Saturday, 04 April 2020 14:35

Lời Khuyên Và Tuyên Khấn Khiết Tịnh - Vấn Đề 31 Featured

Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 - 709)

***

VẤN ĐỀ 31

LỜI KHUYÊN VÀ TUYÊN KHẤN KHIẾT TỊNH

(đ. 599)

 

Tất cả mọi Ki tô hữu đều được kêu gọi sống khiết tịnh theo bậc sống của mình. Sự khác biệt nơi lời khấn khiết tịnh của các tu sĩ nằm ở chỗ họ dâng hiến cho Thiên Chúa tất cả năng lực sức sống mà các đôi nam nữ dành cho nhau trong đời sống hôn nhân.

Qua lời khấn khiết tịnh, các tu sĩ nam nữ cam kết sống cuộc đời độc thân vì Nước Trời, và thực hành đức khiết tịnh theo những đòi hỏi của của bậc sống này. Như thế, họ trở nên dấu chỉ của thế giới mai sau.

Các văn kiện của Công Đồng nhấn mạnh rằng đức khiết tịnh phải được các tu sĩ diễn ra cuộc sống.[1] Vì thế:

- Không nên thu nhận những ứng viên chưa đạt được sự trưởng thành tương xứng về tâm lý và về tình cảm.

- Phải cung cấp cho họ một sự đào tạo thích ứng.

- Tình bác ái huynh đệ đích thực trong đời sống cộng đoàn sẽ là một sự nâng đỡ cho đời sống độc thân thánh hiến.

- “Trong cộng đoàn Giáo Hội và trong thế giới, các tu sĩ được mời gọi trở thành những chứng nhân và những tác nhân của kế hoạch hiệp thông mà Thiên Chúa đã muốn tạo ra trong lịch sử loài người”.[2]

Lời khấn khiết tịnh công và trọn đời, được tuyên khấn trong một Hội Dòng, sẽ tước mất khả năng kết hôn hữu hiệu; điều này được khẳng định khi giáo luật liệt kê lời khấn ấy vào số các ngăn trở tiêu hôn (đ. 1088).

Việc miễn chuẩn ngăn trở được dành cho thẩm quyền của Tông Tòa nếu đương sự khấn trong một Dòng Giáo Hoàng (đ. 1078 §2); còn nếu khấn trong một Hội Dòng Giáo Phận, thì Bản quyền sở tại có thẩm quyền miễn chuẩn (đ. 1078 §l).

Vì việc tuyên khấn trọn đời gây ra ngăn trở tiêu hôn, nên sự kiện này được ghi chú vào sổ rửa tội để cho thấy rõ là đương sự không còn tình trạng thong dong để kết hôn nữa (đ. 535 §2).

 

 


[1]Công Đồng Vatican II, Sắc lệnh Perfectae caritatis (về Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Tu Trì), số 12.

[2]Văn kiện “Tu sĩ và sự thăng tiến con người” (=RPH), số 24.