mạnh rằng khoa học và đức tin không mâu thuẩn nhau, nhưng thận trọng và tinh thần trách nhiệm do đức tin đem lại sẽ là kim chỉ nam cho nghiên cứu và ứng dụng.(18)
ĐTC lưu ý rằng những thành quả của khoa học hiện đại và kỹ thuật không những chỉ thay đổi điều kiện sống của con ngươì mà còn tạo nên những đe doạ đặc biệt là có vài cuộc thử nghiệm đã báo động xã hội. Vì lẽ đó chúng ta cần phải đối phó ngay. (19) Về phía họ, con người ngày nay đặt nhiều vấn nạn quan trọng về sự sống cần được giải đáp bằng ánh sáng của Lời Chúa. Nhiều người thắc mắc về ý nghiã của khoa học và kỹ thuật (giên và các khoa khác).(20) Ở đây, Giáo hội có nhiệm vụ đặc biệt phải chu toàn.(21), dù chỉ là có giới hạn trong lĩnh vực luân lý của sinh hoạt con người mà thôi.(22) ĐTC Gioan Phaolô II ghi nhận vai trò đặc biệt của sinh đaọ đức học (bioethics) là một lãnh vực đối thoại đặc biệt giữa Giáo hội và khoa học, và Ngài lưu ý đến tầm quan trọng của công tác mục vụ và giáo dục của các tổ chức của Giáo hội.(23)
ỨNG DỤNG GIÊN HỌC VÀO THẢO MỘC VÀ SÚC VẬT
ĐTC thán phục những thành quả và ứng dụng kỹ thuật vào thao tác giên trong canh nông và y khoa nhưng Ngài nhấn mạnh rằng cần phải thận trọng.(24) Ngài khen ngợi thử nghiệm sinh học đã đem lại nhiều lợi ích như sự gia tăng sản xuất thực phẩm và tạo ra nhiều loại hoa mầu mới giúp cho mọi người nhất là những người có nhu cầu.(25) ĐTC hy vọng rằng những vấn đề của các nước đang mở mang được giải quyết nếu họ nhận được sự trợ giúp cần thiết từ các nước "có kỹ thuật phát triển cao." (26) Trong diễn văn đọc trước tham dự viên của đaị hội kỳ thứ 24 của Tổ chức Lương Nông LHQ, Ngài xác định rằng sự trợ giúp đó cần được thi hành theo tinh thần tương thân tương trợ. (27)
ĐTC thừa nhận thử nghiệm trên súc vật nhưng đưa ra vài giới hạn:
Tuy súc vật được dùng để phục vụ con người và do đó có thể dùng làm vật thử nghiệm nhưng chúng cần được xem như tạo vật của Thiên Chúa, dùng chúng cho lợi ích của con người và không được lạm dụng. Do đó giảm thiểu thử nghiệm trên súc vật vì không cần thiết nữa là thực hiện một kế hoạch và an sinh của tạo vật.(28)
NHỮNG THÀNH QUẢ CỦA GIÊN HỌC HIỆN ĐẠI
Trong diễn văn gơỉ các thành viên Viện Khoa học Giáo hoàng ngày 3 tháng 10, 1981, ĐTC Gioan Phaolô II khen ngợi những thành quả sinh học phân tử và giên học. Những tiến bộ trong lãnh vực này hứa hẹn nhiều lợi ích trong tương lai không xa.
Người ta cũng hy vọng rằng những kỹ thuật tân tiến thay đổi được mật mã di truyền nhất là trong những bệnh do giên hay nhiễm sắc thể bất thường gây ra và sẽ là lý do cho một số người mắc phải những chứng bệnh ấy hy vọng được chữa khỏi.
Nhờ kỹ thuật chuyển giên, có vài bệnh được chữa khỏi, ví dụ như bệnh thiếu máu do hồng cầu hình liềm mà nhiều ngươì cùng một sắc dân mắc phải ở nhiều nước trên thế giới. Cũng nên nhắc laị là có vài bệnh di truyền có thể tránh được nhờ những tiến bộ của thử nghiệm sinh y.
Nghiên cưú trong sinh y hiện đaị đem lại niềm hy vọng rằng sự chuyển hay đột biến giên có thể cải thiện tình trạng của những ngươì mắc những bệnh do giên; nhờ vậy mà những con người bé nhỏ và yếu đuối nhất có thể được chữa lành trong khi còn nằm trong lòng mẹ hay trong thời gian sơ sinh.(30)
Tuy nhiên, hy vọng lớn nhất được đặt vào Đồ án Bộ giên của người (Human Genome Project) được ĐTC chúc lành. Nếu nghiên cưú khoa học của dự án này tôn trọng tính chất thánh thiêng, bất khả xâm phạm và phẩm giá con người thì sẽ phù hợp với giáo huấn luân lý của Giáo hội.(31) Công tác khoa học lớn lao này không những biểu hiện cái vinh quang của Thiên Chúa, đấng Tạo hoá, mà còn đem lại nhiều dữ kiện giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ cấu sinh lý riêng của con người cũng như những giới hạn của sự tự do (32) và mở ra một chân trời mới cho việc điều trị các bệnh tật do giên, đặc biệt là giên trị liệu pháp:
Tương lai của giên trị liệu pháp xem ra có nhiều triễn vọng và các nhà nghiên cưú cần đầu tư hiểu biết và tài năng vào. Nhưng cần phải hết sức thận trong hầu tránh làm nguy hại đến sự toàn vẹn thể chất và sự sống của mỗi cá nhân.(33)
Diễn văn của ĐTC Gioan Phaoilô II cho thấy Ngài ý thức được cái hàm ý đa diện của khoa học đặc biệt là khoa giên học.(35)
NHỮNG NGUY HẠI CỦA GIÊN HỌC HIỆN ĐẠI
Cái nguy hại lớn nhất của giên học hiện đại là sự ứng dụng sai lạc những thành quả của nó. Phần lớn tùy thuộc vào bầu khí xã hội (thái độ tiêu thụ và lối sống duy vật), có ảnh hưởng đến quyết định luân lý của cá nhân. ĐTC nói đến sự thông cảm đã trở thành vô tư, một sự dễ dãi luân lý (36) một nền luân lý tương đối, biểu hiện bằng lối suy tư rằng những gì luật không cấm là có thể làm được.(37). ĐTC Giao Phaolô II nói đến những yếu tố cùng có ảnh hưởng như sau:
Chối bỏ tính chất thánh thiêng của sự sống trong lòng mẹ làm mất giá trị nền văn minh; nó chuẩn bị cho một trạng thái tâm lý và cho cả một thái độ của quần chúng, đưa đến sự chấp nhận những hành động chống lại quyền căn bản của cá nhân. Trạng thái tâm lý đó có thể mở đường cho những loại thao tác trên giên, xâm phạm đến sự sống, gây ra những nguy hại mà dân chúng chưa thấy rõ.
Sự phát triển của y khoa đã đem lại cái gọi là "y khoa hoá" cái khởi điểm và cái chung kết của sự sống, hủy bỏ tính chất hướng thượng và huyền nhiệm của nó; do đó"kinh nghiệm sống không thuộc bản thể học (ontological) mà thuộc kỹ thuật học(technological)”.(40). Theo ĐTC Gioan Phaolô II, cái nguy cơ của giên học thật to lớn sánh bằng sự tàn phá của vũ khí hóa học hay nguyên tử (Ngài nói đến ba nguy cơ này nhiều lần) (41). Sự đe dọa nghiêm trọng này có hai nguồn gốc: cái nguy cơ của thao tác trên giên và sự lạm dụng khả năng khoa học, cả hai tự chúng là những sự việc tốt.
Trong những diễn văn của Ngài, ĐTC lưu ý đến sự ứng dụng sai lạc những khả năng thu thập được và trước tiên là những khả năng liên hệ đến thao tác giên,(42) có thể làm hại con người tận gốc rể qua sự kiểm soát bất chính cơ cấu của giên, do đó ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự sống, sự toàn vẹn và thành đạt của con người.(43) Ngoài việc thao tác sai lạc ra, ĐTC còn vạch rõ những lý do gây lo ngại sâu xa, đặc biệt sự phá vỡ bí mật về giên và việc sử dụng sai lạc những bí mật ấy vào ưu sinh học, chọn lọc phôi tốt và loại bỏ phôi có tật nguyền.(44)
NHỮNG TIÊU CHUẨN TÍCH CỰC (NHỮNG GÌ ĐƯỢC LÀM)
Trước những tiềm năng to lớn của giên học hiện đại cũng như những liên hệ đáng ngại của nó, ĐTC Giao Phaolô II nhấn mạnh đặc biệt đến tiêu chuẩn của nhân phẩm. Sự tiến bộ của giên học rất hữu ích và cần được tiếp tục theo đúng những tiêu chuẩn luân lý dưạ trên cái nhìn toàn vẹn về con người.(45) Mỗi người phải chiụ trách nhiệm về cái di sản giên của mình và bảo tồn bí mật của nó.(46) Mặt khác, khi đôi vợ chồng định có con, cần phải bàn luận kỹ càng sự di truyền những đặc tính bất bình thường của giên.(47) Đề cập đến bổn phận phải bảo tồn di sản giên của loài người, ĐTC cũng đưa ra những tiêu chuẩn như một đảm bảo cho sự toàn vẹn của con người, nhất là của phôi.(48) Luật pháp phải bảo vệ con người chống lại sức mạnh ngày càng gia tăng của kỹ thuật. Nếu dung túng sự lạm dụng, luật pháp sẽ đi ngược lại phẩm giá của con người.(49)
ĐTC phân biệt hai loại thao tác trên giên: thao tác với mục đích điều trị nhằm chữa lành bệnh và do đó nhằm đến sự phát triển bình thường của con người; và thao tác không vì mục đích điều trị, đi ra khỏi lãnh vực điều trị với nghĩa hẹp của danh từ.(50) Thao tác trên giên chạm đến cấu trúc giên của người; nếu nhằm giúp hoàn hảo điều kiện sức khỏe mà không phạm đến sự toàn vẹn của nó và cũng không làm cho điều kiện sống tồi tệ hơn thì có thể được chấp nhận về mặt luân lý.(51) Do đó, chỉ được phép làm thử nghiệm trên phôi khi nào đó là cách duy nhất để cứu phôi (thao tác điều trị). Cũng như vậy, những thao tác khác như trong trường hợp định bệnh trước khi sinh, chỉ được cho phép khi mục đích là vì lợi ích của bào thai hay thai nhi.(32)
ĐTC cũng nói đến những tiêu chuẩn căn bản cho mọi can thiệp vào bộ giên của con người: bất cứ sự can thiệp nào cũng phải tuyệt đối tôn trọng đặc tính của giống người, cái ơn gọi hướng thượng của nhân loại và cái phẩm giá vô song của nó. Bộ giên của người là bản sắc của mỗi cá nhân và là một phần của đặc tính người mà Thiên Chúa thực hiện kế hoạch của Ngài qua các bậc cha mẹ. Có khả năng tìm ra được bản đồ giên của người không cho phép có cái nhìn thu hẹp về con người (chỉ thấy chiều kích sinh lý do giên định đoạt mà thôi).(53)
ĐTC Gioan Phalô II không bác bỏ những thao tác giên không có mục đích điều trị nhưng nói rõ những điều kiện để được chấp nhận, đó là:
* tôn trọng nguồn gốc sự sống con người, ví dụ sự truyền chủng phải liên hệ đến sự kết hợp thiêng liêng và sinh lý của cha mẹ trong hôn phối;
* tôn trọng phẩm giá và tính chất sinh lý của con người, những định tính của tự do.
* tránh những thao tác nhằm thay đổi cái di sản giên và việc tạo nên những loại người mới mà hậu quả là gây chia rẽ trong xã hội.
* không dùng thao tác vì những yếu tố chủng tộc, vì quan niệm duy vật với cái nhìn thiển cận về con người do ý thức hệ thúc đẩy hay vì lợi ích khoa học hay xã hội.
Thao tác giên là độc đoán và bất công khi chủ thể bị biến thành vật thể, mất hết sự tự trị và không được đối xử với những tiêu chuẩn của viễn ảnh toàn vẹn về con người. Tiến bộ khoa học và kỹ thuật phải luôn bảo tồn phẩm giá con người. Vì sự sống con người có giá trị cao nhất trong hệ gía trị y khoa nên nguyên tắc thứ nhất vẫn là: "trước tiên chống những gì có hại và kế đó tìm kiếm và theo đuổi điều tốt"(55) (primum non nocere;bonum est prosequendum et faciendum).
Nhìn nhận tầm quan trọng của những vấn đề về giên học hiện đại không những cho cá nhân mà còn cho toàn thể xã hội, ĐTC lưu ý sự cần thiết thông tin đúng đắn và đầy đủ cho công chúng.(56)
NHỮNG TIÊU CHUẨN TIÊU CỰC (NHỮNG GÌ KHÔNG ĐƯỢC LÀM)
ĐTC Gioan Phaolô II nhắc đến những kết quả tai hại của một vài thao tác trên giên cần phải bị lên án vì là những đe dọa cho những thế hệ tương lai và vi phạm đến tự do và phẩm giá con người.(57) Mọi âm mưu đặt con người dưới sự khống chế của xã hội làm thiệt hại nó hay dưới sự khống chế của khoa học (y khoa) được xem như có giá trị tuyệt đối, đều phải bị lên án. ĐTC khẳng định rằng con người không được tăng trưởng sự hiểu biết của mình với bất cứ giá nào.(59) Ngài xác nhận phải ngăn cấm những thử nghiệm không có lợi ích trực tiếp cho cá nhân đặc biệt là những thao tác không nhằm mục đích điều trị trên tế bào sinh dục hay phôi và tất cả những can thiệp không có mục đích điều trị, do ý thức hệ thúc đẩy (như ý đồ ưu sinh hay kỳ thị).(60)
Trong điệp văn trước thành viên Giáo hoàng Học viện về Sự sống (24 tháng Hai,1998), ĐTC cũng loại bỏ sự can thiệp trên tế bào gốc và phôi ra khỏi những hình thức điều trị được chấp nhận về phương diện luân lý. Nội dung của nhận định này của Ngài cho thấy lý do của sự bài trừ là vì cái nguy hại quá lớn của thao tác y khoa này.(61) ĐTC cũng bác bỏ mọi hình thức tạo sinh vô tính (cloning), kể cả cái gọi là tạo sinh vô tính điều trị vì nó dùng mầm sống như kho phụ tùng (tế bào gốc) để lắp ghép trong tương lai.(62)
Những dữ kiện do Đồ án về Bộ Giên con Người tìm thấy liên quan đến chức năng của cơ thể con người, cần được chia sẻ với mọi người chứ không là sở hữu của những nhóm nhỏ nào.(63)
CĂN BẢN NHÂN CHỦNG HỌC CỦA HUẤN QUYỀN GIÁO HỘI
Huấn quyền của Giáo hội bác bỏ nhiều thao tác trên giên và cũng hướng dẫn về mặt luân lý cho những thao tác khác trên giên. Tuy nhiên không phải một cách độc đoán. Những nhận định của huấn quyền liên quan đến vấn đề giên học hiện đại đặt nền tảng trên lề luật luân lý bất di bất dịch, phù hợp với bản thể học (ontological), và nguyên tắc luân lý thứ nhất là tìm lành tránh dữ.(65) Đây là một lề luật luân lý của Thiên Chúa mà loài người nhìn nhận; con người không quyết định điều lành điều dữ.(66)
Huấn quyền của Giáo hội luôn ban bố rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo hoá, là Chủ của vũ trụ, của sự sống và của con người. Vũ trụ được tạo nên để phục vụ con người và làm vinh danh Thiên Chúa; trong các loài thọ tạo chỉ có con người là được Thiên Chúa tạo nên vì lợi ích của chính nó.(67) Con người được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được Chúa Giêsu Kitô cứu chuộc và được hướng về sự sống vĩnh cửu.(68) Nhờ Đức Kitô mà con người được gọi làm con Thiên Chúa. Sự liên hệ đặc biệt đó với Thiên Chúa, nhất là sự được taọ nên giống hình ảnh của Ngài và việc được nhận làm con Ngài, là nền tảng cho phẩm giá lớn lao cho mỗi con người.(69) Phẩm giá là nguồn gốc của nhân quyền. Vì vậy con người có quyền không phải vì ai đó (một quyền lực của ai đó hay của cộng đồng) ban cho; nhưng đó chính là nhờ sự hiện hữu (Thiên Chúa tạo nên) của một nhân vị, căn bản của quyền. Con người có quyền bao lâu nó còn sống (từ lúc thụ tinh cho đến khi chết một cách tự nhiên). Nhân quyền đem lại quyền lợi không ai được coi thường và mọi người có bổn phận luân lý tôn trọng. Bổn phận tôn trọng những quyền đó đặc biệt quan trọng trong các lãnh vực hoạt động mà con người là vật thể như trong khoa học và kỹ thuật sinh học. Lợi ích của con người là lý do chính đáng của những nghiên cưú khoa học và ứng dụng của nó.(70)
Nhân quyền căn bản nhất là quyền sống, đó là điều kiện chính cho những quyền khác, đặc biệt là quyền sống khoẻ và toàn vẹn thể lý. ĐTC nhắc nhở mọi người cần lưu ý đến những kẻ không tự bảo vệ được mình, nhất là các phôi người.(72) Ngài nhấn mạnh rằng, không ai có quyền quyết định khi nào sự sống của con người bắt đầu và khi nào sự sống chấm dứt. Chỉ có Thiên Chúa là Chủ của sự sống; sự sống là thánh thiêng và thuộc về Ngài. Không có điều kiện nào (bệnh hoạn, tuổi tác, nhu cầu xã hội) có thể cướp đoạt quyền của con người.
Một quan niệm chính yếu của huấn quyền là tính chất thiêng liêng của thân xác con người. Con người là một "kết hợp toàn vẹn" của thể xác và tinh thần. Con người không phải chỉ là thiêng liêng mà cũng chẳng chỉ là thề xác. Vì vậy không thể xử lý thân xác con người chỉ như một khối mô, như xử lý xác một con vật, bởi vì thân xác con người là một phần trọng yếu của nhân vị, biểu tượng và biểu thị của nó.(73) Vì vậy, nhiều khoa sinh học không biện minh được khi đối xử con người như chỉ có thực thể vật chất mà thôi. Con người luôn luôn là một và toàn vẹn khi là vật thể nghiên cưú của khoa học và những thủ thuật khác. ĐTC khẳng định chân lý đó qua diễn từ trước tham dự viên Hội nghị Giáo hoàng Học viện về Khoa học như sau:
“Con người cũng còn là đối tượng tối thượng của nghiên cưú khoa học, con người toàn diện, tinh thần và thể xác, dẫu cho đối tượng ngay trước mắt của khoa học là cái thể xác với tất cả các mô và bộ phận. Thể xác không độc lập đối với tinh thần, cũng như tinh thần không độc lập với thể xác, bởi vì sự hiệp nhất sâu đậm và tương quan liên đới giữa hai bên với nhau.”(74)
“Vì sự liên kết của hai thành phần (thể xác và tinh thần) của con người rất mật thiết, chúng ta phải tránh vi phạm phần này hay phần kia của hợp thể đó nếu chúng ta muốn bảo tồn nhân quyền. Mọi can thiệp vào chiều kích tâm linh và thể chất của con người cũng đồng thời can thiệp vào tinh thần và ngược lại.(75)
ĐTC Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng tính chất sinh lý của mỗi con người là bất khả xâm phạm bởi vì nó định rõ chân tính của nó trãi qua lịch sử cuộc đời. Chính thân xác quyết định tính chất duy nhất của con người.”(76)
Huấn quyền cũng đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá những thao tác về mặt luân lý liên hệ đến khởi điểm sự sống con người. Sự sống mới là món quà Thiên Chúa tặng vì yêu thương con người. Ngài tạo nên linh hồn thiêng liêng cho một con người mới. Tác động tạo dựng của Ngài liên kết với sự kết hợp sinh lý của đôi vợ chồng biểu lộ tình yêu cho nhau. ĐTC nhận định rằng sự kết hợp vợ chồng là "nội dung của phẩm giá của nhân vị không bao giờ bị hạ xuống như một vật dụng."(77) Do đó, chức năng truyền chủng của hai người nam và nữ là thánh thiêng vì liên kết với hoạt động cứu độ của Thiên Chúa liên quan đến sự sống của mỗi con người.(78) Mọi can thiệp nhằm thay đổi kế hoạch của Thiên Chúa phải bị cho là vi phạm đến phẩm giá con người và vì thế là bất chính và vô luân. Âm mưu thay thế tình yêu dâng hiến hợp lý bằng cái lôgic sản xuất dựa trên khéo léo kỹ thuật, đáng bị lên án trước tiên.(79)
Theo huấn giáo, không những nhân quyền phải được duy trì mà còn phải được pháp luật bảo vệ nữa. Không ai có quyền vi phạm sự sống, phẩm giá, nhân dạng và đặc tính đơn nhất của con người.(80) Mọi người đều có quyền như nhau. Sự bình đẳng đặt nền tảng trên phẩm giá con người.(81) Không được để cho con người bị lệ thuộc vào kẻ khác hay những đòi hỏi của xã hội (hay bất cứ đoàn thể nào). Vì vậy mà chỉ được làm thử nghiệm trên cá nhân vì lợi ích cho cá nhân đó mà thôi chứ không vì lợi ích của cả xã hội.(82)
SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI
Lập trường của Giáo hội Công giáo là không tuyệt đối bác bỏ giên học hiện đại và tất cả những ứng dụng của nó, dẫu rằng nhận ra những thao tác Giáo hội bác bỏ dễ hơn là những thao tác Giáo hội chấp nhận. Thật vậy, Giáo hội chấp nhận phần lớn những công trình và thao tác phổ thông trên giên; tuy nhiên huấn quyền đưa ra một số điều kiện luân lý cần phải được tôn trọng nếu các khoa học thật sự muốn mưu tìm lợi ích cho cộng đồng nhân loại.
Trên nguyên tắc, những thao tác nhằm trị bệnh hay sửa chửa những xáo trộn của giên được thừa nhận là tốt về mặt luân lý. Những cấm đoán nếu có là vì hoàn cảnh (nhất là sự nguy hại của thao tác) hay hậu ý không ngay lành khi ứng dụng (ví dụ chẩn đoán trước khi sanh để phá thai). Phải đặc biệt lưu ý đến việc điều trị bằng thao tác trên tế bào sinh dục rất nguy hại và thường "đi đôi với thụ tinh nhân tạo hay thủ thuật tương đương, thiếu kính trọng sự truyền chủng và sự sống con người do các thủ thuật ấy gây ra."(83)
Những thao tác không có mục đích điều trị nhằm hoàn hảo những đặc tính giên cũng được chấp nhận với vài điều kiện. Tuy nhiên, cũng có những thao tác không có mục đích điều trị, không bao giờ được thừa nhận về mặt luân lý, không liên cang gì đến hoàn cảnh hay hậu ý của người thực hiện những thao tác đó (một hậu ý xấu có thể làm cho tội ra nặng thêm; một ý lành không làm cho những thao tác đó ra tốt).
Người ta thường nói rằng Giáo hội Công giáo và nhất là huấn quyền của Giáo hội chống lại sự phát triển nhanh chóng của khoa học; tuy nhiên huấn giáo luân lý liên quan đến những vấn đề của giên học hiện đại cho thấy rõ ràng là con số những thao tác bị Giáo hội bác bỏ rất giới hạn. Hơn nữa, chúng không bị bác bỏ một cách độc đoán. Lý do để bác bỏ là vì lợi ích của loài người, cho bất cứ ai (mà sự sống bắt đầu từ khi thụ tinh). Nếu ai muốn phê bình giáo huấn của Giáo hội và bày tỏ sự bất bình thì xin luôn nhớ rằng Giáo hội có sứ mạng phải chu toàn.
***
Tài liệu tham khảo
1. Xem: On the new Frontiers of Genetics and Religion (Grand Rapids:Wm.B.Eerdmans Publishing Co), trg 119-200.
2. Xem: "Refletions on Cloning" ,"Declaration onthe Production and the Scientific and Therapeutic Use of Human Embryonic Stem Cells", "Cellule Staminali umane autologhe" www.vatican.va/roman_curia/pontifical_academies/acdlife/documents/rc_pa_acd-life_doc_30091997_clon_en.html. , doc20000824_celule-staminali_en.html, www.acdemiavita.org/testti+zip/PAV/SCauto%20e%20NT.htm
3. Xem: "On procured abortion" www.vatican.va/roman_curia/cogregations/cfaith/document/rc_con_cfaith_doc_19741118_declaration-abortion_en.html
4. Xem Enchiridon 7,1151
5. Xem: "Justice and Peace", "The Church and Racism:Toward a more Fraternal Society"
www.ewtn/library/curia/pcjpraci.htm
6. Xem: Evangelium vitae, n.60
7. Xem: Fondamentali ed etica biomedica, vol.1, Manuele di biotica,233, Healtcare Ethics,316-327
Medical Ethics,201-228
8. Xem: Donum vitae, 70-102, Enchiridion 10,1160-1179
9. Xem như trên: 1180
10. Xem như trên: 1183-1184
11. Xem như trên: 1186-1187
12. Xem như trên: 1192,1194-1196
13. Xem: Christifideles laici,393-521, Enchiridion 11, 1769-1770
14. Xem như trên: 1769-1771
15. Xem: "Observations on the Universal Declaration on the Human Genome and Human Rights"
www.vatican.va/roman_curia/pontifical_academies/acdlife/documents/rc_pa_acdlife_doc_0811 1998_genoma_en.html.
16. Xem: Gaudium et spes
17. Xem: "Problems of Heredity" in The Pope Speaks 6.4(1960): 386-391;"Morality and Eugenics" in The Pope Speaks 6.4(1960): 392-400
18. Xem: Insegnamenti di Giovani Paolo II VII,1(1984), 668-672
19. Xem: "La Chiesa ha voluto davvero abbracciare il mondo"L' Osservatore Romanọ259 (1995).
"Goodness and Love Will Save the World!" L'Osservatore RomanoSeptember 5,1988.
"Society Must Protect Embryos" L'Osservatore Romano December 1, 1993.
20. Xem: "Human Dignity Can Be Protected only if the Person Is Considered Inviolable from Conception until Natural Death"L' Osservatore Romano June 19,1989
21. Xem: "By Proclaiming Christ,the Lord of Life,We fight for Mankind andCivilization"L'Osservatore Romano November27,1989
22. Xem: "Society Must Protect Embryos" John Paul II
23. Xem: "Celebrate and Serve Life!"L'Osservatore Romano October18(1995)
24. Xem: "Science Must Contribute to true Progress of Mankind"L'Osservatore RomanoOctober 4(1982)
25. Xem: "Biological Experimentations ShouldContribute to the Integral Well-being of Mankind"
L'Osservatore RomanoNovember 8,1982, 4-5
26. Xem: Như trên
27. Xem: "Technological Progress Will Enable Us to Produce Food for a Growing World Population"L'Osservatore RomanoNovember 23,1987,9-10
28. Xem: "Biological Experimentations"4-5."a very Strict Moral Code Is Needed for the Use of and Experimentations with Medecines" L'Osservatore RomanoNovember24,1986,15
29. Xem: "Spiritual Heritage of Humanity Should Accompany and Control Scientific Research"L'Osservatore Romano October12,11981,4
30. Xem: "Biological Experimentations" 4-5 John Paul II
31. Xem :"Society Must Protect Embryos"L'Osservatore Romano,December7,1994,4
32. Xem: "The Human Person Must Be the Beginning, Subject and Goal fo All Scientific Research",L' Osservatore Romano,December7,1994,4
33. Xem: "Tech a new and respecful Attitude Towards the Environment which Wii Ensure the Preservation of Natural Resources",L'Osservatore RomanoNovember 23,1987,3
34. Xem: "Science and Religion Can Renew Culture"L'Osservatore Romano,October 14,1991,3
35. Xem:Work Transforms Creation"L'Osservatore Romano,March25,1991,5
36. Xem: "The Dangers of Genetic Manipulation",L'Osservatore Romano,December5,1983,10-11
"Medical Science and Law Should Defend the Integrity of the Person",L'Osservatore Romano,Januarỵ,1988,9,11."Proclaim Religious Value of Human Life",L'Osservatore RomanoMarch4,1991,11."The Catholic Church Is not Out-Dated"L'Osservatore Romano,October7,1991,5
37. Xem: "By Proclaiming Christ,"5 John Paul II
38. Xem: "From the Vision of the Church Offered by the Authentic Renewal of Christian Life"L'Osservatore Romano,September28,1987,5-10
39. Xem:"By Proclaiming Christ,"5 John Paul II
40. Xem: "There Is No Moral Justification for Neonatal Euthanasia",L'Osservatore RomanoMaỳ,1988,11
41. Xem: "Man's Entire Humanity Is Expressed in Culture,:L'Osservatore Romano,Junẻ,1980,9-12."The Crisis of the Neo-Scientific Mentality Opens a New place for the Vital Dialogue Between the Church and Post-Modern Society,"L'Osservatore Romano, March21,1988,10-11
42. Xem: "Keep Holy the Lord's Day in the Interests of Workers, Families, and Culture,"L'Osservatore Romano,Maỵ,1987,5-7."Renew the Conscience of Europe in the Light of the Gospel Message,"L'Osservatore Romano,October17,1988,11
43. Xem: "Solemn Audience Honours the Past and Present of Pontifical Academy of Sciences," L'Osservatore Romano,November24,1986,22-24
44. Xem: "The Human Person,"3 and "Society Must Protect Embryos,"3 John Paul II
45. Xem: "If Europe Wants to Be Faithful to Itself, It Must Find a Common Spirit in Its Roots," L'Osservatore Romano,November14,1988,7-9
46. Xem: "The Human Person,"3 John paul II
47. Xem: "Scientific Progress Cannot Prescind from the Dignity of Man's Destiny,"L'Osservatore Romano,January 3-10,1983,19
48. Xem: "Celebrate and Serve Life!",3; "Society Must Protect Embryos" 3 ĐTC Gioan Phaolô II
49. Xem: "Effective Exercise of Episcopal Charism",L'Ossevatore Romano 13/8/83,3,8, "Medical Science and Law",9,11.
50. Xem: "A strictly therapeutic intervention whose explicit objective is the healing of various maladies such as those stemming from deficiencies of chromosomes" ĐTC GPII, "The dangers of Genetic Manipulation",10.
51. Xem: "The dangers of Genetic Manipulation" 10-11 ĐTC GPII
52. Xem: "Scientific Progress", 19 ĐTC GPII
53. Xem: "The Human Person", 3 ĐTC GPII
54. Xem: "The dangers of Genetic Manipulation"10-11,"Medical Science and Law",9
55. Xem: "The Dangers of Genetic Manipulation",11 ĐTC GPII
56. Xem: "Harmonize the Values of Technology with the Values of Conscience", ĐTC GPII L'Osservatore Romano 26/7/82, 7-8
57. Xem: "Biological Experimwntations",4-5; "Human Dignity Must Be Secured in Computer Age" L'Osservatore Romano, 26/3/90,1,7; "Society Must Protect Embryos",3 ĐTC GPII
58. Xem: L'Osservatore Romano 17/11/80,20
59. Xem: "Society Must Protect Embryos",3
60. Xem: "Society Must Protect Embryos",3;"Biological Experimentations"4-5;"Medical Science and Law",9 ĐTC GPII
61. Xem: "Genetic Research Must Benefit Every Human Life, ĐTC GPII,L'Osservatore Romano 18/3/98,5
62. Xem: "Cloning, Involving Use and Destruction of Human Embryos, Is Morally Unacceptable" ĐTC GPII,L'Osservatore Romano 30/8/2000,2;
63. Xem: "The Human Person",3 ĐTC GPII
64. Xem: "The Dangers of Genetic Manipulation",10 ĐTC GPII
65. Xem: Như trên, 11
66. Xem: "Una cultura che vede l'uomo farsi padrone del l'uomo costituisce una minaccia per il futuro del l'umanità." ĐTC GPII, Insegnamenti IX,2 (1986),1171
67. Xem: "Spiritual Heritage",4; "By Proclaiming Christ",5; "The Human Person",3 ĐTC GPII
68. Xem: "The Dangers of Genetic Manipulation",10; Donum Vitae, 1171; Christifideles laici, 1763
69. Xem: "By Proclaiming Christ",10 ĐTC GPII
70. Xem: "The Person, Not Science",20.
71. Xem: "The Dangers of Genetic Manipulation",10 ĐTC GPII
72. Xem: "Society Must Protect Embryos",3 ĐTC GPII
73. Xem: Donum Vitae,1161 Bộ Giáo Lý Đức Tin
74. Xem: "Biological Experimentations",4-5 ĐTC GPII
75. Xem: "Catholic Doctor Requires a Superior Witness" L'Osservatore Romano 25/10/1982, 9-10
76. Xem: Như trên,11
77. Xem: "By Proclaiming Christ",10
78. Xem: Như trên,5,10
79. Xem: Như trên,10
80. Xem: Christifideles laici, 1765, ĐTC GPII
81. Xem: Như trên, 1764
82. Xem: 58
83. Xem: Genetic Intervention on Human Subjects:The Report of a Working Party, 30-31